Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Dich vụ BMS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.99 KB, 25 trang )

Lợi ích của bạn - Dịch vụ BMS
• Lợi ích về năng lượng.
• Tự động điều khiển liên tục công suất tải. Đặt các thiết bị chấp hành hoạt động theo
tiến trình định trước hoặc theo các tiêu chuẩn đặt ra ban đầu theo các thông tin
nhận được từ hệ cảm biến chuyên dụng.
• Điều khiển đóng ngắt hệ thống điện khi gặp sự cố, khởi động hệ thống chiếu sáng
khi có đột nhập trái phép,
• Giám sát việc sử dụng năng lượng hàng ngày. Tự động báo hiệu cảnh báo nếu năng
lượng tiêu thụ hàng ngày quá cao.
• Giám sát mức độ tiêu thụ năng lượng, in hoá đơn tiền điện cho từng khu vực chức
năng, khu vực địa lý.
• Có thể xác định chính xác công suất điều hòa không khí tới từng phòng, từng khu
vực. Thuận lợi cho các cao ốc văn phòng cho thuê, khi trong một tầng có nhiều văn
phòng được thuê bởi nhiều công ty khác nhau, tuy nhiên sử dụng một điều hòa tập
trung.
Hỗ trợ vận hành
• Hệ thống tự động điều khiển các thiết bị chấp hành theo các kịch bản được đặt ra từ
trước.
• Ví dụ: Khi xảy ra cháy tại tầng 3 của toà nhà, các thiết bị bổ trợ cho chữa cháy và
cứu nạn được kích hoạt, cụ thể như: Hệ thống chữa cháy tự động kích hoạt, hệ
thống thông gió ngừng cấp khí tươi và hút khí trong tầng ra khỏi tầng 3. Những
thiết bị điện không cần thiết được ngắt khỏi hệ thống điện. Hệ thống truy nhập vào
ra được ngắt, hệ thống thang máy sẽ đưa các thang đến tầng 3, bơm áp lực cầu
thang được khởi động, để hỗ trợ di chuyển người ra khỏi tầng 3.
• Khi yêu cầu một phòng họp cho 100 người. BMS sẽ tự động tìm phòng họp, thời
gian và địa điểm cụ thể. Trước thời gian họp 30 phút (thời gian đặt có thể thay đổi),
BMS sẽ tự động điều khiển bật điều hoà phòng họp, hệ thống thông gió, chiếu
sáng, an ninh… Khi thời gian họp kết thúc sẽ vận hành hệ thống thang máy chờ tại
tầng làm việc.
• Bằng giao diện trực quan tại trung tâm điều khiển, kỹ sư vận hành có thể cài đặt lại
tham số cho các thiết bị chấp hành. các thiết bị điều khiển, cảm biến.


• Vị trí các thiết bị và trạng thái hoạt động của nó được thể hiện trực quan trên màn
hình vận hành và giám sát, người vận hành có thể nhận biết được trạng thái hoạt
động, các sự cố xảy ra đối với thiết bị và toàn hệ thống.
• Người vận hành có thể giám sát các sự kiện đã xảy ra đối với các thiết bị và cả hệ
thống. Các sự kiện này được biểu diễn dưới dạng đồ thị hoặc lưu trữ máy tính .
Hỗ trợ bảo dưỡng
• BMS sẽ giám sát tình trạng hoạt động của tất cả hoặc các thiết bị quan trọng trong
toà nhà. Đưa ra các cảnh báo, đặt lịch bảo trì, bảo dưỡng cho các thiết bị đó. Hạn
chế được tối đa thời gian kiểm tra thiết bị.
• BMS giám sát tình trạng hoạt động của các thiết bị dự phòng, đảm bảo tính sẳn
sàng hoạt động của thiết bị.
• Ghi lại dữ liệu cũ để hỗ trợ phân tích lỗi đã xảy ra và tránh những lỗi lặp lại.
• Cho những cảnh báo hữu hiệu tới người vận hành.
Kiểm soát và và tiết kiệm năng lượng sử dụng
Theo thống kê của ASRHAE điện năng tiêu thụ trong một toà nhà văn phòng khu vực
ASEAN thường là: 264KWh/m2/năm. Nếu trang bị hệ thống BMS, khả năng tiết kiệm
năng lượng từ: 12%->30%.Một ví dụ về lợi ích tiêt kiệm năng lượng của BMS. Toà nhà
Sacombank sử dụng giải pháp của Johnson Control .
• Chi phí đầu tư ban đầu: 1.6 tỉ đồng
• Diện tích mặt sàn: 14000 m2
• Tiêu thụ điện năng (Chưa trang bị BMS):3.696.000 KWh/năm
• Tiết kiệm năng lượng tương ứng 12%: 443.520KWh/năm
• Tiền điện tiết kiệm: 887.040.000 đồng.
• =>Thời gian thu hồi vốn: 2 năm.Toà nhà Vietcombank, giải pháp Johnson Control:
• Đầu tư: 2.8 tỉ đồng (năm 2000)
• Thời gian hoàn vốn: 2 năm Toà nhà HSBC Headquarter Hồng kông
• Đầu tư: 10 triệu đô la Hồng kông
• Thời gian hoàn vốn: 3 năm
Vận hành toà nhà tự động
• Tiết kiệm được tiền thuê nhân viên cho công tác vận hành toà nhà. Khi có BMS,

