Phân tích bài thơ : “Mây và sóng”
Trong tâm hồn mỗi người chúng ta luôn tiềm ẩn những khát khao khám phá những điều chân
trời mới lạ. Nhưng để thực hiện những khám phá ấy, cần có một điểm tựa đó là điểm tựa của
tình yêu thương. Em bé trong bài thơ mấy và sóng, đã lựa chọn tình yêu thương thay vì để đi
cùng mây và sóng để được khám phá, làm trôi được, đi đến những bến bờ kì lạ của cuộc sống
yêu thương và được yêu thương cùng mẹ. Cuộc sống vì tình yêu thương ấy sẽ chấp cánh cho
tâm hồn em. Em vẫn được là mây, vẫn được là sóng, vẫn được khám phá những điều kì lạ của
thế gian, bài thơ Mây và sóng ngợi ca tình mẫu tử, tình cảm thiêng liêng nhất của mọi người.
Dưới hình thức của lời kể chuyện, bằng giọng kể ngây thơ, trong sáng của em, câu chuyện về
tình mẹ - con được tái hiện.Tình cảm ấy bắt đầu hiện lên từ cuộc gặp gỡ, chuyện trò của em
với mây:
Mẹ ơi, kìa ai đang gọi trên mấy cao, những điệu mây mới hấp dẫn con biết bao, cuộc sống của
mấy cũng lý thú biết bao: được chơi với bòng mây vàng, với vầng trăng bạc, với mặt trời, mặt
trăng. Thế giới bầu trời đầy bí ẩn luôn như mời gọi sự tìm hiểu và khám pháđối với em bé và
em dường như rất muốn được giao du cùng mâynhưng làm thế nào mình lên đó được. Và con
đường đi cũng thật dễ dàng.
Song cùng với suy nghĩ muốn đi cùng mây và ý nghĩ về mẹ, là tình yêu thương của em dành
cho mẹ: mẹ mình đang đợi ở nhà – làm sao có thể rời mẹ mà đi được?
Câu hỏi mà cũng là câu khẳng định, khẳng định sự lựa chọn cuộc sống với tình yêu thương. Và
ước muốn đi cùng mây được em ghi vào trò chơi cùng mẹ - con sẽ là mây và mẹ sẽ là trăng,
sau cuộc trò chuyện cùng mây, em găọ sóng, cuộc gặp gỡ này giống như một sự thử thách đối
với em: trong sóng có người gọi con.
Nếu cuộc sống của mây là hấp dẫn thì cuộc sống của sóng lại hấp dẫn rất nhiều lầm. Được đến
những bến bờ kì lạ, nhiều bến bờ chưa ai từng thấy qua, cuộc sống ấy hấp dẫn bé vô cùng.
Song cũng như câu trả lời với mây, câu trả lời với sòng một lần nữa khẳng định chấn lí của đổi
thay trong tâm hồn cậu bé: làm sao có thể rời mẹ mà đi được. Và một trò chơi khác hay hơn
đưa em tới những bến bờ kì lạ của riêng mình: con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ - bến bờ
này cũng đầy hấp dẫn nhưng cũng đầy tin yêu, trìu mến. với em, trò chơi cùng mẹ luôn là trò
chơi hay nhất, hay hơn tất cả thảy những trò chơi cùng mấy và cùng sóng. Bé sẽ là mây bên
vằng trăng mẹ dịu hiền, sẽ là sóng và sẽ lượn lờ mãi, không ai biết được mẹ con ta ở chốn nào.
Tất cả như mở ra một không gian tràn ngập tình yêu thương, ở không gian riêng ấy chỉ có
những con người yêu thương: con và mẹ.
