Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Các yếu tố chính tác động vào kết quả chuyển giao tri thức giữa trường đại học và doanh nghiệp thông qua học viên cao học ngành quản trị kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 137 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

TRẦN THỊ NHƯ QUỲNH

CÁC YẾU TỐ CHÍNH TÁC ĐỘNG VÀO
KẾT QUẢ CHUYỂN GIAO TRI THỨC GIỮA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ
DOANH NGHIỆP THÔNG QUA HỌC VIÊN
CAO HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số

: 60 34 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2014


i

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ KIM LOAN
Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. CAO HÀO THI
Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. NGUYỄN THANH HÙNG


Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG
Tp.HCM ngày 12 tháng 07 năm 2014.
Thành phần hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ bao gồm:
1. Chủ tịch: TS. Dương Như Hùng
2. Thư ký: TS. Nguyễn Thu Hiền
3. Phản biện 1: TS. Cao Hào Thi
4. Phản biện 2: TS. Nguyễn Thanh Hùng
5. Ủy viên: TS. Trần Thị Kim Loan

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Tp. HCM, ngày 18 tháng 05 năm 2014

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN/KHÓA LUẬN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: TRẦN THỊ NHƯ QUỲNH

Giới tính: Nữ


Ngày, tháng, năm sinh: 13/01/1987

Nơi sinh: Quảng Ngãi

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV: 11170828

Khoá: 2011
1- TÊN ĐỀ TÀI: Các yếu tố chính tác động vào kết quả chuyển giao tri thức giữa trường
đại học và doanh nghiệp thông qua học viên cao học ngành quản trị kinh doanh.
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:


Khám phá các yếu tố chính tác động vào kết quả chuyển giao tri thức giữa trường
đại học và doanh nghiệp thông qua học viên cao học ngành quản trị kinh doanh.



Xác định mức độ tác động của từng yếu tố đối với quá trình chuyển giao tri thức
giữa nhà trường và doanh nghiệp thông qua học viên cao học ngành quản trị kinh
doanh.



Tìm hiểu sự khác biệt về các mối quan hệ trong mơ hình nghiên cứu giữa hai nhóm
đối tượng là học viên đang theo học cao học và học viên đã tốt nghiệp cao học.




Đề xuất các kiến nghị cho trường đại học, cho học viên cao học ngành quản trị kinh
doanh và cho doanh nghiệp nhằm nâng cao kết quả của việc chuyển giao tri thức.

3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 25/11/2013
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 18/05/2014
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. TRẦN THỊ KIM LOAN


iii

Nội dung và đề cương Luận văn/Khóa luận thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành
thông qua.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QL CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


iv

LỜI CÁM ƠN
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cô đã dạy tôi trong
thời gian học lớp cao học chuyên ngành Quản trị kinh doanh khoa Quản lý công
nghiệp trường đại học Bách Khoa Tp.HCM đã trang bị cho tôi những kiến thức và
kinh nghiệm thật quý báu.
Tôi xin chân thành cảm ơn cơ Trần Thị Kim Loan đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn,
chia sẻ kinh nghiệm và giúp tơi hồn thành luận văn này.
Xin cám ơn quý thầy cô, các học viên, bạn bè trường đại học Bách Khoa, đại học

Kinh tế và đại học Mở Tp.HCM đã giúp tôi trong việc thu thập dữ liệu, cung cấp tài
liệu tham khảo và những ý kiến đóng góp quý báu nhất trong q trình nghiên cứu.
Do thời gian có hạn và chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu nên luận văn
khơng thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tơi kính mong nhận được sự góp
ý, bổ sung ý kiến của quý thầy, cô và các bạn học viên.
Tôi xin chân thành cảm ơn.

