Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Kết quả điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng methadone và một số yếu tố liên quan tại cơ sở điều trị methadone tỉnh đắk lắk giai đoạn 2015 – 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN
CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG METHADONE
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ
METHADONE TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2015-2018

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8702701

Hà Nội, năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN THỊ MỸ HẠNH

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN
CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG METHADONE
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ
METHADONE TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2015-2018

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8702701

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. HÀ VĂN NHƯ



Hà Nội, năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, q thầy cơ, các bộ mơn và phịng
ban trường Y tế công cộng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tơi trong q trình học
tập và thực hiện luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với PGS. TS Hà Văn
Như, người thầy đã tận tâm giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn tơi trong suốt q trình
thực hiện đề tài nghiên cứu và hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm Phòng chống
HIV/AIDS Đắk Lắk, cán bộ y tế cơ sở điều trị Methadone tại TP. Buôn Ma Thuột và
các đối tượng nghiên cứu đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số
liệu và triển khai đề tài nghiên cứu cũng như báo cáo luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các đồng nghiệp, các bạn học
viên cùng khóa, gia đình đã động viên tinh thần, chia sẻ và ủng hộ tôi trong suốt q
trình học tập, cơng tác.
Trân trọng.
Học viên

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh


ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (Acquired

Immuno Deficiency Syndrom)
AMP
Amphetamin
ARV
Thuốc kháng retro virus (Antiretroviral)
ATS
Ma túy tổng hợp (Amphetamin Type Stimulants)
BCS
Bao cao su
BKT
Bơm kim tiêm
CGN
Chất gây nghiện
CDTP
Chất dạng thuốc phiện
ĐTNC
Đối tượng nghiên cứu
FHI
Tổ chức Sức khỏe gia đình Quốc tế (Family Health International)
HBV
Virus viêm gan siêu vi B
HCV
Virus viêm gan siêu vi C
HIV
Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (Human Immuno-deficiency
Virus)
MET
Methamphetamine
MMT
Điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone

MSM
Nam quan hệ tình dục đồng giới
LĐ-TB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội
PAC
Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS
PVS
Phỏng vấn sâu
PCTNXH
Phòng chống Tệ nạn xã hội
QHTD
Quan hệ tình dục
SCDI
Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng
SDMT
Sử dụng ma túy
TCMT
Tiêm chích ma túy
TP. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TP. BMT
Thành phố Bn Ma Thuột
TTĐT
Tuân thủ điều trị
UBND
Ủy ban nhân dân
UNAIDS
Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (The Joint
United Nations Programme on HIV/AIDS)
UNODC
Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hợp Quốc (The

United Nations Office on Drugs and Crime)
WHO
Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)
WB
Ngân hàng Thế giới (World Bank)
AIDS


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ........................................... 333
Bảng 3.2: Thông tin về việc sử dụng ma túy của đối tượng nghiên cứu trước điều
trị Methadone ........................................................................................................ 344
Bảng 3.3. Thời gian và liều điều trị Methadone ................................................... 355
Bảng 3.4. Tình trạng sử dụng chất gây nghiện trong quá trình điều trị
Methadone ............................................................................................................ 366
Bảng 3.5. Tình trạng các bệnh kèm theo trong quá trình điều trị Methadone ...... 377
Bảng 3.6. Cân nặng trung bình của bệnh nhân trước điều trị và sau 6-12-24 tháng
điều trị ................................................................................................................... 388
Bảng 3.7. Tình trạng tuân thủ điều trị trong vòng 3 tháng gần nhất của đối tượng
nghiên cứu ............................................................................................................ 388
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với tái sử
dụng chất gây nghiện theo thời gian điều trị .......................................................... 40
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa tiền sử sử dụng chất gây nghiện với tái sử dụng chất
gây nghiện theo thời gian điều trị ......................................................................... 422
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa một số yếu tố gia đình, xã hội với tái sử dụng chất
gây nghiện ............................................................................................................. 444
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa một số yếu tố cá nhân với tuân thủ điều trị của đối
tượng nghiên cứu .................................................................................................. 466

Bảng 3.12. Mối liên quan giữa một số yếu tố gia đình, xã hội với tuân thủ điều trị
của đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 477
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa điều trị ARV và liều điều trị duy trì trung bình của
bệnh nhân ................................................................................................................ 49


iv

DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 3.1. Phân bố tỷ lệ mức thu nhập trung bình/tháng của đối đượng nghiên
cứu ........................................................................................................................... 344
Biểu đồ 3.2. Tình trạng bỏ liều trong vịng 3 tháng gần nhất của đối tượng nghiên cứu
......……………………………………………………………………………..39


v

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BIỂU ........................................................................................ iv
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .....................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................vii
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 4
1.1. Một số khái niệm .............................................................................................. 4
1.2. Tình hình sử dụng ma túy và dịch HIV/AIDS ................................................. 4
1.2.1.Tình hình sử dụng ma túy và dịch HIV/AIDS trên thế giới .............................. 4
1.2.2. Tình hình sử dụng ma túy và dịch HIV/AIDS tại Việt Nam ........................... 5
1.2.3. Tình hình sử dụng ma túy và dịch HIV/AIDS tại Đắk Lắk............................. 7
1.3. Methadone và điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng

Methadone ................................................................................................................. 7
1.4. Tình hình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
Methadone ............................................................................................................... 10
1.4.1. Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trên
thế giới .................................................................................................................... 10
1.4.2. Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại Việt
Nam ...................................................................................................................... 11
1.5. Một số nghiên cứu về kết quả điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc
phiện bằng Methadone ............................................................................................ 12
1.6. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ................................................................... 21
1.6.1. Giới thiệu chung ........................................................................................... 21
1.6.2. Tình hình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
Methadone tại Đắk Lắk ........................................................................................... 22
1.7. Khung lý thuyết .............................................................................................. 24
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................... 26
2.3. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................... 26


vi

2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ................................................................. 26
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 28
2.6. Biến số.............................................................................................................. 29
2.7. Tiêu chuẩn đánh giá ......................................................................................... 30
2.8. Phương pháp phân tích số liệu ......................................................................... 31
2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .................................................................... 32
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ....................................................................................... 33
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ....................................................... 33

