Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Trầm cảm, lo âu và một số yếu tố liên quan ở người dân hà nội trong đại dịch covid 19 năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

VŨ TRÍ ĐỨC

TRẦM CẢM, LO ÂU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở
NGƯỜI DÂN HÀ NỘI TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 NĂM 2020

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI, 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CƠNG CỘNG

VŨ TRÍ ĐỨC

TRẦM CẢM, LO ÂU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở
NGƯỜI DÂN HÀ NỘI TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 NĂM 2020
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG
Hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Thùy Linh

HÀ NỘI, 2020


I

LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên em xin được gửi tới cô Nguyễn Thùy Linh – Giảng viên
bộ môn dịch tễ đã giúp em hoàn thành đề cương, gợi ý hướng đi và chỉnh sửa giúp


em trong quá trình hoàn thiện đề cương.
Lời cảm ơn tiếp theo em xin gửi tới trường Đại học Y tế cơng cộng vì đã cho
em cơ hội được thực hiện khóa luận tốt nghiệp.


II

MỤC LỤC
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................1
PHẦN 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................3
2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................3
PHẦN 3. Tổng quan tài liệu ......................................................................................4
3.1. Định nghĩa và triệu chứng trầm cảm và lo âu ...................................................4
3.1.1. Trầm cảm (Depression) ....................................................................................4
3.1.2. Lo âu (Anxiety) .................................................................................................4
3.2. Thực trạng đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 (COVID19)……. …. 5
3.2.1. Thông tin về chủng virus SARS-CoV-2 ............................................................5
3.2.2. Thực trạng dịch COVID-19..............................................................................6
3.3. Tình trạng trầm cảm và lo âu trong mùa dịch ...................................................8
3.4. Yếu tố liên quan tới trầm cảm, lo âu trong thời điểm dịch COVID-19 ............10
3.4.1. Yếu tố nhân khẩu học .....................................................................................10
3.4.2. Kiến thức, thái độ và thực hành liên quan tới đại dịch ..................................13
3.4.3. Tình trạng sức khỏe ........................................................................................15
3.4.4. Cách ly/ giãn cách xã hội ...............................................................................16
3.5. Địa bàn nghiên cứu ..........................................................................................17
3.6. Công cụ thu thập ..............................................................................................17
3.7. Khung lý thuyết .................................................................................................22
PHẦN 4. PHƯƠNG PHÁP .....................................................................................23
4.1. Thiết kế nghiên cứu ..........................................................................................23

4.2. Thời gian, địa điểm...........................................................................................23
4.3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................23
4.3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .......................................................................................23
4.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ .........................................................................................23
4.4. Cơng thức tính mẫu và phương pháp chọn mẫu ..............................................23


III

4.4.1. Cơng thức tính mẫu ........................................................................................23
4.4.2. Phương pháp chọn mẫu .................................................................................24
4.5. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu ........................................................24
4.5.1. Phương pháp ..................................................................................................24
4.5.2. Công cụ thu thập số liệu.................................................................................24
4.5.3. Phương pháp làm sạch và phân tích số liệu ..................................................34
4.6. Sai số và phương pháp khống chế ....................................................................35
4.7. Đạo đức trong nghiên cứu ................................................................................36
PHẦN 5. DỰ KIẾN KẾT QUẢ ..............................................................................38
5.1. Tình trạng mắc các triệu chứng trầm cảm, lo âu của người dân tại thành phố
Hà Nội trong thời điểm dịch COVID-19 tại Hà Nội năm 2020. ...............................38
5.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu .....................................................................38
5.1.2. Tình trạng sức khỏe của đối tượng nghiên cứu .............................................39
5.1.3. Đặc điểm kiến thức và thực hành ứng phó với đại dịch COVID-19 ..............40
5.2. Một số yếu tố liên quan tới tình trạng mắc các triệu chứng trầm cảm, lo âu
của người dân tại thành phố Hà Nội trong thời điểm dịch COVID-19 tại Hà Nội
năm 2020.. ...............................................................................................................47
PHẦN 6. DỰ KIẾN BÀN LUẬN ...........................................................................67
PHẦN 7. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..........................................................68
PHẦN 8. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................69
PHẦN 9. PHỤ LỤC ..................................................................................................1

9.1. Phụ lục 1: Bộ câu hỏi .........................................................................................1
9.2. Phụ lục 1: Biên bản giải trình chỉnh sửa .........................................................14


IV

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Bảng biến số ................................................................................................25
Bảng 2: Bảng mơ tả yếu tố nhân khẩu học và tình trạng mắc triệu chứng trầm cảm
và rối loạn lo âu của người dân tại thành phố Hà Nội trong thời điểm dịch COVID19 năm 2020 ..............................................................................................................38
Bảng 3: Mơ tả tình trạng bệnh của đối tượng nghiên cứu ........................................39
Bảng 4: Mô tả kiến thức của đối tượng nghiên cứu ..................................................40
Bảng 5: Mô tả thực hành phòng chống lây nhiễm của đối tượng nghiên cứu ..........42
Bảng 6: Mơ tả hoạt động duy trì kết nối mạng lưới xã hội trong thời kỳ giãn cách xã
hội của đối tượng nghiên cứu ....................................................................................43
Bảng 7: Mô tả tiền sử tiếp xúc với nguồn lây nhiễm của đối tượng nghiên cứu ......45
Bảng 8: Mơ tả tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử của đối tượng nghiên cứu ...........45
Bảng 9: Một số yếu tố liên quan với trầm cảm trong đại dịch COVID-19 của đối
tượng nghiên cứu.......................................................................................................47
Bảng 10: Phân tích điểm trung bình của mức độ rối loạn lo âu (GAD-7) ................57

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Biểu đồ thống kê tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam ...............8