Tp.HCM, ngày 18 tháng 05 năm 2014
Trần Thị Như Quỳnh


v

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài luận văn: “Các yếu tố chính tác động vào kết quả chuyển giao tri thức
giữa trường đại học và doanh nghiệp thông qua học viên cao học ngành quản
trị kinh doanh” được thực hiện nhằm mục tiêu khám phá các yếu tố làm tăng kết
quả chuyển giao tri thức từ trường đại học sang doanh nghiệp thông qua học viên
cao học ngành quản trị kinh doanh (MBA). Mơ hình nghiên cứu được xây dựng với
ba yếu tố chính là: động cơ chuyển giao tri thức, tri thức thu nhận và văn hóa sáng
tạo trong doanh nghiệp trên cơ sở lý thuyết và kế thừa các nghiên cứu trước có liên
quan.
Nghiên cứu được thực hiện thơng qua hai bước: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua hai phương pháp: nghiên
cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng
cách thảo luận nhóm từ 6-8 học viên đã từng tốt nghiệp chương trình cao học
chuyên ngành quản trị kinh doanh để tìm hiểu sơ lược sự nhận định của các học
viên về kết quả của quá trình chuyển giao tri thức giữa trường đại học và doanh
nghiệp họ đang làm việc. Nghiên cứu định lượng được thực hiện phỏng vấn khoảng
104 học viên nhằm đánh giá sơ bộ thang đo. Nghiên cứu định lượng chính thức

được thực hiện với kích thước mẫu 248. Nghiên cứu này dùng để kiểm định thang
đo và mơ hình nghiên cứu. Các thang đo được kiểm định bằng phương pháp hệ số
tin cậy Cronbach alpha, phân tích yếu tố khám phá EFA, kiểm định phân tích yếu tố
khẳng định CFA và cuối cùng là kiểm định mơ hình lý thuyết, các giả thuyết và
phân tích đa nhóm bằng SEM. Cơng cụ được sử dụng cho nghiên cứu là SPSS 17.0
và AMOS 22.0.
Kết quả kiểm định thang đo cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy và
giá trị: Cronbach alpha, độ tin cậy tổng hợp, tính đơn hướng, phương sai trích, giá
trị hội tụ và giá trị phân biệt.
Kiểm định SEM cho thấy năm trong sáu giả thuyết về các mối quan hệ của các khái
niệm trong mơ hình được chấp nhận. Động cơ chuyển giao, tri thức thu nhận, văn


vi

hóa sáng tạo giải thích 64,7% phương sai của kết quả chuyển giao tri thức từ trường
đại học và doanh nghiệp thơng qua học viên MBA. Trong đó động cơ chuyển giao
là yếu tố tác động mạnh nhất (β = 0,621), tiếp đến là tri thức thu nhận với β = 0.259.
Kết quả phân tích đa nhóm cho thấy khơng có sự khác biệt giữa nhóm trình trạng
học (đã tốt nghiệp và đang học) về các mối quan hệ trong mơ hình nghiên cứu. Kết
quả này tiếp tục khẳng định vai trò của động cơ và tri thức thu nhận vào kết quả
chuyển giao tri thức từ nhà trường vào doanh nghiệp thông qua học viên MBA
không phân biệt là học viên đã tốt nghiệp hay đang học chương trình này.
Về mặt lý thuyết, mơ hình lý thuyết trình bày các mối quan hệ giữa các khái niệm
động cơ, tri thức thu nhận, văn hóa sáng tạo và kết quả chuyển giao góp phần bổ
sung thêm vào hướng nghiên cứu về chuyển giao tri thức của các tác giả khác.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này góp phần giúp cho các bên có tham gia hay liên
quan trực tiếp đến quá trình chuyển giao tri thức (bao gồm học viên MBA, trường
đại học và doanh nghiệp) thấy rõ được vai trị của mình trong q trình chuyển giao
này.



vii

ABSTRACT
The thesis: "The major impact on the outcome of the knowledge transfer
between universities and businesses through high school students studying
business administration" was conducted to explore the objective factors that
increase result of knowledge transfer from universities to businesses through high
school students studying business administration (MBA). The model was built with
three key factors are: engine, knowledge transfer, knowledge acquisition and
cultural creativity in business on the basis of inherited theory and previous studies
have related.
The study includes two stages: the first stage is preliminary studies and the second
one is formal research . Preliminary research was done through two methods :
qualitative research and quantitative research. Qualitative research is conducted
through discussion groups from 6-8 students graduated from high school programs
in business administration majors to learn the profiles of the participants said the
results of the process knowledge transfer between universities and businesses they
are working . Quantitative research is done about 104 students interviewed for
Preliminary Assessment Scale . Quantitative research is done formally with sample
size 248 . Study used to test and scale model studies . The scale is calibrated by
means of Cronbach alpha reliability coefficient , factor analysis EFA discovery ,
testing factor analysis confirmed CFA and finally testing theoretical models ,
theories and analysis multiple groups by SEM . Tools used for the study was SPSS
17.0 and AMOS 22.0.
The test results show that the scale of the scale are satisfactory in terms of reliability
and value: Cronbach alpha, composite reliability, simplicity direction, variance
extracted, and value convergence value distinction.
SEM inspection showed that five of the six hypotheses about the relationships of the

