Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY TNHH TM VÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.11 KB, 6 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hà Thị Minh Tuyết – KT38
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HOÁ VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY TNHH TM VÀ
DV TỨ CƯỜNG
3.1. Đánh giá về thực trạng kế toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả
tiêu thụ tại Công ty TNHH TM và DV Tứ Cường
3.1.1. Về tài khoản sử dụng
Công ty áp dụng các tài khoản liên quan đến quá trình tiêu thụ được mở
theo Danh mục tài khoản của Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng
3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Bên cạnh đó có nhiều tài khoản liên quan đến quá trình tiêu thụ đòi hỏi
phải mở chi tiết theo đối tượng như TK 131, TK 331 nhưng Công ty không
mở mà chỉ theo dõi trên một tài khoản chung. Điều này gây khó khăn trong
việc theo dõi, xử lý các đối tưọng cụ thể khi xảy ra vấn đề. Nhưng cũng thể
hiện trình độ nghiệp vụ của các nhân viên vững vàng.
3.1.2. Về sổ sách sử dụng:
Giống như hệ thống chứng từ và hệ thống tài khoản, hệ thống sổ sách
của công ty (nhất là các sổ tổng hợp) cũng tuân theo Luật Kế toán và Nghị
định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 và Quyết định số 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về nội dung,
mẫu sổ, cách mở và ghi sổ. Ngoài ra Công ty còn mở thêm một số sổ chi tiết
tổng hợp như Bảng kê các tài khoản, Tổng hợp các tài khoản nhằm đáp ứng
nhu cầu kế toán của công ty. Do bộ máy kế toán phức tạp, hệ thống kinh
doanh nhiều và rộng nên Bảng kê các tài khoản, Tổng hợp các tài khoản giúp
cho việc tập hợp, hệ thống số liệu chính xác gọn nhẹ hơn, khiến cho công việc
kế toán trở nên dễ dàng.
Mặc dù vậy chỉ có 2 phòng Kế hoạch kinh doanh và xuất nhập khẩu là
kế toán viên phụ trách công tác kế toán chi tiết không mở nhiều sổ chi tiết như
sổ chi tiết giá vốn, sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết thanh toán với khách hàng,
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hà Thị Minh Tuyết – KT38
với người bán trong khi 2 Trung tâm, 2 Cửa hàng có mở các loại sổ này. Kế


toán viên này theo dõi giá vốn, doanh thu, phải thu khách hàng, phải trả người
bán chủ yếu dựa trên các định khoản, chứng từ. Khi cần đối chiếu, kiểm tra kế
toán viên này phải lục tìm số liệu trong các chứng từ gốc, rất mất thời gian.
Hơn nữa, vì là con ngưòi nên không phải lúc nào cũng sáng suốt vì thế vẫn có
sự nhầm lẫn sai sót xảy ra khi vào các Bảng kê các tài khoản, nhất là trong
những thời điểm kinh doanh tốt, nghiệp vụ bán hàng xảy ra liên tục, khối
lượng chứng từ nhiều.
3.1.3. Về chứng từ kế toán:
Hệ thống Chứng từ kế toán của Công ty được thực hiện theo quy định
của Luật Kế toán và Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 về nội
dụng, phương pháp lập, ký chứng từ. Các biểu mẫu Chứng từ bắt buộc luôn
tuân thủ đúng theo mẫu chứng từ ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đối với các
biểu mẫu chứng từ hướng dẫn, công ty cũng dựa trên các mẫu chứng từ ban
hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC có sự thay đổi cho phù hợp với
nhu cầu quản lý nhưng vẫn đảm bảo các nội dụng chủ yếu quy định trong
Luật Kế toán. Các chứng từ nay luôn được bảo quản và lưu giữ cẩn thận, là
căn cứ để ghi sổ các nghiệp vụ bán hàng xảy ra và đối chiếu khi cần thiết.
3.1.4. Về công việc kế toán:
Công việc kế toán tiêu thụ được thực hiện tuần tự từ chi tiết đến tổng
hợp, có sự phân chia phụ trách các bước công việc, các khoản mục của quá
trình tiêu thụ rất rõ trách nhiệm của từng kế toán viên:
+ Mỗi 1 đơn vị kinh doanh đều có người đảm nhận công tác kế toán chi
tiết, tổng hợp chi tiết.
+ Kế toán trưởng là người đứng đầu phòng Tài chính (trưởng phòng)
nên phải chịu trách nhiệm hạch toán tổng hợp những khoản mục quan trọng
nhất của quá trình kinh doanh: doanh thu, giá vốn hàng bán, xác định kết quả
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hà Thị Minh Tuyết – KT38
quá trình kinh doanh. Đồng thời là ngưòi lập và giữ các loại sổ tổng hợp trọng
yếu như: Nhật kí - Chứng từ số 8, Sổ Cái các tài khoản, các Báo cáo kế toán.

