KỲ THI HỌC SINH GIỎI
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
PHẦN I: (2,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4
Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hố nhiều
Rễ siêng khơng ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh khơng đứng khuất mình bóng râm…
(Trích Tre Viêt Nam – Nguyễn Duy, Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo dục, 2014)
Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Câu thơ mở đầu được ngắt thành hai dòng Tre xanh/ Xanh tự bao giờ có tác dụng
gì?
Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ Rễ
siêng không ngại đất nghèo/Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.
Câu 4: Bốn câu thơ cuối gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì về phẩm chất, tính cách con
người Việt Nam? (Trình bày trong khoảng 12 đến 15 dòng).
PHẦN II
Câu 1: (3,0 điểm)
Trong bộ sách Hạt giống tâm hồn của NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh năm
2008 có mẩu chuyện sau:
Một buổi sáng, khi đang dùng điểm tâm, tơi vơ tình nghe được câu chuyện của
hai bác sĩ điều trị bệnh ung thư. Một bác sĩ tâm sự:
- Anh biết không, tôi thật chẳng hiểu nổi. Cả anh và tôi cùng cho bệnh nhân uống một
thứ thuốc giống nhau, cùng một liều như nhau, cùng một phác đồ điều trị và cùng một
tiêu chuẩn nhập viện. Vậy mà kết quả của tôi chỉ đạt 22% còn anh lại lên tới 74%. Một
kết quả chưa từng thấy đối với bệnh ung thư di căn. Làm thế nào anh có thể thành cơng
được như vậy?
Vị bác sĩ đồng nghiệp nhẹ nhàng trả lời:
- Cả hai chúng ta đều dùng loại thuốc Etoposide, Platinum, Oncovin và Hydroxyurea
phải không? Anh gọi tắt các thuốc này là EPOH. Nhưng tôi lại nói với các bệnh nhân
của mình là họ đang dùng loại thuốc HOPE (nghĩa là hi vọng)…
Em hãy trình bày cảm nhận, suy nghĩ của mình về mẩu chuyện trên.
Câu 2: (5,0 điểm)
Nhận xét về tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ, có ý
kiến cho rằng: Tác phẩm khiến người đọc ám ảnh bởi chiếc bóng. Đó là cái bóng oan
khuất bao trùm lên một số phận bi thương nhưng đồng thời cũng là minh chứng cho một
nhân cách ngời sáng. Cùng với chiếc bóng ấy, người đọc được trải qua nhiều cung bậc
cảm xúc.
Bằng sự hiểu biết của bản thân về tác phẩm, em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về
ý kiến trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về tài năng và tấm lòng của Nguyễn Dữ qua tác
phẩm Chuyện người con gái Nam Xương..
---------- HẾT --------Thí sinh khơng sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh:……………………..................
Chữ kí của giám thị:
Số báo danh: ....................Phịng thi số: ..........
...................….................
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Gồm 03 trang)
A. HƯỚNG DẪN CHUNG.
- Bài làm chỉ được điểm tối đa khi đảm bảo đủ các ý và có kĩ năng làm bài, có khả
năng diễn đạt tốt.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo và có cách trình bày khoa học, chữ viết
sạch đẹp.
- Điểm toàn bài là tổng điểm thành phần của từng câu, cho điểm lẻ đến 0,25.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ.
Câu I: (2,0 điểm)
Câu I
Câu
hỏi
I
1
2
3
4
Nội dung
Điểm
Đọc hiểu đoạn thơ
Đoạn thơ được viết theo thể thơ lục bát
Câu thơ mở đầu được ngắt thành hai dòng nhằm nhấn mạnh
màu xanh của tre Việt Nam và tạo ấn tượng mạnh cho người
đọc. (Thí sinh trả lời được 1/2 ý vẫn cho 0,25 điểm)
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: nhân hóa.
- Hiệu quả: khiến cây tre trở nên sinh động, có hồn giống như
con người cần mẫn, chịu thương, chịu khó.
(Nếu thí sinh chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ khác
mà hợp lí thì vẫn cho điểm như bình thường.)
- Viết được đoạn văn theo u cầu về số dịng; diễn đạt lưu
lốt; khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Phản ánh được phẩm chất, tính cách con người Việt Nam
được khơi gợi qua bốn câu thơ: chịu đựng và vượt lên gian
khổ; lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống; thắng thắn, hiên ngang,
không cúi đầu.
(Nếu đoạn văn đáp ứng được 1/2 yêu cầu thì chỉ cho 1/2 số
điểm)
2,0 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
Viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về mẩu chuyện
a. Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn
đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn
đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Niềm hi vọng có sức mạnh kì diệu
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng
tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động
- Giải thích: Từ việc dựa vào mẩu chuyện, thí sinh nêu khái
vấn đề cần nghị luận.
- Bàn luận
+ Khẳng định thông điệp đưa ra là đúng hay sai, hợp lí
hay khơng hợp lí.
