BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
NGUYỄN THỊ THÚY
THỰC TRẠNG ĐIỀU DUỠNG THAM GIA NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM – THỤY ĐIỂN NG BÍ
GIAI ĐOẠN 2015-2019
LUẬN VĂN
THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802
1
HÀ NỘI, 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
NGUYỄN THỊ THÚY
THỰC TRẠNG ĐIỀU DƯỠNG THAM GIA NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM – THỤY ĐIỂN NG BÍ
GIAI ĐOẠN 2015-2019
LUẬN VĂN
THẠC SĨ QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 8720802
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. TRẦN VIẾT TIỆP
2. TS. DƯƠNG MINH ĐỨC
HÀ NỘI, 2020
i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn là bài tập lớn để ứng dụng những lý thuyết đã học thành sản phẩm
khoa học, là kết quả chính của 02 năm học cao học. Để hoàn thành bài tập lớn và
quan trọng này, ai cũng trải qua những khó khăn nhất định, nhưng nhờ sự hướng
dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ mà em đã vượt qua được những khó khăn đó.
Để hồn thành nghiên cứu này, em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Ts
Trần Viết Tiệp - người thầy hướng dẫn đã chỉ bảo những ý kiến quý báu định
hướng cho luận văn. Đặc biệt thầy đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện
nghiên cứu này tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển ng Bí.
Em xin gửi đến Ts Dương Minh Đức lời cảm ơn chân thành và sâu sắc.
Thầy đã rất nhiệt tình hỗ trợ, chỉ bảo và giúp em định hình hướng đi rõ ràng. Thầy
đã luôn đồng hành và đi đến bước cuối cùng khi hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo các khoa phòng,
đồng nghiệp đã tạo điều kiện và hợp tác giúp tôi thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin
cảm ơn Nhà trường, thầy cơ, bạn bè và gia đình đã động viên, hỗ trợ tơi hồn thành
nghiên cứu.
ii
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG .........................................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..............................................................................................3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..........................................................................4
1.1. Một số khái niệm.........................................................................................................4
1.1.1 Khái niệm về nghiên cứu khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học ...........................4
1.1.2 Khái niệm về năng lực và năng lực nghiên cứu khoa học ......................................5
1.2. Các văn bản pháp quy về nghiên cứu khoa học ..........................................................6
1.3. Mục đích của nghiên cứu khoa học ............................................................................7
1.4. Các bước thực hiện nghiên cứu khoa học ...................................................................7
1.5. Nghề Điều dưỡng và vai trò của nghiên cứu khoa học trong cơng tác Điều dưỡng...8
1.6.1. Nghề Điều dưỡng ....................................................................................................8
1.6.2. Vai trị của nghiên cứu khoa học trong công tác Điều dưỡng. ................................8
1.6. Tình hình thực hiện NCKH của Điều dưỡng ............................................................10
1.7. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của ĐD .........................................12
1.8. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu ..............................................................................15
1.9. Khung lý thuyết:........................................................................................................16
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................17
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................17
2.2. Thiết kế nghiên cứu: .................................................................................................17
2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: ...........................................................................17
2.3.1. Thời gian nghiên cứu .............................................................................................17
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu..............................................................................................18
2.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu ..........................................................................18
iii
2.4.1. Nghiên cứu định lượng ..........................................................................................18
2.4.2. Nghiên cứu định tính .............................................................................................18
2.4.3. Số liệu thứ cấp .......................................................................................................18
2.5. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu ................................................................19
2.6. Biến số nghiên cứu ...................................................................................................22
2.7. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................................24
2.8. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ................................................................................24
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................25
3.1. Thông tin chung đối tượng nghiên cứu ....................................................................25
3.2. Thực trạng tham gia NCKH của ĐD ........................................................................27
3.2.1. Thực trạng NCKH tại bệnh viện VNTĐUB .........................................................27
3.2.2. Thực trạng tham gia NCKH của ĐD tại bệnh viện VNTĐUB ............................28
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia nghiên cứu khoa học của ĐD ................31
Chương 4
BÀN LUẬN .............................................................................................52
4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ................................................................52
4.2. Thực trạng tham gia NCKH của ĐD giai đoạn 2015-2019 ......................................53
4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia NCKH của ĐD ......................................56
4.4. Hạn chế của đề tài .....................................................................................................63
KẾT LUẬN .....................................................................................................................64
KHUYẾN NGHỊ .............................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................67
PHỤ LỤC ........................................................................................................................70
Phụ lục 1: Phiếu phát vấn Điều dưỡng ...........................................................................70
Phụ lục 3: Phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu Lãnh đạo khoa, ĐDT khoa .........................78
Phụ lục 4: Phiếu hướng dẫn phỏng vấn sâu Điều dưỡng viên.........................................78
Phụ lục 5: Phiếu thu thập số liệu thứ cấp ........................................................................80