3.2. Kết quả điều trị Methadone .............................................................................. 35
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị Methadone ................................. 39
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .................................................................................... 54
4.1. Kết quả điều trị Methadone ............................................................................. 54
4.2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị Methadone ................................. 59
4.3. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................... 69
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 64
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 67
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 74
Phụ lục 1: Trang thông tin nghiên cứu và giấy xác nhận tham gia nghiên cứu..... 74
Phụ lục 2. Bộ câu hỏi phỏng vấn bệnh nhân điều trị Methadone........................... 78
Phụ lục 3: Hướng dẫn nội dung phỏng vấn sâu bệnh nhân điều trị Methadone .... 83
Phụ lục 4. Hướng dẫn nội dung phỏng vấn sâu người hỗ trợ bệnh nhân điều trị
Methadone ............................................................................................................... 84
Phụ lục 5. Hướng dẫn nội dung phỏng vấn sâu cán bộ y tế cơ sở điều trị
Methadone ............................................................................................................... 85
Phụ lục 6. Các biến số định lượng .......................................................................... 86
Phụ lục 7. Mẫu hồ sơ bệnh án điều trị Methadone ................................................ 90


vii

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm mơ tả kết quả điều trị thay thế nghiện các chất dạng
thuốc phiện bằng Methadone và xác định một số yếu tố liên quan tại cơ sở điều trị
Methadone, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2018.
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2019.
Nghiên cứu sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp phương pháp
định tính. Đối tượng nghiên cứu định lượng gồm 219 bệnh nhân đang điều trị giai

đoạn duy trì từ 6 tháng trở lên và hồ sơ bệnh án của những bệnh nhân này. Đối tượng
định tính gồm bệnh nhân đang điều trị, người hỗ trợ bệnh nhân và cán bộ y tế làm
việc tại cơ sở điều trị. Tổng số 10 cuộc phỏng vấn sâu (PVS) bệnh nhân, 10 cuộc PVS
người hỗ trợ bệnh nhân và 3 cuộc PVS cán bộ y tế đã được thực hiện.
Kết quả: Liều điều trị duy trì trung bình là 90,14mg, liều duy trì thấp nhất là
30mg và cao nhất là 300mg. Những bệnh nhân điều trị Methadone đồng thời điều trị
ARV có liều điều trị duy trì trung bình (197,3mg) cao hơn so với những bệnh nhân
khơng có điều trị ARV (84,5mg). Sau 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng điều trị: tỷ lệ
bệnh nhân còn sử dụng chất gây nghiện lần lượt là 34,7%, 16,4% và 10,4%; tần suất
sử dụng chất dạng thuốc phiện của các đối tượng sau 6 tháng điều trị giảm từ sử dụng
2-3 lần/ngày (67,1%) xuống 2-3 lần/tháng (19,7%); khơng có thêm trường hợp mới
nhiễm HIV và HBV; cân nặng trung bình của bệnh nhân tăng lên so với trước khi
điều trị (56,6kg tăng lên 57,8kg). Nghiên cứu cũng tìm ra một số yếu tố liên quan có
ý nghĩa thống kê với tình trạng sử dụng chất gây nghiện trong quá trình điều trị của
bệnh nhân như: thời gian sử dụng ma túy, sử dụng rượu bia, tiền sử gia đình có người
nghiện, có bạn bè nghiện ma túy; các yếu tố liên quan đến tn thủ điều trị: hỗ trợ
của ban/ngành/đồn thể, gia đình có người nghiện.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tiêm chích ma túy (TCMT) đã và đang là vấn nạn của nhiều quốc gia trên thế
giới, là một trong những nguyên nhân chính gây ra đại dịch HIV/AIDS . Theo thống
kê của Ủy ban quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại
dâm năm 2012, 45% người nhiễm HIV có dấu hiệu TCMT. Tỷ lệ nhiễm HIV trong
nhóm người TCMT là 13,4% [10]. Tại Đắk Lắk, theo báo cáo của Chi cục Phòng
chống tệ nạn xã hội (PCTNXH) tỉnh, tính đến cuối năm 2016 tồn tỉnh có 1.133 người
nghiện có hồ sơ quản lý [8].
Các hoạt động can thiệp đối với nhóm người TCMT đã được triển khai, trong

đó có chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng
Methadone làm giảm sử dụng ma túy (SDMT) bất hợp pháp bằng đường tiêm chích,
dự phịng lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu cho người nghiện
CDTP.
Điều trị Methadone (MMT) được triển khai tại Việt Nam từ năm 2008, thí
điểm tại thành phố Hải Phịng và thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM)[4]. Đến tháng
9 năm 2017, chương trình đã mở rộng triển khai trên 63 tỉnh/ thành phố với 294 cơ
sở điều trị Methadone và điều trị cho 52.818 bệnh nhân [6].
Cơ sở điều trị Methadone tại Đắk Lắk bắt đầu hoạt động vào cuối năm 2015
tại Trung tâm Phịng, chống HIV/AIDS (PAC) tỉnh, tính đến 15/12/2018, đã có 531
bệnh nhân tham gia MMT, trong đó hiện đang điều trị là 320 bệnh nhân [31]. So với
số liệu của Chi cục PCTNXH tỉnh (2018), chưa đến 1/3 số người nghiện được điều
trị Methadone, còn hơn 800 người chưa được điều trị, tức là nhu cầu trên thực tế cịn
khá nhiều. Do đó, việc tạo ra tính sẵn có của cơ sở điều trị Methadone là hết sức cần
thiết cho người nghiện ma túy khi họ có nhu cầu điều trị.
Hiệu quả của chương trình MMT đã được ghi nhận qua nhiều nghiên cứu trên
thế giới cũng như ở Việt Nam. Ở nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam,
chương trình MMT đã được triển khai và góp phần đáng kể vào việc giảm tội phạm,
giảm hành vi SDMT bất hợp pháp, giảm sự lây nhiễm HIV trong nhóm TCMT và từ


