Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TYCHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG ANH HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.6 KB, 49 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU
CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI CÔNG TYCHẾ TẠO THIẾT BỊ ĐIỆN ĐÔNG
ANH HÀ NỘI
I>. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
1. Tổ chức bộ máy kế toán.
Do đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của Công tyđể phù hợp với yêu
cầu quản lý, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung, theo đó
toàn bộ công tác kế toán của Công tyđều tập chung tại phòng Tài chính kế
toán. Dưới các phân xưởng không có bộ máy kế toán riêng mà bố trí các nhân
viên thống kê phân xưởng, làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra hạch toán ban
đầu, thu thập chứng từ gửi về phòng Tài chính kế toán. Công tylà đơn vị hạch
toán độc lập có quan hệ trực tiếp với ngân hàng vừa hạch toán độc lập vừa
hạch toán chi tiết.
Phòng tài chính kế toán gồm 10 người. Đứng đầu là kế toán trưởng, một phó
phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp và các nhân viên kế toán, thủ quỹ. Bộ
máy kế toán của Công tycó nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra thực
hiện toàn bộ công tác thu thập và xử lý các thông tin kế toán, công tác thống
kê trong phạm vi toàn Công ty, hướng dẫn và kiểm tra thống kê phân xưởng
thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, cung cấp cho Giám đốc những
thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế.
Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo chuyên môn hoá cao của
cán bộ kế toán đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản
lý và yêu cầu trình độ quản lý, bộ máy kế toán của Công tyđược sắp xếp như
sau:

SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN Ở CÔNG TY


2. Chức năng, nhiệm vụ.
- Kế toán trưởng (Trưởng phòng Tài chính kế toán): Chỉ đạo chung toàn bộ
công tác kế toán toàn Công ty. Tham mưu đắc lực cho Giám đốc trong việc


quản lý, sử dụng chỉ tiêu tài chính đúng mục đích, đúng chế độ và hiệu quả.
- Kế toán tổng hợp (Phó phòng Tài chính kế toán): Thay mặt kế toán trưởng
giải quyết toàn bộ công việc khi kế toán trưởng đi vắng. Phụ trách theo dõi
toàn bộ công tác tài chính kế toán. Hướng dẫn hạch toán kế toán, tổng hợp
báo cáo, theo dõi chi tiết công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật và các quỹ.
- Kế toán thanh toán tiền mặt: Theo dõi chi tiết từng nghiệp vụ thu chi bằng
tiền mặt và các nghiệp vụ có liên quan như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý
Kế toán
trưởng
Phó phòng kế toán ( Kiêm kế
toán tổng hợp )
Thủ
quỹ
Kế
toán
t ià
sản
cổ
định
Kế
toán
tiền
lươn
g và
bảo
hiển

Kế
toán
nguy

ên
vật
liệu
công
cụ
dụng
Kế
toán
mua
h ngà

than
h
toán
với
Kế
toán
tập
hợp
chi
phí

tính
giá
Kế
toán
than
h
toán
tiền

mặt
Kế
toán
th nà
h
phẩm
tiêu
thu
xác
định
Kế
toán
than
h
toán
tiền
gửi
ngâ
n
Nhân viên thống kê phân xưởng
doanh nghiệp, thuế GTGT được khấu trừ, phải thu tạm ứng, phải thu, phải trả
khác ... Lập báo cáo Nhật ký Chung chứng từ số 1, Nhật ký Chung chứng từ
số số 10, bảng kê số 1, bảng kê chi tiết TK 641, 642, 133.
- Kế toán thanh toán TGNH: Theo dõi chi tiết các nghiệp vụ thanh toán, vay
vốn, ký cược, ký quỹ qua Ngân hàng. Lập báo cáo, Nhật ký Chung chứng từ
số 2, số 4, bảng kê Nhật ký Chung chứng từ số 2, bảng kê chi tiết TK 641,
642, 133.
-Kế toán TSCĐ: Theo dõi chi tiết tình hình tăng giảm và trích khấu hao
TSCĐ. Lập báo cáo Nhật ký Chung chứng từ số 9 và bảng phân bổ khấu hao
TSCĐ.

