Tải bản đầy đủ (.ppt) (18 trang)

Mặt Nón, Hình nón --> Lớp 12A1, 12A2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 18 trang )

Giúp học sinh học tốt Tập làm văn
Tập làm văn là phân môn cuối cùng của quá trình luyện tập cho học sinh có
năng lực sử dụng tiếng Việt, làm công cụ giao tiếp và tư duy. Để làm được bài
văn, học sinh phải huy động vốn kiến thức nhiều mặt như: các hiểu biết về cuộc
sống, tri thức về văn học, khoa học, xã hội… học sinh lại còn phải sử dụng nhiều
loại kỹ năng như: dùng từ đặt câu, dựng đoạn, tạo văn bản, kỹ năng phân tích đề,
tìm ý, lập dàn ý… Do đó tập làm văn mang tính thực hành toàn diện, tổng hợp.
Vì sao?
Tập làm văn mang tính sáng tạo, một bài văn thể hiện một sự suy nghĩ, hiểu
biết mang đậm màu sắc cá nhân, là những sản phẩm không lặp lại của mỗi học
sinh.
Tuy nhiên, trong những giờ dạy môn này thường gặp không ít những khó
khăn. Nhất là trong giờ tập làm văn miệng, vì hầu hết học sinh rất thụ động, ít
phát biểu, có chăng là học sinh khá giỏi, thường thì các em cũng chỉ trả lời.
Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh quá nghèo vốn từ, từ đó dẫn đến tình trạng
diễn đạt lủng củng, rời rạc thậm chí sử dụng từ sai, chưa hợp lý.
Cung cấp vốn từ như thế nào?
Vốn từ phong phú là yếu tố quan trọng để giúp học sinh có thể tham gia vào
các hoạt động giao tiếp ngôn từ một cách có hiệu quả. Một trong những nhiệm vụ
quan trọng của nhà trường là đào tạo con người phát triển toàn diện, hoàn thiện
năng lực ngôn ngữ cho học sinh, bao gồm cả việc làm giàu vốn từ tiếng mẹ đẻ
cho các em.
Để làm giàu vốn từ cho học sinh, trước hết chúng ta phải tìm hiểu các khả
năng tiếp nhận từ ngữ của mỗi học sinh. Mỗi em có một khả năng tiếp nhận một
số lượng từ nhất định.
Hãy bồi dưỡng tâm hồn các em
bằng ngôn ngữ đầy chất văn
học
Mục tiêu đầu tiên của việc làm giàu vốn từ là giúp học sinh tích lũy và mở
rộng vốn từ các đơn vị từ vựng. Trước hết phải giúp cho các em nắm từ, nắm
từng từ cụ thể, nắm từ trong tính chỉnh thể âm - nghĩa của nó. Bên cạnh việc cung


cấp vốn từ tiếng Việt chúng ta còn cần cung cấp thêm cho học sinh vốn từ Hán
Việt để từ đó học sinh có cơ sở để nhận, để tự mình tái hiện, tái tạo những từ
Hán Việt cụ thể trong quá trình đọc, nghe, nói và viết.
Khi nói và làm giàu vốn từ, không nên chỉ nghĩ đến mặt số lượng mà còn
phải quan tâm đến mặt chất lượng. Giáo viên không nên nôn nóng gán ép cho
học sinh khối lượng lớn từ ngữ mà không cần biết các em có hiểu được hết nghĩa
của chúng hay không và vận dụng chúng như thế nào.
Ngoài việc trang bị thêm những đơn vị từ vựng mới cho học sinh, người
giáo viên còn có trách nhiệm hoàn thiện vốn từ đã có của các em (học sinh tiếp
nhận nó bằng con đường vô thức) cùng với những hạn chế khác như trình độ tư
duy chưa phát triển, kinh nghiệm sống còn ít ỏi cho nên từ ngữ các em nắm chưa
chắc.
Trong lúc cung cấp từ ngữ, cần phải dựa vào vốn từ sẵn có của học sinh từ
đó mà phát triển bổ sung thêm trên cơ sở kết hợp - cũ - mới mà hệ thống hóa
đồng thời từng bước chính xác hóa, chi tiết hóa những nhận thức về nghĩa và giá
trị của từ.
Để làm giàu vốn từ cho trẻ, giáo viên cần lưu ý mở rộng vốn từ tích cực (là
những từ sử dụng giao tiếp bình thường) và cần thu hẹp vốn từ tiêu cực (không
sử dụng trong giao tiếp thông thường) trong quá trình rèn luyện sử dụng từ.
Khi cung cấp vốn từ giáo viên nên khéo léo đi từ nghĩa của từ, gợi dần từ đó
bật ra từ cần thiết.
VD: tìm từ trái nghĩa với từ “tươi tốt”. Đầu tiên học sinh cần phải hiểu được
nghĩa của từ “tươi tốt”. Từ đó giáo viên gợi ý cho học sinh tìm từ trái nghĩa với từ
“tươi tốt” - “không tươi tốt” - “héo úa”.
Làm giàu vốn từ của học sinh qua Các Phân Môn
Thông thường một số người cho rằng chỉ có thể cung cấp vốn từ cho học
sinh qua những phân môn từ ngữ, ngữ pháp, tập đọc… Theo tôi, quan niệm đó
chưa thật chính xác, chúng ta có thể tăng thêm lượng từ cho học sinh ở bất kỳ
một tiết học nào. Sau đây là một vài dẫn chứng tôi thường áp dụng trong một số
phân môn.

