Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

5 đề văn hay về bài thơ mây và sóng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.65 KB, 15 trang )

5 bài văn hay về bài thơ “Mây và Sóng” của Ta-go
(Kèm theo bản gốc tiếng Anh và 2 bài dịch tiếng Việt)
 Đề 1: Anh/chị hãy phân tích bài thơ Mây và Sóng của Ta-Go
Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất của văn học Ấn Độ giai
đoạn đầu thế kỉ XX. Ông sinh trưởng ở Can-cút-ta, bang Ben-gan, trong một gia đình
q tộc. Tago có năng khiếu bẩm sinh nên ông làm thơ rất sớm. Suốt cuộc đời, ơng
hăng hái tham gia các hoạt động chính trị và có đóng góp to lớn cho xã hội trong nhiều
lĩnh vực.
Ta-go đã để lại một sự nghiệp sáng tác đồ sộ gồm 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu
thuyết, hàng trăm truyện ngắn, bút kí, luận văn, diễn văn, thư tín cùng rất nhiều ca
khúc và hơn 1500 bức họa.
Với tập Thơ Dâng, ông là nhà thơ đầu tiên của châu Á được vinh dự nhận giải thưởng
Nô-ben văn học năm 1913. Thơ Ta-go đề cao tinh thần dân tộc, dân chủ, đậm đà tính
nhân văn và tính trữ tình, lãng mạn, chứa đựng những triết lí tinh tế, sâu sắc của
phương Đơng.
Mây và sóng (bản dịch của Nguyễn Khắc Phi [*}) lúc đầu được viết bằng tiếng Bengan, in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909, sau đó Ta-go tự dịch ra tiếng
Anh và in trong tập Trăng non, xuất bản năm 1915.
Với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé, qua những hình ảnh thiên nhiên
giàu ý nghĩa tượng trưng, bài thơ Mây vờ sóng của Tago đã ngơi ca tình mẫu tử thiêng
liêng, bất diệt.
Bài thơ là lời kể hồn nhiên, chân thành của em bé với mẹ về những cuộc đối
thoại tưởng tượng giữa em và các nhân vật sống trên mây và trong sóng. Mặc dù
người mẹ không xuất hiện, không phát ngôn nhưng đối tượng để bày tỏ tình cảm
của em bé chính là Mẹ.
Bài thơ gồm hai cảnh.
- Cảnh một : mây rủ bé đi chơi
xa.
- Cảnh hai : sóng rủ bé đi chơi
xa.
Bé tưởng tượng ra hai cảnh. Tưởng
tượng mà rất thực.


- Em bé từ chối lời rủ rê của
mây. Em ở nhà và bày ra trò


chơi làm mây với mẹ (mẹ làm mặt trăng).
- Em bé từ chối lời rủ rê của sóng. Em ở nhà và bày ra trị chơi làm sóng với mẹ
(mẹ làm mặt biển).
Nhân hóa mây và sóng thành con người, tác giả có dụng ý nói lên sự hịa hợp, gắn bó
giữa thiên nhiên với con người.
Hai cảnh là hai lời thoại. Mỗi lời thoại là một đợt sóng cảm xúc trào dâng trong lòng
em bé, lần sau cao hơn lần trước. Đây khơng phải là sự thổ lộ tình cảm bình thường mà
là sự thổ lộ tình cảm trong tình huống có thử thách. Phải trải qua những thử thách khác
nhau thì tình thương yêu mẹ của em bé mới được thể hiện trọn vẹn.
Hai cảnh là hai lời thoại. Mỗi lời thoại là một đợt sóng cảm xúc trào dâng trong lòng
em bé, lần sau cao hơn lần trước. Đây khơng phải là sự thổ lộ tình cảm bình thường mà
là sự thổ lộ tình cảm trong tình huống có thử thách. Phải trải qua những thử thách khác
nhau thì tình thương yêu mẹ của em bé mới được thể hiện trọn vẹn.
Tứ thơ đơn giản, cấu trúc trùng lặp nhưng lời thơ và hình ảnh thơ rất khác nhau. Mây
và sóng đều là những cảnh vật tự nhiên vô cùng hấp dẫn, song sự hấp dẫn của chúng
khác hẳn nhau. Sự hấp dẫn của trò chơi trên mây và trị chơi trong sóng cũng khác
nhau.
Mây, trăng, bầu trời, sóng nước và biển cả… vốn là những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ
và thơ mộng. Những hình ảnh đó trong bài thơ đều do trí tưởng tượng phong phú của
em bé tạo ra cho nên chúng lại càng lung linh, kì ảo. Ai sống trên mây, ai sống trong
sóng vậy? Những Tiên đồng, Tiên nữ hay những nàng Tiên cá? Em bé tha hồ mà tưởng
tượng… Lung linh, kì ảo song vẫn rất sinh động, chân thực. Những hình ảnh, âm
thanh, màu sắc được dùng để miêu tả thiên nhiên trong bài thơ đều rất đúng với thiên
nhiên mn màu sắc.
Chúng ta hãy theo dõi cuộc trị chuyện của em bé với người mẹ thân yêu:
- Mẹ ơi, trên mây có người gọi con :

“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn
tớ chơi với vầng trăng bạc".
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?"
Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận
tầng mây”
“Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo “Làm sao cổ thể rời mẹ mà đến được”.
Thế là họ mỉm cười bay đi.