-Kế toán mua hàng và thanh toán với người bán: Theo dõi chi tiết nghiệp vụ
mua vật tư và công nợ thanh toán với người bán. Lập báo cáo Nhật ký Chung
chứng từ số 5.
- Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ: Theo dõi chi tiết nghiệp vụ
nhập - xuất - tồn kho nguyên vật lỉệu và công cụ dụng cụ. Lập bảng kê số 3,
bảng phân bổ số 2.
- Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: Theo dõi chi tiết từng nghiệp vụ
thanh toán tiền lương, BHXH và các khoản phải thu, phải trả theo lương cho
CBCNV toàn Công ty. Lập bảng phân bổ số 1.
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm:
Theo dõi chi tiết từng khoản mục chi phí, tính giá thành chi tiết cho từng sản
phẩm, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Lập Nhật ký Chung chứng số 7,
bảng kê số 4.
- Kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: Theo dõi chi
tiết tình hình nhập - xuất - tồn kho thành phẩm. Tổng hợp doanh thu bán
hàng, chi tiết công nợ phải thu, chi tiết thuế GTGT tăng phải nộp, xác định kết
quả
kinh doanh cuối kỳ. Lập bảng kê số 8, nhật ký chứng từ số 8, bảng kê số 11,
nhật ký chứng từ số 10.
- Thủ quỹ: Quản lý thu chi tiền mặt tồn quỹ. Đối chiếu tồn quỹ thực tế với số
dư hàng ngày trên sổ quỹ của kế toán thanh toán tiền mặt.
II. Hình thức sổ kế toán Công tyáp dụng
Là một đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Công ty sản xuất thiết bị
điện Công tyđã sử dụng hệ thống sổ kế toán áp dụng cho ngành điện theo
quyết định 159/TC/CĐKT ngày 29/12/1998 của Bộ Tài Chính, xây dựng dựa
trên hệ thống kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số
1141TC/QĐ/CĐKT về chế độ kế toán Việt Nam ngày 01/11/1995 của Bộ Tài
Chính và các Quyết định sửa đổi bổ sung của Bộ Tài chính. Niên độ kế toán
bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
 Hình thức sổ kế toán Công tyđang vận dụng là hình thức Nhật ký chứng từ.

Đây là hình thức kết hợp giữa việc ghi chép theo thứ tự thời gian với việc ghi
sổ theo hệ thống, giữa sổ kế toán tổng hợp với sổ kế toán chi tiết, giữa ghi
chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu báo cáo cuối tháng.
 Hệ thống sổ kế toán:
- Sổ kế toán tổng hợp: Các Nhật ký chứng từ, sổ cái, các bảng kê.
Sổ kế toán chi tiết: Ngoài các sổ kế toán chi tiết sử dụng như sổ kế toán chi
tiết TSCĐ, nguyên vật liệu cà công cụ dụng cụ, thành phẩm ..., còn sử dụng
bảng phân bổ.
 Trình tự ghi sổ:
(Sơ đồ trang sau)
SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI CHÉP HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ

(1)
(2) (3) (3)
(4)
(5)
(4) (3)
(4)
(6)
(7)
(7)
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiển tra
(1). Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ hợp lệ để ghi vào sổ (thẻ) kế toán chi
tiết hoặc bảng kê, bảng phân bổ liên quan.
(2). Các chứng từ cần hạch toán chi tiết mà chưa phản ánh trong các bảng kê,
Nhật ký chứng từ thì đồng thời ghi vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết.

(3). Chứng từ liên quan đến thu chi tiền mặt được ghi vào sổ quỹ sau đó ghi
vào bảng kê, Nhật ký chứng từ liên quan.
(4). Cuối tháng căn cứ vào số liệu từ các bảng phân bổ để ghi vào bảng kê,
Nhật ký chứng từ liên quan rồi từ các Nhật ký chứng từ ghi vào sổ cái.
(5). Căn cứ vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết lập báo cáo tổng hợp số liệu chi tiết.
Chứng từ gốc
Bảng phân bổ
Sổ quỹSổ (thẻ) kế
toán chi
Nhật Ký Chứng
Từ
Bảng kê
Sổ cái
Bảng tổng
hợp số liệu
Báo cáo t i chínhà
(6). Cuối tháng kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ cái với bảng tổng hợp số
liệu chi tiết.
(7). Căn cứ vào số liệu Nhật ký chứng từ, bảng kê, sổ cái và tổng hợp số liệu
chi tiết để lập báo cáo tài chính.
 Phương pháp hạch toán hàng tồn kho:
- Nguyên tắc xác định giá: Theo giá gốc
- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Theo phương pháp nhập
trước xuất trước.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
 Phương pháp hạch toán Tài sản cố định:
Tài sản cố định được phản ánh theo nguyên giá trừ (-) khấu hao luỹ kế. Khấu
hao Tài sản cố định tính theo phương pháp đường thẳng, khấu hao tài sản cố
định tính theo thời gian sử dụng ước tính phù hợp với quyết định 166
TC/QĐ/BTC ngày 30/12/1999 của Bộ Tài chính.