Phụ lục 6. Các biến số nghiên cứu...................................................................................82
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BV VN- TĐ UB
Bệnh viện Việt Nam- Thụy Điển ng Bí
BV
Bệnh viện
BYT
Bộ Y tế
ĐD
Điều dưỡng
ĐDV
Điều dưỡng viên
ĐTV
Điều tra viên
KCB
Khám chữa bệnh
NC
Nghiên cứu
NCKH
Nghiên cứu khoa học
NCV
Nghiên cứu viên
NVYT
Nhân viên y tế
TTSL
Thu thập số liệu
WHO
Tổ chức Y tế thế giới
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Phương pháp và công cụ thu thập thông tin nghiên cứu ............................... 19
Bảng 3.1: Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ................................................... 25
Bảng 3.2: Số lượng đề tài NCKH tại bệnh viện ............................................................. 27
Bảng 3.3: Số lượng bài báo khoa học tại bệnh viện....................................................... 27
Bảng 3.4: Đề tài, bài báo khoa học có sự tham gia của ĐD ......................................... 28
Bảng 3.5: Tỷ lệ ĐD tham gia NCKH theo khối .............................................................. 29
Bảng 3.6: Thực trạng tham gia NCKH của ĐD theo khối chuyên môn ......................... 30
Bảng 3.7. Liên quan giữa tuổi của đối tượng NC với sự tham gia NCKH của ĐD ....... 31
Bảng 3.8. Liên quan giữa giới tính với sự tham gia NCKH của ĐD ............................. 33
Bảng 3.9. Liên quan giữa tình trạng hơn nhân với sự tham gia NCKH của ĐD ........... 33
Bảng 3.10. Liên quan giữa số con hiện có với sự tham gia NCKH của ĐD .................. 33
Bảng 3.11. Liên quan giữa trình độ chun mơn với sự tham gia NCKH của ĐD ........ 34
Bảng 3.12. Liên quan giữa thâm niên công tác với sự tham gia NCKH của ĐD .......... 35
Bảng 3.13: Điểm tự đánh giá kiến thức, kỹ năng NCKH của ĐD ................................. 35
Bảng 3.14: Thái độ của đối tượng nghiên cứu đối với hoạt động NCKH ..................... 36
Bảng 3.15: Liên quan giữa kiến thức, thái độ, kỹ năng NCKH của ĐD với sự tham gia
NCKH ............................................................................................................................. 37
Bảng 3.16: Liên quan giữa hoạt động đào tạo với sự tham gia NCKH của ĐD. .......... 39
Bảng 3.17: Liên quan giữa số lượng và thời lượng của các khóa học NCKH với sự tham
gia NCKH của ĐD .......................................................................................................... 42
Bảng 3.18: Liên quan giữa nội dung của các khóa học NCKH với sự tham gia NCKH của
ĐD................................................................................................................................... 42
Bảng 3.19: Liên quan giữa sự đánh giá về khóa học của ĐD với tham gia NCKH ...... 43
Bảng 3.20: Liên quan giữa thời gian làm việc với sự tham gia NCKH của ĐD ........... 44
Bảng 3.21: Liên quan giữa vị trí làm việc đến sự tham gia NCKH của ĐD.................. 47
vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Ý kiến đánh giá của ĐD về kiến thức, kinh nghiệm NCKH ....................... 38
Biểu đồ 3.2. Ý kiến đánh giá của ĐD thời gian làm việc ảnh hưởng đến NCKH .......... 44
Biểu đồ 3.3. Ý kiến đánh giá của ĐD về sự tư vấn/hướng dẫn NCKH ảnh hưởng đến tham
gia NCKH.................................................................................................... 46
Biểu đồ 3.4. Ý kiến đánh giá của ĐD về kiến thức, kinh nghiệm NCKH ....................... 48
vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Ngày nay, với nhu cầu ngày càng cao của nhân dân về lĩnh vực chăm sóc, địi hỏi
ngành ĐD phải cải tiến hoạt động liên tục dựa trên các bằng chứng khoa học. Do vậy,
NCKH trở thành một cơng cụ quan trọng góp phần hỗ trợ ĐD ra quyết định thực hành
chăm sóc tại các khoa lâm sàng trong BV. Để đánh giá thực trạng tham gia NCKH của
ĐD tại BV và tìm hiểu lý do tại sao chưa có nhiều ĐD tham gia hoạt động NCKH, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng tham gia nghiên cứu khoa học của điều dưỡng
và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển ng Bí giai đoạn
2015-2019” với hai mục tiêu: 1) Mơ tả thực trạng tham gia nghiên cứu khoa học của điều
dưỡng tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí giai đoạn 2015-2019, 2) Phân tích
một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của điều dưỡng tại Việt
Nam – Thụy Điển ng Bí giai đoạn 2015-2019.
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 12/2019 đến tháng 7/2020 tại các khoa lâm
sàng với thiết kế mô tả cắt ngang kết hợp định lượng, định tính. Số liệu được thu thập
dựa trên nguồn báo cáo của BV, dữ liệu phát vấn 198 ĐD và phỏng vấn sâu 18 đối tượng
liên quan.
Kết quả cho thấy tỷ lệ ĐD tham gia NCKH là 25,8%, tỷ lệ ĐD làm chủ nhiệm/thư
ký đề tài chỉ chiếm 2,0%. Số lượng đề tài NC có sự tham gia của ĐD chiếm tỷ lệ 72,8%
tổng số đề tài NC tại các khoa lâm sàng. Số lượng đề tài do ĐD làm chủ nhiệm chiếm tỷ
lệ 11,6%, làm thư ký chiếm 4,9%, làm thành viên là 56,3%.
Điểm trung bình của kiến thức NCKH tính trên thang điểm 5 là 1,88 (SD= 0,71),
điểm trung bình của kỹ năng NCKH tính trên thang điểm 5 là 1,63 (SD= 0,75). Kết quả
phỏng vấn sâu cho thấy một số yếu tố cản trở ĐD tham gia NCKH bao gồm: khơng có
thời gian dành cho hoạt động NCKH, kiến thức- kỹ năng về NCKH còn hạn chế, thiếu sự
hỗ trợ triển khai đề tài NCKH, chưa có kinh nghiệm viết đề cương, phân tích số liệu, viết
báo cáo nghiên cứu. Khuyến nghị: tổ chức khóa đào tạo lý thuyết và thực hành NCKH
cho ĐD, tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học trao đổi kinh nghiệm NC, xây dựng quy chế
khen thưởng đối với ĐD tích cực tham gia NC, đưa tiêu chuẩn NCKH trong bộ tiêu chí
đánh giá Điều dưỡng trưởng/ Đội trưởng, tạo điều kiện để ĐD tham gia NCKH cùng với
NVYT khác có kỹ năng và kinh nghiệm NC để nâng cao năng lực NC cho ĐD.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu khoa học (NCKH) là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản
chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm
ứng dụng vào thực tiễn (1). NCKH đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong cuộc sống,
góp phần khơng nhỏ vào việc cải tiến chất lượng, tìm ra các phát minh mới phục vụ trực
tiếp cho đời sống của con người. Trong ngành y cũng vậy, nhờ có NCKH mà con người
có thể tìm ra những phương pháp chẩn đốn, điều trị, chăm sóc mới, đóng góp cho việc
nâng cao chất lượng cuộc sống cho loài người.
Điều dưỡng (ĐD) là một nghề, là một ngành khoa học riêng biệt (2). ĐD giữ vai
trò nòng cốt trong hệ thống chăm sóc sức khỏe với mục tiêu chẩn đốn, điều trị, chăm
sóc các nhu cầu thiết yếu của người dân trong việc nâng cao sức khỏe, duy trì, phục hồi
và dự phịng bệnh tật (3). Ngành ĐD cũng như những ngành nghề khác, để nâng cao
chất lượng dịch vụ chăm sóc, cần thực hiện hoạt động cải tiến dựa trên các bằng chứng
khoa học. NCKH là một cơng cụ góp phần tạo ra kiến thức mới cho ĐD, góp phần cải
tiến và nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc, đồng thời làm tăng cường giá trị
nghề nghiệp của ngành ĐD (4, 5). Vì thế, NCKH được coi là một trong những hoạt
động cơ bản trong chiến lược phát triển ngành ĐD giai đoạn 2016-2020 của Tổ chức Y
tế thế giới (WHO) (3). Tại Việt Nam, NCKH cũng là một trong những tiêu chuẩn được
quy định trong chuẩn năng lực cơ bản của ĐD Việt Nam và quy định mã số, tiêu chuẩn
chức danh nghề nghiệp của ĐD, Hộ sinh, Kỹ thuật y do Bộ Y tế ban hành (6).
