Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Xây dựng bản đồ lan truyền bụi pm10 tại quận thủ đức tp hcm từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu bụi pm10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

TRẦN THỊ NGỌC LAN

XÂY DỰNG BẢN ĐỒ LAN TRUYỀN BỤI PM10 TẠI QUẬN THỦ ĐỨC – TP. HỒ
CHÍ MINH TỪ ĐÓ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU BỤI PM10

Chuyên ngành: Quản lý Môi trường
Mã số: 60.85.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 8/2014


Xây dựng bản đồ lan truyền bụi PM10 tại Quận Thủ Đức - Tp. HCM từ đó đề xuất các
giải pháp giảm thiểu bụi PM10

CƠNG TRÌNH ĐƢỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA - ĐHQG - HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học :
Họ và tên: Hồ Quốc Bằng
Học hàm: ...............................................................................................
Học vị: Tiến sĩ
Chữ ký ...................................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 1 :
Họ và tên: Lê Hoàng Nghiêm
Học hàm: ...............................................................................................
Học vị: Tiến sĩ
Chữ ký ...................................................................................................


Cán bộ chấm nhận xét 2 :
Họ và tên: Phạm Thị Anh
Học hàm: ...............................................................................................
Học vị: Tiến sĩ
Chữ ký ...................................................................................................
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG
Tp. HCM ngày 19 tháng 07 năm 2014
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. CTHĐ: TS. Nguyễn Văn Quán
2. CBHD: TS. Hồ Quốc Bằng
3. PB1: TS. Lê Hoàng Nghiêm
4. PB2: TS. Phạm Thị Anh
5. TK: TS. Hà Dương Xuân Bảo
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƢỞNG KHOA MÔI TRƢỜNG

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý môi trường K2012

Trang i


Xây dựng bản đồ lan truyền bụi PM10 tại Quận Thủ Đức - Tp. HCM từ đó đề xuất các
giải pháp giảm thiểu bụi PM10

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TPHCM

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên: Trần Thị Ngọc Lan

Phái : Nữ

Ngày sinh: 19/12/1987

Nơi sinh: Quảng Trị

Chun ngành: Quản lý mơi trường
Khóa: 2012
TÊN ĐỀ TÀI:

I.

“Xây dựng bản đồ lan truyền bụi PM10 tại Quận Thủ Đức - Tp.HCM từ đó đề
xuất các giải pháp giảm thiểu bụi PM10”.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

II.

 Nhiệm vụ:
Thống kê, tính tốn phát thải PM10 một cách đầy đủ do hoạt động giao
thông, hoạt động công nghiệp và sinh hoạt từ đó xây dựng bản đồ lan truyền

bụi PM10 cho Quận Thủ Đức - Tp. Hồ Chí Minh.
 Nội dung:

III.

-

Điều tra số liệu cơ bản, thu thập thơng tin, số liệu liên quan đến nguồn thải.

-

Tính tốn phát thải bụi PM10 cho các nguồn ô nhiễm: giao thơng, cơng
nghiệp, sinh hoạt.

-

Thu thập số liệu khí tượng, mơ phỏng khí tượng bằng mơ hình FVM.

-

Mơ phỏng lan truyền bụi PM10 cho Quận Thủ Đức – Tp. Hồ Chí Minh
bằng mơ hình TAPOM.

-

Sử dụng các số liệu quan trắc để hiệu chỉnh mơ hình.

-

Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu bụi PM10 cho Quận Thủ Đức – Tp.

Hồ Chí Minh.
NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 20/01/2014

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý môi trường K2012

Trang ii


Xây dựng bản đồ lan truyền bụi PM10 tại Quận Thủ Đức - Tp. HCM từ đó đề xuất các
giải pháp giảm thiểu bụi PM10

IV.

NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 20/06/2014

V.

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: TS. Hồ Quốc Bằng – Trưởng phòng ô nhiễm

không khí – Viện Môi trường và Tài nguyên – Đại học Quốc Gia Tp. HCM

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG

TS. HỒ QUỐC BẰNG

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý môi trường K2012


Trang iii


Xây dựng bản đồ lan truyền bụi PM10 tại Quận Thủ Đức - Tp. HCM từ đó đề xuất các
giải pháp giảm thiểu bụi PM10

LỜI CÁM ƠN
Trong quá trình làm luận văn thạc sĩ, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ hết sức
tận tình của q Thầy cơ giáo. Với những tình cảm chân thành nhất của mình, tơi
xin chân thành cảm ơn Thầy, TS. Hồ Quốc Bằng, Trưởng phòng ô nhiễm không khí
và biến đổi khí hậu Viện Môi trường và Tài nguyên - Đại học Quốc gia thành phố
Hồ Chí Minh. Cám ơn Thầy đã ln tận tâm hướng dẫn, truyền đạt cho em nhiều
kiến thức và kinh nghiệm trong suốt thời gian làm luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô đã giảng dạy lớp Cao học
Quản lý mơi trường Khóa 2012 và các Thầy Cô trong khoa Môi trường, trường
Đại Học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh, đã giúp cho tơi có những kiến thức
và kinh nghiệm quý báu trong suốt khóa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn quý Thầy Cô thực hiện đề tài “Nghiên cứu hồn thiện
phương pháp tính tốn phát thải do hoạt động giao thông đường bộ: Áp dụng đánh
giá phát thải cho TP.HCM” cho phép tôi kế thừa số liệu nghiên cứu trong luận văn
này.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Lãnh đạo và các phòng ban của Chi cục
Bảo vệ môi trường, Ban quản lý các Khu cơng nghiệp và Khu chế xuất thành phố
Hồ Chí Minh, Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí
Minh, Ủy ban nhân dân Quận Thủ Đức, đã tạo mọi điều kiện hỗ trợ và cung cấp
cho tôi những thông tin, số liệu trong quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng tơi xin cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và
giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý môi trường K2012


Trang iv


Xây dựng bản đồ lan truyền bụi PM10 tại Quận Thủ Đức - Tp. HCM từ đó đề xuất các
giải pháp giảm thiểu bụi PM10