III. Công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Tại
Công tychế tạo thiết bị điện đông anh - hà nội
1.Đặc điểm tình hình chung về nguyên vât liệu và công cụ dụng cụ ở
Công tychế tạo thiết bị điện:
Là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, chuyên sản xuất các loại
máy biến áp cố công suất từ 50 đến 63000KVA, các loại dây Cáp nhôm trần
tải điện A và AC, tủ điện, bảng điện, cầu dao cao thế, động cơ, máy phát, các
phụ tùng, phụ kiện, sửa chữa máy biến áp phục vụ cho ngành điện. Sản xuất
của Công tymang nét đặc trưng của doanh nghiệp cơ khi chế tạo. Thực thể tạo
nên sản phẩm hầu hết là kim loại. Quy trình công nghệ sản xuất phức tạp phải
trải qua nhiều bước công nghệ, chính vì vậy Công typhải sử dụng khối lượng
nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tương đối lớn và nhiều chủng loại khác
nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm. Do đó việc tổ chức quản lý tình hình
thu mua và sử dụng nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ cũng gặp không ít
những khó khăn, đòi hỏi cán bộ quản lý, kế toán vật liệu phải có trình độ và
trách nhiệm trong công việc.
Mặt khác nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ của Công tysử dụng
trong quá trình sản xuất sản phẩm chủ yếu là kim loại màu, kim loại đen dễ bị
ôxy hoá, nếu không bảo quản tốt thì rất dễ bị hư hỏng do vận chuyển, do thời
gian, do bảo quản .v.v...
Từ những đặc điểm trên của nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ đòi hỏi
Công typhải có một hệ thống kho tàng đầy đủ tiêu chuẩn quy định để bảo đảm
cho việc bảo quản nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.
Bên cạnh nguyên vật liệu như đã nêu ở trên trong quá trình sản xuất
Công tycũng sử dụng một số loaị công cụ dụng cụ nhỏ phục vụ cho việc sản
xuất. Tuy nhiên các loại công cụ dụng cụ này tương đối ít và có giá trị thấp
cho nên khi xuất dùng toàn bộ giá trị của chúng được tính hết vào chi phí sản
xuất chung trong kỳ. Do đó việc tổ chức quản lý tình hình thu mua và sử dụng
công cụ dụng cụ cũng đòi hỏi cản bộ quản lý cần được quan tâm.
1.1. Phân loại nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại Công ty

+> Phân loại nguyên vật liệu
Để phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Công tyđã
phải sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Chúng có vai trò, công
dụng, tính chất lý hoá rất khác nhau và biến động thường xuyên, liên tục hàng
ngày trong qúa trình sản xuất kinh doanh. Nhằm tổ chức tốt công tác quản lý
và hạch toán nguyên vật liệu bảo đảm sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu
theo từng thứ, loại nguyên vật liệu khác nhau. Nhờ có sự phân loại này mà kế
toán nguyên vật liệu có thể theo dõi được tình hình biến động của từng thứ,
từng loại nguyên vật liệu từ đó cung cấp thông tin được chính xác kịp thời
cho việc lập kế hoạch thu mua dự trữ về nguyên vật liệu, đồng thời tính toán
chính xác số chi phí về nguyên vật liệu chiếm trong tổng giá thành sản phẩm.
Theo công dụng kinh tế và tình hình sử dụng nguyên vật liệu thì toàn
bộ nguyên vật liệu ở Công tyđược chia thành các loại như sau (và thể hiện sự
phân loại đó trên các tài khoản)
TK 152.1 Nhiên liệu:
- Xăng A76.
- Xăng A92
TK 152.21 Nguyên vật liệu chính:
- Dây điện từ.
- Tôn si líc.
- Dầu biến thế.
- Sứ cách điện.
- Kim loại màu.
- Kim loại đen.
- Nhôm thỏi và lõi thép mạ kẽm.
TK 152.22 Nguyên vật liệu phụ:
- Que hàn
- Roăng cao su
- Axêtylen, ôxy.
- Phênol, Foocman.