Tuy vậy, không phải ĐD nào cũng tích cực tham gia NCKH. Số lượng đề tài do
ĐD chủ trì cịn ít, hoạt động tham gia NCKH của ĐD chủ yếu là thu thập số liệu. Tại
Trung Quốc, tỷ lệ ĐD tham gia NCKH chỉ chiếm 7,9%, tại Ghana và Nigeria, tỷ lệ này
lần lượt là 36,1% và 25,9%. Tỷ lệ ĐD làm chủ nhiệm đề tài tại Trung Quốc, Ghana và
Nigeria lần lượt là 4,1%, là 1,9% và 9,2% (7-9). Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên
cứu về thực trạng NCKH của ĐD. Nghiên cứu (NC) của Trần Quang Huy và cộng sự
năm 2010 đánh giá các đề tài NCKH ĐD thực hiện tại Việt Nam giai đoạn 2004-2009
cho thấy trong tổng số đề tài NC được thực hiện, có 58,2% đề tài nghiên cứu do ĐD là
tác giả chính, 36,5% khơng xác định được chức danh của tác giả chính (10). NC của
Phạm Thị Oanh tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cho thấy tỷ lệ ĐD tham gia
2
NCKH là 61,1% (11). NC của Đoàn Thị Ngần tại bệnh viện Thống Nhất cho thấy
45,0% đề tài của BV có sự tham gia của ĐD, trong đó, tỷ lệ đề tài do ĐD làm chủ nhiệm
là 6,6%. Những nghiên cứu này chưa nêu được tỷ lệ ĐD làm chủ nhiệm đề tài, ĐD thu
thập số liệu là bao nhiêu, kiến thức, kỹ năng nghiên cứu của ĐD thế nào, những yếu tố
nào ảnh hưởng đến việc tham gia NCKH của ĐD?
Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển ng Bí là bệnh viện đa khoa hạng I đóng
trên địa bàn thành phố ng Bí với tổng số nhân lực là 959 người, trong đó có 192 Bác
sỹ, 285 ĐD cao đẳng, Đại học. Hàng năm, bệnh viện thực hiện khoảng 40 -45 đề tài
NCKH, trong đó số lượng đề tài do ĐD chủ trì chỉ chiếm khoảng 8%. Hoạt động đào
tạo NCKH cho ĐD chưa được thực hiện thường xuyên nên năng lực NCKH của ĐD
còn hạn chế. Trong khi đó, việc thực hành lâm sàng và cải tiến chất lượng chăm sóc chủ
yếu dựa vào bằng chứng được xây dựng từ các kết quả NCKH.
Vậy thực trạng ĐD tham gia NCKH tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển ng
Bí đang diễn ra như thế nào? Có yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của ĐD
tại bệnh viện? Để trả lời các câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng
điều dưỡng tham gia nghiên cứu khoa học và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện
Việt Nam – Thụy Điển ng Bí giai đoạn 2015-2019”
3
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng điều dưỡng tham gia nghiên cứu khoa học tại bệnh viện Việt Nam
– Thụy Điển ng Bí giai đoạn 2015-2019.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nghiên cứu khoa học của điều
dưỡng tại bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển ng Bí giai đoạn 2015-2019.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số khái niệm
1.1.1
Khái niệm về nghiên cứu khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học
1.1.1.1. Khái niệm về nghiên cứu khoa học
Có nhiều khái niệm về NCKH trên thế giới, trong đó một số khái niệm được sử
dụng trên nhiều quốc gia trên thế giới như sau:
Theo UNESCO, NCKH là bất kỳ hoạt động có hệ thống sáng tạo nào được thực
hiện để bổ sung vào kho tàng kiến thức, bao gồm kiến thức về con người, văn hóa và
xã hội, và sử dụng kiến thức này để đưa ra các ứng dụng mới (12).
Theo Creswell J.W, NCKH là “một quá trình các bước được sử dụng để thu thập
và phân tích thơng tin để nâng tầm hiểu biết của chúng ta về một chủ đề hoặc vấn
đề”. NCKH bao gồm ba bước: đặt ra một câu hỏi, thu thập dữ liệu để trả lời câu hỏi và
đưa ra câu trả lời cho câu hỏi (13).
Tại Việt Nam, theo tác giả Phạm Văn Lình, NCKH là dạng hoạt động trí tuệ
nhằm khám phá quy luật của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và con người, từ
đó đề ra ngun lý cơng nghệ, áp dụng nguyên lý ấy vào viêc tạo dựng các phương tiện
kỹ thuật, vào việc tổ chức quá trình chế biến vật chất và thơng tin (14). Cịn tác giả Vũ
Cao Đàm định nghĩa “NCKH là sự tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết, hoặc
là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, hoặc là sáng tạo
phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục
tiêu hoạt động của con người” (15).
Theo Luật Khoa học và công nghệ, NCKH là “hoạt động khám phá, phát hiện,
tìm hiểu bản chất, quy luật của các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng
tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn” (1).
Trong khuôn khổ đề tài này, tác giả sử dụng khái niệm NCKH được nêu trong
Luật Khoa học và công nghệ.
1.1.1.2. Khái niệm về đề tài nghiên cứu khoa học
Đề tài là một hình thức tổ chức NCKH, được đặc trưng bởi một nhiệm vụ NC và
do một người hoặc một nhóm người thực hiện. Một số hình thức tổ chức NC khác, tuy
khơng hồn tồn mang tính chất NCKH, nhưng có những đặc điểm tương tự với đề tài,
5
và do vậy, cũng có thể vận dụng các phương pháp của một đề tài khoa học như: chương
trình, dự án, đề án (15).
1.1.2
Khái niệm về năng lực và năng lực nghiên cứu khoa học
1.1.2.1. Khái niệm về năng lực
Khái niệm về năng lực đã được nhiều nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau
nhận định và nêu ra như sau:
Năng lực là “khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một
hoạt động nào đó” như năng lực tư duy, năng lực tài chính hoặc là “phẩm chất tâm sinh
lý và trình độ chun mơn tạo cho con người khả năng hồn thành một loại hoạt động
nào đó với chất lượng cao” như năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo (16).
Các ngành dịch vụ khu vực ASEAN định nghĩa năng lực cho từng lĩnh vực bao
gồm 3 loại năng lực theo phân công lao động là: năng lực cốt lõi, năng lực chung, năng
lực chức năng/chuyên môn. Các loại năng lực này đều biểu hiện thông qua kiến thức,
kỹ năng và thái độ/hành vi (17).
Theo mơ hình năng lực ARZESH năm 2018 thì năng lực là một chuỗi kiến thức,
khả năng, kỹ năng, kinh nghiệm và hành vi, dẫn đến hiệu quả hoạt động của các hoạt
động cá nhân. Năng lực là có thể đo lường được và có thể được phát triển thơng qua
đào tạo. Nó cũng có thể phá vỡ thành các tiêu chí nhỏ hơn (18).