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Quận Thủ Đức là quận nằm phía Đơng – Bắc của thành phố Hồ Chí Minh.
Quận cũng là nơi có tốc độ đơ thị hóa khá nhanh của tồn thành phố. Quận là nơi
tập trung đơng dân cư, có mạng lưới giao thông chằng chịt và hàng ngàn nhà máy
sản xuất cơng nghiệp. Chính điều này đã làm mơi trường khơng khí của Quận ngày
càng suy giảm đặc biệt là nồng độ bụi ngày càng gia tăng.
Hiện nay ở Quận Thủ Đức chưa có một số liệu thống kê nào về tình trạng ơ
nhiễm khơng khí chính vì vậy nên chưa có cái nhìn tổng quan về tình hình ơ nhiễm
khơng khí cũng như chưa có biện pháp hạn chế tình trạng gia tăng ơ nhiễm của
Quận.
Chính vì vậy, luận văn đã tiến hành thống kê, tính tốn tải lượng ơ nhiễm
PM10 cho từng nguồn giao thông, công nghiệp sinh hoạt từ đó xây dựng bản đồ
mơ phỏng lan truyền bụi PM10 cho Quận Thủ Đức. Kết quả tính tốn tải lượng ô
nhiễm PM10 cho thấy nguồn công nghiệp và giao thơng phát thải lớn nhất cịn
nguồn sinh hoạt phát thải không đáng kể. Tải lượng nguồn công nghiệp, giao thông
và sinh hoạt lần lượt là: 11.985 tấn/năm, 7.579 tấn/năm, 188 tấn/năm. Để xây dựng
bản đồ lan truyền bụi PM10 cho Quận, luận văn áp dụng mơ hình mơ phỏng khí
tượng FVM và mơ hình mơ phỏng chất lượng khơng khí TAPOM. Kết quả mô
phỏng cho kết quả phù hợp và tương đồng với kết quả đo đạc thực tế tại trạm quan
trắc chất lượng khơng khí ở Tp. Hồ Chí Minh.
Từ kết quả tính tốn, luận văn đã đưa ra các giải pháp để giảm thiểu tình
hình ơ nhiễm PM10 phù hợp cho Quận. Những kết quả đạt được từ đề tài chắc
chắn có ý nghĩa rất lớn trong cơng tác bảo vệ môi trường và quản lý môi trường

không khí bền vững tại Quận Thủ Đức.

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý môi trường K2012

Trang v


Xây dựng bản đồ lan truyền bụi PM10 tại Quận Thủ Đức - Tp. HCM từ đó đề xuất các
giải pháp giảm thiểu bụi PM10

SUMMARY OF THE THESIS
Thu Duc district is located to the North - East of Ho Chi Minh City. District
has speed pretty fast urbanization of the city. County is densely populated with
traffic networks crisscrossed and thousands of industrial factory. This has made air
environment of declining district especially dust concentration is increasing.
Currently in Thu Duc district not have statistical data about air pollution and
therefore not have an overview on the situation of air pollution and measures to
limit the rise in pollution of the county.
Therefore, the thesis has been carried out statistical calculations PM10
pollution load for each source of traffic, industrial activities that build maps from
simulated PM10 dust spread for Thu Duc District. Load calculation results showed
that PM10 pollution sources and transport industry's largest emissions source
activity was negligible emissions. Industrial load resources, transportation and
activities respectively: 11.985 ton/year, 7.579 ton/year, 188 ton/year. To build the
map for the district PM10 pollution, the thesis apply simulation model FVM
meteorological and model TAPOM air quality. Simulation results for matches and
similarities with the actual results measured at monitoring stations of air quality in
the Ho Chi Minh City...
From the calculated results, the thesis has given solutions to reduce PM10
pollution match for the district. The results obtained from the subject certainly has

great significance in environmental protection and management of environmentally
sustainable atmosphere in Thu Duc district

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý môi trường K2012

Trang vi


Xây dựng bản đồ lan truyền bụi PM10 tại Quận Thủ Đức - Tp. HCM từ đó đề xuất các
giải pháp giảm thiểu bụi PM10

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng
dẫn, hỗ trợ của Thầy Hồ Quốc Bằng, đựợc xuất phát từ yêu cầu phát sinh trong
công việc để hình thành hướng nghiên cứu. Các số liệu, thơng tin, tài liệu trích dẫn
được sử dụng trong q trình nghiên cứu là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và
tuân thủ đúng nguyên tắc trình bày trong luận văn Thạc sĩ. Tơi xin chịu hồn tồn
trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ của mình.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 08 năm 2014
Học viên

Trần Thị Ngọc Lan

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý môi trường K2012

Trang vii


Xây dựng bản đồ lan truyền bụi PM10 tại Quận Thủ Đức - Tp. HCM từ đó đề xuất các
giải pháp giảm thiểu bụi PM10


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN........................................................................................................... iv
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ .......................................................................... v
SUMMARY OF THE THESIS ............................................................................... vi
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... vii
MỤC LỤC .............................................................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................. x
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. xi
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................ 3
1.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4
1.5. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 6
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................... 6
1.6.1. Ý nghĩa khoa học của luận văn .................................................................. 6
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn .................................................................. 6
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ Ơ NHIỄM KHƠNG KHÍ ................................. 7
2.1. Khái niệm về ô nhiễm ô nhiễm bụi................................................................... 7
2.1.1. Định nghĩa ô nhiễm bụi ............................................................................. 7
2.1.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm bụi ................................................................... 7
2.1.3. Tác hại của ô nhiễm bụi ............................................................................. 9
2.2. Ơ nhiễm bụi tại các đơ thị ............................................................................... 11
2.2.1. Ơ nhiễm bụi tại các đơ thị trên thế giới ................................................... 11
2.2.2. Ơ nhiễm bụi tại các đơ thị tại Việt Nam .................................................. 15
2.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ...................................................................... 25
2.3.1.
................................................. 26
2.3.2. Công nghiệp ............................................................................................. 28

2.3.3. Dân cư ...................................................................................................... 30
2.3.4. Giao thơng ................................................................................................ 30
2.3.5. Mơi trường khơng khí .............................................................................. 31
2.4. Tổng quan các nghiên cứu về các mô hình tính tốn tải lượng ơ nhiễm
khơng khí .................................................................................................................. 31
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 31
2.4.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................. 38
2.5. Tổng quan các nghiên cứu mơ phỏng chất lượng khơng khí ......................... 40
2.5.1. Mơ phỏng chất lượng khơng khí trên thế giới ......................................... 40
2.5.2. Lựa chọn mơ hình phục vụ nghiên cứu ................................................... 41

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý môi trường K2012

Trang viii


Xây dựng bản đồ lan truyền bụi PM10 tại Quận Thủ Đức - Tp. HCM từ đó đề xuất các
giải pháp giảm thiểu bụi PM10

2.5.2.1.
.......................................................................... 42
2.5.2.2.
............................... 44
2.5.3. Mô phỏng chất lượng khơng khí trong nước ........................................... 45
CHƢƠNG 3: THỐNG KÊ PHÁT THẢI BỤI PM10 .......................................... 49
3.1. Các dữ liệu thống kê phát thải bụi PM10 ....................................................... 49
3.2.
................................................................ 49
3.2.1.
............................................................................... 49

3.2.2.
.................................................................................... 51
3.2.3.
................................................................................. 54
3.2.4.
.................................................................................. 57
3.2.5.
.............................. 58
CHƢƠNG 4 XÂY DỰNG DỮ LIỆU ĐẦU VÀO CHO CÁC MƠ HÌNH, MƠ
PHỎNG LAN TRUYỀN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô
NHIỄM .................................................................................................................... 61
4.1. Các bước thực hiện và sơ đồ mô phỏng trong nghiên cứu này ...................... 61
4.2. Chuẩn bị đầu vào cho mơ hình FVM ............................................................. 61
4.3. Xây dựng đầu vào cho mơ hình lan truyền ơ nhiễm khơng khí TAPOM ...... 62
4.4.