Chú bé ngồi trong lòng mẹ mà thủ thỉ tâm tình. Chú đang để cho trí tưởng tượng của
mình bay bổng. Chú hình dung ra trên mây kia có người gọi chú, rủ chú tham gia
những trò chơi thú vị với bình minh vàng, với vầng trăng bạc và khuyên chú hãy đến
nơi tận cùng trái đất. Cuộc đi chơi như thế thật hấp dẫn đối với tuổi thơ. Chú bé thích
lắm! Thử hỏi có chú bé nào trên trái đất này mà khơng thích đi chơi?! Em bé cũng
thích được theo Mây đi chơi nên mới hỏi : Nhưng làm thế nào mình lên đó được ? Tuy
vậy, bé vẫn băn khoăn vì mẹ đang đợi ở nhà. Mặc dù Mây đã tận tình chỉ dẫn: Hãy đến
tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây. Nhưng chú
bé đã khước từ sự cám dỗ ngọt ngào đó vì chú biết rằng nếu vắng mình, mẹ sẽ buồn
biết bao nhiêu!
Thay thế cho cuộc đi chơi không thành ấy, chú bé nghĩ ra trò chơi cũng hấp dẫn như
được đi chơi với mây mà lại không phải xa rời mẹ:
Con là mây và mẹ sẽ là mặt trăng,
Hai tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.
Hai tay em ôm lấy mặt mẹ và tưởng tượng em làm mây, mẹ làm mặt trăng, mái nhà là
bầu trời xanh thẳm. Em được mẹ ôm ấp, được tiếp nhận ánh sáng diệu kì từ mẹ. Thú vị
biết bao khi em hóa thành mây mà vẫn được gần mẹ, được chơi với mẹ.
Ở cảnh hai, chú bé hồn nhiên kể tiếp:
Trong sóng có người gọi con:
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hồng hơn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà
không biết từng đến nơi nao"

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngồi đó được?”.
Họ nói : “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.
Con bảo: “Buổi chiều mẹ ln muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?".
Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.
Cuộc chơi này có lẽ thú vị hơn vì những người sống trong sóng rủ chú bé ra biển chơi,
mà có cậu bé nào lại khơng thích biển? Sóng biển rì rào, nâng người bồng bềnh trên
mặt nước, cũng giống như tay mẹ âu yếm, vỗ về.
Cuộc đi chơi cũng sẽ thú vị biết bao! Em bé sẽ cùng sóng ca hát sớm chiều và đi mãi,
đi mãi. Thực ra, bé cũng thích được theo sóng đi chơi nên mới hỏi: Nhưng làm thế nào
mình ra ngồi đó được?
Nhưng em khơng đi mặc dù sóng cũng đã hướng dẫn chu đáo: Hãy đến rìa biển cả,
nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi.


Nhưng chú bé khơng đi vì phân vân, do dự: Buổi chiều, mẹ ln muốn mình ở nhà,
làm sao có thể rời mẹ mà đi được ?
Và chú bé lại nghĩ ra một trò chơi khác để thay thế. Trò chơi mà bé nghĩ ra lần này quả
là thú vị hơn nhiều ! Em là sóng cịn mẹ là bến bờ kì lạ rộng mở, bao dung.
Trị chơi này thể hiện tình thương yêu mẹ thắm thiết, nồng nàn của chú bé. Em không
những không phải xa rời mẹ mà cịn được chồng lên người mẹ, được lăn, lăn, lăn mãi,
rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Câu cuối bài : Không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào khẳng định mẹ con
ta ở khắp mọi nơi, khơng ai có thể tách rời, chia cắt được tình mẹ đối với con và tình
con đối với mẹ. Khơng ai có thể biết được mẹ con ta đang ở đâu trong đại dương dạt
dào hạnh phúc của tình mẹ con. Điều đó cũng có nghĩa là tình mẫu tử thiêng liêng hiện
diện ở khắp mọi nơi và mn đời bất diệt.
Trong bài thơ, Mây và sóng hịa hợp với người, thơng cảm và hiểu biết tấm lòng của
em bé đối với mẹ. Còn em bé là một đứa trẻ yêu thiên nhiên, yêu mẹ và giàu trí tưởng
tượng.
Trước những lời rủ rê hấp dẫn, chú bé đã kiềm chế được ham muốn nhất thời. Khơng