Theo cơ quan Tiêu chuẩn năng lực, trong cuốn sách “Tiêu chuẩn năng lực cho
các nhà đánh giá” (19), Shelley Gilis đã đưa ra quan niệm: “Năng lực thực hiện bao
gồm các đặc điểm về kiến thức, kỹ năng và sự áp dụng các kiến thức và kỹ năng đó đạt
tiêu chuẩn theo yêu cầu của sự thực hiện trong việc làm. Khái niệm năng lực thực hiện
bao gồm tất cả các khía cạnh của sự thực hiện công việc. Năng lực bao gồm các nội
dung: Sự thực hiện ở một trình độ chấp nhận được của kỹ năng; Tổ chức hồn thành
các cơng việc; Tuân thủ và phản ứng lại một cách thích hợp khi có vấn đề sai /khác;
Hồn thành đầy đủ vai trị của bản thân theo tiến độ cơng việc. Vận dụng các kiến thức
và kỹ năng vào các tình huống mới”
Đề tài này quan niệm năng lực là sự tổ hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần
thiết của một cá nhân để thực hiện hoạt động có kết quả, theo mục tiêu đã xác định.
1.1.2.2. Khái niệm năng lực nghiên cứu khoa học của Điều dưỡng
Từ các khái niệm trên, luận văn này quan niệm Năng lực NCKH của ĐD là sự
tổ hợp kiến thức, kỹ năng và thái độ của ĐD để thực hiện có hiệu quả các công việc của
6
hoạt động NCKH bao gồm: tìm câu hỏi NC; tìm kiếm và đánh giá y văn; lựa chọn thiết
kế NC, phương pháp NC; viết đề xuất NC; tiếp cận thu thập dữ liệu NC; tính tốn mẫu
và phương pháp chọn mẫu; điều tra thử nghiệm; thu thập dữ liệu NC; phân tích dữ liệu
NC; cơng bố kết quả NC; áp dụng kết quả NC;
1.2. Các văn bản pháp quy về nghiên cứu khoa học
Tại Việt Nam, Nhà nước cũng rất quan tâm phát triển các hoạt động NCKH. Cho
đến nay, nhà nước đã ban hành Luật Khoa học và Công nghệ, Nghị định, Thông tư về
NCKH để căn cứ vào đó các trường Đại học, Viện nghiên cứu, bệnh viện xây dựng quy
trình quản lý NCKH và thực hiện các hoạt động NCKH. Một số Luật, Thơng tư chính
về NCKH gồm:
Quyết định số 10/2007 ngày 11/5/2007 của Bộ Khoa học và công nghệ ban hành
Quy định tuyển chọn, xét chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học.
Thông tư số 12/2009/TT-BKHCN ngày 08/5/2009 của Bộ Khoa học công nghệ
Hướng dẫn đánh giá nghiệm thu đề tài khoa học và công nghệ, dự án sản xuất thử
nghiệm cấp nhà nước.
Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13
Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ.
Thông tư số 44 /2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 07 tháng 5 năm 2007 của Bộ
Tài chính – Bộ Khoa học và Cơng nghệ về Hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ
dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và cơng nghệ có sử dụng ngân sách
nhà nước.
Quyết định số 1248/QĐ-BYT ngày 14/04/2014 về việc ban hành Hướng dẫn
quốc gia về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học.
Quyết định 111/QĐ-BYT ngày 11/01/2013 về việc ban hành quy chế tổ chức
và hoạt động của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở
Thông tư 37/2010/TT-BYT: Quy định về quản lý đề tài nghiên cứu khoa học
và dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ Y tế.
Công văn số 142/K2ĐT-NCKH (năm 2014): Quy định về hồ sơ nghiệm thu đề
tài, dự án khoa học công nghệ cấp Bộ Y tế.
7
Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN: Hướng dẫn định mức xây
dựng, phân bố dự tốn và quyết tốn kinh phí đối vói nhiệm vụ khoa học và cơng nghệ
có sử dụng ngân sách nhà nước.
Thông tư số 02/2015/TT-BKHCN: Quy định việc đánh giá và thẩm định kết
quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước.
1.3. Mục đích của nghiên cứu khoa học
- Nhận thức thế giới khách quan, phát triển kho tàng tri thức của nhân loại để cải
tạo thế giới.
- Tạo ra cơng nghệ mới, nâng cao năng suất và trình độ văn minh của lao động xã
hội trong tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất, dịch vụ, thương mại, chính trị, giảng
dạy - học tập, quản lý, lãnh đạo và chính bản thân hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Mở mang và nâng cao dân trí, nâng cao trình độ văn hố và hồn thiện nhân
cách.
1.4. Các bước thực hiện nghiên cứu khoa học
Có nhiều tác giả chia giai đoạn thực hiện nghiên cứu khác nhau, trong khuôn khổ
NC này đề cập đến các bước NC do hai tác giả Kate Gerish và Rose Marie (5, 20) nêu
ra, được tóm tắt như sau:
1) Tìm câu hỏi NC
2) Tìm kiếm và đánh giá y văn: bao gồm 03 bước: Tìm các bằng chứng sẵn có
liên quan đến lĩnh vực NC. Nguồn y văn bao gồm: sách, tạp chí khoa học
chuyên ngành, thư viện trực tuyến, báo cáo, luận văn, kỷ yếu hội nghị, văn bản
của chính phủ; Lưu giữ y văn: Sau khi xác định các tài liệu tham khảo hữu ích
cho NC, cần sử dụng các phần mềm lưu giữ và trích dẫn tài liệu tham khảo;
Viết tổng quan tài liệu: gồm 3 bước: sắp xếp tài liệu; xác định điểm mấu chốt,
các kết quả và chủ đề; viết các thông tin đã tổng hợp được
3) Lựa chọn thiết kế NC, phương pháp NC: đây là bước quan trọng nhất trong các
bước thực hiện NC, bước này ảnh hưởng tới toàn bộ các khâu khác của NC.
4) Viết đề xuất NC: đề xuất NC gồm các nội dung: tiêu đề và tóm tắt; đặt vấn đề;
câu hỏi NC và mục tiêu NC; thiết kế NC; thành viên tham gia NC, chủ nhiệm
đề tài; đạo đức trong NC; kinh phí thực hiện NC; cơng bố kết quả NC;
5) Tiếp cận thu thập dữ liệu NC
8
6) Tính tốn mẫu và phương pháp chọn mẫu: xác định quần thể đích, quần thể
NC và cỡ mẫu NC.
7) Điều tra thử nghiệm
8) Thu thập dữ liệu NC: có nhiều kỹ thuật và phương pháp thu thập dữ liệu NC
như: quan sát, phỏng vấn cấu trúc, bán cấu trúc…
9) Phân tích dữ liệu NC: sử dụng phần mềm để phân tích số liệu
10) Cơng bố kết quả NC: có nhiều hình thức cơng bố kết quả NC: Bài báo khoa
học hoặc báo cáo NC; Bài trình bày tại hội nghị với hình thức thuyết trình hoặc
trình bày poster; Cơng bố trên trang web, hội thảo hoặc công bố với hình thức
là hướng dẫn thực hành lâm sàng.
11) Áp dụng kết quả NC: Kết quả NC có thể được sử dụng để xây dựng hướng dẫn
thực hành lâm sàng.