người vận hành chỉ cần ngồi tại phòng điều khiển có thể điều khiển bật/tắt các thiết
bị chấp hành, lập biểu vận hành tự động cho các thiết bị.
• Tất cả các thiết bị chấp hành được vận hành tự động và chính xác bằng hệ BMS.
Có khả năng vận hành, cấu hình hệ điều khiển toà nhà qua mạng Internet. Có thể kết nối
nhiều toà nhà, nhiều xí nghiệp với nhau trong một hệ thống mạng. Người vận hành có thể
giám sát có thể giám sát và điều khiển toàn hệ thống từ trung tâm điều hành.
Là công cụ đắc lực cho bảo trì thiết bị
• Tự động đưa ra các cảnh báo khi phát hiện các bất thường trong hệ thống.
• Tự động cảnh báo, đưa ra các yêu cầu khi cần bảo trì, bảo dưỡng.
Tối ưu hoá công tác an ninh và bảo mật
• Hệ thống camera giám sát, điều khiển truy nhập khi được kết hợp với BMS sẽ có
mối quan hệ chặt chẽ hơn với các thành phần khác của toà nhà, được hỗ trợ và bổ
sung chức năng cho công tác an ninh bảo mật.
Ví dụ: Khi hệ điều khiển truy nhập phát hiện có đột nhập trái phép tại tầng 3. Hệ thống
BMS sẽ thực hiện cách ly khu vực thông qua điều khiển hệ thống cửa ra vào. Hệ thống
chiếu sáng tầng 3 tự động được khởi động. Hệ thống Camera giám sát hoạt động. Và thông
tin đột nhập trái phép được thông báo trên hệ audio và nhân viên an ninh sẽ hoạt động
đồng thời.
Thông tin platform - Dịch vụ BMS
Để ứng dụng được BMS, Các thiết bị lắp đặt trong tòa nhà phải hỗ trợ kêt nối BMS, tức là hỗ trợ các
chuẩn truyền thông chuẩn như: BACnet, LonWork, Modbus… Hoặc hỗ trợ chuẩn tín hiệu công
nghiệp 4-20mA. BMS có thể điều khiển các thiết bị này qua chuẩn truyền thông.
• Thiết kế BMS đi kèm với thiết kế xây dựng và các trang thiết bị của tòa nhà. Khi
xây dựng tòa nhà trang bị BMS, người thiết kế xây dựng và người thiết kế hệ BMS
phải phối hợp với nhau để đưa ra bản thiết kế thống nhất. Trong bản thiết kế tòa
nhà có trang bị BMS, yêu cầu một không gian để lắp đặt các thiết bị điều khiển,
thiết bị cảm biến, chấp hành và đi dây cable mạng.
• Khi xây dựng tòa nhà hỗ trợ BMS, người thiết kế phải sử dụng các thiết bị hỗ trợ
kết nối BMS. Hoặc kết hợp với nhà cung cấp giải pháp BMS để bổ sung và trang bị
thêm các thiết bị hổ trợ. Ví dụ: Lắp đặt thêm hệ thống Sensor nồng độ CO2 ở các