tìm cách lên mây hay nương theo làn sóng, khơng có nghĩa là chú ghét mây và sóng.
Ngược lại, chú bé đã nghĩ ra những trò chơi tuyệt diệu để hòa hợp tình yêu thiên nhiên
với tình mẫu tử bằng cách biến mình thành mây rồi thành sóng cịn mẹ thành mặt trăng
và bến bờ kì lạ.
Dẫu được miêu tả sinh động và chân thực, nhưng hình ảnh mây và sóng trong bài thơ
chỉ là tượng trưng. Những thú chơi trên mây trong sóng tượng trưng cho bao quyến rũ
của cuộc đời. Bãi biển tượng trưng cho tấm lòng bao dung của mẹ… Bài thơ đã tạo ra
những hình ảnh đậm đà màu sắc triết lí.
Chỉ có hai mẹ con âu yếm bên nhau trong một túp nhà mà đủ cả trời xanh, trăng sáng,
đủ cả mây bay, sóng vỗ. Cám ơn thi hào Ta-go đã nâng tình mẫu tử của nhân loại lên
tầm vu trụ!
Thi hào Ta-go từng nói : Bao giờ tôi cũng trẻ hay cũng già như người trẻ nhất và người
già nhất trong làng.
Cái thần tình của bài thơ nằm ở chỗ là Ta-go đã biến mình thành con trẻ. Con trẻ trong
sự ngạc nhiên trước tạo vật chung quanh, con trẻ trong sự tưởng tượng kì thú, con trẻ
trong sự gần gũi với trái tim người mẹ. Khi đọc bài thơ, người đọc dường như biết
mình bị lạc vào thế giới tưởng tượng nhưng vẫn nghe và tin những lời trò chuyện
huyễn hoặc của mây những lời rủ rê của sóng. Đọc xong bài thơ, chiêm nghiệm từ từ,
rồi đọc đi đọc lại, sống mũi bỗng thấy cay cay, khơng khóc mà mắt đỏ hoe, tâm hồn


rung động lạ thường khi nghe lời khước từ hồn nhiên của chú bé trước những lời mời
mọc, rủ rê của mây và sóng y vì là lời của con trẻ, nhưng lại thốt ra từ một trái tim
nồng nàn, tha thiết yêu thương.
Bài thơ có giá trị nghệ thuật điêu luyện bởi tác giả đã sử dụng những hình ảnh
thiên nhiên tuyệt đẹp và gửi gắm vào đó những ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Bên
cạnh đó là thủ pháp trùng điệp và những liên tưởng, so sánh thú vị. Mây và sóng
đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ, song cũng nhắc nhở mọi người
rằng, hạnh phúc khơng phải là điều gì xa xơi, bí ẩn, do ai đó ban cho mà hạnh
phúc ở ngay trong cuộc sống bình thường và do chính con người tạo dựng nên.

Bài thơ Mây và sóng thể hiện tình cảm yêu mến thiên nhiên, những ước mơ bay bổng
của tuổi thơ và đặc biệt là tình mẹ con đằm thắm, ấm áp và chứa chan hạnh phúc. Bài
thơ còn gợi cho chúng ta suy ngẫm về nhiều điều khác nữa. Trong cuộc sống, con
người thường gặp những cám dỗ ghê gớm. Muốn khước từ, chúng ta cần có điểm tựa
vững chắc là tình mẫu tử.

Bình tác phẩm "Mây và sóng" của thi hào Ta-go
 Đề 2: Bình tác phẩm "Mây và sóng" của thi hào Ta-go qua bản dịch thơ
của Nguyễn Đình Thi [**]
Ta-go (1861 - 1941) là đại thi hào của đất nước Ấn Độ. Ông là nhà thơ, nhà văn,
họa sĩ... Năm 1913, với tập thơ Thơ Dâng (Gitanjali), ông được giải thưởng
Nôben - Giải thường văn chương. Nhân dân Ấn Độ vô cùng tự hào về Ta-go.
Tên tuổi thi hào đã rạng rỡ quê hương xứ sở. Thơ của Ta-go là “bài ca về tình
nhân ái”, là “ước mơ và khát vọng về tự do, hạnh phúc”. Ông để lại hàng nghìn
bài thơ tựa như “hoa thơm, trái ngọt đôi bờ sông Hằng” đã làm phong phú tâm
hồn nhân dân Ấn Độ.
Ơng đem tấm lịng thương u mênh mơng đến với trẻ em. Ơng có hàng trăm bài thơ
viết về tuổi thơ bằng những hình tượng tuyệt vời với tấm lịng nhân hậu bao la. Đó là
một “thế giới thơ ngây”, một “miền thơ ấu êm đẹp và dịu hiền”! Ơng đã viết:
... Những người đi tìm ngọc
Thì lặn xuống mị ngọc trai.
Cịn những người lái bn
Giong thuyền của họ
Trong khi đó thì các em
Các em nhặt những viên đá cuội