concepts in the model is accepted. The engine transfer, knowledge acquisition,
creative culture explained 64.7% of variance of results, knowledge transfer from


viii

universities and businesses through MBA students. In which motor is transferred
most powerful factor (β = 0,621), followed by knowledge acquisition with β =
0,259.
The multi- group analysis showed no differences between the groups state school
(graduated & am learning) about the relationships in the research model . This result
further confirmed the role of motivation and knowledge acquisition in knowledge
transfer results from the school into the business through MBA students regardless
of students who have graduated or are studying this program.
In term of science, the theoretical model shows the relationship between the concept
engine , knowledge acquisition , cultural creation and transfer results in addition to
contributing to research on knowledge transfer of other authors.
In term of practice , this study contributes to the parties participating in or directly
related to the process of knowledge transfer (including MBA students universities
and enterprises) clearly see their role in this transition.


ix

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung chi tiết của luận văn này được trình bày theo
kết cấu và dàn ý của tôi với sự nghiên cứu, thu thập và phân tích các tài liệu liên
quan đến các yếu tố tác động đến kết quả chuyển giao tri thức giữa trường đại học
và doanh nghiệp thông qua học viên cao học ngành quản trị kinh doanh, đồng thời
được sự góp ý và hướng dẫn tận tình của TS. Trần Thị Kim Loan để hoàn thành

luận văn này.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm với cam kết trên.
Tp.HCM, ngày 06 tháng 08 năm 2014
Tác giả
Trần Thị Như Quỳnh


x

MỤC LỤC
Chương 1 Giới thiệu đề tài

1

1.1 Lý do hình thành đề tài.......................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 3
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu.......................................................................... 5
1.6 Bố cục của luận văn .............................................................................................. 6
Chương 2 Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu

8

2.1 Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................... 8
2.1.1 Tri thức -------------------------------------------------------------------------- 8
2.1.2 Chuyển giao tri thức ------------------------------------------------------------ 9
2.2 Các nghiên cứu trước có liên quan...................................................................... 10
2.2.1 Mơ hình nghiên cứu của Marjorie A. Lyles and Jane E. Salk (1996) - 10
2.2.2 Mơ hình nghiên cứu của Ko & ctg (2005) -------------------------------- 12

2.2.3 Mơ hình nghiên cứu của Napier and Thomas (2005) -------------------- 14
2.2.4 Mơ hình nghiên cứu của Natalia Martin and ctg (2009) ---------------- 15
2.2.5 Mơ hình nghiên cứu của Huỳnh Thị Hương Thảo (2010) -------------- 16
2.2.6 Mơ hình nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ (2011) ---------------------- 17
2.3 Đề xuất mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết ................................................... 20
2.3.1 Động cơ chuyển giao tri thức ----------------------------------------------- 21
2.3.2 Tri thức thu nhận ------------------------------------------------------------- 22
2.2.3 Văn hóa sáng tạo -------------------------------------------------------------- 23


xi

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu

27

3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 27
3.1.1 Nghiên cứu sơ bộ ------------------------------------------------------------- 27
3.1.2 Nghiên cứu chính thức ------------------------------------------------------- 27
3.2 Thang đo.............................................................................................................. 29
3.2.1 Các biến quan sát và thang đo ---------------------------------------------- 29
3.2.2 Thang đo kết quả chuyển giao tri thức ------------------------------------- 29
3.2.3 Thang đo động cơ chuyển giao cho doanh nghiệp ----------------------- 30
3.2.4 Thang đo tri thức thu nhận -------------------------------------------------- 31
3.2.5 Thang đo về văn hóa sáng tạo ---------------------------------------------- 33
3.3 Cỡ mẫu nghiên cứu ............................................................................................. 34
3.4 Kết quả kiểm định thang đo sơ bộ ...................................................................... 35
3.4.1 Đánh giá hệ số tin cậy Cronbach alpha ------------------------------------ 35
3.4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ------------------------------------------ 37
3.5 Kiểm định T-test hai mẫu dữ liệu sơ bộ và chính thức ....................................... 41