2

nhóm này ra cộng đồng [5]. Các nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố liên quan đến kết
quả điều trị như tuân thủ điều trị, sự hỗ trợ của gia đình và người thân, đối với bệnh
nhân tuân thủ tốt có khả năng tái SDMT thấp và tỷ lệ tăng cân cao hơn so với bệnh
nhân tuân thủ chưa tốt; bệnh nhân khơng có hỗ trợ từ gia đình có nguy cơ tiếp tục sử
dụng ma túy cao hơn nhóm bệnh nhân được hỗ trợ [20], [23]. Riêng ở Đắk Lắk, từ
khi triển khai hoạt động điều trị Methadone đến nay chưa có đánh giá nào về kết quả
điều trị Methadone và các yếu tố liên quan, trong bối cảnh là một tỉnh Tây Nguyên,

điều kiện kinh tế xã hội khác với những tỉnh khác trong cả nước. Việc đánh giá kết
quả điều trị Methadone để giúp cộng đồng được biết đến nhiều hơn về tính ưu việt
của chương trình MMT, tác động tích cực đến các cấp, các ngành có liên quan ủng
hộ việc duy trì và mở rộng chương trình. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm cung
cấp thêm bằng chứng khoa học về hiệu quả của điều trị Methadone và một số yếu tố
liên quan, góp phần đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện của địa phương. Đó
là lý do học viên tiến hành nghiên cứu “Kết quả điều trị thay thế nghiện các chất dạng
thuốc phiện bằng Methadone và một số yếu tố liên quan tại cơ sở điều trị Methadone
tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015 – 2018”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả kết quả điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
Methadone tại cơ sở điều trị Methadone, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh
Đắk Lắk giai đoạn 2015-2018.
2. Xác định một số yếu tố liên quan tới kết quả điều trị thay thế nghiện các
chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại cơ sở điều trị Methadone, Trung tâm
Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015-2018.


4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Một số khái niệm
Một số khái niệm chính được trình bày dưới đây dựa trên “Hướng dẫn điều trị


thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone” được Bộ Y tế ban
hành vào ngày 30 tháng 8 năm 2010 [3]:
Chất ma tuý: là các chất gây nghiện được quy định trong các danh mục do
Chính phủ ban hành.
Chất dạng thuốc phiện: là tên gọi chung cho nhiều chất như thuốc phiện,
morphine, heroin, Methadone, buprenorphine, codein, pethidine, fentanyle, có biểu
hiện lâm sàng tương tự và tác động vào cùng điểm tiếp nhận tương tự ở não.
Người nghiện ma túy: là người sử dụng chất ma tuý và bị lệ thuộc vào các chất
này.
Dung nạp: là tình trạng đáp ứng của cơ thể với một chất, được biểu hiện bằng
sức chịu đựng của cơ thể ở liều lượng nhất định của chất đó. Khả năng dung nạp phụ
thuộc vào cơ địa và tình trạng của cơ thể. Khi khả năng dung nạp thay đổi, cần thiết
phải thay đổi liều lượng của chất đã sử dụng để đạt được cùng một hiệu quả.
Cai nghiện: là ngừng sử dụng hoặc giảm đáng kể chất ma túy mà người nghiện
thường sử dụng (nghiện) dẫn đến việc xuất hiện hội chứng cai và vì vậy người bệnh
cần phải được điều trị.
Quá liều: là tình trạng sử dụng một lượng chất ma túy lớn hơn khả năng dung
nạp của cơ thể ở thời điểm đó, đe dọa tới tính mạng của người sử dụng nếu khơng
được cấp cứu kịp thời.
1.2.

Tình hình sử dụng ma túy và dịch HIV/AIDS

1.2.1. Tình hình sử dụng ma túy và dịch HIV/AIDS trên thế giới
Theo báo cáo của Cơ quan phòng, chống Ma túy và Tội phạm của Liên hợp
quốc (UNODC), ước tính có khoảng 246 triệu người, tương đương với khoảng trên
5% dân số toàn thế giới thuộc độ tuổi từ 15 - 64 đã từng SDMT bất hợp pháp trong
năm 2013, trong đó khoảng 27 triệu người gặp vấn đề nghiêm trọng do SDMT; gần



5

50% trong số đó là người TCMT, hàng năm có khoảng 200 ngàn người tử vong do
sử dụng heroin và các loại ma túy khác. Nam giới sử dụng cần sa, cocain và
amphetamin (AMP) nhiều gấp 3 lần nữ giới, trong khi đó, nữ giới có xu hướng lạm
dụng thuốc giảm đau có chứa opiods và thuốc an thần [32].
Tình hình sử dụng và nghiện ma túy đang ngày càng diễn biến phức tạp bất
chấp các nỗ lực kiểm soát ma túy. Trong khi sử dụng heroin tăng lên ở châu Á và
châu Phi thì SDMT tổng hợp tăng lên ở châu Âu [2].
Trong khi những vụ bắt giữ toàn cầu về heroin tăng 8%, thì những vụ bắt giữ
morphine bất hợp pháp lại giảm 26% trong giai đoạn 2012-2013. Tình hình sử dụng
cần sa đang và sẽ tiếp tục tăng cao ở Tây và Trung Âu, Tây và Trung Phi, châu Đại
Dương cũng như ở Bắc Mỹ. Trong năm 2013, trên toàn thế giới, đã bắt giữ 5.764 tấn
cần sa thảo mộc và 1.416 tấn nhựa cần sa [32].
Methamphetamine (MET) thống lĩnh thị trường các loại ma túy tổng hợp tồn
cầu, đang mở rộng ở Đơng Á và Đơng Nam Á. Sử dụng MET dạng tinh thể ngày càng
tăng ở các khu vực thuộc Bắc Mỹ và châu Âu. Đến tháng 12/2014, đã phát hiện 541
loại chất kích thần mới có tác động tiêu cực đến sức khỏe tại 95 quốc gia và vùng
lãnh thổ - tăng 20% so với năm 2013 [32].
Báo cáo của UNODC cho biết tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người TCMT trên
cơ sở phối hợp thu thập dữ liệu với Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về
HIV/AIDS (UNAIDS), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Ngân hàng Thế giới (WB),
tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm TCMT là rất lớn, khoảng 20%, điều này đã tạo thêm
gánh nặng về bệnh tật cho toàn cầu; khoảng 1/100 ca tử vong ở người lớn là do SDMT
bất hợp pháp [2].
Các tổ chức UNODC, UNAIDS, WHO, WB đã cùng nhau ước tính trên tồn
cầu có khoảng 1,7 triệu nhiễm HIV là người TCMT [51]. Tính đến cuối năm 2013,
theo thống kê của UNAIDS, trên thế giới hiện nay có khoảng 35 triệu người đang
sống chung với HIV [50].
1.2.2. Tình hình sử dụng ma túy và dịch HIV/AIDS tại Việt Nam