1.5. Nghề Điều dưỡng và vai trò của nghiên cứu khoa học trong công tác Điều
dưỡng
1.6.1. Nghề Điều dưỡng
ĐD là một nghề nghiệp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, tập trung vào chăm
sóc cá nhân, gia đình và cộng đồng để họ có thể đạt được, duy trì hoặc phục hồi sức
khỏe và chất lượng cuộc sống một cách tối ưu (21).
Nghề ĐD được hình thành từ cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 khi bà Florence
Nightingale cùng với một nhóm phụ nữ đã có nhiều cơng lao trong việc giảm tỷ lệ tử
vong ở thương binh trong cuộc chiến giữa Nga và các nước Anh, Pháp, Thổ nhĩ kỳ. Sau
chiến tranh, bà đã thành lập trường đào tạo ĐD đầu tiên trên thế giới, là nền tảng phát
triển của ngành ĐD thế giới sau này. Đào tạo ĐD đã trải qua một quá trình phát triển
theo hướng chuyên biệt, đa dạng hóa các lĩnh vực hoạt động như Hộ sinh, Gây mê hồi
sức, Nhi khoa…(21).
Tại Việt Nam, nghề ĐD được quy định cụ thể về tiêu chuẩn, chức trách, nhiệm
vụ trong các văn bản pháp quy do Bộ Nội vụ ban hành. Từ năm 1990, Hội ĐD Việt
Nam được thành lập, là đơn vị đầu mối xây dựng các chương trình phát triển năng lực
cho ĐD viên về lĩnh vực quản lý, thực hành chăm sóc, đào tạo và nghiên cứu khoa học
(4).
1.6.2. Vai trò của nghiên cứu khoa học trong công tác Điều dưỡng.
9
NCKH có vai trị đặc biệt quan trọng trong bất cứ một ngành nghề nào. Phát hiện
ra kiến thức mới hay bằng chứng mới, kỹ thuật mới sẽ giúp cải thiện chất lượng hoạt
động trong lĩnh vực ngành nghề có liên quan.
Đối với Nghề Điều dưỡng cũng vậy, NCKH có vai trò thúc đẩy sự phát triển nền
giáo dục của ngành, nâng cao chất lượng và hiệu quả điều trị nhờ việc cải tiến liên tục
trong thực hành chăm sóc người bệnh, là cơ sở để phát triển ngành khoa học ĐD.
NCKH là một cơng cụ góp phần tạo ra kiến thức mới cho ĐD: NC được coi là
quá trình truy tìm kiến thức mới. Kiến thức mới có thể tiếp cận bằng nhiều cách khác
nhau. NCKH mang lại kiến thức có độ tin cậy cao để làm căn cứ hướng dẫn thực hành
cho người lao động. Những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp có được là do quá trình
tích luỹ từ học tập ở trường, kinh nghiệm của cá nhân, từ bắt chước các chuyên gia và
ứng dụng kiến thức từ các lĩnh vực khác. Khi thực hiện NC, ĐD phải đặt ra câu hỏi, tìm
kiếm y văn cũng như các bằng chứng liên quan đến lĩnh vực NC, do đó, được cập nhật
kiến thức về lĩnh vực đó. NC được lồng ghép với chương trình đào tạo của ĐD, cấp độ
đào tạo càng cao thì hoạt động đào tạo về NC khoa học càng chuyên sâu.
NCKH góp phần cải tiến và nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc: NCKH
là phương thức đáng tin cậy nhất để tạo ra các bằng chứng hướng dẫn thực hành chăm
sóc lâm sàng, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ ĐD. Thực hành dựa vào bằng chứng
là một nguyên tắc tiếp cận mới đang được áp dụng trong nhiều lĩnh vực nhất là lĩnh vực
y học. Những dịch vụ chăm sóc và kỹ thuật do người ĐD cung cấp liên quan trực tiếp
tới sức khoẻ và tính mạng con người, vì vậy, kiến thức và thực hành ĐD phải có cơ sở
khoa học vững chắc và phải được cập nhật thường xuyên. Đây cũng là trách nhiệm nghề
nghiệp và đạo đức của người ĐD nhằm đảm bảo an toàn cho người nhận dịch vụ chăm
sóc.
NCKH góp phần tăng cường giá trị nghề nghiệp: Theo quan niệm cũ ĐD là
một nghề phụ thuộc, người ĐD thực hành theo y lệnh của bác sỹ. Ngày nay trước nhu
cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng và áp dụng các thành tựu khoa học mới vào y
học ngày càng nhiều đòi hỏi người ĐD phải nâng cao tính chun nghiệp. NCKH góp
phần nâng cao năng lực của người ĐD theo hướng phát triển ngày càng chuyên sâu, tạo
nên sự khác biệt trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Do đó, uy tín và vị thế của nghề
ĐD được nâng cao, giá trị của các dịch vụ chăm sóc do người ĐD cung cấp được xã hội
đánh giá đúng mức (4, 5).
10
1.6. Tình hình thực hiện NCKH của Điều dưỡng
1.7.1. Tình hình thực hiện NCKH của Điều dưỡng trên thế giới
Tại các nước Mỹ Latin và Caribe, phần lớn các nghiên cứu ĐD trên 5 hệ thống
cơ sở dữ liệu từ 1/1/2006 đến 14/6/2016 được thực hiện chủ yếu tại Brazil, với tỷ lệ
90,6% nghiên cứu, còn tại Chile là 2,5% nghiên cứu. Hầu hết NC do ĐD thực hiện
(95,8%) và phần lớn được thực hiện tại BV (48,6%). Các chủ đề NC tập trung vào kiến
thức của bệnh nhân hoặc đặc điểm của một nhóm bệnh nhân (61,3%); đánh giá quản lý
bệnh mạn tính (19,3%) hoặc đánh giá kết quả điều trị/quản lý sau can thiệp (16,3%);
91,6% NC sử dụng thiết kế NC mô tả. 87,6% NC sử dụng phương pháp chọn mẫu không
ngẫu nhiên, 8,2% chọn mẫu ngẫu nhiên, 4,3% không nêu phương pháp chọn mẫu (22).
Hạn chế của NC là chưa nêu được trình độ của tác giả bài báo đề làm cơ sở khuyến nghị
với các nhà quản lý có biện pháp nâng cao năng lực NCKH cho ĐD đối với từng trình
độ cụ thể.
Tại một số nước đang phát triển, tỷ lệ ĐD tham gia NCKH khá thấp, dao động
từ 25% đến 40% (7, 8). Tại Ghana, chỉ có 36,1% ĐD tham gia NCKH, trong đó 1,9%
ĐD là chủ nhiệm đề tài, 27,2% là thành viên nhóm NC, 7,0% thu thập số liệu (7). Tại
Nigeria, nghiên cứu đánh giá năng lực NCKH của ĐD trong lĩnh vực sức khỏe cho thấy
tỷ lệ ĐD tham gia NCKH là 25.0%, tỷ lệ ĐD là chủ nhiệm đề tài chiếm 9,2% (8).
