Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Những yếu tố góp phần xây dựng nên nhân cách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107 KB, 8 trang )

Những yếu tố góp phần xây dựng nên nhân cách?
Yếu tố di truyền
Có cơ sở vững vàng khẳng định rằng nhiều đặc điểm nhân cách được di truyền trong đó có
thể kể đến:
Những khía cạnh về tâm thần, thần kinh và hướng ngoại của Eysenck (riêng về sự hướng
ngoại bắt nguồn từ công trình của Jung).
Năm yếu tố thần kinh, hướng ngoại, sự cởi mở trước cái mới, tính dễ thích nghi và sự tận
tâm của McCrae và Costa.
Ba tính cách gồm tính đa cảm, tính năng động và tính hoà đồng.
Hơn nữa nét tiêu biểu về sự tìm kiếm cảm giác của Zuckerman trước tiên bị ảnh hưởng bởi
yếu tố di truyền. Như vậy cách tiếp cận nét tiêu biểu tập trung vào sự ảnh hưởng của tính
di truyền vẫn rất quan trọng ngày nay và có thể trở thành phạm vi phát triển nhanh nhất
trong nghiên cứu nhân cách. Cái còn lại cần được xác định chính xác là có bao nhiêu yếu
tố di truyền, đặc điểm hay tính cách. 16 theo Cattell, 3 theo Eysenck, 5 theo McCrae và
Costa, 3 theo Plomin và Buss hay chưa được xác định như một số nhà lý luận khác?
Nghiên cứu trong tương lai về di truyền học hành vi có thể cung cấp them nhiều khía cạnh
nữa về nhân cách được hình thành bởi các yếu tố di truyền.
Không quan trọng có bao nhiêu đặc điểm, cũng không quan trọng khi đề xuất mạnh mẽ
nhất về cách tiếp cận di truyền học lập luận rằng nhân cách có thể được giải thích đầy đủ
và trọn vẹn bởi tính di truyền. Cái chúng ta thừa hưởng là những cái có, không phải số
phận, xu hướng hay điều chắc chắn. Liệu khuynh hướng di truyền từng được nhận thức rõ
phụ thuộc vào những điều kiện môi trường sống và xã hội đặc biệt là của thời kỳ thơ ấu.
Yếu tố môi trường sống
Tất cả các nhà lý luận về nhân cách mà chúng ta đã thảo luận thừa nhận tầm quan trọng
của môi trường xã hội. Alder nói về tác động của trật tự sinh, lập luận rằng nhân cách bị
ảnh hưởng bởi vị trí của chúng ta trong gia định trong quan hệ với anh chị em ruột. Chúng
ta được thấy nhiều hoàn cảnh gia đình và xã hội khác nhau tuỳ theo độ chênh lệch tuổi
giữa các anh chị em ruột hoặc việc có anh chị em ruột hay không. Theo quan điểm của
Adler, những môi trường gia đình khác nhau này có thể tạo ra nhiều nhân cách khác nhau.
Horney tin rằng văn hoá và thời đại mà chúng ta được nuôi nấng cho thấy tác động của nó
chẳng hạn như tác động mà bà ghi chép được trong chứng loạn thần kinh chức năng được


di truyền bởi những bệnh nhân Đức và Mỹ. Bà cũng chỉ ra các môi trường xã hội khác
nhau rõ nét mà những cậu bé và cô bé bộc lộ. Bà đã nói về sự lép vế của những cô bé lớn
lên trong những nền văn hoá đàn ông chi phối. Bà gợi ý rằng phụ nữ được nuôi dưỡng
trong nền văn hoá mẫu hệ có thể có lòng tự trọng cao hơn và các đặc điểm nhân cách khác.
Fromm tán thành ảnh hưởng của những sức mạnh và sự kiện lịch sử loan hơn như là hình
thái xã hội mà một dân tộc xây dựng. Mỗi thời đại trong lịch sử - dù là Trung Cổ hay Khai
sang, Phong trào cải cách tin lành hoặc Cách mạng công nghiệp chẳng hạn – đóng góp cho
việc hình thành nhân cách khác nhau hoặc các đặc điểm tính cách thích hợp với nhu cầu
của thời đại đó.
