Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bo de thi thu tuyen sinh vao lop 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.28 KB, 5 trang )

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN ...........
TRƯỜNG THCS ...........

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học: 2013-2014
MÔN: Ngữ Văn (Dành cho tất cả thí sinh)
Thời gian làm bài: 120 phút (khơng kể thời gian giao đề)

Câu 1:
Phân tích ngữ pháp và nhận dạng loại câu (về mặt cấu trúc ngữ pháp) các câu sau:
a) Mõ lại thúc, trống lại giục và tù và lại kêu inh ỏi.
b) Dế Choắt là tên tơi đã đặt cho nó một cách chế giễu và trịch thượng thế.
c) Nếu anh ứng xử thì, tơi nói thật đấy, cả xã sẽ ủng hộ anh.
d) Câu thơ run rẩy sự sống như một sợi dây thần kinh bị bóc trần ra khỏi vỏ, trực tiếp chạm
vào nóng lạnh của mơi trường.
Câu 2:
Gọi tên và phân tích hiệu quả thẩm mĩ của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
Q hương tơi có con sơng xanh biếc
Nước gương trong soi bóng những hàng tre
Tâm hồn tơi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lịng sơng lấp lống.
(Nhớ con sơng q hương – Tế Hanh)
Câu 3:
Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách tổng hợp – phân tích – tổng hợp thể hiện sự cảm nhận
của em về ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
Câu 4:
Truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu chứa đựng những suy ngẫm sâu sắc của tác
giả về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những nét đẹp gần gũi bình dị và
những giá trị tinh thần bền vững của gia đình, của quê hương.
Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng cách phân tích đoạn trích trong sách giáo khoa Ngữ
Văn 9 – tập 2.



-------HẾT-------


PHÒNG GD & ĐT HUYỆN .............
TRƯỜNG THCS ...........

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học: 2013-2014
MÔN: Văn (Dành cho tất cả thí sinh)
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1:
Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu
nhuốc nhơ, thần sơng có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn
lịng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá,
lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp
mọi người phỉ nhổ.
(Trích Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ)
a) Những từ xưng hô được in đậm trong đoạn văn trên có cùng chỉ một người khơng? Đó là
ai?
b) Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?
c) Theo em, có nên đổi vị trí của các từ, cụm từ “kẻ bạc mệnh này” và “thiếp” cho nhau
khơng? Vì sao?
Câu 2:
Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:
Từ ấy trong tơi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí cháy qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.

(Từ ấy – Tố Hữu)
Câu 3:
Chép chính xác bốn câu thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Viết đoạn văn
khoảng 8 câu phân tích hình ảnh hàng tre trong khổ thơ trên, trong đoạn có câu văn dùng phần phụ
chú.
Câu 4:
Suy nghĩ của em về nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của
Nguyễn Dữ. Nêu ngắn gọn ý nghĩa của các yếu tố truyền kì trong truyện.


PHÒNG GD & ĐT HUYỆN ............
TRƯỜNG THCS ............

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học: 2013-2014
MÔN: Văn (Dành cho tất cả thí sinh)
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1:
Đọc kỹ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây
dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà cịn
muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem
một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.
(Trích Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi)
a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?
b. Chỉ ra phép liên kết hình thức giữa các câu trong đoạn văn trên?
c. Viết đoạn văn khoảng 10 đến 15 câu về lời nhắn nhủ của Nguyễn Duy qua bài thơ Ánh
trăng.
Câu 2:
Cảm nhận của em về hình ảnh bếp lửa trong đoạn thơ sau:

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm u thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xơi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.
(Trích Bếp lửa – Bằng Việt)
Câu 3:
Chép lại theo trí nhớ khổ đầu bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính của Phạm Tiến Duật.
Nêu cảm nhận của em về nhan đề và khổ thơ ấy.
Câu 4:
Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về chuyển biến mới trong tình
cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
Dựa vào đoạn trích trong sách giáo khoa Ngữ Văn 9, tập một, hãy trình bày ý kiến của em về
nhận định trên.