Trong giờ tập đọc:
Giáo viên phải làm cho học sinh hiểu nghĩa một số từ cần thiết, hiểu được
nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa “văn chương” của từ ngữ, điều này sẽ có ích cho
học sinh khi vận dụng từ. Giáo viên có thể kết hợp với những bài tập điền từ thích
hợp.
VD: chọn từ “náo nức” hay từ “tưng bừng” điền vào chỗ trống cho thích hợp:
Chúng em… chào đón ngày khai trường.
Trong phần tìm hiểu bài:
Giáo viên nên gợi ý khuyến khích học sinh trả lời câu hỏi theo ý mình, hạn
chế dần cách trả lời rập khuôn trong sách giáo khoa. Điều này tạo điều kiện cho
học sinh vận dụng tối đa vốn từ của mình, đồng thời cũng giúp giáo viên nắm
được lượng từ có được ở mỗi học sinh để từ đó có được biện pháp thích hợp để
cung cấp từ mới cho các em.
Ngoài ra có thể mở rộng vốn từ cho học sinh qua việc cho học sinh tìm từ trái
nghĩa, gần nghĩa, khai thác triệt để vốn từ của học sinh khuyến khích học sinh tìm
càng nhiều vốn từ càng tốt.
Trong giờ chính tả:
Để viết đúng chính tả, học sinh phải nắm được nghĩa của từ.
VD: Học sinh phải phân biệt được nghĩa của hai từ “nặn”, “nặng”.
Nặn: nặn tượng, nặn đất sét.
Nặng: khối lượng của một vật.
Để kích thích học sinh tìm được nhiều từ và hào hứng trong học tập, tôi
thường đưa hình thức thi đua theo nhóm, nhóm nào tìm được nhiều từ nhất sẽ
thắng cuộc.
Trong giờ kể chuyện:
Khi nghe chuyện phải hiểu chuyện, muốn thế trước hết phải hiểu từ. Chỉ cố
diễn đạt câu chuyện qua giọng nói, điệu bộ không thì chưa đủ mà giáo viên cần
cho học sinh nêu ra những từ mà các em chưa hiểu và cũng chưa chính xác các
em sẽ đi tìm lời giải thích cho chính mình, tất nhiên phải có sự gợi ý của giáo viên.
Nếu những từ có nghĩa không rõ ràng giáo viên có thể đưa vào ngữ cảnh để từ

đó học sinh có thể nắm được nghĩa của từ đó.
Khi học sinh kể lại chuyện thì cũng chính là lúc các em vận dụng lại từ mà
mình đã nắm. Vì vậy không thể tách rời việc dạy kể chuyện và dạy từ ngữ. Hiểu
được từ và có được vốn từ sẽ giúp các em thể hiện thành công hơn câu chuyện.
Giáo viên nên khuyến khích học sinh kể lại câu chuyện bằng ý của mình, học sinh
có thể thay một số từ trong chuyện bằng những từ địa phương (trong sách
thường sử dụng từ ở Hà Nội). Tuy nhiên, sự thay đổi đó phải thích hợp và nghĩa
của câu vẫn không thay đổi.
Làm giàu vốn từ của học sinh qua giờ TOÁN
Môn toán làm giàu vốn từ của học sinh theo cách riêng của mình. Khi giảng
giải kiến thức mới, những khái niệm (lý thuyết) đó chính xác là lúc chúng ta cung
cấp vốn từ cho các em, chính vì thế giáo viên cần hết sức thận trọng khi sử dụng
thuật ngữ, nó đòi hỏi phải chính xác, gọn, dễ hiểu. Ngay từ lớp 1 các em đã làm
quen với các từ lớn hơn, bé hơn, bằng nhau.
VD1: Ở khái niệm một chục từ cách hình thành bằng việc gộp 10 que tính
dẫn đến khái niệm mười đơn vị gộp thành một chục hoặc một chục
mười đơn vị đây chính là dạy nghĩa của từ bằng phương pháp định
nghĩa.
VD2: Cũng là từ dùng để đặt câu hỏi trong một bài toán “mấy”, “bao nhiêu”
nhưng khi sử dụng chúng lại mang ý nghĩa khác mà chúng ta cần làm
cho học sinh nắm được điều này.
Khi học sinh tìm ra kết quả bài toán lớn hơn 10, giáo viên cho học sinh sử
dụng từ “bao nhiêu” và khi kết quả bé hơn 10 thì các em dùng từ “mấy”, từ đó học
sinh sẽ thấy sự khác biệt về nghĩa của hai từ và sau này vận dụng sẽ chính xác
hơn.
Làm giàu vốn từ cho học sinh qua MÔN TNXH - ĐạO ĐứC
Kiến thức ở mỗi nhóm học này rất có ưu thế trong dạy từ ngữ. Những chủ
đề của từng bài học chính là những từ ngữ mới mà học sinh được tiếp nhận để
thu nạp vào vốn từ của mình.
VD: Ở môn TNXH lớp 3 các em được học hàng loạt chủ đề như:

- Chủ đề về gia đình trong đó có nhiều chủ đề như: họ nội, họ ngoại…
- Chủ đề về cơ thể người các em được cung cấp hàng loạt những từ mới.
VD : cơ quan hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa.
Tương tự với phân môn đạo đức, thường thì ở phân môn này những từ ngữ
tương đối dễ hiểu và gần gũi với học sinh hơn vì phần lớn các em đã được tiếp
nhận ngay từ lúc bập bẹ biết nói như: kính trọng ông bà, thương yêu anh chị em,
lễ phép với người lớn.
Nói chung người giáo viên cần có sự vận dụng sáng tạo để làm giàu vốn từ
cho học sinh với ý thức: dạy từ bất cứ ở đâu, lúc nào, trên bất cứ môn học nào
chứ không đóng khung ở giờ từ ngữ.
Làm giàu vốn từ cho học sinh trong giờ TậP LÀM VĂN
Với giờ dạy tập làm văn miệng rất quan trọng, nó góp phần rất lớn trong
việc tạo nên một bài văn hoàn chỉnh. Chính vì thế ở giờ tập làm văn miệng bao
giờ tôi cũng khuyến khích học sinh tự do nói, nghĩ gì nói đó điều này giúp học sinh
mạnh dạn phát biểu, đưa ra ý kiến của mình. Thường thì các em mang nặng tâm
lý là đứng lên nói lỡ sai các bạn cười hoặc thầy cô mắng. Để giải tỏa gánh nặng
tâm lý này cho các em, tôi thường để các em tự do đưa ra ý kiến của mình dù ý
kiến chưa sát với câu hỏi đặt ra. Đừng bao giờ phủ nhận sạch trơn những suy
nghĩ của các em mà nên động viên các em như em A. trả lời gần đúng hay em B.
còn thiếu ý nhỏ… điều này kích thích học sinh suy nghĩ tìm ra những cái khuyết
đó để bổ sung cho bạn hoặc tự bổ sung cho chính mình. Nếu học sinh không
nhận ra được chỗ sai, chỗ khuyết đó bấy giờ giáo viên mới nêu câu hỏi định
hướng cho các em nhận xét những chỗ cần bổ sung sửa đổi thay từ cho phù hợp
(đây chính là lúc học sinh vận dụng vốn từ của mình và cũng chính là lúc giáo
viên cung cấp thêm từ mới cho học sinh).
Học sinh cũng có thể làm giàu vốn từ cho mình bằng cách tham khảo thêm
những bài văn mẫu (in sẵn) hoặc những bài làm hay của bạn trong lớp chọn lọc
những từ hay ý hay ghi vào sổ tay tập làm văn của mình để hỗ trợ cho học sinh
chúng ta cũng cần cung cấp cho các em một số từ để các em tham khảo.
VD: Kể về lễ hội là học sinh suy nghĩ về những ngày hội mà các em tham

gia hoặc được biết qua ti vi, sách báo và nêu tên ngày hội đó như Hội
khỏe Phù Đổng, Hội rước đèn Trung thu…
- Hội tổ chức khi nào, ở đâu?
- Học sinh nêu được địa điểm, thời gian?
(Trung tâm Sinh hoạt thanh thiếu niên quận Bình Thạnh - 7 giờ).
- Mọi người đi xem hội như thế nào?
(rất đông, ai cũng háo hức đón xem).
- Diễn biến của ngày hội, những trò vui được tổ chức trong ngày hội
- (cờ tướng, điền kinh…).
- Em cảm tưởng như thế nào về ngày hội đó? (vui, khỏe…).
Học sinh càng giàu vốn từ thì bài văn các em càng sinh động hơn chúng ta
đừng nên nóng vội đòi hỏi các em tìm bằng được như từ “bóng bẩy”, “chải chuốt”
điều này sẽ làm cho các em cảm thấy nặng nề mất đi cái hồn nhiên trong tác
phẩm của mình.
Kết
Muốn giúp cho học sinh có vốn từ tích cực, bền vững phải luyện cho các em
vận dụng từ ngữ vào những dạng bài theo nguyên tắc xác định và phải vận dụng
thường xuyên trong cuộc sống. Vận dụng những phương pháp này trong việc

×