6

Tính đến ngày 15/11/2017, cả nước có là 222.582 người nghiện ma túy có hồ
sơ quản lý, so với năm 2016, đã tăng 11.831 người. Trong đó 58/63 địa phương có số
người nghiện tăng. Độ tuổi dưới 16 chiếm tỷ lệ 0,1%, từ 16 tuổi đến dưới 30 là 49%,
từ 30 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 50,9%. Nam chiếm 96%, nữ chiếm 4% [35].
Theo thống kê, trong 10 năm qua tại Việt Nam, heroin vẫn là chất được sử
dụng nhiều nhất với tỷ lệ từ 65 - 85%. Trong khi đó, tỷ lệ sử dụng thuốc phiện giảm
từ 92,7% xuống còn 6,4% vào năm 2012. Những năm gần đây thì chuyển sang SDMT
tổng hợp. Số người SDMT tổng hợp tăng hơn 7% trong vòng 16 năm từ 2001 – 2016,
điều này chứng tỏ tình trạng lạm dụng ma túy đang tiếp tục gia tăng. Theo số liệu báo
cáo của 21 địa phương, số người sử dụng ma túy tổng hợp (ATS) chiếm 46% số người
nghiện ma túy có hồ sơ quản lý [35].
Với tốc độ gia tăng hàng năm số người nghiện như hiện nay thì ước tính đến
năm 2020, trên cả nước sẽ có khoảng 250.000 người nghiện ma túy, trong đó có
150.000 người nghiện heroine và 100.000 người nghiện ATS [2].
SDMT có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV gây ảnh hưởng
đến sức khỏe của con người, tác động đến mọi mặt kinh tế, xã hội, luật pháp và tâm
lý. Tình hình nhiễm HIV trong nhóm người TCMT vẫn đang ở mức cao, dù đã có
nhiều chương trình hoạt động can thiệp hiệu quả. Nhóm người TCMT nhiễm HIV
cũng là cầu nối khiến dịch HIV lây nhiễm ra cộng đồng qua QHTD với vợ/chồng
hoặc bạn tình. Theo báo cáo của Bộ Y tế, nhóm người TCMT chiếm tỷ lệ 37,4%, cao
nhất trong tổng số người nhiễm HIV tại Việt Nam [2].
Báo cáo kết quả cơng tác phịng, chống HIV/AIDS của Cục Phịng, chống
HIV/AIDS cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2018 trên cả nước đã phát hiện thêm
3.500 ca nhiễm HIV mới. Một điểm đáng lưu ý là sự gia tăng số người SDMT tổng
hợp, nhóm người có khả năng hạn chế trong việc đưa ra quyết định sử dụng các biện
pháp an tồn như khơng sử dụng riêng BKT và dụng cụ khác khi tiêm chích ma túy,

hoặc QHTD khơng sử dụng BCS dẫn đến nguy cơ nhiễm HIV qua QHTD có khả
năng dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch mới xuất hiện trong nhóm trẻ tuổi [12].


7

1.2.3. Tình hình sử dụng ma túy và dịch HIV/AIDS tại Đắk Lắk
Hiện nay, tình hình nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn diễn biến
phức tạp, cả về số lượng người nghiện, loại ma túy và hình thức sử dụng. Nguồn ma
túy được vận chuyển vào địa bàn tỉnh Đắk Lắk chủ yếu theo đường bộ, số lượng thu
giữ từng vụ không nhiều, phần lớn là ma túy tổng hợp (dạng đá). Thành phần đối
tượng phạm tội về ma túy đa dạng bao gồm cả người nghiện, đối tượng tiền án, tiền
sự, đối tượng hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành án về tội ma túy…[33]. Trong 10 tháng
năm 2018, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm liên quan đến ma túy đã phát hiện,
bắt giữ 168 vụ, 209 đối tượng phạm tội, thu giữ 8,08kg heroine, gần 1kg ma túy tổng
hợp, 13kg cần sa khô, hơn 1,5kg thuốc phiện, hơn 200 viên nén ma túy tổng hợp trên
địa bàn Đắk Lắk. Trong đó, triệt phá 01 vụ vận chuyển trái phép 22 bánh heroine, đây
là vụ vận chuyển chất ma túy trái phép lớn nhất trên địa bàn Tây Nguyên từ trước đến
nay [33].
Theo số liệu chưa đầy đủ của Chi cục PCTNXH tỉnh, tính đến ngày 15/5/2018,
tồn tỉnh có 1.511 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, giảm 17 người so với thời
điểm 15/11/2017 (1.511/1.528), trong đó số người nghiện đang ở ngoài xã hội là
1.195 người, chiếm 79,08%, 118/184 xã, phường, thị trấn có người nghiện ma túy,
các địa bàn tập trung nhiều người nghiện là thành phố Buôn Ma Thuột (TP. BMT) và
các huyện EaH’Leo, EaKar, Krông Buk [33].
Theo báo cáo hoạt động năm 2018 của PAC ĐắkLắk, đến ngày 15/12/2018,
tồn tỉnh có 1.781 người nhiễm HIV, 1.033 người chuyển sang giai đoạn AIDS và
435 người nhiễm HIV đã tử vong do AIDS [31].
1.3.


