Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY LICOGI 20

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.72 KB, 16 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Đông
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY LICOGI
20
3.1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI
CÔNG TY LICOGI 20 VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN
Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, từ “Xí nghiệp xử lý
nền móng”, “Công ty xây dựng 20” đến “Công ty Kỹ thuật nền móng và Xây
dựng 20”, đến nay Công ty đã khẳng định được vị thế của mình trong ngành
xây dựng nói riêng và trong nền kinh tế nói chung. Là một trong những doanh
nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xử lý và thi công nền móng công trình, Công
ty đã gặt hái được nhiều thành tựu trong công tác quản lý nói chung và trong
công tác kế toán nói riêng, đặc biệt là công tác kế toán TSCĐ. Công tác kế
toán TSCĐ đang dần được hoàn thiện và trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho
công tác quản lý kinh tế, thể hiện ở sự cạnh tranh trong giá thành sản phẩm,
đổi mới trang thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu và rộng vào nền
kinh tế thế giới, cơ sở vật chất kỹ thuật được cải tiến, các khu công nhiệp
được mở rộng, nhu cầu xây dựng của dân cư ngày càng cao đã tạo điều kiện
cho ngành xây dựng có cơ hội phát triển và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các
doanh nghiệp trong chất lượng và giá thành công trình xây dựng. Là một
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, để khẳng định được vị thế
cũng như sự phát triển của mình, một trong những biện pháp để nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh là đầu tư đổi mới trang thiết bị nhằm nâng cao chất
lượng công trình và hạ giá thành sản phẩm, vì vậy công tác đầu tư mua mới,
thanh lý, nhượng bán, sửa chữa TSCĐ tại Công ty cần được quan tâm một
cách thích đáng. Qua thời gian thực tập tại Công ty Kỹ thuật nền móng và
Xây dựng 20, được tìm hiểu về phần hành TSCĐ, bằng kiến thức được học tại
1
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: Kế toán 48D
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Đông


nhà trường cùng sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên PGS.TS Nguyễn Thị
Đông, em nhận thấy công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty có những
ưu điểm, nhược điểm sau :
3.1.1 Ưu điểm trong công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty
- Kế toán đã phân loại TSCĐ hữu hình tại Công ty theo đúng quy định
của nhà nước mà vẫn phục vụ nhu cầu quản lý riêng về TSCĐ hữu hình tại
Công ty. Cách phân loại cụ thể, rõ ràng khiến những đối tượng quan tâm tới
tình hình tài chính của Công ty có thể nhận biết được thế mạnh của Công ty
trong lĩnh vực xử lý và thi công nền móng công trình, giúp cho công tác quản
lý và hạch toán kế toán TSCĐ hữu hình được thuận tiện và hiệu quả hơn.
- Phòng Kế toán-Tài chính của Công ty luôn có sự kết hợp chặt chẽ với
phòng Kế hoạch và phòng Cơ giới để nắm vững tình trạng kỹ thuật, thời gian
sử dụng của TSCĐ, để tiến hành trích khấu hao, tham mưu cho ban Giám đốc
của Công ty trong các quyết định mua mới, thanh lý nhượng bán TSCĐ không
còn khă năng khai thác, sử dụng.
- Công ty đã vận dụng đầy đủ hệ thống chứng từ cho quản lý và hạch toán
TSCĐ, từ việc đầu tư, mua sắm, thanh lý, nhượng bán, khấu hao đến sửa chữa
TSCĐ. Việc sử dụng tương đối đầy đủ và linh hoạt hệ thống tài khoản kế toán
áp dụng cho phần hành kế toán TSCĐ, các tài khoản được sử dụng, bao gồm
cả tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết, từ kết cấu, cách ghi chép đến mối
quan hệ giữa các tài khoản đã góp phần xử lý và cung cấp thông tin về tình
hình hiện có và biến động của toàn bộ TSCĐ cũng như của từng loại TSCĐ
trên các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại, từ đó làm cơ sở
cho việc tham mưu với ban Giám đốc trong việc ra các quyết định liên quan
đến đầu tư, thanh lý, nhượng bán và sửa chữa TSCĐ tại Công ty.
- Hình thức kế toán Nhật ký chung tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán và vận dụng linh hoạt
2
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: Kế toán 48D
2