................................................................... 62
4.5. Kết quả mơ phỏng khí tượng bằng mơ hình FVM ...................................... 65
4.6. Kết quả mô phỏng lan truyền nồng độ bụi PM10 bằng mơ hình TAPOM . 69
4.6.1. P
PM10 ............................................... 70
4.6.2. Nồng độ PM10 tại khu vực ô nhiễm PM10 cao nhất tại Quận Thủ Đức 73
4.6.3. So sánh tương quan giữa mơ hình và đo đạc thực tế ............................... 74
4.7. Các giải pháp giảm thiểu bụi PM10 cho Quận Thủ Đức – Tp. Hồ Chí Minh
........................................................................................................................ 77
4.7.1. Biện pháp quản lý .................................................................................... 78
4.7.2. Biện pháp giảm thiểu bụi đối với nguồn công nghiệp ............................. 80
4.7.3. Biện pháp giảm thiểu bụi đối với nguồn giao thông................................ 83
4.7.4. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi từ nguồn sinh hoạt ............................ 89
4.7.5. Tuyền truyền, tăng cường sự tham gia của cộng đồng ............................ 90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 91
1.
Kết luận ........................................................................................................... 91
2.
Kiến nghị ........................................................................................................ 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 93
PHỤ LỤC................................................................................................................. 96

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý môi trường K2012

Trang ix


Xây dựng bản đồ lan truyền bụi PM10 tại Quận Thủ Đức - Tp. HCM từ đó đề xuất các
giải pháp giảm thiểu bụi PM10

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Nồng độ ô nhiễm bụi tại các thành phố lớn trên thế giới ......................... 12
Bảng 2.2. Thải lượng bụi tại các nước trong khu vực Châu Á năm 2006 ................ 13
Bả
....................................................................................................... 17
Bảng 2.4. Số lượng phương tiện giao thông trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh năm 2012
................................................................................................................................... 23
Bảng 2.5. Các phường tại Quận Thủ Đức ................................................................ 26
Bảng 2.6. Tỷ lệ sinh tử tại Quận Thủ Đức ................................................................ 30
Bảng 2.7. Các phương pháp tính tốn tải lượng ơ nhiễm từ nguồn cơng nghiệp ..... 36
Bảng 3.1. Hệ số phát thải bụi PM10 của các nhiên liệu ........................................... 51


Bảng 3.


ủa Quận Thủ Đức . 51

Bảng 3.3. Dân số khu vực Tp. Hồ Chí Minh và Quận Thủ Đức .............................. 52
Bảng 3.4. Hệ số phát thải bụi PM10 trên đầu người ................................................ 53
ải cho nguồ

Bả

ủa Quận Thủ Đức ...... 53

Bảng 3.6. Số lượng xe khảo sát tại Tp.Hồ Chí Minh .............................................. 54
Bảng 3.7. Hệ số phát thải PM10 của các loại phương tiện ....................................... 55
Bảng 3.8. Tải lượng phát thải tổng và phần trăm phát thải PM10 cho nguồn giao
thông tại Quận Thủ Đức ........................................................................................... 56
Bảng 3.9. Tải lượng phát thải PM10 cho từng loại xe tại Quận Thủ Đức................ 56
Bả



ại Quận Thủ Đức............................ 57

Bảng 4.1. Bộ số liệu sau khi hiệu chỉnh mô hình mơ phỏng khí tượng FVM .......... 67
Bảng 4.2. Nồng độ PM10 cao nhất trong khu vực Quận Thủ Đức ngày 2/7/2012 .. 73
Bảng 4.3. So sánh kết quả nồng độ PM10 mô phỏng và đo đạc tại trạm quan trắc
Nhà Bè ...................................................................................................................... 75

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý môi trường K2012

Trang x



Xây dựng bản đồ lan truyền bụi PM10 tại Quận Thủ Đức - Tp. HCM từ đó đề xuất các
giải pháp giảm thiểu bụi PM10

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1. Phương pháp luận nghiên cứu ...................................................................... 4
Hình 1. 2. Các miền tính được sử dụng để mơ phỏng khí tượng................................... 5

........................................................................................................... 16
2005 – năm 2009 ......................................................................................................... 18
Hình 2.3. Nồng độ bụi PM10 tại một số KCN, KCX của Tp. Hồ Chí Minh năm 2013
..................................................................................................................................... 19
Hình 2. 4. Nồng độ PM10 trung bình năm tại trạm khu dân cư - Quận 2 và trạm gần
đường giao thơng - Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh năm 2005 – 2006 ....................... 20
Hình 2.5. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu ở nông thôn và thành thị của VN năm 2011 .. 20
Hình 2.6. Diễn biến nồng độ bụi TSP tại các khu dân cư ít chịu ảnh hưởng của hoạt
động giao thông và sản xuất cơng nghiệp giai đoạn 2005-2009 ................................. 21
Hình 2.7. Số lượng ô tô và xe máy hoạt động hàng năm của Việt Nam ..................... 21
22
Hình 2. 9. Diễn biến chất lượng bụi PM10 tại các tuyến đường trên các tỉnh thành .. 23
Hình 2. 10. Diễn biến nồng độ bụi mg/m3 tại các trạm quan trắc bán tự động năm
2012 tại Tp. Hồ Chí Minh ........................................................................................... 24
Hình 2. 11. Bản đồ hành chính Quận Thủ Đức – Tp. Hồ Chí Minh ........................... 25
Hình 2. 12. Dữ liệu đầu vào và đầu ra của mơ hình EMISENS .................................. 34
Hình 2.13. Các miền tính được sử dụng để mơ phỏng khí tượng.................................. 5
Hình 2.14. Ơ lưới được sử dụng trong mơ hình TAPOM ........................................... 45
Hình 3.1. Tỷ lệ phát thải PM10 của từng loại xe tại Quận Thủ Đức........................... 57
Hình 3.2. Phân bố tải lượng PM10 từ các nguồn phát sinh của Quận Thủ Đức ......... 58
Hình 3. 3. Bản đồ phân bố phát thải PM10 cho công nghiệp (đơn vị g/h.km2) .......... 59