1

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
COVID-19, dịch bệnh gây ra bởi virus SARS-CoV-2, có thể gây ra những
triệu chứng cấp tính về đường hô hấp, suy chức năng đa nội tạng và thậm chí có thể

gây tử vong (42). COVID-19 đã trở thành đại dịch toàn cầu gây thiệt hại cho kinh tế
nhiều quốc gia và đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Ca đầu tiên được ghi
nhận tại Vũ Hán, Trung Quốc vào cuối tháng 12 năm 2019 (9). Sau đó, COVID-19
vỡi diễn biến phức tạpcđã lan sang Châu Âu, Châu Mỹ và tồn cầu (31). Chỉ tính
riêng ngày 26/04/2020, trên tồn cầu đã có khoảng 2.700.000 ca mắc và con số tử
vong lên tới hơn 187.000 ca (31). Trong tình thế nguy cấp, nhiều quốc gia bao gồm
Mỹ và các nước thuộc Châu Âu như Ý, Pháp, Đức và Châu Á như Trung Quốc, Hàn
Quốc và cả Việt Nam đã phải ban hành các chính sách cách ly và giãn cách xã hội.
Điều này đã phần nào tác động lên cuộc sống của nhiều người dân đặc biệt, sức
khỏe tâm thần của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, điển hình là các triệu chứng trầm
cảm và lo âu (5, 31).
Tại Việt Nam, tính từ ngày 06/03/2020, ghi nhận ca mắc số 17, đánh dấu chấm
hết cho chuỗi 2 tuần khơng có ca mắc mới. Đến ngày 26/04, Việt Nam ghi nhận có
270 ca nhiễm, trong đó Hà Nội cao nhất cả nước với 112 ca (47). Theo chỉ thị số
16/CT-TTg của thủ tướng chính phủ, nhiều loại hình kinh doanh, dịch vụ và trường
học đã phải tạm dừng hoạt động. Với dân số trên 7 triệu người, chỉ thị này đã phần
nào ảnh hưởng đến đời sống của người dân, có tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm
thần của người dân (47).
Trầm cảm và rối loạn lo âu là hai hội chứng phổ biến xuất hiện ở người dân
khi trải nghiệm những sự kiện sang chấn, đặc biệt là những sự kiện thảm họa tự
nhiên hoặc đại dịch. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trầm cảm là một bệnh rối loạn tâm
thần được đặng trưng bởi tâm trạng buồn phiền và mất đi khoái cảm (60). Theo
Viện Quốc gia Hoa Kỳ về Sức khỏe tâm thần (American National Institution of
Mental Health_NIMH), rối loạn lo âu xảy ra khi cảm thấy lo lắng và cảm giác này
khơng những khơng biến mất mà cịn có thể trầm trọng hơn theo thời gian (13). Đối
với thảm họa tự nhiên, đặc biệt là những lúc đại dịch bùng phát, tâm lý người dân


2


thường bị ảnh hưởng và trong một số cộng đồng cũng đã xuất hiện nhiều trường
hợp mắc trầm cảm hoặc lo âu (8, 11, 12, 37, 41). Chính sự trầm cảm và lo âu này có
thể dẫn đến những ý định tự tử, cụ thể là ở những người tuổi cao trên 60 tuổi (58).
Tình trạng này cũng có thể xuất hiện phổ biến trong các mùa dịch bệnh, điển hình
như Covid-19. Tuy nhiên, hiện tại vẫn cịn rất ít các nghiên cứu đánh giá về vấn đề
này, đặc biệt tại Hà Nội - ổ dịch lớn nhất cả nước. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu
“Trầm cảm, lo âu và một số yếu tố liên quan ở người dân Hà Nội trong đại dịch
COVID-19 năm 2020” là cần thiết. Kết quả nghiên cứu có thể cung cấp bằng chứng
để có những hỗ trợ tâm lý phù hợp cho người dân trong và sau mùa dịch.


3

PHẦN 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá tình trạng mắc các triệu chứng trầm cảm, lo âu và một số yếu tố liên
quan của người dân tại thành phố Hà Nội trong thời điểm dịch COVID-19 tại Hà
Nội năm 2020.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Xác định tình trạng mắc các triệu chứng trầm cảm, lo âu của
người dân tại thành phố Hà Nội trong thời điểm dịch COVID-19 tại Hà Nội năm
2020.
Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố liên quan tới tình trạng mắc các triệu
chứng trầm cảm, lo âu của người dân tại thành phố Hà Nội trong thời điểm dịch
COVID-19 tại Hà Nội năm 2020.


4

PHẦN 3. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3.1. Định nghĩa và triệu chứng trầm cảm và lo âu
3.1.1. Trầm cảm (Depression)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG), trầm cảm là một bệnh rối loạn tâm
thần phổ biến gây ảnh hưởng tới hơn 264 triệu người trên thế giới (16). Trầm cảm
được đặc trưng bởi tâm trạng buồn phiền và mất đi sự hứng thú hoặc khoái cảm
(60).
Về mặt lâm sàng, trầm cảm là sử biểu hiện của các triệu chứng rối loạn hành
vi và cảm xúc. Theo sổ tay Thống kê và tiêu chẩn chẩn đoán của Hiệp hội tâm thần
Hoa Kỳ phiên bản lần thứ 4 (DSM-IV) (44) và hệ thống phân loại bệnh tật Quốc tế
ICD-10 (60), để chẩn đốn trầm cảm cần có ít nhất 5 trong 9 triệu chứng như sau:
1. Giảm khí sắc
2. Mất quan tâm hay thích thú với những cơng việc trước kia có yêu thích
3. Giảm cân hoặc tăng cân quá mức
4. Rối loạn giấc ngủ
5. Chậm chạp hay kích động tâm thần vận động
6. Mệt mỏi hay mất năng lượng
7. Cảm thấy bản thân vô giá trị
8. Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung hay quyết định
9. Có ý định tự tử
Cùng với 9 triệu chứng này, ICD-10 còn đề cập đến việc giảm tự tin và lòng tự
trọng cũng là các tiêu chí cho việc chẩn đốn trầm cảm (32, 60).
3.1.2. Lo âu (Anxiety)
Theo Viện Quốc gia Hoa Kỳ về Sức khỏe tâm thần (NIMH), lo âu là một phần
của cuộc sống và thường xảy ra khi chúng ta đối mặt với một khó khăn hoặc trước
khi đưa ra một quyết định quan trọng (13). Tuy nhiên, đối với người bị rối loạn lo
âu, sự lo âu này sẽ không biến mất và có thể trầm trọng hơn theo thời gian và ảnh


5


hưởng đời sống. Trong đó, rối loạn lo âu được đặc trưng bởi việc lo lắng quá mức
trong phần lớn các ngày trong 6 tháng liên tiếp về một số vấn đề như sức khỏe, công
việc, các tương tác xã hội và những tình huống xảy ra hàng ngày. Những triệu
chứng của lo âu bao gồm: cảm giác thao thức, trong trạng thái căng thẳng; dễ cảm
thấy mệt mỏi; khó tập trung; dễ nổi nóng; khó kiểm sốt cảm giác lo âu; khó ngủ,
hoặc ngủ khơng sâu.