Ngay cả Allport và Cattell những người mở đầu cách tiếp cận đặc tính cho nghiên cứu
nhân cách cũng đồng ý về tầm quan trọng của môi trường. Allport nhận thấy rằng mặc dù
di truyền học cung cấp nguyên liệu thô cơ sở cho nhân cách chính môi trường xã hội nhào
nặn nguyên liệu ấy thành sản phẩm cuối cùng. Cattell lập luận rằng tính di truyền quan
trọng hơn cho một số yếu tố nhân cách so với những yếu tố khác nhưng những yếu tố môi
trường có ảnh hưởng cuối cùng tới tất cả mọi yếu tố ở một mức độ nhất định.
Tám giai đoạn của Erikson về sự phát triển tâm lý mang mang tính bẩm sinh nhưng môi
trường xác định những cách thức trong đó các giai đoạn có cơ sở di truyền được thực hiện.
Ông tin rằng những sức mạnh lịch sử và xã hội ảnh hưởng sự hình thành cái tôi cá nhân.
Maslow và Rogers cho rằng sự tự thực hiện mang tính bẩm sinh nhưng thừa nhận rằng yếu
tố môi trường có thể kiềm chế hoặc thúc đẩy nhu cầu tự thực hiện.
Các sự kiện xã hội quy mô lớn như là chiến tranh và suy thoái kinh tế có thể hạn chế sự lựa
chọn cuộc sống và ảnh hưởng đến sự hình thành ý thức về cá tính. Những thay đổi về cuộc
sống bình thường hơn (bị bệnh, ly dị và thay đổi nghề nghiệp) cũng có thể ảnh hưởng đến
nhân cách.
Cuối cùng, nguồn gốc dân tộc và điều chúng ta thuộc dân tộc đa số hay thiểu số cũng góp
phần xác định nhân cách. Chúng ta thấy những ví dụ về sự khác nhau dân tộc trong những
biến số như sự tìm kiếm cảm giác, nơi kiểm soát, và nhu cầu thành đạt. Chúng ta cũng biết
rằng thành viên của các nhóm thiểu số phát triển tính đồng nhất dân tộc cũng như cái tôi cá
nhân và phải thích nghi với cả hai nền văn hoá. Thành công của sự thích nghi này ảnh
hưởng nhân cách và thể chất tâm lý. Vì tất cả những lý do này không thể chối bỏ tác động

của những sức mạnh xã hội và môi trường khác nhau tới nhân cách. Cách thức đáng kể
nhất mà tác động này được thể hiện đó là thông qua học tập.
Yếu tố nhà trường
Chứng cứ rất rõ ràng về việc học tập đóng vai trò chủ yếu ảnh hưởng đến hầu như mọi
khía cạnh của hành vi. Tất cả những ảnh hưởng môi trường và xã hội hình thành nhân cách
tác động tới hành vi thông qua việc học tập. Ngay cả những khía cạnh nhân cách được thừa
hưởng cũng có thể bị thay đổi, phá vỡ, ngăn chặn hoặc để cho phát triển bởi quá trình học
tập. Skinner (trên cơ sở công trình của Watson và Pavlov trước đó) đã cho chúng ta biết giá
trị của sự củng cố tích cực, sự tiếp cận liên tục, hành vi siêu việt và nhiều biến số học tập
khác như là sự tích luỹ những câu trả lời được học.
Bandura đưa ý tưởng rằng chúng ta học hỏi từ những mô hình quan sát (học tập quan sát)
và thông qua nhiều việc trao thưởng khác nhau. Đối với Rotter, việc trao thưởng là chìa
khoá. Ông lập luận rằng động cơ chính của chúng ta là tối đa hoá việc củng cố tích cực.
Bandura và Rotter đồng ý với Skinner rằng đa số các hành vi là được học và di truyền chỉ
đóng vai trò hạn chế.