Hình 3. 4. Bản đồ phân bố phát thải PM10 cho sinh hoạt (đơn vị g/h.km2)................ 59
Hình 3. 5. Bản đồ phân bố phát thải PM10 cho giao thông (đơn vị g/h.km2) ............. 60
Hình 4. 1. Sơ đồ qui trình mơ phỏng khí tượng và chất lượng khơng khí................... 61
Hình 4.2. Hướng gió tại lớp sát mặt đất , thời gian 4h, 10h, 12h, 22h ngày 2/7/2012 67

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý môi trường K2012

Trang xi


Xây dựng bản đồ lan truyền bụi PM10 tại Quận Thủ Đức - Tp. HCM từ đó đề xuất các
giải pháp giảm thiểu bụi PM10

Hình 4.3. So sánh vận tốc gió từ mơ phỏng và quan trắc thực tế trong các ngày từ
1/7/2012 đến 3/7/2012 tại trạm Nhà Bè....................................................................... 68
Hình 4.4. So sánh nhiệt độ từ mô phỏng và quan trắc thực tế trong các ngày từ
1/7/2012 đến 3/7/2012 tại trạm Nhà Bè....................................................................... 68
Hình 4.5. Tương quan nhiệt độ từ mô phỏng và quan trắc thực tế trong các ngày từ
1/7/2012 đến 3/7/2012 tại trạm Nhà Bè....................................................................... 69
Hình 4.6. Bản đồ phân bố nồng độ PM10 của Quận Thủ Đức lúc 10h ngày 2/7/201271
Hình 4. 7. Bản đồ phân bố nồng độ PM10 của Quận Thủ Đức lúc 12h ngày 2/7/2012
..................................................................................................................................... 71
Hình 4. 8. Bản đồ phân bố nồng độ PM10 của Quận Thủ Đức lúc 16 ngày 2/7/2012 72
Hình 4. 9. Bản đồ phân bố nồng độ PM10 của Quận Thủ Đức lúc 22h ngày 2/7/2012
..................................................................................................................................... 72
Hình 4. 10. So sánh nồng độ PM10 mô phỏng và tại trạm quan trắc Nhà Bè ............. 76
Hình 4. 11. Tương quan nồng độ PM10 mô phỏng và tại trạm quan trắc Nhà Bè ...... 76

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý môi trường K2012


Trang xii


Xây dựng bản đồ lan truyền bụi PM10 tại Quận Thủ Đức - Tp. HCM từ đó đề xuất các giải
pháp giảm thiểu bụi PM10

CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài
Q trình đơ thị hóa ngày càng gia tăng tại các nước đang phát triển kéo theo

tình trạng gia tăng nồng độ các chất ơ nhiễm khơng khí ngày càng trầm trọng. Tình
trạng ơ nhiễm tại Việt Nam thường tập trung vào các thành phố lớn như: Hà Nội,
Tp. Hồ Chí Minh, nồng độ các chất ơ nhiễm khơng khí tại các thành phố này đều
vượt quy chuẩn cho phép. Các chất ơ nhiễm trong khơng khí chủ yếu là: CO, SO2,
VOC, O3 và bụi bay (bụi lơ lửng, bụi hơ hấp) hay cịn gọi là PM10. Ở Việt Nam,
theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Tp. HCM (thành phố Hồ Chí Minh)
được xếp vào 1 trong 10 thành phố có mức độ ơ nhiễm bụi cao nhất tồn cầu.
Ngun nhân chính làm gia tăng mức độ ơ nhiễm bụi tại các đơ thị nói chung, Tp.
HCM nói riêng được xác định là do các nguồn thải từ hoạt động cơng nghiệp, từ các
q trình đốt nhiên liệu phục vụ cho sinh hoạt, từ các phương tiện giao thơng.
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước với tổng diện tích
hơn 2.095 km2, thành phố được phân chia thành 19 quận và 5 huyện với 322
phường-xã, thị trấn. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 0,6% diện tích và 6,6 % dân số
so với cả nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế
và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Dân số tại Tp. Hồ Chí Minh theo thống kê mới
nhất là 7.791.789 người, mật độ dân số là 3.719 người/km2 chưa kể số dân nhập cư
không hợp pháp và khách vãng lai không thống kê được (Niên giám thống kê,
2012). Mạng lưới giao thông tại thành phố Hồ Chí Minh chằng chịt, xuống cấp,

phải chịu một áp lực rất lớn về mật độ các phương tiện giao thông ngày càng tăng.
Hiện nay thành phố đã có có 3 khu chế xuất (KCX) và 13 khu cơng nghiệp (KCN)
với tổng diện tích là 2.354 ha (). Theo thống
kê không đầy đủ trong những năm gần đây trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có
khoảng gần 800 xí nghiệp, trên 20.000 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp.
Theo số liệu của các trạm quan trắc tự động và bán tự động, trong giai đoạn
từ năm 2006 đến nay, nồng độ trung bình bụi lơ lửng (PM10) luôn vượt tiêu chuẩn
cho phép nhiều lần và tăng cao vào các tháng mùa khô. Theo báo cáo kết quả quan
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý môi trường K2012

Trang 1


Xây dựng bản đồ lan truyền bụi PM10 tại Quận Thủ Đức - Tp. HCM từ đó đề xuất các giải
pháp giảm thiểu bụi PM10

trắc của Chi cục Bảo vệ Mơi trường Tp. Hồ Chí Minh năm 2013 nồng độ bụi do
giao thơng dao động từ 0,4 ÷ 0,62 mg/m3, 95% giá trị quan trắc không đạt quy
chuẩn Việt Nam.
Quận Thủ Đức nằm ở phía Đơng - Bắc và là cửa ngõ ra vào phía Đơng của
thành phố Hồ Chí Minh. Quận Thủ Đức có diện tích 47,76 km2, dân số 500.850
người với mật độ dân số là 10.487 người/km2 (Niên giám thống kê Tp. HCM, 2012).
Hiện nay, toàn Quận có khoảng 150 nhà máy có quy mơ sản xuất lớn (tập trung chủ
yếu tại các khu công nghiệp, khu chế xuất) và hàng ngàn nhà máy nhỏ, các KCN,
KCX tại Quận bao gồm: KCN Bình Chiểu, KCX Linh Trung I, KCX Linh Trung II.
Quận có 3 con đường lớn chạy qua đều thuộc quốc lộ: Xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 13 và
Xa lộ vành đai ngoài với số lượng xe lưu thơng khá lớn. Chính những điều này đã
làm chất lượng khơng khí của Quận ngày càng ơ nhiễm trầm trọng. Theo báo cáo
quan trắc và giám sát chất lượng môi trường hằng năm của Chi cục Bảo vệ môi
trường Tp. HCM những năm gần đây nồng độ bụi trung bình trong khơng khí vượt