3.2. Thực trạng đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2
(COVID-19)
3.2.1. Thông tin về chủng virus SARS-CoV-2
Định nghĩa
Theo tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), đại dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp
COVID-19 là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi chủng mới của virus Corona (30). Virus
Corona lần đầu tiên được miêu tả vào năm 1966 bởi Tyrrell và Bynoe (50). Họ đã
nuôi cấy virus từ những bệnh nhân cảm cúm thường và họ phát hiện ra những
Virion (phân tử virus hình cầu có lõi vỏ và bề mặt phát ra tựa như quầng sáng
(Corona) của mặt trời và được đặt tên là virus Corona (trong tiếng Latin: Corona =
Crown-vương miện). Virus này có 4 phân họ bao gồm alpha-, beta-, gamma- và
delta (53).
Ngày 12/01/2020, Tổ chức Y tế thế giới tạm thời đặt tên chủng virus mới này
là 2019-nCov (2019 novel Coronavirus) (46). Vào ngày 11/02/2020, WHO đặt tên
chính thức cho dịch bệnh gây ra bởi 2019-nCov là COVID-19 (46). Ngoài ra, cùng
ngày đó, nhóm nghiên cứu virus Corona thuộc Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus
đã đặt tên chính thức cho chủng virus này là SARS-CoV-2 (46).
SARS-CoV-2 thuộc họ beta-coronaviruses và có mối quan hệ gần với SARSCoV (59).
Con đường lây nhiễm:
SARS-CoV-2 được cho là có nguồn gốc từ dơi, tuy nhiên điều này vẫn còn
nhiều quan điểm trái chiều (59). Ngồi ra, SARS-CoV-2 cịn lây truyền được từ



6

người sang người (42) qua những giọt lớn được tạo ra khi người bị nhiễm bệnh có
triệu chứng hoặc chưa hình thành triệu chứng hắt hơi hoặc ho (36). Những giọt lây
nhiễm này có thể bắn xa từ 1-2m và bám trên nhiều bề mặt. Nghiên cứu của
Carolyn Machamer thuộc trường đại học Johns Hopkins Bloomberg đã chỉ ra rằng
SARS-CoV-2 có thể tồn tại lên tới 72 giờ trên bề mặt nhựa, 48 giờ trên bề mặt thép
sạch, 24 giở trên bề mặt bìa các tơng và 4 giờ trên bề mặt đồng (52). Người khỏe
mạnh có thể bị nhiễm virus do hít phải những giọt mang mầm bệnh hoặc chạm vào
những bề mặt lây nhiễm và tiếp tục chạm vào mũi, miệng hoặc mắt (42).
Triệu chứng
Triệu chứng lâm sàng của COVID-19 rất đa dạng, từ khơng có triệu chứng cụ
thể đến những triệu chứng cấp tính về đường hơ hấp, suy chức năng đa nội tạng và
thậm chí có thể gây tử vong (42). Những triệu chứng thông thường có thể là sốt cao,
mệt mỏi hoặc ho khan. Ngồi ra, những triệu chứng khác có thể là thở hụt hơi, đau
đớn, đau họng và đơi khi một số ít người nói rằng họ bị tiêu chảy, buồn nơn và chảy
nước mũi (30). Đối với một số bệnh nhân, bệnh có thể trầm trọng hơn thành viêm
phổi sau tuần đầu tiên, tiếp theo đó là suy hơ hấp và cuối cùng là tử vong (42). Theo
WHO, những người có bệnh lý nền và những người cao tuổi (>60 tuổi) có nguy cơ
cao bệnh phát triển trầm trọng, có thể gây tử vong (30).
3.2.2. Thực trạng dịch COVID-19
Trên thế giới:
Tháng 12/ 2019, tại trung tâm Vũ Hán, Trung Quốc, nhiều ca bệnh nhập viện
với triệu chứng giống viêm phổi (sốt, khó thở, ho và nhiều thương tổn xâm lấn ở cả
hai phổi) (9). Cụ thể, tính từ ngày 18/12/2019 đến ngày 29/12/2019 có 5 ca nhập
viện, trong đó có 1 ca tử vong (35). Dịch bệnh đã bùng phát nhanh chóng tại Vũ
Hán và lây lan sang các nước lân cận. Các ca nhiễm tại Thái Lan, Nhật Bản, Hàn
Quốc và đặc biệt là tại Việt Nam hầu hết đều trở về nước từ Vũ Hán (5). Ngày
23/01/2020, thành phố Vũ Hán ra lệnh phong tỏa thành phố với 11 triệu người dân
phải cách ly (5).



7

Tình hình dịch diễn biến ngày một phức tạp mặc dù tại Trung Quốc, những ca
mắc mới có phần thuyên giảm, thành phố Vũ Hán gỡ bỏ lệnh cách ly và đóng cửa
nhiều bệnh viện dã chiến. Tuy nhiên, dịch bệnh đã lây lan đến tồn cầu. Chỉ tính
riêng ngày 26/04/2020, tồn cầu đã có khoảng 2.700.000 ca mắc và có khoảng
187.000 ca tử xong (31). Khu vực bị chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Châu Âu với
khoảng 1.300.00 ca mắc, 119.000 ca tử vong và Châu Mỹ với khoảng 1.000.000 ca
mắc và 53.000 ca tử vong. Trong đó, quốc gia hiện đang chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất là Mỹ với số ca mắc đã đạt tới hơn 987.000 ca tính đến ngày 26/04/2020, tiếp
theo sau đó là các nước ở Châu Âu bao gồm Tây Ban Nha (229.000 ca), Ý (197.000
ca), Pháp (162.000 ca), Đức (157.000 ca) và Vương Quốc Anh (152.000 ca). Cịn
đối với khu vực Đơng Nam Á, số ca mắc là 41.000 ca và có khoảng 1.600 ca tử
vong. Đất nước trong khu vực Đông Nam Á có số ca mắc cao nhất là Singapore với
hơn 13.000 ca mắc và đất nước có số ca tử vong cao nhất là Indonesia với 720 ca tử
vong. Đặc biệt, nguy cơ bùng phát của dịch COVID-19 đang ở mức đang báo động.
Ví dụ, theo con số được cập nhật tại trang chủ bộ Y tế Singapore, trước ngày
13/04/2020, số người bị mắc COVID-19 là hơn 2.000 người, tuy nhiên chưa đầy
một tháng, tính đến ngày 26/04/2020, con số đó đã đạt mức 13.600 ca mắc.
Tại Việt Nam:
Giai đoạn 1 (23/01-13/02): Giai đoạn này có nhiều người từ vùng dịch tại
Trung Quốc về Việt Nam. Tổng cộng có 16 ca mắc và đã được chữa khỏi hoàn toàn.
Việt Nam trong 3 tuần tiếp theo kể tử khi ca cuối được chửa khỏi không ghi nhận
thêm ca nhiễm mới. Trong giai đoạn này, nhiều lớp học đã phải nghỉ, nhiều lễ hội
văn hóa, nơi tụ họp đơng đúc phải tạm ngừng hoạt động (47).
Giai đoạn 2 (từ ngày 6/3): Bệnh nhân nữ 26 tuổi đi thăm chị gái tại Anh và
qua Ý, Pháp và trở về Hà Nội vào ngày 2/3/2020. Tuy nhiên, bệnh nhân này tự ý
cách ly tại nhà, khi về không khai báo y tế. Kể từ đó đến ngày 26/04, cả nước có

tổng cộng 270 ca mắc (47). Trong đó, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai khu
vực có tổng số ca nhiễm nhiều nhất với số bệnh nhân lần lượt là 116 người và 55
người. Trên cả nước tính đến ngày 26/04, tỉ lệ phần trăm số bệnh nhân nam (54,8%)