cửa nhận và cửa xả hệ thông gió, sensor nhiệt độ cho hệ thống chiller làm lạnh, làm
nóng nước công nghiệp cung cấp cho hệ điều hòa, hệ thống nước nóng-lạnh cho tòa
nhà…
Thông tin công nghệ - Dịch vụ BMS
- Hệ thống điều khiển tự động tòa nhà BMS của Viettel Technologies được thiết kế
theo mô hình điều khiển phân lớp. Một hệ thống BMS thường được thiết kế theo mô hình 4
lớp:
• Lớp hiện trường
• Lớp điều khiển
• Lớp vận hành giám sát
• Lớp quản lý.
Thiết bị hiện trường
Các thiết bị như cảm biến (sensor): Sensor nhiệt, ánh sáng, chuyển động, hồng ngoại…, bộ
chấp hành (actuator): Điều hoà không khí, quạt thông gió, thang máy…các bộ field
controller để giao tiếp trục tiếp với các khu vực có các ứng dụng cần điều khiển. Các thiết
bị hiện trường có khả năng tự giao tiếp với nhau, hoặc qua bộ điều khiển (Local controler).
Sensor sẽ gửi thông số của hệ thống, của môi trường tới bộ điều khiển. Bộ điều khiển sẽ
xử lý thông điệp đó và gửi tới thiết bị chấp hành. Thiết bị chấp hành có thể nhận ngay yêu
cầu từ các thiết bị cảm biến. Hoặc từ hệ thống BMS.
Khối điều khiển
Kết nối từ trung tâm điều khiển tới mức điều khiển các ứng dụng trong tòa nhà thông qua
cácp điều khiển BAS với giao diện BACnet TCP/IP, bao gồm các bộ DDC (Digital Direct
Controller - điều khiển số trực tiếp), Các bộ điều khiển địa phương, khu vực, các giao diện
tới các hệ thống phụ trợ như: điều hòa không khí, báo cháy, chữa cháy, hệ thống điện…
• Khối điều khiển có chức năng.
• Nhận lệnh điều khiển từ khối vận hành giám sát gửi tới thiết bị chấp hành.
• Xử lý thông điệp khi có yêu cầu tại địa phương
• Gửi thông điệp, kết quả tới khối vận hành giám sát.
Khối vận hành giám sát (SCADA)
Trung tâm điều khiển, mức quản lý bao gồm các hệ thống máy chủ dữ liệu, trạm làm việc

được cài đặt các phần mềm quản lý bảo dưỡng, máy in và máy tính dành cho việc lập trình
và cấu hình hệ thống. Nó có chức năng chính:
• Quản lý toàn bộ toà nhà.
• Giám sát vận hành của các thiết bị, giám sát sự cố xảy ra
• Gửi yêu cầu đến bộ điều khiển hiện trường.BMS quản lý các thành phần hệ thống
toà nhà theo cơ chế đánh địa chỉ. Mỗi thiết bị, bộ điều khiển địa phương được gắn
một địa chỉ. Các thiết bị hiện trường có thể trực tiếp giao tiếp với nhau hoặc qua bộ
điều khiển địa phương.Giao tiếp thường được sử dụng ở bus trường là ARCnet & ở
Bus điều khiển là BACnet TCP/IP.Một điều thuận lợi khi tích hợp hệ thống đó là
các thiết bị hiện trường như thang máy, điều hoà, quạt thống gió… đều hỗ trợ
chuyển truyền thông TCP/IP. Rất thuận lợi cho nhà tích hợp hệ thống.
Khối quản lý.
Khối này thực ra được cài dặt ngay ở khối vận hành giám sát. Chức năng chính của nó là
cài đặt kế hoạch làm việc. Kết nối vận hành từ xa qua mạng viễn thông, internet…Ví dụ:
Khi ta cần một phòng họp cho 100 người vào X giờ, ngày Y tháng Z. Người quản trị có thể
tự tìm và án định nó hoặc gõ lệnh để máy tự tìm. Khi đó Hệ thống vận hành giám sát sẽ tự
động gửi lệnh điều khiển bao gồm: Thời gian mở phòng họp, bật đèn, điều hoà, thông
gió… trước thời gian ấn định nào đó. ánh sáng trong phòng được mặc định là phòng họp.
Khi yêu cầu một phòng khách sẽ có phòng khách với không gian của nó…Với mục đích
đem lại sự thoải mái cho người sử dụng, tiết kiệm năng lượng, giảm sự vận hành của con
người đối với các thiết bị trong toà nhà. Hiện nay, các phần mềm điều khiển BMS của
Viettel Technologies được tích hợp hoàn hảo với các thiết bị hỗ trợ khác như: Hệ thống
truyền hình hội nghị, điều khiển và giám sát qua mạng, các thiết bị cầm tay PDA…
Thông tin dịch vụ - Dịch vụ BMS
• Dịch vụ BMS (building management system) của Viettel Technologies ra đời nhằm
phục vụ nhu cầp quản lý cỏc toà nhà một cỏc tiết kiệm và thụng minh nhất. Các
thiết bị trong toà nhà được chia thành các hệ thống chính như sau:
• Hệ thống điện.
• Hệ thống điều hoà không khí, thông gió, điều nhiệt (HVAC).
• Hệ thống chiếu sáng.