Methadone và điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng

Methadone
Methadone là chất dạng thuốc phiện (CDTP) tổng hợp, đồng vận toàn phần
với các thụ thể của CDTP (μ, κ và δ), hấp thu hoàn tồn nhanh chóng qua đường uống
nên khơng cần dùng bằng đường tiêm; thời gian tác dụng kéo dài trung bình 24 giờ
nên người bệnh chỉ cần uống 1 lần/24 giờ; ít gây dung nạp nên ít phải tăng liều; dễ


8

dàng kiểm sốt trong việc sử dụng, chi phí rẻ…Vì vậy, Methadone đã được lựa chọn
là một trong những liệu pháp điều trị thay thế nghiện các bất hợp pháp trên thế giới
có hiệu quả kể từ năm 1964 tới nay [5].
Methadone lần đầu tiên được tổng hợp ở Đức vào năm 1941 và sử dụng với
mục đích giảm đau. Năm 1947, Methadone đã được sản xuất và đưa ra thị trường Mỹ
với tên biệt dược Dolophine. Lần đầu tiên vào năm 1964, tại Hoa Kỳ (New York),
bác sỹ Marie Nyswander và Vincent Dole đã sử dụng Methadone để điều trị nghiện
các CDTP. Hiện nay, điều trị thay thế nghiện các CDTP được thực hiện tại hơn 70
quốc gia trên thế giới như Anh, Mỹ, Pháp, Indonesia, Trung Quốc... [5]
Điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng methadone (gọi tắt là điều trị
Methadone) là một điều trị lâu dài, có kiểm soát, giá thành rẻ, được sử dụng theo
đường uống, dưới dạng siro nên giúp dự phòng các bệnh lây truyền qua đường máu
như HIV, viêm gan B, C, đồng thời giúp người bệnh phục hồi chức năng tâm lý, xã
hội, lao động và tái hoà nhập cộng đồng [3].
Tại Việt Nam, vào năm 1996, Viện Sức khỏe Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai
bắt đầu tổ chức nghiên cứu điều trị thay thế nghiện heroin bằng Methadone. Vào năm
2007, Chính phủ cho phép triển khai điều trị Methadone thí điểm tại Hải Phịng và
TP. HCM. Đến nay chương trình đã và đang được mở rộng triển khai tại nhiều tỉnh/
thành phố trên cả nước [5].

Theo tài liệu đào tạo điều trị Methadone của Bộ Y tế, hiện nay, trên thế giới
cũng như Việt Nam, chương trình MMT nhằm ba mục đích chủ yếu sau [5]:
- Giảm tác hại do nghiện các CDTP gây ra như: lây nhiễm HIV, HBV, HCV
do tình trạng sử dụng chung BKT và dụng cụ pha thuốc, tử vong do dùng quá liều
các CDTP và hành vi phạm pháp.
- Giảm sử dụng bất hợp pháp các CDTP, giảm tỷ lệ sử dụng CDTP qua đường
tiêm chích.
- Cải thiện tình trạng sức khỏe, giúp người nghiện có việc làm, ổn định đời
sống, tăng sức lao động sản xuất cho xã hội.


9

Ngoài những hiệu quả mà điều trị Methadone mang lại, Methadone cũng có
một số tác dụng khơng mong muốn gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của
bệnh nhân. Một số tác dụng không mong muốn thường gặp của Methadone là tăng
tiết mồ hơi, táo bón, khơ miệng; một số tác dụng phụ khác ít gặp hơn như rối loạn
giấc ngủ, nơn/ buồn nơn, rối loạn khả năng tình dục …[5]. Trong quá trình điều trị,
phần lớn bệnh nhân đều gặp một số triệu chứng như: táo bón, ra nhiều mồ hơi, bệnh
về răng miệng [3].
Methadone có thể có tương tác với các thuốc điều trị khác dẫn đến tăng hoặc
giảm nồng độ thuốc đó hoặc Methdone trong máu, do vậy cần phải đặc biệt lưu ý
trong khi điều trị Methadone với một số loại như: thuốc điều trị ARV, lao, các bệnh
nhiễm trùng cơ hội, thuốc giảm đau, thuốc an thần các loại [3],[5].
Dựa theo Quyết định số 3140/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành ngày 30/8/2010
về “Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone”,
học viên mô tả các kết quả điều trị Methadone của bệnh nhân như sau [3]:
- Liều điều trị: Liều điều trị tối ưu hiệu quả khác nhau ở từng người bệnh,
một số bệnh lý diễn ra đồng thời, tình trạng đặc biệt (như mang thai, đa nghiện) và
sử dụng các thuốc có tương tác với Methadone. Liều duy trì thơng thường từ 60120mg/ngày. Liều duy trì thấp nhất 15 mg/ngày. Liều cao nhất có thể lên tới 200-300

mg/ngày. Cá biệt có những người bệnh liều cao hơn 300mg/ngày.
- Tình trạng sử dụng CDTP:
+ Khai thác tiền sử, hành vi SDMT trong quá khứ và hiện tại: Loại CDTP sử
dụng, số lượng, số lần sử dụng hàng ngày và đường dùng; tuổi lần đầu sử dụng, thời
gian nghiện, các giai đoạn ngừng sử dụng, lần sử dụng gần nhất.
+ Kết quả xét nghiệm phát hiện CDTP trong nước tiểu.
- Tuân thủ điều trị: người bệnh phải uống Methadone hàng ngày dưới sự giám
sát của cán bộ y tế để đảm bảo điều trị hiệu quả và an toàn.
- Diễn biến sức khỏe: sự thay đổi cân nặng.
- Tình trạng các bệnh kèm theo như HIV, viêm gan B, C: kết quả xét nghiệm


10

HIV, viêm gan B, C.
1.4.