8

cao hơn so với số bệnh nhân nữ (45,2%). Ngoài ra, tỉ lệ phần trăm trẻ em từ 1 tuổi
đến 5 tuổi chiếm đa số (34,1%), đứng dưới là những người trung niên từ 40-59 tuổi
(27,4%). Nhà nước đã ban hành chỉ thị 16CT-TTg, trong đó thực hiện giãn cách
tồn xã hội, hạn chế những nơi tụ tập đông người và tạm thời đóng cửa những hình
thức dịch vụ kinh doanh không cần thiết (47). Mặc dù vừa gỡ bỏ chỉ thị thực hiện
giãn cách toàn xã hội, tuy nhiên nhà nước vẫn khuyến cáo người dân không nên ra
đường khi chưa thật cần thiết.

Biểu đồ 1: Biểu đồ thống kê tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam
theo Bộ Y Tế ( />Biểu đồ trên cho thấy mặc dù số ca nhiễm mới có thuyên giảm theo thời gian
và số ca khỏi cũng tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, từ bài học của các quốc gia khác,
không thể chủ quan trong khi tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn đang diễn biến
phức tạp.
3.3. Tình trạng trầm cảm và lo âu trong mùa dịch
Theo lý thuyết Hành vi bảo vệ sức khỏe (Behavioral immune system theory)
(48), khi đối mặt với dịch bệnh, con người thường có xu hướng có một số cảm xúc
tiêu cực và có những suy nghĩ tiêu cực đối với việc bảo vệ bản thân (1, 29, 39).
Những cảm xúc tiêu cực này có thể ảnh hưởng tới một số bệnh khác như tim mạch,
tiểu đường loại II, đẩy nhanh q trình lão hóa và có thể dẫn tới một số hậu quả
trầm trọng hơn như bệnh Alzheimer và suy giảm chức năng (19). Ngoài ra, những
cảm xúc tiêu cực trong mùa dịch có thể khiến người dân có những phản ứng thái
quá đối với mọi thứ xung quanh (40). Những cảm xúc này có thể bao gồm thực hiện



9

q mức những biện pháp phịng chống và có thể dẫn tới sự kì thị, phân biệt đối xử
trong xã hội. Đặc biệt, những cảm xúc tiêu cực này góp phần làm tăng nguy cơ xuất
hiện triệu chứng trầm cảm và lo âu của người dân phải trải qua thời kỳ thảm họa.
Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra những ảnh hưởng nặng nề của những
sự kiện thảm họa đối với sức khỏe tâm lý của con người. Bonde và cộng sự đã thực
hiện tổng quan hệ thống về nguy cơ mắc hội chứng trầm cảm sau thảm họa và cho
thấy khả năng mắc trầm cảm là cao nhất đối với thảm họa tự nhiên (OR = 2,28, 95%
KTC: 1,30-3,98), theo sau đó là thảm họa kỹ thuật (OR = 1,44, 95% KTC: 1,211,70), hành động khủng bố (OR = 1,80, 95% KTC: 1,38-2,34) và chiến tranh quân
sự (OR = 1,60, 95% KTC: 1,09 – 2,35) (3). Trong đó, Trên thế giới, dịch bệnh gây
những ảnh hưởng tới sức khỏe tâm lý của con người, đặc biệt là có thể dẫn tới trầm
cảm hoặc lo âu. Khơng chỉ đối với COVID-19, đại dịch MERS và đại dịch SARS
cũng đã từng gây ảnh hưởng nặng nề tới vấn đề trầm cảm và lo âu của người dân.
Ví dụ, một nghiên cứu khác về dịch SARS bùng nổ vào cuối năm 2002 và đầu năm
2003 trên 129 đối tượng bị cách ly đã cho thấy 31.2% số người trả lời phỏng vấn
xuất hiện triệu chứng trầm cảm (12). Người dân thường có xu hướng sợ hãi việc bị
ốm hoặc có thể sẽ tử vong, đi kèm theo đó là cảm giác vơ vọng và sợ bị kì thị (11).
Ví dụ, một nghiên cứu của De Roo và cộng sự thực hiện trên 60 người đã sống sót
sau đại dịch Ebola bùng phát năm 1995 tại Congo cho thấy 56% đối tượng nghiên
cứu sợ đau đớn, 53% sợ việc phải chết một cách tàn khốc, 41% sợ phải rời xa gia
đình và 23% sợ gia đình sẽ bỏ rơi mình (8). Đối với thời kỳ đại dịch cúm, như
chủng A H1N1 hoặc SARS, nhiều người cảm thấy lo lắng với nguy cơ nhiễm virus
(37, 41). Đối với đại dịch cúm chủng A H1N1, tác giả Rubin và cộng sự thực hiện
36 cuộc khảo sát qua điện thoại tại Vương Quốc Anh và cho thấy tỉ lệ phần trăm số
cảm thấy lo lắng hoặc rất lo lắng dao động từ 9,6% và 32,9% (37). Bên cạnh đó, đối
với đại dịch SARS, một nghiên cứu được thực hiện trên những người đến phịng
khám đa khoa tại 415 cộng đồng ở Singapore có thấy 22,9% đối tượng nghiên cứu
có rối loạn tâm thần liên quan đến SAR -S và 25,8% đối tượng bị ảnh hưởng tâm lý