- Băng vải các loại, giấy cách điện.
- Dầu nhờn
TK 152.3 Phụ tùng thay thế: Gồm các phụ tùng chi tiết máy móc thiết
bị mà Công tyđang sử dụng như: Vòng bị, mô tơ, phụ tùng ô tô....
TK 152.5 – Vật liệu khác:
Gồm các phế liệu thu hồi thừa, các đầu mẩu dây đồng, lá đồng, thép
mẩu, đầu mẩu tôn si líc ...
+> Phân loại công cụ dung cụ
Cũng giống như nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được chia thành các
loại sau đây:
- Công cụ dụng cụ chuyên dùng cho lắp ráp như : Bàn ren, bàn ta rô....
- Công cụ dụng cụ chuyên dùng cho gia công như: Dao phai, búa, kìm, khoan,
cờ lê, mỏ lết, tô vít...
- Công cụ dụng cụ chuyên dùng cho bảo hộ lao động như: Quần áo, mũ,
- Giầy, găng tay, khăn mặt ...
2. Các loại chứng từ, sổ sách và tài khoản sử dụng:
2.1> Kế toán tăng nguyên liệu.
<a> Chứng từ sử dụng đối với nghiệp vụ tăng nguyên vật liệu.
Căn cứ vào nhu cầu sản xuất sản phẩm và định mức tiêu hao nguyên vật
liệu, Phòng Vật tư lên kế hoạch nhập nguyên vật liệu. Hàng tháng sau khi
nhân viên tiếp liệu mang vật tư về, bộ phận KCS sẽ kiểm tra chất lượng, quy
cách, số lượng và ghi vào biên bản kiểm nghiệm vật tư sau khi đã đối chiếu
hoá đơn mua hàng. Hoá đơn mua hàng phải có chữ ký và đóng dấu của trưởng
phòng kế toán và các đơn vị liên quan. Căn cứ vào hoá đơn mua hàng và
phiếu nhập kho thủ kho tiến hành kiểm nhận nhập kho, ghi số lượng thực
nhập vào cột thực nhập trên phiếu nhập kho, ghi số lượng nhập kho vào thẻ
kho và chuyển hoá đơn, phiếu nhập kho cho kế toán nguyên vật liệu để kế
toán ghi số lượng nhập kho vào sổ kho, tính ra giá trị nguyên vật liệu và công
cụ dụng cụ nhập kho.
Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên phải có đầy đủ chữ ký của các phòng

ban:
Một liên lưu ở phòng vật tư.
Một liên giao cho thủ kho khi nhập hàng để vào thẻ kho.
Một liên giao cho người bán.
Các loại chứng từ hạch toán ban đầu có mẫu như sau: ( Trang sau)
Mẫu 1: HOÁ ĐƠN (GTGT ) Mẫu số: 01 GTGT
Liên 2 (Giao khách hàng) CN/100 – B
Ngày 06 tháng 08 năm 2004
No. 097388
Đơn vị bán hàng: Trung tâm Thiết Bị Lưới Điện Phân Phối
Địa chỉ: Đống Đa-Hà Nội.Số TK 710A-739946 NH Công thương Chương
Dương - MS
Điện thoại: 04 8730057
Họ tên người mua hàng: Đ/c Giác
Đơn vị: Công tychế tạo Thiết Bị Điện
Địa chỉ: Thị trấn Đông Anh- Hà Nội - Số tài khoản: 710A - 00002 NH Công
thương Đông anh
MS
Hình thức thanh toán: Chưa thanh toán
STT Tên hàng hoá
dịch vụ
Đơn vị
tình
Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3
Dây diện từ
êmay φ 1,5
Kg 256,7 62.000, 15.915.400,