Chúng ta đã bàn nhiều khía cạnh của nhân cách có bằng chứng khoa học để chỉ ra rằng
chúng được học tập chẳng hạn như nhu cầu của McClelland về thành đạt (vốn được đề
xuất bởi Murray). Hơn nữa, nghiên cứu đã chứng minh bằng tài liệu rằng việc học tập ảnh
hưởng đến tính hiệu quả của bản thân (Bandura), trọng tâm kiểm soát (Rotter), và sự không
tự lực được học (Seligman). Những quan niệm này dường như có liên quan đến một khái
niệm rộng hơn: mức độ kiểm soát. Những người tin rằng họ kiểm soát cuộc sống của mình
thường có mức độ hiệu quả cao, có điểm nội tại về kiểm soát và không đặc trưng cho sự
không tự lực (bao hàm việc thiếu kiểm soát). Trong thuật ngữ của Seligman những người
tin rằng họ trong trạng thái kiểm soát thường lạc quan hơn là bi quan.
Kiểm soát là có ích cho nhiều khía cạnh của cuộc sống và đại diện cho một trong những
phát triển lý thú nhất về nghiên cứu nhân cách trong những năm gần đây. Một mức độ
kiểm soát cao có liên quan đến những cơ chế đối phó tốt hơn, ít tác động áp lực hơn, có
sức khoẻ thể chất và tinh thần tốt hơn và kỹ năng xã hội và tính đại chúng lớn hơn. Dù với
bất cứ cái tên nào – tính tự hiệu quả, điểm nội tại về kiểm soát hay tính lạc quan - kiểm
soát được xác định bởi những yếu tố môi trường và xã hội. Điều này được học trong thời

kỳ thơ ấu và trưởng thành mặc dù nó có thể thay đổi trong cuộc sống sau này. Chúng ta
thấy rằng các hành vi cha mẹ đặc thù có thể giúp cho sự trưởng thành cảm giác trong tình
trạng kiểm soát của trẻ. Như vậy khái niệm kiểm soát mang khía cạnh học tập của nhân
cách và cách cư xử của cha mẹ là hết sức quan trọng đối với nó.
Yếu tố cha mẹ
Mặc dù là nhà lý luận đầu tiên nhấn mạnh sự ảnh hưởng của cha mẹ tới sự hình thành nhân
cách, Freud đã được tán đồng bởi hầu hết các nhà lý luận. Hãy nhắc lại rằng Alder tập
trung vào những hậu quả đối với một đứa trẻ có cảm giác vô ích hay bị hắt hủi bởi cha mẹ.
Sự hắt hủi như vậy có thể dẫn đến tình trạng không an toàn làm cho một người cáu giận và
thiếu lòng tự trọng. Horney viết từ chính kinh nghiệm thực tế của bà về việc thiếu hơi ấm
và sự yêu mến của cha mẹ có thể huỷ hoại sự an toàn của một đứa trẻ và dẫn đến những
cảm giác bất lực. Fromm lập luận rằng trong mối liên hệ đầu tiên với cha mẹ nếu đứa trẻ
càng độc lập thì sau này nó càng trở nên mất thăng bằng.
Allport và Cattell, những người có công trình dựa trên tầm quan trọng của những đặc điểm
tính cách cũng tổ chức lại yếu tố cha mẹ trong hình thành nhân cách. Allport cho rằng quan
hệ của đứa trẻ với mẹ là nguồn đầu tiên của sự yêu mến và an toàn, điều kiện tiên quyết
cho việc phát triển nhân cách sau này. Cattell thấy thời thơ ấu như là giai đoạn hình thành
chính với cách cư xử của cha mẹ và anh chị em ruột tạo thành tính cách của trẻ. Erikson tin
rằng quan hệ của đứa trẻ với mẹ trong năm đầu tiên là sống còn trong việc phát triển thái
độ tin cậy. Maslow giải thích về việc quan trọng như thế nào đối với cha mẹ khi đáp ứng
nhu cầu an toàn và tâm lý của con mình trong hai năm đầu sau khi sinh. Rogers nói đến
trách nhiệm của cha mẹ trong việc trao cho con mình cái nhìn tích cực không điều kiện.
Chúng ta cung đã thấy nhiều ví dụ về việc cách cư xử của cha mẹ có thể xác định những
khía cạnh đặc thù về nhân cách như thế nào chẳng hạn như nhu cầu thành đạt, sự hiệu quả
(tính hữu dụng), nơi kiểm soát, và tình trạng không tự lo liệu được hay sự lạc quan. Cách
cư xử của cha mẹ có thể ảnh hưởng chủ yếu đến những đặc tính thừa hưởng như việc tìm
kiếm cảm giác chẳng hạn. Bạn có thể dễ dàng tưởng tượng làm thế nào những cha mẹ
không lo lắng hoặc hay phạt có thể kiềm chế sự xuất hiện cảu những đặc tính di truyền như
sự hướng ngoại, tính xã hội, tính dễ mến hay sự cởi với những điều mới mẻ.