sau sang chấn (41). Còn đối với đại dịch COVID-19, một cuộc khảo sát trên 1200


10

người dân tại 194 thành phố lớn trên thế giới cho thấy 16,5% đối tượng nghiên cứu
xuất hiện triệu chúng trầm cảm trầm trọng và 28,8% đối tượng xuất hiện triệu
chứng lo âu trầm trọng (55). Qua đó, nhiều nghiên cứu cho thấy trong thời kỳ đại
dịch, điển hình là COVID-19, tình trạng trầm cảm và lo âu của người dân đang ngày
một trầm trọng hơn.
Vấn đề tầm lý của con người trong đại dịch có thể và đẩy họ đến những quyết
định sai lầm, thậm chí là tự sátgây ra những hậu quả nghiêm trọng, điển hình là tự
tử. Ví dụ, Paul và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu định tính đối với 44 ca tự tử của
người cao tuổi trong thời đại dịch SARS xuất hiện tại Hong Kong và phát hiện
những ca tự tử trên có quan hệ trực mật thiết đối với việc sợ hãi trở thành gánh nặng
của gia đình trong thời kỳ đại dịch và thiếu sự hỗ trợ xã hội, căng thẳng và lo âu
trong đại dịch SARS trong nhóm đối tượng người cao tuổi (>60 tuổi) có nguy cơ
thực hiện tự tử cao hơn (58).
3.4. Yếu tố liên quan tới trầm cảm, lo âu trong thời điểm dịch COVID-19
3.4.1. Yếu tố nhân khẩu học
Đối với giới tính, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nữ giới có nguy cơ mắc trầm
cảm, lo âu cao hơn so với nam giới. Nghiên cứu của tác giả Dan Liu đối với người
dân tại Trung Quốc trong thời đại dịch COVID-19 đã phát hiện được nam giới ít có
nguy cơ lo âu hơn nữ giới (OR=0.866, 95%KTC: 0.801-0.937) (25). Tương tự, một
cuộc khảo sốt tồn quốc tại Trung Quốc, tác giả sử dụng bộ công cụ CPDI
(COVID-19 Peritraumatic Distress Index) được thiết kế nhằm đánh giá mức độ trầm
cảm, lo âu và stress của người dân trong thời đại dịch COVID-19 cũng cho thấy số
người dân nữ có trung bình điểm trạng thái trầm cảm cao hơn so với nam giới
(24,87 ± 15,03 so với 21,41 ± 15,97, p<0,001) (34). Ngoài ra, một nghiên cứu khác
đối với đại dịch COVID-19 tại Vũ Hán cho kết quả tương tự. Nghiên cứu này sử

dụng thang đo Dass21 chỉ ra nữ giới có trung bình điểm trầm cảm (B = 0.10, 95%
CI: 0.02 to 0.19) và điểm mức độ lo âu cao hơn (B=0.19, 95% KTC: 0.05- 0.33)
(55). Mak và cộng sự đã đưa ra lý giải trong thời đại dịch SARS năm 2003 rằng phụ
nữ thường mắc các bệnh mạn tính, một trong số đó là tim mạch và tỉ lệ cao hơn nam


11

giới, vì vậy họ dễ có khả năng cảm thấy trầm cảm hoặc lo âu khi đối mặt với thảm
họa hơn nam giới (28). Tuy nhiên, một nghiên cứu khác được thực hiện tại một
trường đại học tại Scotland trong khi dịch cúm H1N1 bùng phát trên 235 sinh viên
lại không phát hiện được sự khác biệt về mức độ lo âu giữa sinh viên nam và nữ
(57). Sự khác biệt này có thể do sự khác nhau về thiết kế nghiên cứu, cỡ mẫu hoặc
phương pháp đo lường.
Độ tuổi cũng là một trong những yếu tố nguy cơ dẫn đến trầm cảm, lo âu trong
vụ dịch. Một nghiên cứ do Dan Liu và cộng sự thực hiện đối với những yếu tố ảnh
hưởng tới tâm lý của người dân Trung Quốc đã chỉ ra những người trẻ tuổi (từ 18
đến 39 tuổi) có nguy cơ có những triệu chứng trầm cảm cao gấp 1,62 lần (95%
KTC: 1,482-1,770) (25). Cũng ở nghiên cứu trên, người có độ tuổi từ cũng được
cho là một trong những yếu tố tiên lượng về lo âu (OR=1,843, 95% KTC: 1,7-2)
(25). Ở một nghiên cứu khác trong thời đại dịch COVID-19 trên đối tượng người
dân tại Trung Quốc nhưng được thực hiện qua website cũng chỉ ra người có độ tuổi
dưới 35 tuổi có nguy cơ xuất hiện những triệu chứng trầm cảm cao gấp 1,55 lần
(95% KTC: 1,09-2,22) và lo âu cao gấp 1,67 lần (95% KTC: 1.08-2,57) so với
những người ở độ tuổi cao hơn (15). Tuy nhiên, một nghiên cứu khác về dịch H1N1
lại cho kết quả ngược khi tuổi càng cao thì nguy cơ xuất hiện các triệu chứng lo âu
càng tăng (B= 0.152, p<0.01) (57). Điều này có thể lý giải do nghiên cứu chỉ được
thực hiện trên 235 sinh viên tại một trường đại học tại Scotland và không có nhiều
sự khác biệt về tuổi tác (57). Tương tự, một nghiên cứu về dịch SARS diễn ra vào
năm 2003 tại Hong Kong cho thấy những người cao tuổi (trên 60 tuổi) có mức độ

trầm cảm trong đợt dịch cao hơn những người trung niên (45-59 tuổi ) (p=0.057)
(22). Đáng chú ý, một nghiên cứu khác tại Thái Lan cũng trong đợt dịch này lại cho
thấy tỉ lệ người dân có triệu chứng trầm cảm cao nhất lại nằm trong nhóm tuổi từ
31-50 tuổi (F=3.9, p=0.02) (20). Điều này chứng minh dịch bệnh có thể ảnh hưởng
tiêu cực đối với tâm lý, cụ thể là mức độ trầm cảm và lo âu của đối tượng ở mọi độ
tuổi.


12

Trong lúc dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, trình độ học vấn của đối
tượng nghiên cứu cũng được cho là một trong những yếu tố tiên lượng đối với việc
mắc những triệu chứng trầm cảm, lo âu. Một nghiên cứu được thực hiện tại Trung
Quốc bởi tác giả Dan Liu và cộng sự đã cho thấy những người có trình độ học vấn
càng cao càng ít mắc phải những triệu chứng (OR=0,742, 95% KTC: 0,649-0,846)
(25). Bên cạnh đó, một nghiên cứu khác cũng được thực hiện tại Trung Quốc tại
cùng thời điểm cũng cho kết quả tương tự khi những người khơng được đi học có
nguy cơ trầm cảm cao hơn những người được đi học (B=1.81, 95% KTC: 0.46 3.16) (55). Tác giả lý giải điều này có thể do những người có trình độ học vấn thấp
ít có cơ hội để học cách quản lý trầm cảm, lo âu. Vì vậy, khi gặp phải sự kiện căng
thẳng nặng nề bất chợt, họ ít có khả năng thích nghi và chống chịu hơn so với
những người có trình độ học vấn cao hơn (25).
Nghề nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng trong việc quyết định
người dân có dễ tiếp xúc với các nguồn bệnh khơng nên điều này đã phần nào ảnh
hướng tới nguy cơ mắc trầm cảm, rối loạn lo âu của người dân. Nghiên cứu được
thực hiên bởi Dan Liu và cộng sự đối với người dân Trung Quốc trong thời đại dịch
COVID-19 cũng đã chỉ ra rằng những người làm công chức hoặc sinh viên
(OR=0,8, 95% KTC: 0,7- 0,96) hoặc những người làm ở những tập đồn hoặc tổ
chức nói chung (OR=0,89, 95% KTC: 0,7-1) (25). Ngoài ra, ở một nghiên cứu
thuộc tác giả Cuiyan Wang được thực hiện cùng lúc tại Trung Quốc cho thấy đối
tượng học sinh có nguy cơ có triệu chứng trầm cảm (B=0.11, 95% KTC: 0.02-0.19)