tiêu chuẩn cho phép cao từ 2-7 lần đang tồn tại nhiều năm qua ở khu vực Quận Thủ
Đức, dọc theo Xa lộ Hà Nội. Với tình hình gia tăng dân số, phát triển công nghiệp
và giao thông tại Quận Thủ Đức như hiện nay thì nồng độ bụi sẽ tiếp tục tăng cao.
Vì vậy công việc cấp bách hiện nay là phải tiến hành các nghiên cứu đánh giá ảnh
hưởng các nguồn phát thải lên bụi tại Quận Thủ Đức, từ đó làm cơ sở để thực hiện
các quy hoạch và phát triển xã hội.
Với mục tiêu trên học viên tiến hành thực hiện đề tài “Xây dựng bản đồ lan
truyền bụi PM10 tại Quận Thủ Đức - Tp.HCM từ đó đề xuất các giải pháp giảm
thiểu bụi PM10”. Đề tài sẽ tiến hành tính tốn phát thải bụi PM10 từ các nguồn:
giao thông, công nghiệp và sinh hoạt. Trước tiên, đối với nguồn thải giao thông, học
viên sẽ tiến hành thu thập số liệu, kế thừa số liệu để có cơ sở dữ liệu đầu vào cho
mơ hình EMISENS. Đối với nguồn sinh hoạt và công nghiệp học viên tiến hành thu
thập số liệu để tính tốn tải lượng phát thải. Đồng thời thu thập số liệu về khí tượng
thủy văn để làm đầu vào cho mơ hình mơ phỏng khí tượng FVM. Kết quả tính tốn
phát thải từ các nguồn trên và kết quả của mơ hình FVM sẽ là đầu vào cho mơ hình

Luận văn Thạc sĩ chun ngành Quản lý môi trường K2012

Trang 2


Xây dựng bản đồ lan truyền bụi PM10 tại Quận Thủ Đức - Tp. HCM từ đó đề xuất các giải
pháp giảm thiểu bụi PM10

mô phỏng ô nhiễm TAPOM. Từ đó nghiên cứu xây dựng bản đồ lan truyền bụi
PM10 cho khu vực Quận Thủ Đức - thành phố Hồ Chí Minh.
Kết quả của luận văn là bước đầu cung cấp cơ sở dữ liệu về phát thải bụi
PM10, cung cấp cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu giảm thiểu và quản lý tình
hình ơ nhiễm bụi PM10. Kết quả của luận văn góp phần làm cơ sở cho các kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội sau này.

1.2.
-

Mục tiêu của đề tài
Thống kê, tính tốn phát thải PM10 một cách đầy đủ do hoạt động giao
thông, công nghiệp và sinh hoạt một cách có hệ thống nhằm phục vụ công
tác quản lý.

-

Xây dựng bản đồ lan truyền bụi PM10 cho Quận Thủ Đức - Tp. Hồ Chí
Minh từ đó đề xuất giải pháp giảm thiểu ơ nhiễm bụi PM10 cho Quận.

1.3.
-

Nội dung nghiên cứu
Điều tra số liệu cơ bản, thu thập thông tin, số liệu liên quan đến nguồn thải:
Giao thông: kế thừa các kết quả đếm xe và điều tra xe từ đề tài cấp Bộ của

TS. Hồ Quốc Bằng về tính tốn phát thải giao thơng có tính đến trường hợp kẹt xe
Tp. Hồ Chí Minh 2013, thu thập số liệu bổ sung về hiện trạng giao thơng Quận Thủ
Đức - Tp. Hồ Chí Minh.
Cơng nghiệp: dựa vào các báo cáo về tình hình mơi trường trong KCN,
KCX Niên giám thống kê, kết quả đo đạc nguồn thải của Chi cục bảo vệ môi
trường... để thu thập số liệu về các nhà máy trong và ngoài khu công nghiệp, khu
chế xuất như: công suất sản phẩm hàng năm, số liệu sử dụng nhiên liệu, nồng độ,
lưu lượng khí thải …
Sinh hoạt: dựa vào Niên giám thống kê, các báo cáo kinh tế xã hội của Quận
và Tp. HCM,… để thu thập số dân, mật độ dân cư,…

-

Sử dụng mơ hình EMISENS tính tốn phát thải PM10 từ giao thông, dùng
một số phương pháp hay công thức tính phát thải PM10 từ cơng nghiệp và
sinh hoạt.

-

Thu thập số liệu khí tượng, mơ phỏng khí tượng bằng mơ hình FVM.

Luận văn Thạc sĩ chun ngành Quản lý mơi trường K2012

Trang 3


Xây dựng bản đồ lan truyền bụi PM10 tại Quận Thủ Đức - Tp. HCM từ đó đề xuất các giải
pháp giảm thiểu bụi PM10

-

Sử dụng kết quả tính tốn phát thải bước 2 và kết quả khí tượng bước 3, cho
vào mơ hình chất lượng khơng khí TAPOM từ đó mơ phỏng bản đồ lan
truyền bụi PM10 cho Quận Thủ Đức – Tp. Hồ Chí Minh.

-

Sử dụng các số liệu quan trắc để hiệu chỉnh mơ hình.

-


Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu bụi PM10 cho Quận Thủ Đức – Tp. Hồ
Chí Minh.