Tại các nước phát triển, tỷ lệ ĐD tham gia NCKH cao hơn, chiếm khoảng 6080%. NC tại Anh và Scotland trên 161 ĐD cho thấy 71% ĐD đã từng thực hiện NC,
trong đó có 81% là chủ nhiệm đề tài, 41% chỉ thu thập số liệu NC, 61% thực hiện đề tài
độc lập, 48% thực hiện cùng nhóm NC, 61% ĐD thực hiện NC theo yêu cầu của chương
trình đào tạo văn bằng quốc gia, 37% thực hiện do yêu thích, 58% đã viết báo cáo kết
quả NC, trong đó 10% đã gửi bài báo cho tạp chí, 9% được đăng (23). Tại Phần Lan,
70% ĐD tham gia nghiên cứu, trong đó 60% Điều dưỡng chủ nhiệm đề tài NC, nhưng
chỉ có 3% đã trình bày kết quả NC tại hội nghị quốc gia và chỉ có 1% đã cơng bố kết
quả trên các tạp chí khoa học. Phần lớn các đề tài nghiên cứu được tiến hành do u cầu
của chương trình đào tạo ĐD (tồn bộ (61%) hoặc một phần (29%) (24).
1.7.2. Tình hình thực hiện NCKH của Điều dưỡng tại Việt Nam
Tại Việt Nam, chưa có nhiều NC về thực trạng NCKH của ĐD tại các bệnh viện
trên tồn quốc. Các NC hiện có đều chỉ tiến hành với cỡ mẫu nhỏ trong một hay một
vài BV.
11
Năm 2010, Trần Quang Huy và cộng sự đã thực hiện đánh giá 170 đề tài NCKH
ĐD tại Việt Nam giai đoạn 2004-2009. Việc đánh giá được tiến hành dựa trên 10 tiêu
chí và thang điểm do nhóm NC xây dựng với số điểm tối đa là 68 điểm. Các đề tài được
đánh giá, phân loại thành 5 mức độ: Xuất sắc (≥90% số điểm), tốt (80-89% số điểm),
khá (70-79% số điểm), đạt yêu cầu (60-69% số điểm), đạt yêu cầu nhưng còn hạn chế
(<60% số điểm). Qua đánh giá, số điểm trung bình của các đề tài là 44,5 (đạt 65% điểm
tối đa), 42,4% đề tài xếp loại từ khá trở lên, 34,7% đề tài đạt yêu cầu nhưng còn một số
mặt hạn chế. Đề tài cấp cơ sở chiếm 81,1%, sử dụng phương pháp NC mô tả chiếm
66,5%; NC định lượng 61,8%, NC định tính 20%, NC kết hợp 14,7%. Lĩnh vực NC chủ
yếu thuộc về thực hành ĐD, hộ sinh hoặc xét nghiệm (51,2%). Đây là NC hồi cứu, các
đề tài lựa chọn vào NC là các bài báo được đăng trên các tạp chí trong nước, do vậy
một số tiêu chí như học vị, chức danh của tác giả thứ nhất không thu thập được đầy đủ
thông tin. 62/170 người không xác định được chức danh, 100/170 người không xác định
được học vị của tác giả thứ nhất (10). NC cũng chưa chỉ ra được những khó khăn, thuận
lợi của ĐD khi thực hiện NC.
Với thiết kế NC mô tả cắt ngang, kết hợp định lượng và định tính, Hà Hữu Tùng
và cộng sự (2017) đã thực hiện NC “Thực trạng hoạt động NCKH tại BV đa khoa Nông
nghiệp giai đoạn 2014-2016” trên 53 đề tài. Kết quả chỉ ra rằng trong năm 2014, 33,3%
đề tài NC do ĐD chủ trì đề tài, 58,3% đề tài do Bác sỹ chủ trì (25). NC đã nêu được
những thuận lợi, khó khăn khi triển khai các đề tài NCKH tại bệnh viện.
NC tại bệnh viện Thống Nhất năm 2017 của tác giả Đoàn Thị Ngần thực hiện
trên 255 NC, phát vấn 525 ĐD về thực trạng và nhu cầu đào tạo NCKH. 47,8% đề tài
có sự tham gia của ĐD, trong đó, 93,4% đề tài do ĐD thu thập số liệu, 6,6% đề tài do
ĐD làm chủ nhiệm. 29,5% ĐD trả lời là tự tin khi triển khai thực hiện đề tài NCKH.
53,0% ĐD đã từng tham gia các khóa đào tạo về NCKH. Các nội dung mong muốn
được đào tạo lần lượt là viết đề cương NC, tìm tài liệu tham khảo, phân tích số liệu và
viết báo cáo khoa học (26). NC chưa đánh giá được kiến thức, kỹ năng thực hiện NCKH
của ĐD, do vậy cần tìm hiểu sâu về vấn đề này để đề xuất biện pháp can thiệp phù hợp.
Nghiên cứu của Nguyen Thi Ngoc Minh tại 02 bệnh viện miền Trung Việt Nam
cho thấy tỷ lệ ĐD tham gia NCKH là 64,2%, trong đó ĐD tham gia 01 đề tài là 56,8%,
tham gia từ 02 đề tài trở lên là 41,5% (27). Một nghiên cứu tại Thái Nguyên cũng cho
tỷ lệ ĐD tham gia NC là 61,1% (11).
12
1.7. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của ĐD
Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia
NCKH của ĐD bao gồm: yếu tố cá nhân và yếu tố môi trường. Yếu tố cá nhân được mô
tả bao gồm: tuổi, trình độ chun mơn, kiến thức, thái độ, kỹ năng NCKH, hoạt động
đào tạo về NCKH. Yếu tố môi trường bao gồm thời gian dành cho hoạt động nghiên
cứu, vị trí làm việc, kinh phí dành cho NCKH, sự tư vấn hỗ trợ nghiên cứu, chính sách
tại đơn vị (7, 8, 24, 28-31).
Một số nghiên cứu trên thế giới đã tìm thấy sự liên quan giữa yếu tố cá nhân với
sự tham gia NCKH của ĐD. Khảo sát năm 1995 trên 366 ĐD tại một BV ở Canada cho
thấy ĐD có trình độ đại học hoặc sau đại học; ĐD có kinh nghiệm NCKH hoặc đã được
đào tạo NCKH, có liên quan đến số lượng NC do ĐD triển khai thực hiện (32). Nghiên
cứu tại Ghana cũng cho kết quả này, theo đó, tỷ lệ tham gia NC ở nhóm Cao đẳng là
25%, nhóm Đại học là 50,8%, nhóm Thạc sỹ là 100% (7). Kết quả tóm tắt 12 nghiên
cứu về yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia NCKH của ĐD cũng cho thấy các yếu tố như
trình độ chun mơn, kiến thức về NCKH, kinh nghiệm tham gia NC, thói quen đọc tạp
chí chun ngành là những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia NCKH của ĐD (33).