Cộng tiền hàng: 15.915.400,

Thuế suất GTGT 10% Tiền thuế GTGT: 1.591.540,
Tổng tiền thanh toán: 17.506.940,
2
. ..
5 1 215 8000 1
1
01 0 0 1 2231 1000
(Số tiền viết bằng chữ: Mười bảy triệu năm trăm linh sáu ngàn chín trăm bốn
mươi đồng chẵn.)
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Mẫu 2:
Đơn vị..... PHIẾU NHẬP KHO Số: 6434 Mẫu số: 01-VT
Địa chỉ... Ngày 07/08/2004 QĐ số: 1141
TC/QĐ/CĐKT
Nợ TK: 152 (152.21) Ngày 01/11/1995 của BTC
Có TK: 331
Họ tên người giao hàng: Đ/c Giác - Phòng vật tư
Theo hoá đơn số: 0973388 ngày 07/08/2004 của Trung tâm Thiết Bị Lưới
Điện Phân Phối
Nhập tại kho: đ/c Luyện
S
T
T
Tên sản phẩm
hàng hoá

số
Đơn vị
tính
Số lượng Đơn

giá
Thành
tiền
Theo
CT
Thực
nhập
A B C D 1 2 3 4
Dây điện từ
êmay φ1,5
Thuế GTGT
Kg 256,7 256,7 62.000, 15.915.400
1.591.540,
Cộng 17.506.940
Cộng thành tiền bằng chữ: Mười bảy triệu năm trăm linh sáu ngàn chín trăm
bốn mươi đồng chẵn.
Ngày 07 tháng 08 năm 2004
Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên)
<b> Các tài khoản sử dụng.
Tài khoản sử dụng: 152. (152.1, 152.2, 152.3, 152.4, 152.6...)
- Tk 152: Nguyên vật liệu
Tài khoản: 152.1 Nhiên liệu
152.21 Nguyên vật liệu chính
152. 22 Nguyên vật liệu phụ
152.3 Phụ tùng thay thế
152.5 Vật liệu khác
- Tk 111: Tiền mặt
Tài khoản: 111.1 Tiền VNĐ
- Tk 133: Thuế GTGT được khấu trừ

- Tk 331: Phải trả người bán
<c> Định khoản kế toán
Công tytính thuế theo phương pháp khấu trừ
(1). Căn cứ vào phiếu nhập kho số 6434 ngày 7 tháng 8 năm 2004 theo hoá
đơn GTGT ngày 6 tháng 8 năm 2004. Nhập kho vật liệu Dây điện từ êmay
φ1,5 của công ty Trung tâm Thiết bị lưới điện Phân Phối Số lượng 256,7 kg
đơn giá chưa thuế là 62.000đ/kg thuế GTGT 10%
Nợ Tk 152 (152.21) : 15.915.400
Nợ Tk 133: 1.591.400,
Có Tk 331 (TTTBLĐ Phân phối): 17.506.940,
(2). Căn cứ vào phiếu nhập kho Đồng đỏ thanh cái số 6435 ngày 12 tháng 8
năm 2004 theo hoá đơn GTGT ngày 11 tháng 8 năm 2004 của Công tythiết bị
điện KANAKA số lượng là 515 Kg đơn giá chưa thuế là 58.000đ/kg, thuế
GTGT 5%.
Nợ Tk 152 (152.21): 29.870.000,
Nợ Tk 133: 1.493.500,
Có Tk 331(NM Kanaka):31.363.500,
(3). Căn cứ vào phiếu nhập kho số 6436 ngày 15 tháng 8 năm 2004 và hoá
đơn GTGT ngày 14 tháng 8 năm 2004 của Công tythiết bị điện KANAKA số
lượng là 600 Kg đơn giá chưa thuế là 58.000đ/kg, thuế GTGT 5%.Kế toán
định khoản:
Nợ Tk 152 (152.21): 34.800.000,
Nợ Tk 133: 1.740.000,
Có Tk 331(NMKANAKA):36.540.000,
(4). Căn cứ vào phiếu nhập kho Tôn si lic số 6437 ngày 20 tháng 8 năm 2004
và hoá đơn GTGT ngày 19 tháng 8 năm 2004 của công ty TNHH Hoàng Hà
số lượng 1000kg với trị giá chưa thuế là 16.000đ/kg thuế GTGT 5%. Đã
thanh toán bằng tiền mặt.
Kế toán định khoản:
Nợ Tk 152 (152.21): 16.000.000,