+ Kế toán viên thứ nhất giữ chức vụ phó phòng Tài chính nên trách
nhiệm chỉ đứng sau kế toán trưởng. Phó phòng chịu trách nhiệm xử lý các
khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, theo dõi các khoản
phải trả nhà cung cấp, phải nộp Nhà nước.
+ Việc theo dõi khoản phải thu khách hàng được giao cho kế toán viên
thứ 2 của phòng phụ trách.
Vì công việc kế toán quá trình tiêu thụ được thực hiện tuần tự từng
bước từ chi tiết đến tổng hợp, qua nhiều người nên nảy sinh ra một số vấn đề
sau:
+ Công việc kế toán tổng hợp chỉ được thực hiện khi công tác kế toán
chi tiết đã được thực hiện xong. Nghĩa là việc hạch toán chi tiết xong sớm thì
việc hạch toán tổng hợp được tiến hành sớm và ngược lại.
+ Nếu việc hạch toán chi tiết kết thúc muộn gần ngày nộp báo cáo thuế,
những nhân viên kế toán tổng hợp sẽ rất vất vả vì khối lượng công việc tổng
hợp được dồn vào một lúc, có nhiều khả năng xảy ra sai sót. Đồng nghĩa với
việc sau khi hoàn thành lượng công việc đó nhân viên kế toán sẽ nhàn rỗi.
Thể hiện sự không cân bằng trong công việc, lúc thì bận quá lúc thì không có
việc mà làm.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ hàng hoá tại Công
ty TNHH TM và DV Tứ Cường
Điều đầu tiên phải nói đến là các nhược điểm của công tác kế toán tiêu
thụ bắt nguồn từ quan niệm là cơ quan Nhà nước đã hoạt động từ rất lâu nên
các thế hệ kế toán viên sau này cứ kế thừa y nguyên nguyên tắc kế toán từ ban
đầu mà không phát triển mặc cho công tác kế toán trong thời gian đã thay đổi
rất nhiều. Chính vì thế các nhược điểm không được khắc phục.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hà Thị Minh Tuyết – KT38
Nhược điểm của công tác kế toán là lỗi khách quan vì nó xảy ra do đặc
điểm tổ chức bộ máy kinh doanh quá lớn. Muốn khắc phục được điều đó chỉ
có cách là tăng cường nhắc nhở đốc thúc nhân viên cấp dưới thực hiện tốt,
nhanh chóng phần việc của mình để đảm bảo công việc kế toán của cả Công