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Đông
các mẫu sổ kế toán trong điều kiện kế toán máy. Việc mở và ghi đầy đủ số
liệu về TSCĐ trên Thẻ TSCĐ, Sổ TSCĐ tại đơn vị sử dụng đã góp phần cung
cấp thông tin về quá trình quản lý và sử dụng của từng TSCĐ, từng loại
TSCĐ, bao gồm nguyên giá, tình hình trích khấu hao, số khấu hao luỹ kế tính
đến thời điểm giảm TSCĐ, lý do giảm TSCĐ, đồng thời tăng cường thực hiện
trách nhiệm vật chất đối với các cá nhân, bộ phận liên quan trong việc quản lý
và sử dụng TSCĐ của Công ty.
- Việc áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng theo nguyên tắc tròn tháng
tại Công ty đơn giản, dễ làm, tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý trong việc
theo dõi và kiểm soát các chi phí sản xuất kinh doanh khác vì chi phí khấu
hao đã là một con số ổn định. Việc phẩn bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho các
đối tượng chịu chi phí trong trường hợp TSCĐ được sử dụng cho nhiều công
trình theo số giờ hoặc số ca máy hoạt động là phù hợp, sát thực với mức độ sử
dụng của từng công trình trên cơ sở số giờ máy, số ca máy thống kê.
- Việc quản lý TSCĐ trong Công ty được thực hiện tương đối bài bản và chặt
chẽ. Quy trình thủ tục của các trường hợp mua sắm, XDCB, thanh lý, nhượng
bán, sửa chữa TSCĐ trong Công ty là hợp lý, các bước công việc diễn ra theo
một trình tự xác định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát của
quản lý. Hiệu quả sử dụng TSCĐ trong Công ty tương đối khả quan, có chiều
hướng tăng dần qua các năm. Sức sản xuất và sức sinh lời của TSCĐ tăng,
trong khi suất hao phí của TSCĐ giảm. TSCĐ hữu hình tại Công ty được
quản lý chặt chẽ trên cả 2 phương diện là: giá trị và hiện vật.
+ Về mặt giá trị: Công tác hạch toán TSCĐ đã cung cấp kịp thời các
thông tin về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, nguồn hình thành
TSCĐ.
+ Về mặt hiện vật: TSCĐ hữu hình tại Công ty được đảm bảo về số
lượng và chất lượng. Mỗi bộ phận khi tiếp nhận tài sản thì phải sử dụng đúng
mục đích, chủ trương kế hoạch mà Công ty giao, phù hợp với các thông số kỹ
3

SV: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: Kế toán 48D
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Đông
thuật của tài sản. Mỗi bộ phận sử dụng tài sản phải có trách nhiệm bảo quản,
nếu làm hư hỏng, mất mát phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy
định của Công ty.
Những nỗ lực trong công tác hạch toán TSCĐ hữu hình tại Công ty đã
đóng góp nhất định để khẳng định được thương hiệu của Công ty trên thị
trường.
3.1.2 Nhược điểm trong công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quản lý và hạch toán TSCĐ,
Công ty vẫn còn một số hạn chế nhất định cần khắc phục và hoàn thiện nhằm
nâng cao hiệu năng quản lý và hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Thứ nhất , Công ty chưa thực hiện đánh số hiệu cho TSCĐ, gây khó khăn nhất
định cho việc theo dõi, kiểm kê và quản lý TSCĐ trong phạm vi toàn Công ty
cũng như theo từng bộ phận, từng đơn vị sử dụng.
- Thứ hai , Hiện tại, TSCĐ tại Công ty chỉ được phân loại theo tính chất và mục
đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty có thể tiến hành
phân loại tài sản theo mục đích sử dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong
công tác quản lý, sử dụng và đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ.
- Thứ ba, Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao truyền thống là phương
pháp khấu hao theo đường thẳng.Việc làm này tuy tạo ra sự đơn giản cho
quản lý và hạch toán nhưng không đánh giá sát mức độ hao mòn thực tế của
TSCĐ. Khi sử dụng phương pháp tính khấu hao này, không phản ánh đúng
mức khấu hao cần trích theo cường độ sử dụng TSCĐ (hao mòn thực tế của
TSCĐ) và tốc độ thu hồi vốn chậm. Hiện tại, nguồn vốn đầu tư mua mới
TSCĐ tại Công ty chủ yếu là nguồn vốn vay dài hạn, do đặc điểm hoạt động
sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp, thi công các công trình và hạng
mục công trình, các máy móc thiết bị phải hoạt động ngoài trời chịu tác động
nhiều của điều kiện ngoại cảnh. Mặt khác, TSCĐ ngoài giá trị hao mòn hữu