Tình hình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng

Methadone
Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone trên

1.4.1.
thế giới

Trên thế giới, điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng Methadone không phải
là một phương pháp mới trong các chương trình can thiệp phịng lây nhiễm HIV mà
đã được triển khai trên 70 quốc gia trên thế giới như Australia, Mỹ, Hà Lan, Thái
Lan, Ấn Độ, Hồng Kông, Trung Quốc, Myanmar … Điều trị cho khoảng 580 ngàn
bệnh nhân ở khu vực Châu Âu và hơn 200 ngàn bệnh nhân ở khu vực Châu Á. Tại

những nước đã triển khai, chương trình điều trị Methadone đã góp phần đáng kể vào
việc giảm hành vi tội phạm, giảm sự lây nhiễm HIV trong nhóm TCMT và từ nhóm
TCMT ra cộng đồng [20],[26].
Vào năm 1965, lần đầu tiên Methadone được sử dụng trong điều trị nghiện
heroin tại Hoa Kỳ, Hồng Kông (1972), Thái Lan (1979), Indonesia (2003), Trung
Quốc (2004), Malaysia (2005). Quy mô điều trị tại các nước này khá rộng lớn, thập
niên 1970 ở Hoa Kỳ có 20 ngàn bệnh nhân được điều trị, hiện Hoa Kỳ đang điều trị
cho hơn 260 ngàn bệnh nhân trong số khoảng một triệu người nghiện. Đến năm 2011,
tại Trung Quốc đã có hơn 700 cơ sở đáp ứng điều trị cho khoảng 133 ngàn bệnh nhân.
Vào cuối năm 2010, Malaysia đã có hơn 200 cơ sở điều trị với gần 21 ngàn bệnh nhân
[34].
Các nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra các kết luận thống nhất là điều trị
Methadone giúp người nghiện các CDTP giảm SDMT/ CDTP bất hợp pháp, giảm
hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới ma túy, giảm tỷ lệ tử vong do dùng quá liều
ma tuý, tăng hiệu quả điều trị ARV. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng đã nhận
định điều trị Methadone qua đường uống làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong
nhóm nghiện CDTP do ngưng hoặc giảm hành vi tiêm chích và sử dụng chung BKT.
Ngoài ra, một hiệu quả khác của điều trị Methadone đó là đem lại hiệu quả kinh tế


11

khá lớn có liên quan đến các lĩnh vực y tế, luật pháp, xã hội...[5].
1.4.2.

Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại

Việt Nam
Tại Việt Nam, đề án chương trình điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng
Methadone được khởi đầu triển khai tại Hải Phòng vào ngày 29/4/2008 và TP. HCM

ngày 19/5/2008. Chương trình thí điểm điều trị Methadone cho thấy rất hiệu quả trong
việc kiểm sốt tình trạng nghiện heroin và đã được cho phép mở rộng dịch vụ ở các
tỉnh/ thành phố trên cả nước [11].
Chương trình MMT đã được mở rộng và phát triển nhanh từ 2011 đến nay,
tăng từ 06 cơ sở điều trị với 1.735 bệnh nhân vào năm 2009 lên đến 294 cơ sở đáp
ứng điều trị 52.054 bệnh nhân (tháng 7/2017), đạt 65% chỉ tiêu được giao tại Quyết
định số 1008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ [11].
Trong 9 tháng đầu năm 2017, tiếp tục mở rộng cấp phát thuốc tại hơn 200 điểm
điều trị tại tuyến xã ở 23 tỉnh, đáp ứng nhu cầu cho 22% số bệnh nhân đang điều trị
Methadone, ở các tỉnh miền núi như Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, có tới 40-50%
bệnh nhân được uống Methadone tại tuyến xã. So với năm 2016, số bệnh nhân được
điều trị Methadone tăng thêm là 1.288 bệnh nhân, tăng thêm 09 cơ sở điều trị và 35
điểm cấp phát thuốc. Trong tổng số 294 cơ sở điều trị, ngành LĐ-TB&XH quản lý
25 cơ sở điều trị Methadone tại 16 tỉnh/thành với 3.172 học viên. Năm 2015, tỉnh
Thái Ngun triển khai thí điểm chương trình điều trị Methadone cho 29 bệnh nhân
ở trại giam Phú Sơn, cho đến nay cịn duy trì 14 bệnh nhân và 15 bệnh nhân đã ra trại
[6].
Ban đầu triển khai, chương trình cịn một số tồn tại, khó khăn từ việc lựa chọn
địa điểm đặt cơ sở điều trị, bố trí các phòng, nhân sự trong cơ sở điều trị, đến việc xét
chọn bệnh nhân, liều khởi đầu Methadone, tư vấn tâm lý cho bệnh nhân trước và
trong quá trình điều trị... dần dần đã được rút kinh nghiệm, khắc phục trong quá trình
triển khai thực hiện chương trình [11].
Một số kết quả nghiên cứu trong nước cho thấy, hiệu quả bước đầu của điều


12

trị Methadone tương đồng với các kết quả điều trị trên thế giới như: giảm tình trạng
SDMT bất hợp pháp, giảm hành vi sử dụng chung dụng cụ tiêm chích, giảm tỷ lệ lây
truyền HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu khác, giảm hành vi phạm tội, hiệu

quả về kinh tế, giúp người nghiện có được việc làm, tăng thu nhập, có khả năng tái
hồ nhập với cộng đồng xã hội, cải thiện mối quan hệ xã hội, tình trạng sức
khỏe...[11].
1.5.

Một số nghiên cứu về kết quả điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc

phiện bằng Methadone
Việc đánh giá kết quả điều trị Methadone đã được khá nhiều nghiên cứu trên
thế giới và trong nước thực hiện. Các tiêu chí đánh giá kết quả điều trị được đề cập
bao gồm liều điều trị, sử dụng CDTP, tuân thủ điều trị, sự thay đổi cân nặng, tình
trạng các bệnh kèm theo (HIV, HBV, HCV). Cụ thể kết quả ở các nghiên cứu như
sau:
1.5.1. Liều điều trị
Ở nghiên cứu của Phạm Thị Bích (2015), liều duy trì điều trị trung bình của
các bệnh nhân là 73mg. Có 48,7% bệnh nhân có liều dùng trung bình dưới 60mg/ngày
và 35,3% có liều dùng 60-100mg/ngày [1].
Người bệnh đang điều trị Methadone đồng thời có điều trị ARV hoặc các bệnh
lý kèm theo, có thể có sự tương tác thuốc giữa Methadone với các thuốc khác (ARV,
điều trị lao …). Do đó, bệnh nhân điều trị Methadone cùng với điều trị ARV thường
có liều điều trị cao hơn so với bệnh nhân không điều trị ARV. Kết quả nghiên cứu
của FHI 360 cho thấy, sau 9 tháng điều trị ở 2 điểm điều trị Hải Phịng và TP. HCM,
liều điều trị trung bình của bệnh nhân là 109mg/ngày. Sau 2 năm điều trị, liều điều trị
duy trì trung bình của bệnh nhân có điều trị ARV là 175,4mg và 78,3mg ở bệnh nhân
không điều trị ARV. Liều dùng Methadone của bệnh nhân được điều chỉnh thường
xuyên. Toàn bộ bệnh nhân được tăng liều trong 3 tháng đầu tiên, tiếp theo là 30%
bệnh nhân sau 6 tháng, 20,4% bệnh nhân sau 1 năm và sau 2 năm điều trị là 25,4%
bệnh nhân. Nhu cầu giảm liều trong giai đoạn điều trị duy trì ổn định trong khoảng