Rồi lại ném đi…
(Trên bờ biển)
Mây và sóng là bài thơ nổi tiếng của Ta-go rút trong tập thơ Trăng non xuất bản năm

1915. Qua bản dịch thơ của Nguyễn Đình Thi, ta cảm nhận về một thế giới tâm hồn
tuổi thơ kỳ diệu của em bé thông minh, hiếu thảo đang sống hạnh phúc bên mẹ hiền.
Bài thơ là câu chuyện tâm tình của em bé ngây thơ với mẹ về những giây phút giao
cảm thần tiên của em với thiên nhiên, với mây và sóng. Mây và sóng đang thủ thỉ trị
chuyện với em. Với mây: Bằng trí tưởng tượng tuyệt vời vô biên, em bé đang chơi đùa
với mẹ. Bỗng em ngước mắt nhìn trời xanh, lắng nghe mây trên chín tầng cao vẫy gọi.
Mây ân cần rủ em bé cùng du ngoạn “từ tinh mơ đến hết ngày’’ cùng nhau thỏa thích
vui chơi "giỡn với sớm vàng” và “đùa cùng trăng bạc”, từ lúc bình minh cho đến tận
đêm khi trăng lên. Mây trở thành nhân vật trữ tình, được nhân hóa, có gương mặt nụ
cười và giọng nói thủ thỉ, tâm tình. Mây, trăng bạc, sớm vàng (rạng đông) là những
hiện tượng thiên nhiên mà con người từ xưa tới nay, từ em bé tới cụ già, từ người dân
thường đến các nghệ sĩ, các tao nhân mặc khách,... ai cũng thích chiêm ngưỡng và
khám phá vẻ đẹp huyền diệu và sự vĩnh hằng của nó.
Tâm hồn tuổi thơ vốn hồn nhiên, trong sáng và giàu trí tưởng tượng. Vì thế em bé “trị
chuyện’’ với mây và muốn được cùng mây đi chơi đó đây. Nhưng có tình u nào
mãnh liệt hơn, đằm thắm hơn tình u mẹ của đứa con ngoan? Từ thích thú muốn được
đi chơi cùng mây, em bé phân vân, lưỡng lự rồi từ chối: “Nhưng mà làm thế nào tôi
trốn trên ấy được”, và “Mẹ đợi tôi ở nhà, tôi có lịng nào bỏ được mẹ tơi”.
Tình u mẹ là tình cảm rất sâu sắc, rất đẹp của con người, đó là điều mà thi hào Ta-go
muốn tâm sự với các em bé gần xa trên trái đất. Yêu mẹ cha, yêu anh chị em, yêu căn
nhà êm ấm, yêu những kỉ niệm tuổi thơ... là những tình cảm đằm thấm, đầy ắp trong
tâm hồn em bé ngây thơ đang trị chuyện với áng mây. Và đó cũng là cảm xúc chủ đạo
của bài thơ Mây và sóng.
Có gì sung sướng hơn khi:
Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng
Hai tay con ơm mặt mẹ, cịn mái nhà ta là trời xanh...
Với sóng, có nhà thơ Việt Nam đã viết:
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu...
(Sóng- Xuân Quỳnh)

Trong bài thơ cùa Ta-go, sóng như vị sứ giả của đại dương xa xơi đến với em bé. Sóng
reo rì rầm. Sóng vẫy gọi chào mời em bé. Tuổi thơ nào mà chẳng từng khát khao, mơ
ước? Sóng thủ thỉ cùng với em bé về một cuộc viễn du: “Chúng ta ca hát sớm chiều,
chúng ta đi mãi mãi", và rồi "cứ đi đến bờ biển... sóng sẽ cuốn con đi” đến mọi bến bờ,
mọi chân trời xa lạ. Đây là một câu thơ diễn tả hình tượng con sóng vỗ vào bờ, liếm