và lo âu (B=0.16, 95% KTC: 0.02-0.30) cao hơn so với những người hiện đang đi
làm (55). Theo cả hai tác giả, những người làm công chức hoặc sinh viên thường
hay tiếp xúc với mạng xã hội và thu nạp được nhiều thông tin liên quan đến dịch
bệnh. Điều này có thể dẫn tới trạng thái lo âu ở những đối tượng trên. Tác giả cũng
khuyến nghị chính quyền cần có chiến lược truyền thông hiệu quả nhằm ổn định
người dân trong thời kỳ dịch bệnh toàn cầu đang bùng phát.
Bên cạnh những yếu tố trên, một số nghiên cứu cũng phát hiện ra mối liên
quan giữa tình trạng hơn nhân và mức độ trầm cảm, rối loạn lo âu của người dân


13

trong vụ dịch COVID-19. Ví dụ, nghiên cứu tại Trung Quốc Dan Liu và cộng sự
thực hiện trên người dân năm 2019 đã phát hiện ra được những người độc thân hoặc
đã ly dị hoặc khơng trong tình trạng hơn nhân có khả năng mắc những triệu chứng
trầm cảm cao hơn so với những sống cùng vợ hoặc chồng với mức độ nguy cơ lần
lượt là 1,3 lần (95% KTC: 1,213-1,464), 1,6 lần (95% KTC:1,387-1,945) và 1,4 lần
(95% KTC: 1,14-1,7) (25). Một nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm tác giả Liu X
cũng đã cho kết quả tương tự rằng những người sống độc thân có nguy cơ xuất hiện
những triệu chứng trầm cảm cao hơn so với những người đã kết hơn, đặc biệt là
trong mùa đại dịch tồn cầu (AOR = 4.35; 95% KTC: 1.65-11.42) (26). Điều này có
thể do những người đã li dị hoặc sống trong tình trạng độc thân có thể dễ gặp các
triệu chứng trầm cảm/lo âu hơn do thiếu sự hỗ trợ về mặt tâm lý từ bạn đời (25).
Thu nhập là một trong những yếu tố không thể thiếu đối với mỗi người dân và
hộ gia đình để trang trải cuộc sống. Năm 2003, trong thời đại dịch SARS, một
nghiên cứu được thực hiện tại Thái Lan cho thấy những người có thu nhập giảm bởi
dịch bệnh này có mức độ trầm cảm cao hơn những đối tượng không bị ảnh hưởng
(t=2.32, p=0.022) (20). Dịch MERS bùng nổ năm 2015 cũng đã làm ảnh hưởng tới
kinh tế của một sô người dân, đặc biệt là do ảnh hưởng của việc cách ly xã hội (17,
18). Điển hình, nghiên cứu của Hyunsuk và cộng sự thực hiện trên 1.600 người cách

ly đã cho thấy thiệt hại kinh tế sau khi cách ly từ 4-6 tháng đã làm tăng nguy cơ lo
âu lên 1.9 lần (KTC 95%: 1.4-2.6) (17). Cịn trong tình hình đại dịch COVID-19
diễn biến phức tạp, nhằm ứng phó với dịch bệnh, nhiều quốc gia, trong đó có Việt
Nam, đã ban hành lệnh giãn cách xã hội. Wenjun Cao và cộng sự đã chỉ ra sinh viên
khi sống cùng gia đình và sinh viên sống trong gia đình có nguồn thu nhập ổn định
cũng là một trong những yếu tố bảo vệ khỏi lo âu (OR = 0.726, 95% CI = 0.645 0.817) (4). Mặc dù, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của thu nhập
đối với mức độ trầm cảm, lo âu của người dân trong đại dịch COVID-19, tuy nhiên
ảnh hưởng của thu nhập đối với sức khỏe tâm thần trong những lúc thảm họa diễn
ra đã được chứng minh tại Việt Nam (33).
3.4.2. Kiến thức, thái độ và thực hành liên quan tới đại dịch


14

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có mối liên quan giữa sự trầm cảm và lo âu của
người dân đối với những kiến thức họ có về dịch bệnh. Một nghiên cứu được thực
hiện tại hai khu mua sắm tại Juddah, Ả Rập trên 358 đối tượng cho thấy những
người có kiến thức về khả năng lây nhiễm MERS-CoV có khả năng bị trầm cảm cao
hơn so với những người ít kiến thức (OR =3.25, 95% KTC: 1.86-5.70) (2). Mặt
khác, năm 2010, một nghiên cứu khác về dịch H1N1 được thực hiện tại Quảng
Châu, Trung Quốc trên 825 sinh viên cho thấy những sinh viên có kiến thức về tỉ lệ
tử vong của H1N1 trên 5%, H1N1 có thể gây những tổn thương không thể hồi phục
hoặc đợt bùng phát dịch bệnh H1N1 có thể xảy ra trong năm tiếp theo cảm thấy
hoảng loạn hoặc trầm cảm hơn so với những người không biết những thông tin này
(10). Sự khác biệt này có thể do thơng tin đối tượng tiếp nhận được (10). Những
thông tin về con đường lây nhiễm, khả năng lây nhiễm có thể có tác động tích cực
đối với người dân hơn do những thông tin này trao quyền tự chủ để phòng tránh
dịch bệnh (10). Trong khi đó, những thơng tin về tình hình, mức nghiêm trọng của
dịch bệnh phần nào khiến người dân có những cảm xúc tiêu cực trong tình hình dịch
bệnh (10).