• Hệ thống báo cháy.
• Hệ thống cấp và thoát nước
• Hệ thống điều khiển truy nhập.
• Hệ thống giám sát an ninh.
• Hệ thống thang máy.
• Hệ thống thông tin liên lạc…
Chỳng tụi sẽ phõn tớch sẽ phõn tớch chức năng, mối lien hệ của cỏc hệ thống này và đưa
ra dịch vụ BMS phự hợp nhất nhằm mục đích tối ưu hoá quá trình vận hành, thao tác các
thiết bị , đảm bảo điều kiện làm việc ổn định, thoải mái, tiện nghi, phù hợp và an toàn tài
sản, dữ liệu.


Đối tượng tác động của BMS
BMS sẽ giám sát và điều khiển tối ưu các hệ thống trong tòa nhà trên cơ sở phân
tích đặc trưng từng hệ thống và mối liên hệ giữa các hệ thống đó. BMS sẽ thay thế con
người thực hiện mối liên hệ giữa các hệ thống trên. Vận hành các hệ thống đó trên cơ sở
mối liên hệ với các hệ thống khác.


Mối quan hệ giữa các hệ thống trong toà nhà. Người vận hành chính có thể cấu hình lại hệ
thống điều khiển BMS. Thay đổi kịch bản vận hành, kịch bản xử lý sự cố. Hệ thống cung
cấp điện là một hệ thống quan trọng trong tòa nhà cao tầng, các hệ thống kỹ thuật đều phụ
thuộc vào hệ thống này trong quá trình hoạt động của tòa nhà. Để quản lý hệ thống này rất
phức tạp, khó khăn. Với BMS vấn đề này được giải quyết tối ưu. Hệ BMS có chức năng
sau:
• Giám sát trạng thái hoạt động của máy phát điện (Mức dầu, nhiệt độ máy phát,
công suất…). Đặt lịch hoạt động dự phòng giữa các máy phát dự phòng.
• Giám sát các trạm trung thế, hạ thế (Quạt mát, nhiệt độ máy biến thế…)
• Thực hiện đo đếm các thông số điện năng (điện áp, công suất, dòng điện…) từng vị
trí, khu vực và của toàn thể toà nhà.