vào bãi cát, rồi lại rút ra xa, lại vỗ vào... và cái nhìn lưu luyến, băn khoăn của em bé
theo con sóng xa vời trên biển:
Họ (sóng) bèn mỉm cười, và nhảy nhót, họ dần đi xa
Mơ ước được đi xa, nhưng rồi em bé lại đắn đo, băn khoăn. Em đã không thể đi du
ngoạn cùng mây (bay cao) nên em cũng khơng thể đi chơi với sóng (đi xa). Với em, chỉ
có mẹ, nguồn vui cao cả thiêng liêng mà tạo hóa đã dành cho phần hơn: tình mẫu tử.
Em khơng nỡ để mẹ nhớ, mẹ buồn. Em cũng không thể nào “rời mẹ” một giây, một
phút. Niềm vui cứ chói ngời mãi hồn em:
Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển
Con lăn, lăn như lằn sóng vỗ, tiếng con cười giịn tan vào gối mẹ.
Và khơng ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu..
Câu thơ Con làm sóng nhé, mẹ lằm mặt biển là một câu thơ hàm nghĩa, giàu tính triết
lý. Khơng có mặt biển thì khơng thể có sóng. Có biển mới có sóng, cũng như có mẹ
mới có con. Lúc sóng vỗ cũng là lúc biển hát. Lúc “con cười giịn tan vào gối mẹ” là
lúc mẹ vơ cùng sung sướng. Vì thế, con ngoan và vui chơi là lịng mẹ hạnh phúc. Qua
đó, ta thấy nhà thơ lấy sóng và biển để nói với tuổi thơ bao điều.
Tính độc đáo của bài thơ là ở cấu trúc đối thoại giữa em bé với mây và sóng và lồng
vào đó là tiếng nói thủ thỉ của em với mẹ yêu thương. Một bài thơ trong sáng và đẹp
như mây, như sóng, nói về miền sâu kín nhất, đằm thắm nhất của tâm hồn tuổi thơ. Em
bé được nói đến trong bài thơ này rất yêu thương mẹ. Cánh chim còn non yếu nên chưa
dám bay cao cùng mây, chưa thể đi xa cùng sóng, mặc dù em có nhiều mơ mộng, nhiều
khát khao muốn đi tới mọi chân trời góc biển.
Bài thơ Mây và sóng thật đặc sắc và giàu ý nghĩa, lấp lánh vẻ đẹp nhân văn của một

hồn thơ vĩ đại.
Đề 3 : Hãy viết cảm nhận của mình về bài thơ Mây và sóng của Ta-go
Đại thi hào của Ấn Độ, với tập Thơ Dâng, ông được giải thưởng Nô-ben về văn
chương. Thơ của Ta-go là "bài ca về tình nhân ái", là "ước mơ và khát vọng về tự do,
hạnh phúc”. Thế giới thơ của Ta-go đã đành cho "miền thơ ấu" một vị trí ấm áp và
sang trọng, hồn nhiên và đậm đà.
Bài thơ Mây và sóng nói về tình u mẹ và mơ ước kì diệu của tuổi thơ. Đây là một
kiệt tác rút trong tập Trăng non (1915) của thi hào. Bài thơ mang sắc điệu trữ tình như
một khúc đồng dao thể hiện niềm giao cảm thần tiên của tâm hồn tuổi thơ với mây và
sóng, với thiên nhiên kì diệu.
Em bé ngước mắt nhìn trời xanh, lắng nghe mây trên chín tầng cao vẫy gọi. May ân
cần rủ em bé cùng du ngoạn với " bình minh vàng", và đùa cùng "trăng bạc" từ bình


minh đến lúc trăng lên. Mây được nhân hóa, có gương mặt, nụ cười và giọng nói thủ
thỉ tâm tình:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn
tớ chơi với vầng trăng bạc ”
Cuộc đối thoại giữa mây với em bé khơng chỉ nói lên tâm hồn bay bổng hồn nhiên của
tuổi thơ mà còn khẳng định, ngợi ca tình yêu mẹ của tuổi thơ rất đẹp và mãnh liệt:
“Mẹ mình đang đợi ở nhà ”con bảo - “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.
Yêu mẹ hiền, yêu mái nhà êm ấm... là những tình cảm trong sáng, đằm thắm của em
bé. Có gì hạnh phúc hơn khi được sống bên mẹ hiền:
“Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm”
Trí tưởng tượng diệu kì và tình yêu thiếu nhi nồng nàn của Ta-go đã sáng tạo nên vần
thơ đẹp nói về hạnh phúc tuổi thơ. Ở đây, tình mẫu tử được nâng lên ngang tầm với vũ
trụ.
Ngắm mây bay... rồi em bé nghe sóng reo, sóng hát. Sóng như sứ giả của đại dương xa
vời đến với em bé. Sóng reo rì rầm. Sóng vẫy gọi chào mời em bé. Tuổi thơ nào mà