Sự xem xét lại nghiên cứu về quan hệ giữa những kinh nghiệm thời thơ ấu với bệnh học

tâm lý của tuổi trưởng thành chỉ rõ rằng thời thơ ấu của những người lớn trầm cảm và cáu
kỉnh có liên quan đến việc nuôi dưỡng con cái không thích hợp. Các bậc cha mẹ của họ
được cho là xa lánh và ngược đãi hơn và ít chăm sóc và tình cảm hơn so với cha mẹ của
những người lớn có ít vấn đề hơn (Brewin, Andrews, và Gotlib, 1993). Một nghiên cứu về
hơn 100 người mẹ phân loại họ dựa trên những yếu tố về tính đa cảm và tính dễ chịu.
Những người mẹ đặc trưng bởi những xúc cảm tiêu cực và không dễ chịu thì con của họ có
điểm cao hơn về tính kháng cự, sự cáu giận, không vâng lời và những vấn đề về hành vi
khác so với con của những người mẹ không có những phẩm chất xúc cảm tiêu cực
(Kochanska, Clark, và Goldman, 1997).
Điều gì xảy ra khi cha mẹ không là những người chăm sóc chủ yếu, đó chính là khi cha mẹ
chia xẻ những trách nhiệm với những người làm công việc chăm sóc ban ngày, bạn bè hoặc
thành viên gia đình khi họ phải làm việc xa nhà? Trong cuộc điều tra quốc gia hơn 15.000
trẻ em từ 3 đến 12 tuổi không phát hiện bất kể vấn đề gì đáng kể về hành vi hoặc lòng tự
trọng khi người mẹ có những công việc xa nhà. Những nhà nghiên cứu kết luận rằng việc
chăm sóc bởi những người khác với mẹ của trẻ không có bất cứ tác động tiêu cực nào tới
nhưng biến số nghiên cứu (Harvey, 1999).
Phòng thí nghiệm duy nhất về thế giới thực trong đó những vấn đề về những người chăm
sóc thay thế được khảo sát đó là nơi chăm sóc trẻ tập thể (nhà trẻ) tại khu định cư ở Israel.
Trong tình huống đó, những người mẹ rất chú tâm đến nhu cầu của con mình khi chúng
mới được vài tháng tuổi. Sau đó trách nhiệm chăm sóc trẻ được giao phó cho những người
chăm sóc chuyên nghiệp. Những đứa trẻ được những cha mẹ chăm sóc thay thế này quan
tâm nhiều hơn so với cha mẹ của mình.
Nhìn chung những đứa trẻ sống tập trung tỏ ra thích nghi tốt và bảo đảm chúng có môis
quan hệ an toàn với cha mẹ của chúng trong thời thơ ấu. Thực vậy, điểm mạnh của sự ràng
buộc là cái báo trước rõ nét nhất về những đứa trẻ sẽ trở thành vượt trội, độc lập và sự
thành đạt định hướng. Tuy nhiên những nơi ngủ như doanh trại (chẳng hạn như trại hè hay
trường nội trú) trong thời thơ ấu có thể dẫn đến sự hình thành một nhân cách cáu kỉnh, thận
trọng, dứt khoát hơn. Những người lớn được nuôi dưỡng trong nơi tập trung do không thể
liên hệ với cha mẹ hoặc người chăm sóc của họ tỏ ra nội tâm, khả năng kết bạn hạn chế, và
độ mạnh xúc cảm giảm sút trong mối quan hệ giữa các cá nhân (Aviezer, Van Ijzendoorn,

Sage và Schuegel, 1994).
Một cuộc tranh cãi lớn nổ ra vào cuối những năm 1990 khi người ta gợi ý rằng thái độ và
cách cư xử của cha mẹ không có tác động kéo dài tới nhân cách của trẻ bên ngoài (Harris,
1995, 1998). Theo tư tưởng này, vốn trước tiên bị ngờ vực, những đứa trẻ cùng tuổi có ảnh
hưởng tới nhân cách của trẻ nhiều hơn là cha mẹ. Những đứa trẻ lĩnh hội cách cư xử, thái
độ, giá trị và nét đặc trưng từ các bạn cùng lớp và bạn với nỗ lực có được sự chấp nhận và
chấp thuận của chúng.