1.4.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp sử dụng trong từng nội dung của luận văn được trình bày

trong lược đồ nghiên cứu sau:
Nguồn phát thải

Điều tra phát thải
Giao thông

Điều tra phát thải
Công nghiệp

Điều tra phát thải
Sinh hoạt

Mơ hình
EMISENS

Tải lượng phát
thải

Thu thập số liệu địa
hình và điều kiện
biên
Mơ hình khí tượng

FVM

Tải lượng phát
thải

Tải lượng phát
thải

Kết quả khí tượng

Mơ hình
TAPOM

Nồng độ ơ nhiễm PM10

So sánh kết quả
đo đạc thực tế

Bản đồ phân bố
ô nhiễm PM10
Đề xuất biện pháp giảm
thiểu PM10

Hình 1. 1. Phương pháp luận nghiên cứu

Bƣớc 1: Tổng hợp, thu thập số liệu và tính phát thải PM10 cho giao thơng
(mơ hình EMISENS), cơng nghiệp, sinh hoạt.
Bƣớc 2: Chạy mơ hình khí tượng FVM.
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý môi trường K2012


Trang 4


Xây dựng bản đồ lan truyền bụi PM10 tại Quận Thủ Đức - Tp. HCM từ đó đề xuất các giải
pháp giảm thiểu bụi PM10

Bƣớc 3: Dựa trên kết quả tính tốn phát thải và kết quả của mơ hình khí tượng
FVM, chạy mơ hình mơ phỏng chất lượng bụi PM10.
Bƣớc 4: Sử dụng phần mềm MapInfo để lập bản đồ mô phỏng ô nhiễm bụi
PM10 cho Quận Thủ Đức – Tp. Hồ Chí Minh. Đánh giá kết quả thu được.
Bƣớc 5: Đề xuất giải pháp giảm thiểu bụi PM10 tại Quận Thủ Đức – Tp. Hồ
Chí Minh.
 Khu vực mơ hình hóa
Miền tính bao gồm D1, D2, D3, D4 và D5 được mơ phỏng bởi mơ hình
FVM. Kích thước khu vực D1 là 150 km x 150 km, khu vực D2 là 75 km x 75 km,
khu vực D3 là 16 km x 16 km, khu vực D4 có kích thước 7 km x 7 km và cuối cùng
là khu vực D5 có kích thước là 1 km x 1 km. Theo chiều ngang, kích thước các ơ
lưới lần lượt là 75 km, 16 km, 7 km và 1 km theo cả 2 hướng x và y. Sử dụng kỹ
thuật Nesting dùng cho ơ lưới cho kích thước lớn (thơ) đến ơ lưới có kích thước nhỏ
hơn. Vì vậy mà kết quả về gió và nhiệt độ từ khu vực có kích thước D1 được dùng
làm điều kiện ban đầu và điều kiện biên cho khu vực có kích thước D2. Theo chiều
thẳng đứng, các ô lưới được kéo dài lên đến 11.000 m được chia ra nhiều lớp không
bằng nhau và tăng dần. Bề dày của lớp gần mặt đất và lớp trên cùng lần lượt là 40 m
và 1.000 m. Kích thước và độ phân giải miền tính như (Hình 1.2)

Hình 1. 2. Các miền tính được sử dụng để mơ phỏng khí tượng
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý môi trường K2012

Trang 5



Xây dựng bản đồ lan truyền bụi PM10 tại Quận Thủ Đức - Tp. HCM từ đó đề xuất các giải
pháp giảm thiểu bụi PM10

1.5.

Phạm vi nghiên cứu

-

Khu vực Quận Thủ Đức – Tp. Hồ Chí Minh

-

Đối tượng nghiên cứu: chất ô nhiễm PM10

1.6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.6.1. Ý nghĩa khoa học của luận văn
-

Nghiên cứu ứng dụng các mơ hình tính tốn phát thải bụi PM10 bằng mơ
hình EMISENS (giao thơng), mơ phỏng khí tượng bằng mơ hình FVM, và
mơ phỏng nồng độ PM10 bằng mơ hình TAPOM là khá mới mẽ hiện nay.
Các mơ hình sử dụng tiện lợi, tốn ít thời gian và cho kết quả đáng tin cậy.

-


Nghiên cứu sẽ ứng dụng các mô hình mơ phỏng và phần mềm MapInfo để
thành lập bản đồ lan truyền ô nhiễm bụi PM10 cho Quận Thủ Đức - thành
phố Hồ Chí Minh. Đây là tiền đề cho việc triển khai và áp dụng cho các địa
bàn tương tự trong điều kiện của Việt Nam.

1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
-

Bụi gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt là các bệnh về
hô hấp, với tốc độ phát triển tại thành phố Hồ Chí Minh thì nồng độ ơ nhiễm
bụi PM10 ngày càng gia tăng, đặc biệt tại các Quận có ơ nhiễm bụi cao như
Quận Thủ Đức. Nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần đánh giá được các tác
động từ các hoạt động giao thông, công nghiệp và sinh hoạt lên sự phát thải
của bụi PM10 giúp chúng ta đánh giá rõ nét hơn về tình trạng ơ nhiễm bụi
PM10 tại Quận Thủ Đức.

-

Đề tài là nghiên cứu đầu tiên mô phỏng lan truyền bụi PM10 cho Quận Thủ
Đức - Tp. Hồ Chí Minh.

-

Kết quả của đề tài đã xây dựng được bản đồ mô phỏng ô nhiễm nồng độ bụi
PM10 phù hợp với điều kiện thực tế tại Quận Thủ Đức – Tp. Hồ Chí Minh.
Điều này góp phần cung cấp cơ sở khoa học và các thông tin chính xác phục
vụ các cấp lãnh đạo đưa ra các giải pháp giảm thiểu nồng độ bụi PM10 phù
hợp cho Quận Thủ Đức.

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý môi trường K2012


Trang 6


Xây dựng bản đồ lan truyền bụi PM10 tại Quận Thủ Đức - Tp. HCM từ đó đề xuất các giải
pháp giảm thiểu bụi PM10

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM KHƠNG KHÍ
2.1.

Khái niệm về ơ nhiễm ơ nhiễm bụi

2.1.1. Định nghĩa ơ nhiễm bụi
Ơ nhiễm khơng khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của khơng khí hoặc
có sự xuất hiện các khí lạ làm cho khơng khí khơng sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm
tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật.
Bụi là một tập hợp nhiều hạt rắn, có kích thước khác nhau tồn tại lâu trong
khơng khí. Tính chất của bụi được quyết định bởi thành phần hố học và kích thước
hạt bụi. Bụi có đường kính khí động học lớn hơn 10 µm, thường rơi nhanh xuống
đất theo định luật Niutơn với tốc độ tăng dần. Bi cú ng kớnh khớ ng hc t
0,001ữ10 àm hay gọi tắt là PM10 chuyển động theo kiểu Brao hoặc rơi xuống đất
với vận tốc không đổi theo định luật Stok (Đinh Xuân Thắng, 2007).
PM10 được phân loại thành hai loại theo đường kính khí động học:
Bụi thơ PM2,5-10: là bụi có đường kính khí động học từ 2,5÷10 μm.
Bụi mịn PM2,5: là bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn 2,5 μm.
2.1.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm bụi
2.1.2.1.

Nguồn gốc tự nhiên


Bụi sinh ra do các quá trình vận động của tự nhiên như động đất, núi lửa, sol
khí biển, cháy rừng, bão bụi, bụi thực vật như bụi gỗ, bông, bụi phấn hoa hay bụi
động vật như len, lông…
2.1.2.2.