Hình ảnh người mẹ không xuất hiện trực tiếp trong thơ nhưng lại có mặt suốt không gian câu
chuyện, có mặt trong lời hô âu yếm của con: Mẹ ơi- trên mấy có người gọi con, có mặt trong
mây,lo âu cho sự lựa chọn mây của convà đặc biệt luôn là hình ảnh của cuộc sống mới lạ,
những bến bờ mới lạ trong trí tưởng tượng của con “con là mây mẹ sẽ là trăng, con là sóng mẹ
sẽ là bến bờ”. Mẹ có mặt ở khắp mọi nơi trong tâm hồn ngây thơ trong sang của bé, luôn cảm
nhận được tình cảm của mẹ dành cho mìnhvà trong trái tim bé thơ của em cũng dạt dào tình
yêu dành cho mẹ. Và trong câu chuyện điều ấy được nói tới như là một điều tất yếu câu chuyện
của bé, lời nói của bé, những tình cảm của bé làm xúc động biết bao tâm hồn người đọc. Mẹ
luôn là vầng trăng, là bến bờ kì diệu ấp ủ, cở che, an ủi con trong cuộc đời này.
Lấy hình ảnh là câu chuyện của bé, nhà thơ đã tìm được một hình thức hoàn hảo nhất để nói
về tình mẫu tử thiêng liêng lời kể càng ngây thơ, trong sáng bao nhiêu, người đọc càng cảm
nhận được tình yêu mẹ ngập tràn trong từng câu chữ.
Những lời gọi mẹ ơi, mẹ và hình ảnh: hai bàn tay con ôm lấy mẹ, con lăn, lăn, lăn mãi, rồi sẽ
cười vang và vỡ tan vào lòng mẹ tràn đầy sức gợi cảm. Dường như ta có thể nghe được tiếng
cười, nhìn thấy và cảm thấy bàn tay bé nhỏ đang ôm mẹ, bíu vào bòe vai mẹ, nhìn thấy hình
ảnh hai mẹ con đang chơi những trò chơi riêng được làm bằng tình mẫu tử, không ai và không
điều gì có thể xâm phạm thế giới ấy. Và cũng không ai có thể hiểu đướcự hấp dẫn diệu kì của
bến bờ tình mẹ - bến bờ yêu thương: không ai trên thế gian này có thể biết mẹ con ta đang ở
chỗ nào.
Sử dụng mây và sóng như một biểu tượng của những điều mới lạ và cuốn hút nhà thơ đã thực
hiện một phép thử với tình cảm và kết quả cuối cùng thuộc về tình mẫu tử thiêng liêng. Không
chỉ thế, đầy ắp trong bài thơ là những hình ảnh gợi lên ý nghĩa của sự gắn bó máu thịt giữa
mek và con. Đọc bài thơ người đọc có cảm tưởng như đnag xem một cuộn phimđặc tả về tình
cảm diệu kì này: hình ản mẹ và con hình ảnh mấy và trăng, sóng và bến bờ. những hình ảnh
sóng đôi, tay hai mà một đã nói một cách đầy đủ nhất sự gắn bó vĩnh cửu, sự gắn bó mang lại
những vẻ đẹp diệu kì cho cuộc sống của muôn loài.
Mây và sóng ra đời cách chùng ta cả một thế kỉ nhưng những gì nhà thơ nói cùng chúng ta vẫn
vô cùng gần gũi và vô cùng mới mẻ. Phải chăng những gì thuộc về trái tim sẽ không bao giờ
cũ. Tình mẫu tử muôn đời là thế, thật đơn giản như những lời kể chuyện ngây thơ của em bé
song cũng bí ẩnt biết bao, giống như những bến bờ kì lạ mà mỗi con người trong mỗi chặng
đời mình lại nhận ra bao điều chưa biết hết, phải chăng những nỗi đau trong cuộc đời riêng của
nhà thơ đã mang đến những trải nghiệm này. Đọc bài thơ, ta nhận ra một điều: con người có
thể khám phá thế giới, có thể đi đến những bến bờ xa nhưng trước tiên phải biết giử gìn, nâng
niu tình mẫu tử, tình cảm ấy sẽ là điểm tựa cho cuộc đời, nên vẻ đẹp vĩnh hằng của những
dòng thơ tác giả đã để lại cho đời là ở đó.