chẳng khao khát, ước mơ? Sóng thủ thỉ cùng em về một cuộc viễn du: "Bọn tớ ca hát
từ sáng sớm cho đến hồng hơn". Và rồi cứ đi đến bờ biển... sóng sẽ cuốn con đi đến
mọi bến bờ, mọi chân trời xa lạ... Mơ ước muốn đi xa, nhưng em bé lại đắn đo băn
khoăn: "Nhưng đến tối, mẹ tơi nhớ thì sao?". Sóng liếm vào bãi cát rồi lại rút ra xa, lại
vỗ vào... Em bé bâng khng nhìn theo con sóng xa vời trên trùng dương:
"Buổi chiều mẹ ln muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?.
Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.”
Mơ ước được đi xa, nhưng rồi em bé lại băn khoăn, lưỡng lự. Em đã không thể đi du
ngoạn cùng mây (bay cao) nên em cũng khơng thể đi chơi với sóng (đi xa). Với em chỉ
có mẹ hiền yêu thương, nguồn vui ấm áp cao cả, thiêng liêng mà tạo hóa đã dành cho
phần hơn: tình mẫu tử. Em mơ ước đến với mọi chân trời góc biển, nhưng em khơng
nỡ để mẹ nhớ, mẹ buồn. Trong hiện tại, em không thể nào "rời mẹ" trong khoảnh khắc.
Niềm vui về mẹ hiền cứ chói ngời mãi hồn em thơ;
" Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào".


Câu thơ "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ " là một câu thơ hàm nghĩa, giàu tính
triết lí. Mẹ là bến bờ để ơm con sóng vào lịng. Lúc "con cười vang vỡ tan vào lịng
mẹ" là lúc mẹ hạnh phúc. Vì thế, con ngoan, vui chơi là mẹ hạnh phúc. Nhà thơ mượn
sóng và biển để nói cùng tuổi thơ gần xa bao điều.
Tính độc đáo của bài thơ là hai mẩu đối thoại giữa em bé với mây, giữa em bé với
sóng, đan xen vào lời con thủ thỉ với mẹ hiền. Đây là một bài thơ trong sáng, hồn hậu
của Ta-go nói về miền ấu thơ. Yêu thiên nhiên, sống hồn nhiên thích phiêu lưu mạo
hiểm, trí tưởng tượng phong phú, hiếu thảo... là đời sống tinh thần và tâm hồn tuổi thơ.
Em bé được nói trong Mây và sóng rất yêu thương mẹ hiền.
Mây và Sóng là một bài thơ hay nói về hạnh phúc tuổi thơ. Hình tượng sóng, mây, mẹ
thấm đượm vẻ đẹp nhân văn về chủ đề ấy.
 Đề 4: Bình luận tác phẩm "Mây và sóng" của thi hào Ta-go

Trong kho tàng văn học của nhân loại đã có biết bao tác phầm viết về tình cảm gia
đình. Ta dã biết những tác phẩm như Bếp lửa, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng
mẹ, Con cị… Bên cạnh những tác phẩm rất quen thuộc đó cịn có bài thơ Mây và sóng
của Ta-go – một tác phẩm thơ nói lên tình mẫu tử bao la, rộng lớn của một đại thi hào
Ấn Độ. Trò chơi của những người sống trên mây và sóng thật thú vị, khơng gì tả nổi,
hấp dẫn đến lạ kì:
“Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng,
bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm đến hồng hơn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không
biết từng đến nơi nao”.
Thiên nhiên bao la, rộng lớn đang mở ra trước mắt em bé. Được chơi với mây, với
vầng trăng bạc, ngao du nơi này nơi nọ đối với em bé là cả một niềm vui thích, rồi
được chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Hẳn rằng em bé sẽ không bỏ lỡ cơ hội
đó qua đi, em đã hỏi:
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngồi đó được?”.
Đó là một điều thật dễ hiểu, dù sao em bé vẫn chỉ là một em bé mà thơi. Nhưng đúng
lúc này hình ảnh người mẹ lại hiện lên trong tâm trí em:
“Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”
Con bảo: “Buổi chiều mẹ ln muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.
Em đúng là một đứa bé ngoan, lời từ chối của em thật ngây thơ, trong sáng đến mức
khiến cho họ phải mỉm cười, nhảy múa rồi lướt qua. Chính mẹ em bé, tình u thương
của mẹ dành cho em đã trở thành sợi dây vơ hình buộc chặt em bé ở lại, buộc chặt tâm
trí em với lịng mẹ. Cũng chính vì điều đó mà những trò chơi sáng tạo của em bé thú vị
chẳng kém trò chơi của những