Nguồn gốc nhân tạo của PM10

Bụi sinh ra từ các quá trình hoạt động của con người như: hoạt động sản xuất
(công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp), giao thông vận tải, sinh hoạt và các hoạt động
khác.
 Ô nhiễm bụi do sản xuất cơng nghiệp
Bụi và khí thải cơng nghiệp rất đa dạng, sự ảnh hưởng của chúng đến môi
trường cũng khác nhau, do đó để nghiên cứu thì cần xét cụ thể cho từng loại công
nghiệp, từng loại nhà máy.
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý môi trường K2012

Trang 7


Xây dựng bản đồ lan truyền bụi PM10 tại Quận Thủ Đức - Tp. HCM từ đó đề xuất các giải
pháp giảm thiểu bụi PM10

Các đường ống thải ở các nhà máy thải ra mơi trường khơng khí rất nhiều
loại chất độc hại. Trong quá trình sản xuất, các chất độc hại thốt ra do bốc hơi, rị
rỉ, tổn hao trên dây chuyền sản xuất, trên các phương tiện dẫn tải... Đặc điểm của
bụi và khí thải từ các quá trình sản xuất là nồng độ rất cao và tập trung trong một
khoảng không gian nhỏ, thường ở dạng hổn hợp khí và hơi độc.
Mỗi một ngành cơng nghiệp, tùy theo dây chuyền công nghệ, tùy theo loại
nhiên liệu sử dụng, đặc điểm sản xuất, quy mô sản xuất, loại nguyên liệu và sản
phẩm của nó, tùy theo mức độ cơ giới hóa, tự động hóa và mức độ hiện đại tiên tiến

của nhà máy mà lượng chất độc hại, loại chất độc hại sẽ khác nhau. Một số ngành
công nghiệp phát sinh bụi chủ yếu được kể đến như: công nghiệp sản xuất gang
thép, công nghiệp sản xuất xi măng, nhà máy nhiệt điện, cơng nghiệp hóa chất, nhà
máy luyện kim, nhà máy lọc dầu, công nghiệp sản xuất giấy, công nghiệp sản xuất
nhựa, công nghiệp may mặc, dệt, cơng nghiệp cơ khí, cơng nghiệp chế biến thực
phẩm…
 Ơ nhiễm bụi do hoạt động giao thông
Hoạt động giao thông vận tải của các loại xe cộ, tàu hỏa, máy bay, tàu thủy
cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Đây cũng là một nguồn ơ nhiễm khơng
khí đáng kể trong đó có vấn đề ơ nhiễm bụi. Ơ tô và các xe gắn máy gây ô nhiễm
bụi và khí độc hại do cháy nhiên liệu trong động cơ thải qua ống xả. Các phương
tiện giao thông vận tải là nguồn ô nhiễm thấp, nhưng do cường độ giao thông khá
lớn nên lượng bụi phát sinh nhiều.
Sự khuếch tán bụi và khí thải do các phương tiện giao thơng phụ thuộc nhiều
vào địa hình và bố trí quy hoạch xây dựng trong thành phố hoặc khu dân cư. Ở các
thành phố lớn, các khu dân cư đông đúc, các phương tiện giao thông là nguồn gây ô
nhiễm môi trường chủ yếu.
 Ô nhiễm bụi do hoạt động sinh hoạt của con ngƣời
Con người đã sử dụng một khối lượng khá lớn các nhiên liệu đốt như than,
củi, dầu, khí đốt để đun nấu và phục vụ cho các mục đích khác. Trong q trình
cháy chúng sẽ tiêu thụ oxy của khí quyển, đồng thời tạo ra nhiều khói bụi, khí CO,
CO2,... Những chất thải này thường tập trung trong không gian nhỏ hẹp (nhà bếp),
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý môi trường K2012

Trang 8


Xây dựng bản đồ lan truyền bụi PM10 tại Quận Thủ Đức - Tp. HCM từ đó đề xuất các giải
pháp giảm thiểu bụi PM10


sự thốt khí ra ngồi chậm chạp nên tạo ra nồng độ lớn trong không gian sống của
con người.
So với hai nguồn là công nghiệp và giao thơng, bụi và khí thải phát sinh từ
q trình sinh hoạt khơng nhiều, song nó gây ơ nhiễm cục bộ và vì ở sát cạnh con
người nên gây tác động trực tiếp và nguy hiểm.
Theo cơ quan y tế Liên Hợp Quốc, một nửa dân số thế giới sử dụng than, gổ
và nhiên liệu rắn khác để đun nấu thực phẩm và sưởi ấm trong nhà. Tổ chức Y tế
thế giới (WHO) cho biết, phụ nữ và trẻ em Châu Phi và Châu Á bị tổn thương nhiều
nhất do ô nhiễm không khí trong nhà do đốt lửa trần và sử dụng các bếp lị thơng
gió lạc hậu.
2.1.3. Tác hại của ơ nhiễm bụi
Ơ nhiễm khơng khí ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của hàng triệu
người vì phải tiếp xúc với nồng độ cao các chất ô nhiễm độc hại (TSP, PM10 và
O3). Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa ơ nhiễm khơng khí và sức khỏe (Le et al,
2008) cho thấy hơn 90% trẻ em dưới 5 tuổi ở Tp.HCM mắc các bệnh khác nhau liên
quan đến đường hô hấp.
Ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe phụ thuộc vào tính chất, nồng độ và kích
thước hạt. Bụi có thể gây ra nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người và mơi
trường. Bụi có thể gây các bệnh ở đường hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, mắt, da, ung
thư...
Các hạt có kích thước nhỏ hơn 10 µm (PM10) gây tác hại rất lớn cho sức
khỏe và tăng tỷ lệ tử vong (Dockery and Pope, 1994). Những hạt bụi lớn hơn 10
micromet sẽ bị chặn lại ở mũi hoặc được hệ bạch huyết ở vùng hầu họng bảo vệ,
không thể xâm nhập vào cơ thể. Các hạt bụi có kích thước từ 5- 10 µm khi đi vào
ống dẫn khí cũng sẽ bị cản trở bởi các phản xạ như: ho, khạc đờm… Những hạt có
kích thước < 2 µm thì cơ thể khơng thể "lọc" kịp. Những hạt này sẽ vào tận phế
nang, gây xơ phổi, màng phế nang dày lên khiến sự trao đổi khí để lấy oxy trở nên
khó khăn, có nhiều nguy cơ bị suy hô hấp, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, cụ thể
như:
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý môi trường K2012


Trang 9


Xây dựng bản đồ lan truyền bụi PM10 tại Quận Thủ Đức - Tp. HCM từ đó đề xuất các giải
pháp giảm thiểu bụi PM10

-

Các loại bụi như: bụi chì, thuỷ ngân, benzen gây nhiễm độc.