Ngoài ra, yếu tố thái độ đối với NCKH, hoạt động đào tạo về NCKH, kiến thức, kỹ
năng NCKH cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia NCKH của ĐD, được
nêu trong kết quả nghiên cứu của Rizzuto C, Kang Hee Sun và Roxburgh M (28, 30,
31). Hầu hết ĐD rất thích được tham gia NCKH và mong muốn được đào tạo về
NCKH, tuy nhiên họ lại cho rằng chỉ những người có bằng cấp cao như Đại học, Thạc
sỹ mới có khả năng thực hiện các đề tài NCKH, hơn nữa, quy trình NCKH quá phức
tạp đối với họ (34). NC của Hick C đánh giá trên 500 ĐD tại Anh, Scotland và Wales
cho thấy, điểm đánh giá thái độ của ĐD đối với NCKH đạt từ 27 đến 57 trên thang điểm
65, 68% ĐD có thái độ tích cực đối với việc thực hiện NC (35). Về kiến thức và kỹ
năng NC, ĐD còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm về lĩnh vực này, do vậy, họ không tự
tin khi thực hiện các đề tài NCKH. NC tại Trung Quốc trên hơn 27.000 ĐD tại 22 cơ sở
y tế cho thấy điểm trung bình kỹ năng NC của ĐD rất thấp, với 25 điểm trên thang điểm
100 (quy đổi sang thang điểm 5 là 1,25 điểm). Nhóm tuổi trên 55 có điểm kỹ năng cao
hơn các nhóm tuổi 18-24, 25-34. Điểm kỹ năng của nhóm ĐD cơng tác 30-39 năm cao
hơn các nhóm 1-5, 6-9, 10-14, 15-19 năm. Điều dưỡng trưởng khoa có điểm kỹ năng
NC cao hơn ĐDV (9). Một NC đánh giá về năng lực NC của ĐD thông qua 18 bài báo
13
khoa học cho thấy, điểm năng lực trung bình là 69,3 trên thang điểm 100. Điểm cao
nhất là 82,8, thấp nhất là 58,2 (36). Mallidou A và cộng sự đã nghiên cứu bộ công cụ
tự đánh giá năng lực NCKH của ĐD trên 88 ĐD tại bệnh viện BC - Canada cho thấy
kiến thức, thái độ, thực hành NC của ĐD đạt điểm trên trung bình, cụ thể: kiến thức về
quy trình NC đạt 2,84±0,67 điểm, kỹ năng thực hiện quy trình NC đạt 2,59±0,78 điểm,
thái độ đối với quy trình NC đạt 2,59±0,55 điểm, kiến thức về phiên giải kết quả NC
đạt điểm 2,92±0,82, kỹ năng về phiên giải kết quả đạt 2,62±0,95 điểm; kỹ năng tổng
hợp kiến thức liên quan đến lĩnh vực NC đạt 2,6±1,15 điểm (37).
Một số NC khác đã tìm thấy sự ảnh hưởng của mơi trường, chính sách đến hoạt
động NCKH của ĐD. NC của Rizzuto C cho thấy hầu hết ĐD cần có thêm thời gian để
thực hiện các hoạt động NC, bao gồm: thời gian để viết đề cương NC, thời gian phân
tích số liệu, thời gian viết báo cáo NC và bài báo khoa học. Yếu tố ảnh hưởng khác
được đề cập đến là kinh phí để triển khai thực hiện NC, sự hỗ trợ thực hiện NC (hoạt
động tư vấn cho NC, hoạt động hỗ trợ các thủ tục liên quan đến thực hiện NC (28). NC
của Nkrumah Isaac cho thấy một số ý kiến về yếu tố cản trở hoạt động NCKH của ĐD
bao gồm: thiếu kinh phí (78% ĐD), thiếu sự hỗ trợ thực hiện NC (57% ĐD), thiếu thời
gian để thực hiện NC (57% ĐD) (7). Theo Asuquo Ekaete, Woodward và Darbyshire
thì thiếu thời gian, thiếu kinh phí, thiếu sự xây dựng mơi trường NC, thiếu kiến thức
NC, sự hạn chế về khả năng tiếp cận với nguồn tài liệu tham khảo, sự đánh giá không
đúng giá trị của NC cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của ĐD (8,
38, 39). Tại châu Á, tác giả Hee Sun Kang NC trên 133 ĐD cũng cho kết quả tương tự:
thiếu thời gian NC là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thực hiện NC
của ĐD (30).
Một NC trên 165 điều phối viên trang web và các cộng sự của chương trình
nghiên cứu đa quốc gia thuộc dự án Thunder- Hiệp hội Điều dưỡng chăm sóc tích cực
Hoa Kỳ cho thấy hoạt động hỗ trợ thu thập dữ liệu, quy trình chấp thuận NC, quy trình
phê duyệt NC có ảnh hưởng đến sự tham gia NCKH của ĐD (40).
NC của Kerstin Nilsson Kajermo (1998) thực hiện trên 237 ĐD tại hai BV ở
Thụy Điển chỉ ra rằng các yếu tố tạo thuận lợi nhất được các ĐD nêu ra là sự đa dạng
hóa các mơ hình giáo dục nhằm nâng cao kiến thức về phương pháp NC và kỹ năng
đánh giá kết quả NC. Yếu tố tiếp theo là sự phân bổ các nguồn lực cho đào tạo và ứng
dụng các kết quả NC trong thực hành lâm sàng (41).