người sống trên mây và sóng:
Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lịng mẹ.
Mây, trăng, sóng, bờ biển đều đã thể hiện lên trị chơi của em nhưng trong đó lại có cả
mẹ. Ở đây, thiên nhiên rộng lớn, kì ảo, thơ mộng vẫn hiện lên. Nó cịn hiện lên đậm nét
hơn nữa qua tình cảm của em bé với mẹ. Em sẽ lấy đơi tay chồng lên người mẹ. Rồi
sẽ lăn, lăn, lăn mãi cùng tiếng cười vỡ tan vào lòng mẹ. Tình cảm ấy thật sâu đậm, thật
thiết tha. Và chắc chắn rằng nó sẽ kéo dài từ bình minh đến tối.
Nổi bật hẳn lên trong phần hai cũng như là một điểm nhấn cho tồn bộ tác phẩm chính
là câu thơ và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào. Tại sao em bé lại
nói như vậy, đó là bởi em tin chắc rằng tình cẳm giữa em và người mẹ sẽ ở khắp mọi
nơi, mọi chốn. Tình cảm ấy sâu sấc đến mức khơng ai có thể hiểu hết được. Tình mẫu
tử là thiêng liêng, bất diệt, hoà cả vào trong thiên nhiên bao la, thơ mộng.
Với kết cấu lặp lại giữa hai phần nhưng tác phẩm khộng vì thế mà trở nên nhàm chán.
Ngược lại, tác phẩm càng thêm sức lôi cuốn bởi tác giả Ta-go đã khéo léo tạo ra thêm
thử thách thứ hai cho em bé. Chính điều đó đã tạo ra tình cảm mẫu tử trong bài thơ
này, một tình cảm trong gian lao, thử thách càng thèm bền chật. Cùng với đó, Ta-go đã
tinh thế chọn ra những hình ảnh mây, trăng, sóng, bờ biển để làm biểu tượng cho thiên
nhiên. Những hình ảnh biểu tượng đó được nhân hố lên có tâm hồn, tiếng nói khiến
cho chúng thêm phần sống động trước mắt người đọc. Giọng diệu thiết tha, sâu sắc của
một người con với mẹ của mình.
Tác phẩm Mây và sóng của Ta-go tựa như một bài ca. Bài ca ấy cho người đọc thấu
hiểu rằng tình mẫu tử là thiêng liêng, bất diệt. Đồng thời nó cũng nhắc nhở mỗi người
trong chúng ta về cuộc đời bao giờ cũng có những cám dỗ, điều quan trọng là ta phải
biết vượt qua nó. Một trong những động lực giúp ta biết vượt qua chính là tình cảm của
người mẹ dành cho ta. Với những điều đó, tác phẩm đã để lại những tình cảm sâu đậm
trong lịng người đọc.

*Bài bổ sung (Dạng bình giảng)
1. Bài thơ Mây và sóng được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập Si-su, xuất bản năm
1909, sau này được chính Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non, xuất bản

năm 1915.
2. Bài thơ có hai phần, cấu trúc khá giống nhau:
- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê


- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.
- Những trò chơi do em bé sáng tạo.
Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả
trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ
bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.
Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại
một kiểu cấu trúc, một ý tưởng hẳn là phải có lý do nào đó. Điều này có thể giải thích
qua những đặc điểm tâm lý, tính cách của một cậu bé. Đã là trẻ con ai chẳng ham chơi.
Những trò chơi của bạn bè đồng trang lứa có sức hấp dẫn thật kỳ lạ. Việc bạn bè đến rủ
đi chơi có thể coi là những thử thách.
Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú ln u mẹ. Chú nghĩ đến việc
mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối.
Nhưng những người bạn lại đến rủ đi chơi. Lúc này là một thử thách thực sự đối với
tâm tính của một chú bé. Cũng như lần trước, chú lại băn khoăn: "Nhưng làm thế nào
mình ra ngồi đó được?". Những người bạn lại nhiệt tình chỉ đường. Nhưng một lần
nữa chú bé lại từ chối vì lịng u mẹ: "Buổi chiều mẹ ln muốn mình ở nhà...". Thử
thách càng lớn thì lịng u mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố.
Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu
tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động
trùng điệp, hơ ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ
nhất. Bởi vậy, không thể bỏ khổ thơ thứ hai đi được.
3. Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?".
"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngồi đó được?".
Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp

dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào
chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần
nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ
chối những lời rủ rê dù những trị chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.
4. Có thể nhận thấy những trò chơi chú bé sáng tạo ra khơng có gì đặc biệt:
- "Con là mây và mẹ sẽ là trăng
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm".