Nợ Tk 133: 800.000,
Có Tk 111: 16.800.000,
.......
Tổng hợp chứng từ nhập trong kỳ ta có số liệu:
Nợ Tk 152: 6.587.273.894,
Nợ Tk 133: 457.530.888
Có Tk 111: 28.974.391,
Có Tk 331: 7.015.830.391,
<d> Quy trình luân chuyển
(Sơ đồ trang sau)
Sơ đồ luân chuyển chứng từ sổ sách tăng nguyên vật liệu
(1) (2)

(5)

(3)

(6)
(4) (7)
(8)
(9)
(1) Bộ phận sản xuất đề nghị mua hàng
(2) Bộ phận mua hàng và phòng vật tư chấp nhận, quyết định mua hàng và lập
hoá đơn mua hàng với người bán.
(3) Bộ phận mua hàng kiểm tra hàng về quy cách, chất lượng theo đơn đặt
hàng và chuyển hoá đơn của đơn vị bán cho thủ kho để làm thủ tục nhập
kho.
BPSX Đơn vị bán
Phòng Vật tư
Sổ chi tiết

công nợ
Kế toán thanh
toán
Sổ tiền mặt,
tiền gửi
Sổ chi tiết
vật tư
Kế toán vật tưThủ kho
Kế toán
tổng
Thẻ
kho
NKCT
Sổ cái TK
152,331
(4) Thủ kho tiến hành nhập kho và ghi thẻ kho, chuyển hoá đơn cho phòng kế
toán
(5) Phòng kế toán một mặt theo dõi công nợ( nếu mua hàng chưa thanh toán)
hoặc sổ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng( nếu thanh toán ngay). Mặt khác giao
cho kế toán vật tư để lập phiếu nhập kho
(6) Kế toán vật tư vào sổ chi tiết nguyên vật liệu.
(7) Kế toán vật tư chuyển phiếu nhập kho kèm theo hoá đơn của người bán,
biên bản kiểm tra chất lượng cho kế toán tổng hợp
(8) Kế toán tổng hợp vào sổ NKCT
(9) Từ sổ NKCT kế toán vào sổ cái TK 152,
<e> Phản ánh vào sơ đồ chữ T
Căn cứ vào chứng từ kế toán liên quan sau khi tiến hành định khoản kế toán
tiến hành phản ánh vào sơ đồ chữ T như sau:
Tk 133
2.544.222

454.986.688
2.2.Kế toán giảm nguyên vật liệu.
<a> Các chứng từ và thủ tục xuất nguyên vật liệu
Căn cứ vào dự trù vật tư được duyệt do các bộ phận có nhu cầu sử dụng
vật tư mang đến, phòng Vật tư viết phiếu xuất kho cho từng loại vật tư. Mỗi
phiếu xuất kho được lập thành 4 liên:
- Một liên lưu tại cuống sổ ở phòng vật tư.
- Một liên người nhận hàng sau khi nhận hàng sẽ giữ.
Tk 152Tk 111
28.974.391
Tk 331
7.015.830.391
Tk 133
- Hai liên giao cho thủ kho làm căn cứ xuất vật tư, thủ kho tiến hành
xuất vật tư theo đúng chủng loại, ghi số lượng xuất kho vào cột thực xuất trên
phiếu xuất kho, ghi số lượng xuất kho vào cột xuất trên thẻ kho, chuyển hai
liên phiếu xuất kho này cho kế toán nguyên vật liệu để kế toán ghi số lượng
xuất kho vào cột xuất trên sổ kho, ghi đơn giá xuất kho lên cột đơn giá và tính
ra thành tiền trên phiếu xuất kho. Kế toán nguyên vật liệu lưu một liên, một
liên chuyển cho kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành để làm căn
cứ tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Mỗi phiếu xuất kho khi chuyển cho kế toán phải có đầy đủ chữ ký của
thủ tưởng đơn vị, kế toán trưởng, phụ trách cung tiêu, người nhận hàng, thủ
kho.
SƠ ĐỒ THỦ TỤC XUẤT VẬT TƯ



Mẫu phiếu xuất kho( trang bên)
Dự trù vật tư

Lưu phiếu Lưu vật tư
Phiếu xuất
Thủ kho
Kế toán vật
Lưu chứng từ kế
Mẫu 3:
Đơn vị .... PHIẾU XUẤT KHO Số 1425 Mẫu số: 02 - VT
Ngày 12/08/2004 QĐ số 1141/TC/QĐ/CĐKT
Nợ TK: 621 Ngày 01/11/1995
Có TK: 152 (152.21 )
Họ tên người nhận hàng: đ/c Hồng- PX máy biến áp
Lý do xuất: Sản xuất máy Biến áp 125 MVA-220KV
Xuất tại kho: đ/c Luyện
S
T
T
Tên nhãn hiệu quy
cách phẩm chất