PHÒNG GD & ĐT HUYỆN ...........
TRƯỜNG THCS ............

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học: 2013-2014
MÔN: Văn (Dành cho tất cả thí sinh)
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2 điểm):
a) Nêu tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”.
b) Cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp tráng lệ, giàu màu sắc
lãng mạn về con người lao động trên biển khơi bao la. Hãy chép lại các câu thơ đầy sáng tạo ấy.
c) Hai câu thơ:

“Mặt trời xuống biển như hịn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa.”
được tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Cho biết tác dụng của những biện pháp nghệ thuật
ấy.
Câu 2 (1,5 điểm):
Mở đầu bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh có đoạn:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.”
Nhan đề của bài thơ là Sang thu nhưng tại sao nhà thơ lại dùng từ hình như? Nêu suy nghĩ
của em về ý nghĩa của cách dùng từ này.
Câu 3 (1,5 điểm):
Hình ảnh mùa xuân được khắc hoạ thật đẹp trong đoạn thơ sau:
“Mọc giữa dịng sơng xanh
Một bơng hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu theo cách lập luận tổng
hợp - phân tích - tổng hợp, trong đó có sử dụng phép nối và một câu chứa thành phần tình thái với
chủ đề: vẻ đẹp của mùa xuân, thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy (gạch dưới thành
phần tình thái và những từ ngữ dùng làm phép nối).
Câu 4 (5 điểm):
Bằng những hiểu biết của em về “Truyện Kiều”, hãy trình bày nghệ thuật miêu tả và khắc họa
tính cách nhân vật của Nguyễn Du.


PHÒNG GD & ĐT HUYỆN .............

TRƯỜNG THCS ..............

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
Năm học: 2013-2014
MÔN: Văn (Dành cho tất cả thí sinh)
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2 điểm):
Đọc kĩ phần trích sau đây và thực hiện các yêu cầu a, b được nêu bên dưới:
“Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc
nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyên thần
thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn
đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phịng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc
rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần
áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một
tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm
bạc, với những món ăn dân tộc khơng chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo
hoa.
Và Người sống ở đó, một mình, với một tư trang ít ỏi, một chiếc va li con với vài bộ áo quần,
vài vật kỉ niệm của cuộc đời dài. Tôi dám chắc khơng có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị
vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy. Bất giác ta nghĩ đến các vị
hiền triết ngày xưa như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn hay Nguyễn Bỉnh Khiêm sống ở quê nhà với những
thú quê thuần đức:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…
Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hồn tồn khơng
phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao,
một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc
thanh cao cho tâm hồn và thể xác.”
(Trích “Phong cách Hồ Chí Minh” – Lê Anh Trà)

a) Phần được trích trên có mấy đoạn văn? Hãy phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức
các đoạn văn của phần được trích trên.
b) Nêu và phân tích các biện pháp nghệ thuật đã được tác giả sử dụng thành cơng để làm nổi
bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh trong phần trích nói trên.
Câu 2 (1,5 điểm):
Phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ trong đoạn thơ sau:
“Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn khơng thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.”
(Trích“Ơng đồ” – Vũ Đình Liên)
Câu 3 (1, 5 điểm):
“Phải biến mình thành một ngọn lửa ta mới có thể làm bừng lên ánh sáng của thành công.”
Viết một đoạn văn theo cách diễn dịch khoảng 12-15 câu trình bày suy nghĩ của em về câu
nói trên. Trong đó có sử dụng một khởi ngữ và một phép liên kết câu.
Câu 4 (5 điểm):
Nhận xét về bài thơ “Bếp lửa” – Bằng Việt, sách giáo khoa ngữ văn 9 tập một có viết:
“Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa gợi lại những
kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lịng kính u trân trọng và
biết ơn của người cháu đối với người bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.”
Bằng hiểu biết về bài thơ “Bếp lửa” – Bằng Việt, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×