• Điều khiển đóng mở các attomat tổng, attomat phân phối…
• Lập báo cáo về tình trạng cung cấp điện, thông số điện theo từng khu vực, từng
tầng theo thời gian hàng ngày, hàng tháng. Hệ thống HVAC có ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống, chất lượng sống và làm việc của con người. Do vậy hệ thống
HVAC có vai trò rất quan trọng. Đây là một đối tượng tác động lớn của hệ BMS,
cụ thể BMS sẽ thực hiện các nhiệm vụ:
• Giám sát tình trạng khí hậu của các phòng, các tầng (Nhiệt độ, độ ẩm không khí,
nồng độ CO2…). Đưa ra điều khiển cần thiết các thiết bị chấp hành (Quạt thông
gió, điều hoà không khí, tháp giải nhiệt …) để đảm bảo điều kiện chuẩn khí hậu
trong phòng và tiết kiệm năng lượng.
• Xác định sớm sự thay đổi miền khí hậu của vùng, khu vực, đưa ra các hành động
tiếp cận. o Ví dụ trong một phòng họp có nhiều người, thời gian “cư trú” tại đó
lâu, hệ thống thông gió/ điều hoà không khí phải vận hành rất nhanh để ngăn cản
quá trình sinh khi CO2 trong phòng họp. Hệ thống chiếu sáng được chia làm hai
phần: Chiếu sáng trong nhà và chiếu sáng ngoài sân.
• Đối với hệ thống chiếu sáng ngoài sân: BMS sẽ điều khiển theo các kịch bản định
trước điện của hệ vòi phun nước, đèn điện trang trí, điện chiếu sáng, Có thể tự
động điều chỉnh liên tục cường độ sáng hệ thống chiếu sáng công cộng theo cường
độ sáng xung quanh.
• Đối với hệ thống điện chiếu sáng trong nhà: BMS giám sát hệ thống chiếu sáng
trong toà nhà. Điều khiển đóng mở theo kịch bản, điều chỉnh ánh sáng của các khu
vực của toà nhà phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của từng phòng. Hệ thống
BMS giám sát trạng thái làm việc, các sự cố và lưu trữ thông tin về vận hành, cụ
thể:
• Giám sát tất cả các trạng thái làm việc và sự cố của các bơm nước thải, bơm tăng
áp, bơm chữa cháy…
• Điều khiển từ xa và tự động tất cả các hệ thống bơm, hệ thống van cấp nước từng
khu vực, từng tầng…
• Kiểm soát các nhánh cấp nước cho từng tầng, phát hiện các nơi rò rỉ bằng việc
quan sát áp suất đường ống.

• Lập hóa đơn cung cấp nước cho từng phòng, từng tầng… giám sát tình trạng sử
dụng nước của từng khu vực để đánh giá và kiểm tra sự rò rỉ nước.
Quản lý cả hệ thống cứu hỏa theo zone và theo địa chỉ.
• Giám sát tình trạng và tính sẳn sàng của các bơm nước cứu hỏa.
• Giám sát áp suất đường ống bơm nước cứu hỏa. áp suất không khí đường cầu thang
để điều khiển bơm áp lực cầu thang.
• Cấu hình độ nhạy của các đầu báo cháy phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của
từng khu vực. Quản lý cơ sở dữ liệu về nhân sự trong tòa nhà. Phân quyền truy
nhập hệ thống, các phòng chức năng của tòa nhà.
• Ví dụ: Trong tòa nhà văn phòng, giám đốc có toàn quyền vào các khu vực khác
nhau của tòa nhà, những người khác chỉ có quyền truy nhập vào một số khu vực
nhất định.
Các hệ thống khác như hệ thống chiếu sáng, CCTV, audio có chức năng hỗ trợ chức năng an ninh.
• Giám sát sự vận hành của các thang máy.
• Điều khiển thang máy theo kịch bản cấu hình trước.
Chiếu sáng thông minh Crestron - thật đơn giản
Mỗi công trình có một hệ thống điều khiển chiếu sáng khác nhau, do nhu cầu và mong
muốn của người sử dụng công trình đó quyết định. Thiết kế, thi công các công trình chiếu
sáng và tự động hóa đám ứng đúng theo mọi yêu cầu thiết kế của khách hàng luôn là một
thách thức không nhỏ, và Crestron đã cung cấp một loạt các thiết bị với khả năng thiết kế,
tích hợp linh hoạt, đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu cá biệt nhất về hệ thống điều khiển và tự
động hóa chiếu sáng.
Crestron là thành viên sáng lập của Liên minh điều khiển chiếu sáng cho các công trình
nhà (Home Lighting Control Alliance - HLCA), một liên minh công nghiệp nhằm nâng cao
nhận thức về giá trị và lợi ích của điều khiển chiếu sáng. Là thành viên của Hội Đồng Nhà
Xanh (vì môi trường) - US. Green Building Council, Crestron tham gia chia xẻ chuyên
môn vf kinh nghiệm của mình trong việc tối thiểu hóa năng lượng sử dụng trong các công
trình.
Là hãng sản xuất hàng đầu thế giới về các sản phẩm điều khiển công nghệ cao, Crestron
tiên phong trong việc kết hợp các màn hình cảm ứng vào các ứng dụng điều khiển chiếu