13

từ 20-30% bệnh nhân từ các tháng thứ 4 đến tháng 24 [7].
Theo Nguyễn Thị Hằng (2013), các bệnh nhân đang trong giai đoạn điều trị
duy trì tại cơ sở điều trị quận 6 - TP. HCM, nhóm bệnh nhân có liều dùng dưới
60mg/ngày chiếm tỷ lệ 23%, nhóm bệnh nhân có liều 60-120mg/ngày chiếm tỷ lệ
44%, nhóm cịn lại có liều dùng trên 120mg/ngày [17]. Nghiên cứu của Trần Thịnh
tại TP. HCM (2008-2011), kết quả cho thấy bệnh nhân có liều dùng ở mức dưới
80mg/ngày chiếm tỷ lệ 34,1%, bệnh nhân dùng liều từ 80-100mg/ngày là 23,4% và
nhóm có liều cao hơn 100mg/ngày là 42,5% [28].
Nghiên cứu vào năm 2014 của Bùi Thị Nga và các cộng sự mô tả kết quả
chương trình MMT nhằm can thiệp dự phịng HIV trên nhóm NCMT tại Hà Nội, với
400 người TCMT tham gia điều trị tại 2 cơ sở điều trị quận Hà Đông và huyện Từ
Liêm, kết quả khởi liều trung bình là 18,8mg/ ngày, liều điều trị duy trì trung bình
43,5mg/ ngày [26]. Vào năm 2015, Nguyễn Thanh Sơn đã tiến hành đánh giá kết quả
MMT tại Long An, cho thấy liều dùng khởi đầu trung bình của bệnh nhân là
20mg/ngày, thấp nhất là 15mg/ngày và cao nhất là 35mg/ngày. Liều điều trị duy trì
trung bình là 60 mg/ngày, thấp nhất 10 mg/ngày và cao nhất 200mg/ngày [27].
Liều dùng Methadone của bệnh nhân ở các nghiên cứu khác nhau tùy thuộc
vào kết quả độ dung nạp của mỗi người bệnh hoặc do đặc điểm cá biệt của người
bệnh (đang mang thai, nghiện nhiều loại CDTP, đang điều trị các bệnh khác…). Theo
hướng dẫn của Bộ Y tế, liều dùng khởi đầu cho bệnh nhân thường là 15-30mg, liều
duy trì điều trị nằm trong khoảng 15-300mg/ ngày. Những trường hợp đặc biệt có
liều trên 300mg/ngày, đối với những trường hợp sử dụng liều cao cần thận trọng khi
chỉ định và phải làm các xét nghiệm cần thiết theo quy định [3].
1.5.2. Tình trạng sử dụng chất dạng thuốc phiện
Kết quả nghiên cứu của Lars Moller và cộng sự (2009) cho thấy 100% bệnh
nhân có TCMT trước khi tham gia điều trị 3 tháng đã giảm xuống 14,5% trong quá
trình điều trị (p<0,001). Trước điều trị 1 tháng, toàn bộ bệnh nhân có dùng heroin đã
giảm xuống 12,7% trong q trình điều trị (p<0,001)[44].



14

Một nghiên cứu vào năm 2010 tại Giang Tô, Trung Quốc của Feng Su-qing
và các cộng sự, sau thời gian điều trị Methadone được 1 năm, tỷ lệ bệnh nhân có
TCMT đã giảm đáng kể từ 73,0% chỉ cịn 16,7%. Điều này cho thấy chương trình
MMT góp phần cải thiện các hành vi có liên quan tới ma túy, hạn chế liên lạc, gặp gỡ
bạn nghiện ma túy [38].
Năm 2013, tại Trung Quốc, Lei Zhang và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu,
kết quả sau 1 năm điều trị, tỷ lệ bệnh nhân có kết quả xét nghiệm nước tiểu dương
tính với heroin/morphine cịn 24,6%, bệnh nhân vẫn tiếp tục TCMT là 9,3%. Nghiên
cứu cịn cho thấy nhóm bệnh nhân điều trị duy trì, có sự thay đổi tích cực hơn về hành
vi SDMT khơng an tồn [53].
Một nghiên cứu được tiến hành trên 604 bệnh nhân tại Washington – Mỹ năm
2014 về hành vi SDMT trong khi điều trị cho kết quả, 32% đối tượng SDMT bất hợp
pháp. Trong đó, 55% dương tính với cocain, 44% dương tính với thuốc phiện, 23%
dương tính với heroin, 20% dương tính với benzodiazepine, 4% dương tính với AMP
[52].
Nghiên cứu thuần tập tiến cứu trong 24 tháng nhằm đánh giá hiệu quả MMT
do FHI 360 thực hiện tại Hải Phòng và TP. HCM (2014), cho thấy điều trị Methadone
có tác động đến việc giảm tỷ lệ SDMT trong những người tham gia, tỷ lệ này giảm
từ 100% những người tham gia nghiên cứu SDMT tại thời điểm bắt đầu điều trị xuống
34-36% sau thời gian điều trị 3 tháng và 6 tháng xuống 19-26%. Tỷ lệ SDMT thấp
này vẫn tiếp tục được duy trì cho đến khi nghiên cứu kết thúc [7].
Kết quả trong nghiên cứu tại thành phố Hà Nội năm 2012 về thực trạng cung
cấp dịch vụ chăm sóc y tế chương trình MMT can thiệp trong nhóm TCMT trên 70
bệnh nhân cho thấy, tần suất SDMT đã giảm xuống đáng kể: trước khi điều trị sử
dụng 1,24 lần/ngày, đến giai đoạn dò liều sau 7 ngày là 1,07 lần/ngày, thời gian sau
30 ngày còn 0,33 lần/ngày và sau điều trị 3 tháng còn 0,08 lần/ngày [25].