ty được thông suốt.
Công ty có thể chi tiết các tài khoản 131, 632, 331, ...theo từng đối
tượng cụ thể. Như thế thì việc theo dõi, xử lý số liệu sẽ nhanh chóng không bị
nhầm lẫn, sai sót giúp cho việc kiểm tra đối chiếu được thuận lợi, nhanh
chóng, chính xác.
Bên cạnh đó nên mở thêm các loại sổ chi tiết giá vốn, phải thu khách
hàng, phải trả ngưòi bán, riêng sổ chi tiết bán hàng không cần mở vì đã có
Báo cáo bán hàng hàng ngày có chức năng tương tự như sổ chi tiết bán hàng.
Như vậy khối lượng sổ sách của công ty tăng thêm rất nhiều, khiến cho việc
bảo quản lưu giữ phức tạp hơn. Bù lại, nó giúp chúng ta thực hiện công việc
chuẩn xác, nhanh chóng, dễ dàng hơn hay nói cách khác là hiệu quả hơn, đảm
bảo cho công tác kế toán tiêu thụ toàn công ty diễn ra thông suốt, trôi chảy.
Có một điều đáng lưu ý trong việc hạch toán tiêu thụ là không thấy phát
sinh các khoản giảm trừ doanh thu. Đây là một điều lạ vì trên thực tế, bất cứ
doanh nghiệp nào nếu không có khoản chiết khấu thương mại hay giảm giá
thì phải có khoản hàng bán bị trả lại bởi vì không có doanh nghiệp nào có thể
đảm bảo hàng hoá của mình luôn đảm bảo 100% về chất lượng. Cũng có thể
có phát sinh hàng bán bị trả lại do không đảm bảo chất lượng. Trong trường
hợp này công ty thực hiện chính sách đổi hàng cho khách hàng nên không
phản ánh khoản này. Như vậy công ty đã làm sai nguyên tắc kế toán, kế toán
viên nên phản ánh khoản hàng bán bị trả lại.
3.3. Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Có thể nói hoạt động tiêu thụ của công ty diễn ra rất tốt đẹp. Để có thể
đẩy mạnh hoạt động kinh doanh công ty nên tập trung hơn nữa trong việc:
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Hà Thị Minh Tuyết – KT38
- Khảo sát nghiên cứu thị trường là hoạt động đầu tiên mà Công ty nên
thực hiện nhằm có được những thông tin về thị trường như: nhu cầu khách
hàng đối với chủng loại hàng hoá, giá cả, đối thủ cạnh tranh, từ đó đưa ra các
chính sách sản phẩm kinh doanh hợp lý giúp cho Công ty kinh doanh đạt hiệu
quả cao. Doanh nghiệp nên đa dạng hoá các sản phẩm, hàng hoá hơn nữa để

đáp ứng nhiều nhu cầu tiêu dùng trên thị trường.
- Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động về quảng cáo, tiếp thị, khuyếch
trương. Đặc biệt là chiến lược khuyếch trương thương hiệu của Công ty.
Muốn vậy công ty phải có những chương trình bán hàng khuyến mại lớn, tích
cực tham gia vào các hội chợ, ...
- Công ty nên xác định mặt hàng chiến lược và dồn nhiều nguồn lực để
phát triển mặt hàng này. Công ty cũng phải không ngừng nâng cấp, tổ chức,
thiết kế lại hệ thống các cửa hàng ngày càng đẹp hơn.
- Phải hết sức chú trọng đến các biện pháp mở rộng mặt hàng kinh
doanh, tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm bạn hàng mới. Công ty phải chỉ đạo
các đơn vị kinh doanh căn cứ vào lợi thế vị trí kinh doanh tổ chức nguồn hàng
mặt hàng phù hợp với nhu cầu thị trường của từng khu vực, đảm bảo đủ số
lượng, chất lượng với giá cả hợp lý đáp ứng nhu cầu của mọi lứa tuổi và mọi
tầng lới nhân dân.
- Công ty cũng phải không ngừng đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ
chuyên môn, khả năng giao tiếp với khách hàng của các nhân viên bán hàng
nhằm giúp các nhân viên thực hiện và hoàn thiện công việc chuyên môn của
mình tốt hơn.
- Bên cạnh đó, công ty cũng phải quan tâm, đảm bảo về nguồn tài chính
cho mọi hoạt động phát triển kinh doanh. Nghĩa là phải tổ chức thật tốt công
tác kế toán. Vì nó là công cụ đắc lực giúp thực hiện các kế hoạch kinh doanh
của công ty.

×