sáng. Bên cạnh đó, Crestron còn cung cấp khả năng giám sát, quản lý và điểu khiển từ xa
toàn bộ hệ thống chiếu sáng từ xa, thông qua mạng IP.
Không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhất định, ngoài hệ thống chiếu sáng thông minh,
Crestron còn cho phép tích hợp các hệ thống điều khiển AV, HVAC, và mọi hệ thống, thiết
bị của hãng thứ 3 khác (mà có cho phép điều khiển - controllable) mang đến một ngôi nhà
hoạt động đồng bộ, hiệu quả.
Crestron hợp lý hóa và đơn giản hóa mọi sự phức tạp về công nghệ trong các công trình từ
nhà cửa, trường học, văn phòng. Chỉ với một màn hình cảm ứng, hay một điều khiển từ xa
hoặc một keypad, sẽ không còn phải đi hết phòng nọ đến phòng kia để chỉnh rèm, điều
khiển ánh sáng, nhiệt độ, hay lựa chọn chế độ âm thanh hình ảnh. Tất cả chỉ là một cái
chạm tay.
Thiết kế, thi công giải pháp/hệ thống điều khiển chiếu sáng thông minh dễ dàng hơn bao
giờ hết. Mình sẽ trình bày từng bước như sau:
1. Yêu cầu thiết kế
2. Thiết kế chiếu sáng trong công trình thương mại
3. Dòng sản phẩm sử dụng cho điều khiển chiếu sáng
4. Lên specs cho một hệ thống chiếu sáng
5. Giới thiệu phần mềm thiết kế, quản lý, vận hành, giám sát
6. Ví dụ một hệ thống chiếu sáng thông minh
1. Yêu cầu thiết kế
1.1. Các tiêu chí điều khiển và tự động hóa:
Tiêu chí sử dụng trong thiết kế điều khiển chiếu sáng về cơ bản sẽ quyết định giải pháp sẽ
được lựa chọn. Tổng kết chung nhất, có các vấn đề sau:
• Điều khiển mức ánh sáng nhờ bằng cách điều khiển các chiết áp dùng cho các mạch đèn
hoặc điều khiển mức độ sử dụng ánh sáng tự nhiên thông qua hệ thống mành/rèm nhằm đạt
được mức độ ánh sáng phù hợp nhất cho yêu cầu của từng hoạt động bên trong nhà
• Sử dụng cảm biến hiện diện (occupancy sensor) để quyết định bật/tắt hệ thống đèn, thay
vì chỉ bật tắt tự động theo từng khoảng thời gian hay theo theo thời gian biểu định trước.
Tiêu chí này đảm bảo mức độ chiếu sáng phù hợp với từng yêu cầu riêng biệt và cụ thể,
mang lại hiệu quả tiết kiệm năng lượng lớn.