14
Tại Việt Nam, một số NC đã đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
NCKH tại BV bao gồm NC của tác giả Hà Hữu Tùng tại BV đa khoa Nông Nghiệp, NC
của Nguyen Thi Ngoc Minh tại 02 bệnh viện miền trung Việt Nam, NC của Đoàn Thị
Ngần tại bệnh viện Thống Nhất. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đó là chính sách
khuyến khích của đơn vị, bao gồm sự ủng hộ của lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa, sự
hỗ trợ/hướng dẫn của đồng nghiệp, quy định chi thưởng cho NCKH, quy định xét duyệt
thành tích thi đua trên cơ sở NCKH (25, 26). NC của Hà Hữu Tùng đã chỉ ra rằng tại
BV Nơng Nghiệp có sự quan tâm ủng hộ tích cực của lãnh đạo bệnh viện, có chính sách
thưởng cho NCKH theo từng năm được quy định chi tiết trong quy chế chi tiêu nội bộ
của BV, tuy nhiên chủ nhiệm đề tài phải tự túc kinh phí khi thực hiện đề tài NCKH nên
cũng gây trở ngại cho những người muốn làm NCKH (25). Tại BV Thống Nhất thì hoạt
động ghi nhận thành tích và động viên khuyến khích NCKH vẫn chưa được làm tốt,
thiếu kinh phí khi triển khai đề tài NCKH (26). Yếu tố khác được đề cập đến là trình độ
chun mơn của cán bộ nhân viên tham gia NCKH, theo đó số lượng thạc sỹ càng nhiều
thì hoạt động NCKH càng mạnh. Theo NC của Hà Hữu Tùng tại BV Nơng Nghiệp, có
nhiều CBNV trình độ thạc sỹ, đây là nguồn nhân lực tham gia và hỗ trợ, thúc đẩy hoạt
động NCKH của bệnh viện (25). Theo Đoàn Thị Ngần, tại bệnh viện Thống Nhất, đối
tượng NC chủ yếu có trình độ trung học (67,0%) nên hạn chế trong việc tham gia
NCKH. Về thời gian thực hiện NC, các tác giả đều cho rằng ĐD thiếu thời gian để thực
hiện các hoạt động NCKH vì họ phải ưu tiên hoạt động chuyên môn. Theo Hà Hữu
Tùng, các chủ nhiệm đề tài khơng có thời gian lấy số liệu, phân tích, viêt báo cáo kết
quả do bận công tác chuyên môn (25). Kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm của
Đồn Thị Ngần cũng cho kết quả tương tự “trong bối cảnh bệnh viện lớn, số lượng bệnh
nhân lớn, thường xuyên quá tải nên việc chăm sóc bệnh nhân rất vất vả, chiếm hầu hết
thời gian làm việc của ĐD nên việc dành thời gian cho NCKH là rất hạn chế” (26). NC
của Nguyen Thi Ngoc Minh thì cho kết quả là chỉ có 48,3% ĐD có thời gian đọc bài
báo khoa học sau khi kết thúc công việc (27). Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng
đến hoạt động NCKH đó là kiến thức, thái độ, kỹ năng NCKH của ĐD. NC của Nguyen
Thi Ngoc Minh cho thấy chỉ có 36,3% ĐD hiểu được số liệu trong báo cáo khoa học,
63,6% hiểu được các thuật ngữ sử dụng trong báo cáo khoa học, phần lớn ĐD có thái
độ tích cực đối với NCKH: 57,7% ĐD cho rằng NCKH giúp họ nâng cao chất lượng
chăm sóc, 67,9% ĐD cho rằng để thực hành chăm sóc một cách hiệu quả thì cần đọc
15
các bài báo khoa học. Khi được phỏng vấn, những ĐD này cũng trả lời rằng họ thiếu
kỹ năng tổng hợp kết quả NC, thiếu kiến thức về NCKH, do vậy họ gặp khó khăn khi
thực hiện các hoạt động NCKH (27). Kết quả phỏng vấn ĐD của Đoàn Thị Ngần cho
thấy ĐD khơng biết phương pháp tìm kiếm thơng tin, tài liệu tham khảo một cách hiệu
quả, kiến thức và kỹ năng NCKH của ĐD còn nhiều hạn chế nên việc thực hiện NC gặp
khó khăn (26).
1.8. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu
Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển ng Bí là bệnh viện đa khoa hạng I, trực
thuộc BYT, với quy mô giường bệnh theo kế hoạch là 1000 giường, đảm nhiệm nhiệm
vụ của một bệnh viện vùng, có các chức năng gồm: khám, chữa bệnh, phịng bệnh và
phục hồi chức năng cho nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Đông Bắc; đào tạo liên tục
và đào tạo thực hành lâm sàng cho nguồn nhân lực y tế theo quy định của pháp luật;
thực hiện hoạt động chỉ đạo tuyến theo nhiệm vụ được phân công; NCKH, triển khai
ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại để phục vụ sức khỏe nhân dân.
Bệnh viện được Bộ Y tế giao 07 nhiệm vụ gồm: khám, cấp cứu và điều trị bệnh
nhân các tỉnh, khu vực được phân công; khám sức khỏe cho các đối tượng đi công tác,
học tập, lao động ở nước ngồi và kết hơn với người nước ngoài; khám, chữa bệnh và
khám sức khỏe cho người nước ngoài; tham gia khám giám định y khoa theo yêu cầu
của các Hội đồng giám định Y khoa; phục hồi chức năng sau điều trị và phục hồi chức
năng cộng đồng; phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn để phát hiện và phòng chống
dịch bệnh; thực hiện các nhiệm vụ khác khi có sự phân công của Bộ Y tế.
Nghiên cứu khoa học là một trong bảy nhiệm vụ trọng tâm của bệnh viện, do
vậy, bệnh viện luôn chú trọng thực hiện nhiệm vụ này. Ngay từ khi bệnh viện bắt đầu
đi vào hoạt động, dưới sự hỗ trợ của các chuyên gia Thụy Điển, các bác sỹ, điều dưỡng
bệnh viện đã triển khai thành công nhiều đề tài các cấp, tổ chức nhiều hội thảo trong
nước và quốc tế nhằm chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp. Số lượng đề tài, sáng kiến
cải tiến khoa học kỹ thuật tăng dần qua các năm. Theo báo cáo về hoạt động khoa học
của bệnh viện hàng năm, từ năm 2015 đến nay, hàng năm bệnh viện có khoảng từ 15 –
20 đề tài và sáng kiến cải tiến khoa học kỹ thuật với số lượng nhân viên tham gia làm
nghiên cứu trong thời gian qua là hơn 100 người.
16
1.9. Khung lý thuyết:
Khung lý thuyết của NC dựa trên lý thuyết hành vi của Bandura (42), đã được tác giả
Camela Rizzuto và cộng sự sử dụng để nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham
gia nghiên cứu khoa học của Điều dưỡng (28).
Yếu tố cá nhân
- Tuổi
- Giới
- Tình trạng hơn nhân
- Trình độ chun mơn
- Thâm niên cơng tác
- Số con hiện có
- Đào tạo về NCKH
- Năng lực NCKH
+ Thái độ đối với NCKH
+ Kiến thức NCKH
+ Kỹ năng NCKH
Thực trạng NCKH của điều dưỡng
- Tổng số đề tài của bệnh viện từ năm 20152019 (số đề tài có Điều dưỡng tham gia,
Điều dưỡng làm chủ nhiệm, thư ký)
- Tổng số bài báo khoa học xuất bản từ năm
2015-2019 (có Điều dưỡng tham gia)
+ Tổng số bài báo quốc tế
+ Tổng số bài báo trong nước
- Tỷ lệ ĐD tham gia NCKH
- Tỷ lệ ĐD làm chủ nhiệm/thư ký đề tài
Yếu tố môi trường
-
Sự đầu tư thời gian cho NC.
Sự tư vấn/hướng dẫn thực
hiện nghiên cứu.
Vị trí cơng việc
Đ
Kinh phí thực hiện NC.
Chính sách khuyến khích
NCKH.
Sự ủng hộ của lãnh đạo BV,
lãnh đạo khoa.
- Tỷ lệ ĐD là thành viên nhóm nghiên cứu
- Tỷ lệ ĐD tham gia từng hoạt động NCKH