Những người đề xuất quan điểm này không hoàn toàn phủ nhận ảnh hưởng của cha mẹ tới
nhân các của con cái mình. Cái họ còn bàn cãi đó là tư tưởng cho rằng ảnh hưởng của cha
mẹ được duy trì ngoài môi trường gia đình. “Cha mẹ ảnh hưởng đến hành vi của trẻ, tất
nhiên họ có ảnh hưởng nhưng chỉ trong phạm vi nhất định, đặc biệt gia đình. Khi những
đứa trẻ ra ngoài chúng từ bỏ các hành vi chúng thường có ở nhà. Chúng che giấu hành vi
này như thể chiếc áo len mà mẹ chúng bắt mặc” (Harris, trích dẫn trong Sleek. 1998, trang
9).
Chỉ có một sự ủng hộ khiêm tốn dành cho đề xuất này từ nghiên cứu 839 cặp sinh đôi
trong giai đoạn cuối của tuổi trưởng thành. Kết quả chỉ ra rằng những cặp sinh đôi có nhiều
bạn chung sẽ có cùng nhiều đặc điểm nhân cách hơn so với những người có ít bạn chung
hơn. Điều này giúp nhận định là chính những người bạn có ảnh hưởng lớn hơn tới nhân
cách của trẻ so với môi trường gia đình (Loehlin, 1997).
Những nhà nghiên cứu tán thành tầm quan trọng của yếu tố di truyền đối với nhân cách
cũng cố gắng bác bỏ và làm giảm giá trị tác động của cha mẹ, đề xuất rằng môi trường gia
đình đóng góp rất nhỏ cho nhân cách (Matthews và Deary, 1998). Dù sự tranh cãi này có
thể được giải quyết như thế nào - nhân cách được xác định bởi cha mẹ, bạn cùng lớp, gen
hay sự kết hợp của các yếu tố - điều này dẫn chúng ta tới một câu hỏi khác. Liệu nhân cách
được xác định sớm bởi những ảnh hưởng này hay nó có thể bị thay đổi sau này? Câu hỏi
này đưa chúng ta tới xem xét yếu tố phát triển.
Yếu tố phát triển
Freud tin rằng nhân cách được hình thành và xác định vào lúc 5 tuổi và khó có thể thay đổi
bất cứ khía cạnh nào của nhân cách sau đó. Chúng ta chấp nhận rằng những năm thời thơ
ấu là rất quan trọng cho sự hình thành nhân cách, nhưng cũng rất tõ ràng rằng nhân cách

tiếp tục phát triển sau thời kỳ thơ ấu, có thể suốt cả quãng đời. Những nhà lý luận như
Cattell, Allport, Erikson và Murray cho rằng thời thơ ấu quan trọng nhưng đồng ý rằng
nhân cách có thể được thay đổi trong những năm sau. Một số nhà lý luận cho rằng sự phát
triển nhân cách tiếp tục được duy trì trong thời kỳ niên thiếu. Jung, Maslow, Erikson và
Cattell lưu ý rằng thời trung niên là thời kỳ thay đổi nhân cách rõ nét.
Vấn đề là nhân cách của chúng ta tiếp tục thay đổi và phát triển bao lâu? Liệu cái tôi của
bạn vào tuổi 20 cho biết bạn sẽ như thế nào vào tuổi 40? Như với tất cả những câu hỏi liên
quan đến nhân cách, câu hỏi này đã trở thành một câu hỏi đặc biệt phức tạp. Có lẽ đó thậm
chí không phải là một câu hỏi đáng đặt ra.
Có thể không làm bạn ngạc nhiên khi biết rằng bằng chứng thực nghiệm chứng minh nhiều
quan điểm khác nhau (xem Matthews và Deary, 1998). Vậy nhân cách có thay đổi không?
Có. Nhân cách có bền vững không? Có thể có. Nhưng nếu chúng ta phải trau chuốt câu hỏi

×