hình còn có giá trị hao mòn vô hình được gây ra bởi sự tiến bộ của khoa học
kỹ thuật.
4
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: Kế toán 48D
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Đông
- Thứ tư , Tại Công ty trích khấu hao TSCĐ theo nguyên tắc tròn tháng cho tất
cả các loại TSCĐ. Theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ
Tài Chính ban hành ngày 12/12/2003 việc trích hoặc thôi không trích khấu
hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ
tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy
việc trích khấu hao tuy đơn giản, giảm khối lượng công việc nhưng khi TSCĐ
tăng hoặc giảm vào những ngày đầu tháng mà tháng sau mới được tính hoặc
thôi tính khấu hao thì sai lệch trong kết quả tính khấu hao TSCĐ có thể là một
con số không nhỏ.
- Thứ năm , Trong công thức tính khấu hao TSCĐ không trừ đi giá trị thu hồi
ước tính của TSCĐ thanh lý. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 (VAS
03) có hướng dẫn đưa giá trị thu hồi ước tính vào công thức tính khấu hao,
song theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 12/12/2003 không có
hướng dẫn này. Sự khác biệt này gây khó khăn cho Công ty trong việc lựa
chọn công thức tính khấu hao hợp lý. Nhưng xét thấy, với xu thế phát triển
của Công ty hiện nay, máy móc thiết bị được trang bị, đổi mới không ngừng
nên dù những máy móc, thiết bị đã khấu hao hết không còn giá trị sử dụng với
Công ty nữa nhưng khi thanh lý nhượng bán vẫn có giá trị cao. Vì vậy, việc
tính đến giá trị thu hồi ước tính trong công thức tính khấu hao không những
hợp lý mà còn có tác dụng tăng cường trách nhiệm quản lý tài sản của các bộ
phận sử dụng
- Thứ sáu , Công ty không mở sổ theo dõi TSCĐ cho từng bộ phận sử dụng. Tại
các bộ phận sử dụng như các xí nghiệp, đội thi công, kế toán chỉ theo dõi về
mặt số lượng chứ không theo dõi vể mặt giá trị TSCĐ. Giá trị TSCĐ được

theo dõi tập trung tại phòng Kế toán-Tài chính của Công ty.
- Thứ bẩy , Hiện nay tại Công ty chưa tổ chức kế toán quản trị TSCĐ và chưa
tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả sử
dụng TSCĐ nói riêng. Tất cả các phần hành kế toán tại phòng kế toán của
5
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: Kế toán 48D
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Đông
Công ty, trong đó có phần hành TSCĐ, đều thực hiện chức năng kế toán tài
chính. Việc theo dõi, quản lý về số lượng, tình trạng kỹ thuật và điều động
TSCĐ thuộc về phòng Cơ giới của Công ty. Việc phân tích hiệu quả kinh
doanh, hiệu quả sử dụng TSCĐ không được tiến hành thường xuyên, không tổ
chức bộ máy phân tích và xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá.
Công ty chỉ tiến hành tính toán một số chỉ tiêu phục vụ cho việc đánh giá khái
quát tình hình tài chính và kết quả kinh doanh khi lập Thuyết minh BCTC vào
cuối mỗi năm.
3.1.3 Nguyên tắc hoàn thiện kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty LICOGI
20
Ngày nay kế toán không chỉ làm công việc tính toán, ghi chép đơn
thuần về tài sản và sự vận động của tài sản mà nó còn là bộ phận chủ yếu của
hệ thống thông tin, là công cụ quản lý thiết yếu. Dựa trên những thông tin
trung thực, chính xác nhà quản trị mới có thể đưa ra được những quyết định
kinh doanh hữu hiệu nhất. Như vậy về mặt sử dụng thông tin, kế toán là một
công cụ không thể thiếu trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế, nó cung cấp
các thông tin cần thiết cho quản lý kinh doanh có hiệu quả, giúp các nhà quản
lý đánh giá được hoạt động của mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp.
Với những hạn chế được nêu ở trên, vai trò quan trọng của công tác kế
toán TSCĐ hữu hình tại Công ty, yêu cầu hoàn thiện kế toán TSCĐ hữu hình
tại Công ty là cần thiết, vừa phải đảm bảo khả năng thực hiện, phù hợp với
đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô về vốn và nhân lực, trình độ nguồn

nhân lực, vừa góp phần khắc phục những hạn chế trong công tác kế toán
TSCĐ hữu hình tại Công ty. Những giải pháp khắc phục cần được thực hiện
triệt để và đồng bộ từ cấp Công ty tới các đơn vị trực thuộc. Muốn vậy việc
hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp nói chung và tổ chức
công tác kế toán TSCĐ hữu hình nói riêng cần tuân theo các yêu cầu sau:
6
SV: Nguyễn Thị Huyền Trang - Lớp: Kế toán 48D
6

×