- "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ
Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lịng mẹ".
thậm chí có thể coi đó khơng phải là những trị chơi đúng nghĩa. Nhưng có sao đâu,
điều quan trọng nhất đối với chú bé là luôn được ở bên cạnh mẹ, có thể biểu hiện tình
u đối với mẹ. "Hai bàn tay con ôm lấy mẹ", "Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ
tan vào lòng mẹ". Quả là những trò chơi thật kỳ lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con
nồng ấm, thân thiết đến mức nào.
5. Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng.
Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? "Trong mây có người gọi con", "Trên
sóng có người gọi con"... Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra.
Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là
biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ đối với
mỗi con người, đặc biệt là với một chú bé. Đó là những hình ảnh ẩn dụ.
6. "Và khơng ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu"
Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con. Đây
không đơn giản là một ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh mà là một
tình u vơ cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên
cả những thú vui hằng ngày, thậm chí mãnh liệt đến mức lấn át tất cả những mối quan
hệ khác. Chỉ cần hai mẹ con là đủ.
7. Ngồi ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:
- Conngười trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn

khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa
vững chắc nhất.
- Hạnh phúc không phải là điều gì bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế, do chính con
người tạo dựng nên...

( Mời tham khảo bản gốc tiếng Anh của Tagor và 2 bài dịch tiếng Việt )
CLOUDS AND WAVES
Mother, the folk who live up in the clouds call out to me "We play from the time we wake till the day ends.


We play with the golden dawn, we play with the silver moon.
I ask, "But, how am I to get up to you?" They answer, "Come to the edge of the
earth, lift up your hands to the sky, and you will be taken up into the clouds."
"My mother is waiting for me at home," I say. "How can I leave her and come?"
Then they smile and float away.
But I know a nicer game than that, mother.
I shall be the cloud and you the moon.
I shall cover you with both my hands, and our house-top will be the blue sky.
The folk who live in the waves call out to me "We sing from morning till night; on and on we travel and know not where we
pass."
I ask, "But, how am I to join you?" They tell me, "Come to the edge of the shore
and stand with your eyes tight shut, and you will be carried out upon the waves."
I say, "My mother always wants me at home in the evening -how can I leave her
and go?"
Then they smile, dance and pass by.
But I know a better game than that.
I will be the waves and you will be a strange shore.
I shall roll on and on and on, and break upon your lap with laughter.
And no one in the world will know where we both are.
Bản dịch bài thơ “Mây và sóng” của Nguyễn Khắc Phi [*]

Con là mây và mẹ sẽ là trăng.
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu ười xanh thẳm.
Trong sóng có người gọi con:
“ Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hồng hơn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà
không biết từng đến nơi nào”.
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngồi đó được?”
Họ nói: " Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.
Con bảo: “Buổi chiều mẹ ln muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.
Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.
Nhưng con biết trị chơi khác hay hơn.
Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,
Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.


Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.
MÂY VÀ SÓNG ( Bản dịch của Nguyễn Đình Thi ) [**]
Mẹ ơi , kìa ai đang gọi con trên mây cao
Họ bảo chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày
Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc ”
Con hỏi : “Nhưng làm thế nào tôi lên trên ấy được ? ”
Họ trả lời :
“Con hãy đi đến hết cõi đất , rồi giơ tay lên trời , con sẽ bay bổng lên mây ”
Nhưng con nói : “Mẹ đợi tơi ở nhà , tơi có lịng nào bỏ được mẹ tôi ? ”
Họ bèn mỉm cười và lững lờ họ bay đi mất .
Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ :
Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng ,
Hai tay con ơm mặt mẹ cịn mái nhà ta là trời xanh .
Mẹ ơi , kìa ai đang gọi con dưới sóng rì rào :
“Chúng ta ca hát sớm chiều , chúng ta đi mãi mãi , không biết là đi qua những đâu ”
Con hỏi : ” Nhưng làm thế nào tôi đuổi được theo bây giờ ? ”

Họ bảo : ” Cứ đi , con cứ đi đến bờ biển , đứng im , con nhắm mắt lại , sóng sẽ cuốn
con đi ”
Con trả lời : ” Nhung đến tối mẹ tơi nhớ thì sao ?
Tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được ? ”
Họ mỉm cười và nhảy nhót họ dần đi xa .
Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ
Con làm sóng nhé , mẹ làm mặt biển ,


Con lăn , lăn như làn sóng vỗ , tiếng con cười giịn tan vào gối mẹ
Và khơng ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu .
***
( Bản dịch của Nguyễn Đình Thi sát với bản gốc tiếng Anh và dễ đọc hơn- NST)
----------------------------------------------------------------------------------------PHH sưu tầm, tổng hợp & giới thiệu 8 – 2015
Nguồn: tailieuvan.net; baivanhay & loigiaihay.com



×