3,0
0,25
0,25 điểm
0, 25 điểm
0,50 điểm
0,5 điểm
II
0,25
0,25
1,25
III
+ Bày tỏ thái độ, suy nghĩ về thông điệp bằng những lí
lẽ, dẫn chứng phù hợp, có sức thuyết phục
- Bài học nhận thức và hành động
Cán bộ chấm thi có thể tham khảo gợi ý sau:
- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến thành công của người
bác sĩ điều trị bệnh ung thư trong mẩu chuyện là đã gieo vào
lòng bệnh nhân niềm hi vọng bằng cách đọc tên các loại thuốc.
Từ đó rút ra vấn đề cần nghị luận: Niềm hi vọng có sức mạnh
kì diệu.
Bàn luận, rút ra bài học.
+ Niềm hi vọng có sức mạnh kì diệu vì nó tiếp cho con
người nghị lực, cảm hứng, niềm tin để vượt lên hoàn cảnh dù
là những hồn cảnh nghiệt ngã nhất.
+ Nếu khơng có hi vọng, cuộc sống của con người trở
nên buồn chán, tẻ nhạt thậm chí có thể trỏ nên tuyệt vọng.
+ Trong cuộc sống đã có nhiều người biết vượt lên
nghịch cảnh bằng niềm tin và hi vọng.
+ Phê phán những người sống khơng có niềm tin và hi
vọng.
- Bài học nhận thức và hành động
Biết nuôi dưỡng niềm tin và hi vọng trong bất cứ hoàn
cảnh nào, biết gieo niềm tin cho những người xung quanh bạn.
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ
về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu.
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Nêu suy nghĩ về ý kiến đánh giá tác phẩm Chuyện người
con gái Nam Xương; tài năng, và tấm lòng của Nguyễn Dữ
với người phụ nữ trong xã hội phong kiến
a. Đảm bảo cấu trúc của bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn
đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn
đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Ý kiến về chiếc bóng; tài năng và tấm lòng của Nguyễn Dữ
trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng
tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng.
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề cần
nghị luận
- Bàn luận ý kiến đánh giá về chiếc bóng.
- Đánh giá về tài năng, tấm lịng Nguyễn Dữ.
Thí sinh có thể có nhiều cách triển khai, cách đánh giá khác
nhau, miễn là hợp lý.
Cán bộ chấm thi có thể tham khảo gợi ý sau:
* Ý kiến đánh giá về chiếc bóng là đúng đắn, sâu sắc.
0,25
0,5
0,25
5.0
0,25
0,50
0,50
2,25
0,75
- Chiếc bóng ám ảnh người đọc bởi nó có ảnh hưởng sâu sắc
đến số phận của nhân vật chính, là yếu tố để cốt truyện phát
triển.
- Chiếc bóng oan khuất bao trùm lên số phận bi thương:
+ Lần đầu chiếc bóng xuất hiện gián tiếp qua lời kể của bé
Đản với Trương Sinh với hình ảnh của một người cha thường
đến trong đêm.
+ Chiếc bóng ấy khiến Vũ Nương bị chồng nghi ngờ,
mắng nhiếc, khinh rẻ, xua đuổi.
+ Chiếc bóng ấy khiến Vũ Thiết phải chịu nỗi oan khuất
ghê gớm mà khơng thể nào minh oan được.
+ Chiếc bóng ấy chính là nguyên nhân khiến nàng tột cục
đau khổ, phải tìm đến cái chết.
- Chiếc bóng là minh chứng cho một nhân cách ngời sáng:
Qua hình ảnh chiếc bóng, Vũ Nương thể hiện được nhân cách,
tâm hồn cao đẹp của mình.
+ Khi chồng đi vắng, Vũ Nương thường chỉ bóng mình
trên vách bảo là cha Đản. Đó là biểu hiện của nỗi nhớ thương,
của tấm lòng chung thủy nàng dành cho chồng.
+ Khi bé Đản chỉ bóng trên vách nói với cha, Trương Sinh
đã thấu hiểu nỗi oan của vợ, nỗi oan khuất của nàng được gột
rửa.
- Người đọc được trải qua nhiều cung bậc cảm xúc cùng chiếc
bóng:
Bởi chiếc bóng gắn liền với số phận và nhân cách của Vũ
Nương nên người đọc được trải qu nhiều cung bậc cảm xúc.
Khi lo lắng, bất bình, lúc xót xa, đau đớn và có lúc lại thấy nhẹ
nhõm, an lịng, vui mừng khi nỗi oan của Vũ Nương được hóa
giải.
- Đánh giá về tài năng, tấm lòng Nguyễn Dữ.
+ Tài năng: Từ một truyện dân gian, Nguyễn Dữ đã có những
sáng tạo để Người con gái Nam xương trở thành một tác phẩm
đặc sắc. Đặc biệt là khả năng sử dụng chi tiết nghệ thuật thành
một phương tiện sắp xếp, dẫn dắt cốt truyện một cách kịch tính
và hấp dẫn.
+ Tấm lòng: cảm thương sâu sắc đối với số phận oan nghiệt,
đồng thời trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người
phụ nữ dưới chế độ phong kiến..
d. Sáng tạo
0,50
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ
về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu.
0,25
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI I + II =10,00 điểm