• Lập thời gian biểu cho hệ thống chiếu sáng theo giờ trong ngày, theo ngày trong tuần,
ngày nghỉ lễ, thời gian biểu riêng cho chiếu sáng ngoài trời, đảm bảo đủ chiếu sáng cho các
yêu cầu về an ninh, an toàn. Hiệu ứng biến đổi của chiếu sáng có thể trơn tru như sự biến
đổi của ánh sáng tự nhiên.
• Trong các công trình thương mại, khả năng thực hiện cắt nguồn cung cấp điện ở một số
đường dây khi nhu cầu chung về điện lớn hơn khả năng cung cấp (load shedding) có thể
giúp giảm tải tổng thể tại giờ cao điểm => tối thiểu hóa chi phí sử dụng điện (minimize
load demand charges) ===> là một giải pháp mang hiệu quả kinh tế cao.
• Hệ thống quản lý chiếu sáng theo yêu cầu của ánh sáng môi trường --- luôn là yêu cầu tối
ưu hóa cao nhất, phức tạp nhất về điện năng sử dụng. Hệ thống kết hợp các cảm biến ánh
sáng, cảm biến hiện diện, phần mềm xác định vị trí, góc di chuyển của mặt trời, từ đó điều
chỉnh độ mở của các rèm cửa sổ, độ mở của các cửa đón sáng, tận dụng tối đa ánh sáng tự
nhiên để tối thiểu năng lượng tiêu thụ cho hệ thống đèn.
• Điều khiển HAVC luôn là một phần không thể tách rời trong việc tối ưu năng lượng sử
dụng trong tòa nhà, vừa đảm bảo tính kinh tế, vừa đảm bảo tính hiệu quả và đơn giản trong
sử dụng
1.2 Các yếu tố tĩnh và động
Bước đầu tiên trong thiết kế chiếu sáng luôn là xác định rõ về kết cấu khung tòa nhà, mặt
tiền, các mạch đèn chiếu sáng, và các yếu tố tĩnh khác có thể ảnh hưởng đến hiệu ứng
chiếu sáng. Các yếu tố tĩnh ảnh hưởng đến không gian và môi trường ánh sáng bên trong
nhà bao gồm vị trí cửa sổ và loại kính sử dụng trên cửa, bố trí mặt bằng, hướng toà nhà, vị
trí để đồ đạc...
Kế đến là giải pháp Crestron điều khiển và tự động hóa chiếu sáng sử dụng cho các yếu tố
động, những yếu tố sẽ thay đổi theo ngoại cảnh, nhu cầu sử dụng.
Kết hợp cả hai yếu tố tĩnh và động để được một hệ thống hoàn chỉnh.
1.3 Công trình mới xây hay công trình cải tạo nâng cấp
Crestron đảm bảo bạn có thể thực hiện dự án với mọi tình huống. Lựa chọn thiết bị, giải
pháp luôn phụ thuộc rất nhiều vào thực tế công trình. Công trình mới xây, công trình nâng
cấp tổng thể, nâng cấp từng phần sẽ có các lựa chọn hoàn toàn khác nhau.
• Công trình mới xây, công trình nâng cấp tổng thể: dễ dàng đi lại hệ thống cáp điện, cáp

thông tin.
• Công trình không được phép thay đổi nội thất, kết cấu, hay chỉ nâng cấp phần nhỏ không
cho phép bóc dỡ tường hay vật liệu trang trí ==> không thể đi hệ thống dây mới ==> áp
dụng giải pháp sử dụng hệ thống không dây từng phần hay tổng thể.
1.4 Phân loại hệ thống điều khiển và tự động hóa chiếu sáng
Tùy theo loại công trình, yêu cầu khách hàng, giới hạn về kiến trúc và nhiều yếu tố khác,
có thể tổ chức hệ thống điều khiển và tự động hóa theo các các phù hợp. Yếu tố chung nhất
cần đảm bảo là tính linh hoạt cho các nhu cầu thiết kế khác nhau.
• Thiết kế tập trung
Hệ thống thiết kế tập trung khi mọi mạch điện 220V đều bắt nguồn từ một tủ điều khiển
Crestron và hoạt động theo sự điều khiển của một hệ thống điều khiển trung tâm.
Trong thiết kế kiểu này, các mạch đèn 220V, quạt, động cơ, các mạch ON/OFF được nối
tới mô-đun điều khiển trong tủ trung tâm theo từng cặp dây một. Các mô-đun được điều
khiển bằng các công tắc, màn hình cảm ứng không dây, hoặc có dây (điện áp thấp) bố trí
tại nhưng nơi thuận tiện cho người dùng. Kiểu thiết kế này sẽ đơn giản hóa việc đi các dây
điện áp cao, trong khi lại tạo hiệu quả thiết kế khi sử dụng các loại công tắc, màn hình cảm
ứng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×