Việc truyền tải kiến thức một cách đầy đủ và rõ ràng cũng có mối quan hệ mật
thiết đối với tình trạng trầm cảm, lo âu của người dân bởi việc này khơng chỉ khiến
người dân hài lịng mà cịn làm thun giảm triệu chứng trầm cảm và lo âu trong khi
cách ly (38). Cuiyan Wang và cộng sự cho thấy khi một người cảm thấy thông tin
về COVID-19 là chưa đầy đủ, điều này có mối liên quan tới mức điểm cao hơn đối
với triệu chứng lo âu (B=0.63, 95% KTC: 0.11 to 1.14) (55).
Trong thời đại dịch COVID-19, thái độ của người dân liên quan tới đại dịch
cũng góp phần ảnh hưởng tới mức độ trầm cảm, lo âu của họ bởi người dân thường
có xu hướng lo lắng cho thành viên gia đình, lo lắng về nguy cơ mắc bệnh cho bản
thân và lo lắng về khả năng các bác sĩ có thể phát hiện bệnh cho mình. Một nghiên
cứu tại Trung Quốc đã chỉ ra rằng mức độ lo âu của người dân có mỗi liên quan đối
với những người có mối quan ngại khi gia đình có trẻ dưới 16 tuổi (B=0.24, 95%
KTC: 0.07 to 0.42) và không tin vào khả năng phát hiện ra bệnh của bác sĩ (B =


15

1.86, 95% KTC: 0.96 to 2.76), thậm chí việc khơng tin vào bác sĩ cịn có mối liên
quan đối với điểm số trầm cảm thấp (B = 1.66, 95% KTC:0.94 to 2.38) (55). Tuy
nhiên, những người ít có mối quan ngại đối với khả năng mắc bệnh của bản thân
cũng có mối liên quan đối với việc tăng điểm số lo âu (B=−0.36, 95% KTC: −0.63
to −0.09) (55). Ngoài ra, trong thời kỳ khủng hoảng đại dịch SARS, nghiên cứu tại
Hong Kong đối với hơn 9000 người dân cho thấy những người có những thái độ
tiêu cực đối với quyết định của chính quyền và những cơ sở y tế có mức độ lo âu
cao hơn so với những người khác (6).
Hành động ứng phó với đại dịch cũng là một trong những yếu tố liên quan tới
việc xuất hiện các triệu chứng trầm cảm và lo âu.
Trong thời kỳ đại dịch SARS bùng phát năm 2003, tại Hong Kong, tác giả đã
phát hiện được có mối liên quan giữa mức độ lo âu đối với việc sử dụng thường
xuyên những biện pháp phòng tránh dịch (23). Tuy nhiên, cũng tại Trung Quốc vào

năm 2020, một nghiên cứu khác lại cho kết quả trái ngược đối với đại dịch COVID19. Tác giả đã chỉ ra rằng việc thực hiện đầy đủ những biện pháp phòng chống sự
lây nhiễm của dịch COVID-19 cũng có liên quan đến việc giảm triệu chứng trầm
cảm, lo âu ở những người dân đang sinh sống trong vùng dịch. Trước hết, khi tránh
sử dụng chung vật dụng cá nhân (như đũa), đồng thời điểm số trầm cảm và điểm số
lo âu (B = −0.36, 95% KTC: −0.55 to −0.17) và trầm cảm của người đó cũng được
cải thiện (B = −0.31, 95% KTC: −0.46 to −0.15) (55). Tương tự như vậy, việc rửa
tay, đặc biệt là rửa tay bằng xà phòng, thường xuyên sau khi hắt hơi, ho hoặc đưa
tay chạm vào mũi cũng liên quan mật thiết tới việc cải thiện điểm số lo âu (B =
−0.54, 95% KTC: −0.94 to −0.14) và trầm cảm (B = −0.39, 95% KTC: −0.71 to
−0.07) (55). Ngoài ra, hành vi đeo khẩu trang thường xuyên cũng làm giảm mức độ
lo âu (B = −0.43, 95% KTC: −0.81 to −0.06) và trầm cảm (B = −0.43, 95% KTC:
−0.81 to −0.06) ở những người dân (55).
3.4.3. Tình trạng sức khỏe
Tình trạng sức khỏe cũng có mối liên quan khơng nhỏ đối với tình trạng trầm
cảm và lo âu của người dân đặc biệt trong mùa dịch. Trong dịch MERS bùng nổ vào


16

năm 2015, một nghiên cứu tại Hàn Quốc được thực hiện trên 1,656 người dân thực
hiện cách ly và tác giả đã phát hiện ra những người có triệu chứng sốt, ho và tiêu
chảy có nguy cơ lo âu lần lượt cao gấp 1.8 lần (95% KTC: 1.1-3.0), 3.1 lần (95%
KTC: 2.3-6.3) và 6.7 lần (95%KTC: 3.8-11.8) so với những người khơng có những
triệu chứng trên (17). Trước hết, Dan Liu và cơng sự cho thấy người có thể trạng
yếu có xu hướng trải nghiệm căng thẳng cao hơn so với những người có thể trạng
tốt (OR=18.889, 95% KTC: 7.419-48.094) (25). Bên cạnh đó, đối với trầm cảm và
lo âu, một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng việc xuất hiện những triệu chứng như
ớn lạnh, đau cơ, ho, chóng mặt, sổ mũi và đau họng có liên quan tới mức độ trầm
cảm và lo âu của người dân (55). Bên cạnh đó, việc được hội chẩn (B=0.38, 95%
KTC: 0.02 - 0.73) hoặc phải nhập viện (B=1.23, 95 % CI: 0.09 - 2.36) cũng làm

tăng mức độ lo âu ở người dân theo thang điểm DASS21 (55). Những người có tình
trạng sức khỏe tệ hoặc rất tệ bị chịu ảnh hưởng tâm lý từ việc bùng phát dịch bệnh
cao hơn so với những người có thể trạng tốt hoặc rất tốt (B=0.76, 95% KTC: 0.02 1.49). Đặc biệt, việc người dân có tiền sự mắc những bệnh mạn tính cũng có mối
liên quan đối với mức độ trầm cảm, lo âu (55).
3.4.4. Cách ly/ giãn cách xã hội
Một trong những đặc trưng nổi bật của mỗi đợt đại dịch lây nhiễm bùng phát
là tình trạng cách ly. Tình trạng này đã gây một số cảm xúc tiêu cực đối với những
người dân như kì thị và có thể dẫn tới lo âu, trầm cảm trong số những người đang
sống trong cộng đồng. Một nghiên cứu tại Thái Lan trong đợt dịch SARS năm 2003
cho thấy đối tượng sống trong vùng cách ly, bị cách ly, có người quen nhiễm hoặc
bị nghi nhiễm có mức độ trầm cảm cao hơn so với những người khơng nằm trong
nhóm trên (t=7.95, p<0.001) (20). Theo tác giả, điều này có thể do những người
sống trong vùng cách ly, bị cách ly hoặc nghi nghề có mối quan hệ đối với người bị
nhiễm hoặc nghi nhiễm thường bị kỳ thị và không nhận được sự hỗ trợ từ xã hội
trong lúc khó khăn. Bên cạnh đó, một nghiên cứu gần đây về dịch COVID-19 tại
Vũ Hán, Trung Quốc cũng chỉ ra rằng có mối liên quan giữa những người có tiếp