Số
Đ/v
tính
Số lượng
Đơn
giá
Thành tiền
Y/c T/x
A B C D 1 2 3 4
Dây điện từ êmay φ
1,5

Kg 258 258 62.000, 15.996.000,
Cộng 15.996.000,
Cộng thành tiền (bằng chữ ): Mười năm triệu chín trăm chín mươi sáu ngàn
đồng chẵn.
Thủ trưởng đơn vị - Kế toán trưởng -Phụ trách cung tiêu - Người nhận hàng -Thủ kho
(Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên) (Ký tên)

<b> Tài khoản sử dụng
Để phản ánh tình hình xuất nguyên vật liệu kế toán sử dụng các tài khoản
- Tài khoản 152 (152.1, 152.2, 152.3, 152.4, 152.6)
- Tài khoản 621. Chi phí NVL trực tiếp
- Tài khoản 627. Chi phí quản lý chung
- Tài khoản 641. Chi phí bán hàng
- Tài khoản 642. Chi phí quản lý doanh nghiệp
<c> Định khoản kế toán:
Để tính giá nguyên vật liệu xuất dùng kế toán áp dụng tính giá hạch toán
VD: - Căn cứ vào phiếu xuất kho số 1425 ngày 12 tháng 8 năm 2004
xuất kho dây điện từ êmay φ 1,5 cho phân xưởng máy biến áp với số lượng
258 kg đơn giá 62.000đ/kg, kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 621: 15.996.000,
Có TK 152(152.1): 15.996.000,
- Căn cứ vào phiếu xuất kho số 1426 ngày 18/8/2004 xuất kho Tôn si lic cho
phân xưởng sản xuất máy biến áp với số lượng 1000kg đơn giá 16.000đ/kg,
kế toán định khoản
Nợ TK 621: 16.000.000,
Có TK 152: 16.000.000,
- Căn cứ vào phiếu xuất kho số 1427 ngày 19/8/2004 xuất kho vật liệu đồng
đỏ thanh cái cho bộ phận quản lý phân xưởng số lượng là 300kg đơn giá là
58.000đ/kg kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 627: 17.400.000,

Có 152 : 17.400.000,
........
Tổng hợp xuất nguyên vật liệu dùng cho từng bộ phận trong sản xuất tháng 8
năm 2004 như sau:
Nợ Tk 621: 4.904.781.074,
Nợ Tk 627: 17.400.000,
Nợ Tk 642: 26.037.040,
Nợ Tk 632: 14.733.000,
Nợ Tk 133: 2.244.365,
Có TK 152: 4.965.195.479,
<d> Quy trình luân chuyển chứng từ
Sơ đồ luân chuyển chứng từ sổ sách xuất nguyên vật liệu cho
sản xuất kinh doanh
(1) (2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(9) (8)
(10) (11)
(1) Bộ phận có nhu cầu sử dụng NVL đề nghị xuất dùng NVL tới phòng Vật
tư.
(2) Phòng Vật tư chấp nhận đơn lập phiếu xuất kho. Sau đó phòng vật tư xuất
trình phiếu xuất kho cho kế toán trưởng và PGĐ kỹ thuật ký duyệt. Một
liên lưu tại cuống, một liên chuyển đến các bộ phận
(3) Phòng vật tư chuyển phiếu xuất kho cho thủ kho để làm thủ tục xuất kho
(4) Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho để xuất nguyên vật liệu cho người
nhận, người nhận ghi vào phiếu xuất kho số hàng thực nhận và ký vào
phiếu xuất kho.

(5) Thủ kho ghi vào thẻ kho sau đó cuối ngày chuyển cho phòng kế toán
(6) Phòng kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh
Phòng
vật tư
Kế toán trưởng, PGĐ
kỹ thuật
Bộ phận
sử dụng
Thủ kho
Người nhận
Kế toán
Sổ chi tiết chi phí SXKD
Sổ chi tiết NVLKế toán NVL
Sổ NKCT
Sổ cái Tk
152
Kế toán tổng
hợp

×