-

Bụi bơng, gai, phân hố học, một số tinh dầu gỗ… gây dị ứng, viêm mũi,
hen, nổi ban…

-

Bụi quặng, Crom… gây ung thư.

-

Bụi thạch anh, quặng Amiăng gây xơ hoá phổi…
Một nghiên cứu ở Thái Lan cho thấy, nếu cứ giảm được 10 µg PM10 trong

một 1 m3 khơng khí thì con số tử vong về bệnh tim mạch và 3-6% về bệnh hô hấp
sẽ rút bớt 1-2%. Tổ chức Y tế thế giới WHO ước tính năm 2012 có tới 7 triệu ca tử
vong liên quan tới ơ nhiễm khơng khí trên tồn cầu.
Ngồi ra phải kể đến những ảnh hưởng đến đời sống của động, thực vật. Bụi
PM10 có kích thước bé, dễ dàng khuếch tán qua màng tế bào thực vật, làm thay đổi

mối quan hệ bình thường của tế bào thực vật với nước, là nguyên nhân làm khô
cứng hoặc làm rách các cấu trúc của tế bào, từ đó phá hoại các mơ dẫn đến q trình
chết hoại thấy rõ ràng nhất ở lá của thực vật.
Bụi cũng tác động tiêu cực đến khí hậu, hạt bụi trong khơng khí cũng tương
tác trực tiếp hoặc gián tiếp với năng lượng bức xạ của trái đất và sau đó có thể ảnh
hưởng đến khí hậu tồn cầu (IPCC, 2001; Liu and Daum, 2002). Gần đây phát hiện
ra khí quyển khu vực Châu Á xuất hiện đám mây màu nâu trong đó bụi lơ lửng là
thành phần chính, được cho là một trong những ngun nhân gây tăng nhiệt độ
khơng khí trong khu vực, ảnh hưởng đến lượng mưa, nông nghiệp, chất lượng
khơng khí và sức khỏe (UNEP and C4, 2002).
Các sol khí và bụi lơ lửng có tác dụng hấp thụ và khuếch tán ánh sáng mặt
trời, làm giảm tầm nhìn điều này được giải thích là do khả năng hấp thụ và phân tán
bức xạ mặt trời của các hạt trong khí quyển (Watson, 2002; Kim và cộng sự, 2001).
Khi lượng bụi trong khơng khí lớn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các phương tiện tham
gia lưu thông. Bụi vào mắt, vào đường hô hấp gây nguy hiểm với những xe di
chuyển với vận tốc lớn và khơng có kính bảo vệ…

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý môi trường K2012

Trang 10


Xây dựng bản đồ lan truyền bụi PM10 tại Quận Thủ Đức - Tp. HCM từ đó đề xuất các giải
pháp giảm thiểu bụi PM10

2.2.

Ơ nhiễm bụi tại các đơ thị

2.2.1. Ơ nhiễm bụi tại các đơ thị trên thế giới

Xu hướng đơ thị hóa tại các thành phố lớn ngày càng gia tăng, ở các quốc gia
phát triển, hơn 75% dân cư sống ở thành thị. Ở các quốc gia đang phát triển, vẫn có
nhiều vùng nơng thơn hơn và dân cư sống ở thành thị chỉ có 35%. Bên cạnh những
lợi ích về việc phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội, q trình đơ thị hóa đã mang lại
vô số vấn đề về ô nhiễm không khí. Đơ thị hóa gắn liền với cơng nghiệp hóa, là nơi
tiêu thụ nhiều tài nguyên thiên nhiên, năng lượng và các sản phẩm của xã hội và
cũng là nơi làm phát sinh nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường.
Ở các nước phát triển đã có nhiều nổ lực trong việc cải thiện chất lượng
khơng khí thơng qua các kế hoạch giảm thiểu ơ nhiễm khơng khí bằng cách đưa ra
các qui định về tải lượng phát thải, chất lượng khơng khí, quan trắc chất lượng
khơng khí ở các vùng đô thị, khu công nghiệp và sử dụng nhiên liệu sạch. Cùng lúc
đó, ở những nước đang phát triển, một hiện tượng rất phổ biến là việc di dân từ
vùng ngoại ơ về đơ thị, điều đó đồng nghĩa với việc mang theo nhiều hơn chất thải
vào khí quyển, chủ yếu là hậu quả của việc tăng số lượng các nhà máy công nghiệp
với công nghệ sản xuất lạc hậu, các phương tiện giao thông cũ và chế độ bảo dưỡng
kém.
Ơ nhiễm khơng khí ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của hàng triệu
người vì phải tiếp xúc với nồng độ cao các chất ô nhiễm độc hại (TSP, PM10 và
O3).
Ngồi những tác động của các chất ơ nhiễm, bụi đang là vấn đề nóng bỏng
của tồn thế giới. Nồng độ bụi tăng cao tại các thành phố lớn của các nước trên thế
giới đang gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân, gây nên các bệnh
hiểm nghèo. …

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý môi trường K2012

Trang 11


Xây dựng bản đồ lan truyền bụi PM10 tại Quận Thủ Đức - Tp. HCM từ đó đề xuất các giải

pháp giảm thiểu bụi PM10

2.2.2.1.

Hiện trạng ơ nhiễm khơng khí và bụi tại các đô thị trên thế giới
Bảng 2.1. Nồng độ ô nhiễm bụi tại các thành phố lớn trên thế giới

Tokyo, JP

Dân số
(triệu ngƣời)
33.4

Bụi
(μg/m3)
49

PM10
(μg/m3)
-

Seoul, KR

23.1

84

-

Mexico, MX


22.0

201

52

New York, US

21.8

-

24

Bombay, IN

21.1

240

-

Delhi, IN

20.8

415

-


Sao Paulo, BR

20.3

53

-

Shanghai, CN

18.6

246

-

Los Angeles, US

17.9

-

39

Jakarta, ID

16.9

271


-

Osaka, JP

16.6

43

-

Cairo, EG

15.8

-

-

Calcutta, IN

15.4

375

-

Manila, PH

15.2


-

-

Buenos Aires,

13.5

185

-

Moscow, RU

13.4

100

-

Beijing, CN

12.4

377

-

Rio de Janeiro,


12.2

60

-

Bogota, CO

8.4

-

58

HCMC, VN

6.3

260

79.6

-

90

20

Tên thành phố


AR

BR

WHO standard
(Năm 2005)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý môi trường K2012

Trang 12


×