17

xúc với người nghi nhiễm hoặc đi qua vùng cách ly và mức độ lo âu (B = 0.98, 95%
CI: 0.32- 1.64) (55).
3.5. Địa bàn nghiên cứu
Hà Nội, thủ đô của Việt Nam, là trung tâm đầu não về chính trị, văn hóa và
khoa học kĩ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về giao dịch kinh tế và quốc tế của cả
nước. Hà nội có diện tích tự nhiên khoảng 335.000 ha và có mật độ dân số khoảng 7
triệu người. Hà Nội gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và 577 xã,
phường, thị trấn. Vì Hà Nội là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế và cũng là nơi có
mật độ dân số tương đối dày đặc, khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát đã làm ảnh
hưởng tới cuộc sống thường nhật của một bộ phận đông đảo người dân đang sinh

sống và làm việc tại thủ đơ. Tính đến ngày 26/04/2020, Hà Nội có 112 người dương
tính với COVID-19 trên tổng số 270 ca trên cả nước (47). Tại Hà Nội có một số ổ
dịch có thể kể đến như bệnh viện Bạch Mai (17 ca), công ty Trường Sinh (28 ca)
(47). Cũng cùng thời điểm đó, với tâm lý e ngại của nhiều du học sinh, những người
đang làm việc tại nước ngoài, Việt Nam, đặc biệt tại Hà Nội ở sân bay Nội Bài,
hàng nghìn cơng dân Việt Nam cư trú tại các nước sở tại về quê hương. Điều này đã
làm dấy lên mối quan ngại vì lo sợ lây nhiễm và đã đẩy mạnh một làn sóng tiêu cực
giữa nhiều người dân đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Bên cạnh đó, nhằm đối
phó với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ
thị 16CT-TTg, trong đó thực hiện giãn cách tồn xã hội, hạn chế những nơi tụ tập
đơng người và tạm thời đóng cửa những hình thức dịch vụ kinh doanh khơng cần
thiết (47). Việc đóng cửa tạm thời nhiều hàng quán, dịch vụ đã làm ảnh hưởng tới
kinh tế và tâm lý của nhiều người dân, hộ gia đình và doanh nghiệp. Chính bởi
những lý do trên, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của
đại dịch COVID-19 đối với những triệu chứng trầm cảm và rối loạn lo âu của người
dân đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội.
3.6. Công cụ thu thập


18

Trên thế giới hiện nay, có một số bộ cơng cụ đánh giá mức độ trầm cảm và lo
âu nổi bật có thể kể đến như: DASS21, CES-D, HADS và IER-S. Mỗi bộ đều có
những ưu điểm và nhược điểm riêng và được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Thang đo

Đặc điểm

Ưu điểm


Nhược điểm

Depression,
Anxiety and
Stress Scale

Gồm 21 câu hỏi,
được chia làm 3
mục gồm: trầm
cảm, lo âu, stress.
Đã được chuẩn

Độ tin cậy ở
ngưỡng chấp nhận
được thông qua hệ
số Cronbach’s
Alpha: trầm cảm

Kết hợp 2 hoặc 3 phần
của bộ câu hỏi có thể
phát hiện một số hội
chứng tâm thần thơng
thường đối với trầm

hóa tại Việt Nam.

(0,72); lo âu
(0,77); stress

cảm và lo âu, tuy nhiên

không thể phân biệt

(0,70) (49).

những trường hợp chỉ
trải nghiệm trầm cảm
hoặc lo âu (49).

(Dass21)

Ngắn gọn, đo
lường cả 3 triệu
chứng trầm cảm,
lo âu, stress cùng
lúc.
Centre of

Gồm 20 câu hỏi.

Độ tin cậy ở

Không nên sử dụng

Epidemiological
Studies –
Depression
Scale

Mỗi câu được
đánh giá từ 0 đến

3 điểm. Khoảng
tổng điểm dao
động từ 0 (trạng
thái tốt nhất) đến
60 (trạng thái tệ
nhất) và điểm cắt
chẩn đoán những
ca trầm cảm

ngưỡng rất cao
với hệ số
Cronbach’s Alpha
= 0,928 (51).

như một công cụ đo
lường trầm cảm riêng
rẽ vì khơng hồn tồn
bao qt được hết các
khía cạnh của trầm cảm
(54).

(CES-D)

thường làm 16
(56).

Dễ thực hiện, thời
gian hoàn thành
ngắn (2-5 phút).



19

Thang đo

Đặc điểm

Ưu điểm

Nhược điểm

Hospital
Anxiety

Gồm 14 câu hỏi
gồm 2 mục: trầm

Ngắn, dễ thực
hiện.

Tuy có một số nghiên
cứu cho rằng có thể sử

and Depression
Scale

cảm (7 câu) và lo
âu (7 câu) (43).

dụng đối với dân số nói

chung, nhưng thường
được sử dụng đối với

(HADS)

bệnh nhân trong bệnh
viện (43).
The Impact of

Gồm 22 câu hỏi

Độ tin cậy ở

Chỉ sử dụng để đánh

Event Scale Revised

chia làm 3 mục:
cảm nhận lại

ngưỡng rất cao
với hệ số

giá ngay sau sự kiện
sang chấn. Không trực

(IES-R)

(Intrusion), sự
tránh né

(Avoidance) và
tăng nhạy cảm quá
độ. Mỗi câu được
đánh giá từ 0
(không chút nào)
đến 4 (cực kỳ) (7).

Cronbach’s Alpha
= 0,97 (51).

tiếp đánh giá mức độ
trầm cảm và lo âu (7).

Ngắn, dễ thực
hiện, có mối
tương quan mạnh
đối với các tiêu
chí của DMS-IV
đối với rối loạn
stress sau sang
chấn (Post
Traumatic Stress
Disorder) (7).

Generalized
Anxiety
Disorder 7
(GAD-7)

Gồm 7 câu đánh

giá những triệu
chứng của rối loạn
lo âu dựa theo
hướng dẫn của

Độ tin cậy ở
ngưỡng cao với hệ
số Cronbach’s
Alpha = 0,89 (27)

DSM-IV. Mỗi câu
được đánh giá từ 0
(khơng có) đến 3
(vài lần trong

dẫn của DSM-IV.
Đã được chuẩn
hóa đối với người
dân trên nhiều

Dựa theo hướng

Khơng đưa ra được
đánh giá lâm sàng, chỉ
dùng để sàng lọc (14,
27).


×