Một chỉ số đáng tin cậy để chứng minh việc sử dụng các chất gây nghiện của
bệnh nhân đã giảm xuống trong khi tham gia điều trị Methadone là kết quả xét nghiệm


15

phát hiện heroin trong nước tiểu. Ở nghiên cứu của C.Lin và các cộng sự (2011) tại
Côn Minh – Trung Quốc, kết quả có 25,9% ĐTNC dương tính với heroin hoặc
morphine [37]. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long và các cộng sự
(2009-2011), tỷ lệ dương tính với ma túy khi xét nghiệm nước tiểu trước điều trị là
98,2% giảm xuống còn 15,5% sau 1 năm và 12,4% sau 2 năm điều trị [23].
Kết quả nghiên cứu tại TP. HCM của Trần Thịnh (2011), cho thấy 100% bệnh
nhân có kết quả dương tính với heroin trước khi bắt đầu điều trị, sau 12 tháng điều trị
còn 28,4%, sau 24 tháng còn 14,2%, sau 36 tháng điều trị, tỷ lệ này đã giảm chỉ còn
10% [28].
Theo Nguyễn Thanh Sơn (2015), trước khi điều trị tỷ lệ bệnh nhân có kết quả
xét nghiệm nước tiểu dương tính với heroin là 100% và sau 6 tháng điều trị đã giảm
xuống còn 32% (p<0,001), đối với những bệnh nhân có thời gian điều trị trên 12 tháng
tỷ lệ này còn 16,7% [27].
Theo kết quả của Đinh Thanh Nam nghiên cứu tại Cần Thơ (2014), tỷ lệ bệnh
nhân có heroin trong nước tiểu sau thời gian điều trị 6 tháng, 1 năm, 2 năm giảm dần
xuống lần lượt là 23,5%, 17%, 11% và chỉ còn 3,5% sau điều trị được 3 năm trở lên
[24].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hải (2014) cho thấy chỉ cịn 9,1% bệnh
nhân có kết quả dương tính với heroin khi xét nghiệm nước tiểu sau khi điều trị được
1 năm, tỷ lệ bệnh nhân SDMT tổng hợp giảm từ 6,2% xuống còn 1,9% sau điều trị
Methadone 1 năm [15].
Mặc dù tỷ lệ bệnh nhân có kết quả dương tính với heroin ở mỗi nghiên cứu là
khác nhau, nhưng tựu chung lại các kết quả nghiên cứu đều khẳng định điều trị
Methadone có tác động tích cực đối với việc thay đổi hành vi SDMT của bệnh nhân,

sau khi điều trị được một thời gian nhất định, tình trạng SDMT của người bệnh giảm
đáng kể. Đây chính là một trong những mục đích chủ yếu của chương trình
Methadone.
1.5.3. Tuân thủ điều trị


16

Trong quá trình điều trị Methadone, tuân thủ điều trị là một trong những yếu
tố rất quan trọng dẫn đến thành công hay thất bại của người tham gia điều trị. Việc
bệnh nhân phải đến uống thuốc tại cơ sở điều trị hàng ngày dưới sự giám sát của nhân
viên y tế là một trong những khó khăn đối với bệnh nhân có nơi ở xa cơ sở điều trị,
việc tuân thủ điều trị đối với bệnh nhân càng gặp trở ngại. Kết quả của các nghiên
cứu cho thấy, tỷ lệ tuân thủ điều trị của bệnh nhân có xu hướng giảm dần theo thời
gian điều trị. Lamber tiến hành theo dõi 934 bệnh nhân HIV điều trị Methadone tại
Amsterdam trong 10 năm (1999 – 2009), tỉ lệ bệnh nhân không tuân thủ điều trị trong
khoảng 6,2% (năm 2002) đến 18,9% (năm 2005) và 11,9% trong thời gian 6 tháng
gần nhất [42].
Nghiên cứu của Roux tại Pháp năm 2014 về tình hình tuân thủ điều trị
Methadone của ĐTNC tại thời điểm 3, 6, 12 tháng trong quá trình điều trị. Kết quả
sau tháng 12 điều trị cho thấy 35,2% bệnh nhân tuân thủ tốt, 55,9% tuân thủ điều trị
trung bình và 9% tuân thủ kém [47].
Theo Jiang H. và các cộng sự trong một nghiên cứu trên 480 bệnh nhân điều
trị Methadone tại Vân Nam, Trung Quốc (2005-2013) cho thấy tỷ lệ tuân thủ điều trị
là 58,1%. Các yếu tố liên quan có liên quan đến tuân thủ điều trị của bệnh nhân như:
có cơng việc ổn định, có lịch sử cai nghiện bắt buộc trước điều trị Methadone [40].
Nghiên cứu tại Thụy Điển của Carlsson S. và cộng sự (2015), để theo dõi sự
tuân thủ điều trị Methadone của bệnh nhân, họ đã kiểm tra nồng độ của Methadone
trong hơi thở của bệnh nhân, kết quả cho thấy 83% bệnh nhân có kết quả dương tính
Methadone trong hơi thở, nghĩa là còn 17% bệnh nhân chưa tuân thủ điều trị [36].

Tỷ lệ bệnh nhân không tuân thủ điều trị trong nghiên cứu về thực trạng tuân
thủ điều trị của bệnh nhân tại cơ sở điều trị Methadone quận Lê Chân - Hải Phòng do
Phạm Văn Hán và các cộng sự tiến hành năm 2011 là 22,1% [16].
Kết quả nghiên cứu thuần tập 24 tháng trên 965 bệnh nhân của FHI 360 (20092011) tại Hải Phòng và TP. HCM cho biết trong 3 tháng đầu, tỷ lệ bệnh nhân bỏ liều
từ 1-2 ngày chỉ có 11,5%. Sau 12-18 tháng, tỷ lệ này đã tăng dần và đạt đỉnh 33,4%.


×