Chương 4 Kết quả nghiên cứu

43

4.1 Thống kê mô tả mẫu ............................................................................................ 43
4.2 Kiểm định thang đo ............................................................................................. 44
4.2.1 Phân tích Cronbach alpha --------------------------------------------------- 44
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ------------------------------------------ 46
4.2.2.1 Phân tích EFA với thang đo động cơ -------------------------- 47
4.2.2.2 Phân tích EFA với thang đo tri thức thu nhận ---------------- 48
4.2.2.3 Phân tích EFA với thang đo văn hóa sáng tạo --------------- 49


xii

4.2.2.4 Phân tích EFA cho tất cả các thang đo biến độc lập -------- 50
4.2.2.5 Phân tích EFA với thang đo kết quả chuyển giao ------------ 54
4.2.3 Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo bằng Cronbach alpha và EFA --- 55
4.3 Kiểm định mơ hình thang đo bằng CFA ............................................................. 56
4.3.1 Các yếu tố cần xác định trong phân tích CFA ---------------------------- 56
4.3.2 Quy trình kiểm định thang đo bằng CFA---------------------------------- 57
4.3.3 Kết quả kiểm định thang đo bằng CFA ------------------------------------ 58
4.3.3.1 Kết quả kiểm định thang đo động cơ --------------------------- 58
4.3.3.2 Kết quả kiểm định các thang đo đơn hướng ------------------ 60
4.3.3.3 Kết quả kiểm định của mô hình tới hạn------------------------ 64
4.3.4 Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo bằng CFA -------------------------- 67
4.4 Kiểm định mơ hình lý thuyết và các giả thuyết bằng SEM ................................ 68
4.4.1 Kiểm định mơ hình lý thuyết bằng SEM ---------------------------------- 69
4.4.2 Kiểm định giả thuyết --------------------------------------------------------- 69
4.5 Phân tích đa nhóm ............................................................................................... 72

4.5.1 Phương pháp kiểm định mơ hình đa nhóm -------------------------------- 72
4.5.2 So sánh giữa hai nhóm đã tốt nghiệp và đang học ----------------------- 74
4.5.3 Tóm tắt kết quả phân tích đa nhóm ---------------------------------------- 75
4.7 Thảo luận kết quả ................................................................................................ 76
Chương 5 Kết luận

79

5.1 Kết quả nghiên cứu chính ................................................................................... 79
5.1.1 Kết quả đo lường ------------------------------------------------------------- 79
5.1.2 Kết quả về mơ hình lý thuyết ----------------------------------------------- 79


xiii

5.2 Đóng góp của nghiên cứu vào thực tiễn.............................................................. 80
5.3 Hạn chế và các hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................... 81
Tài liệu tham khảo

82

Phụ lục

84

Phụ lục 1: Dàn bài thảo luận nhóm ----------------------------------------------- 84
Phụ lục 2: Bảng khảo sát ----------------------------------------------------------- 87
Phụ lục 3: Kết quả phân tích Cronbach alpha sơ bộ ---------------------------- 90
Phụ lục 4: Kết quả phân tích EFA sơ bộ ----------------------------------------- 92
Phụ lục 5: Kết quả điểm định T-test giữa hai mẫu sơ bộ và chính thức ----- 95

Phụ lục 6: Kết quả phân tích Cronbach alpha chính thức ---------------------- 96
Phụ lục 7: Kết quả phân tích EFA chính thức ----------------------------------- 99
Phụ lục 8: Kết quả phân tích CFA ----------------------------------------------- 108
Phụ lục 9: Kết quả kiểm định SEM ---------------------------------------------- 112
Phụ lục 10: Phân tích đa nhóm --------------------------------------------------- 115
Lý lịch trích ngang


xiv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các giai đoạn nghiên cứu ............................................................................ 4
Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan ............................................ 19
Bảng 2.2 Tóm tắt các giả thuyết ............................................................................... 25
Bảng 3.1 Thang đo kết quả chuyển giao tri thức ...................................................... 29
Bảng 3.2 Thang đo động cơ bên trong ..................................................................... 30
Bảng 3.3 Thang đo động cơ bên ngoài ..................................................................... 31
Bảng 3.4 Thang đo tri thức thu nhận ........................................................................ 32
Bảng 3.5 Thang đo văn hóa sáng tạo ........................................................................ 33
Bảng 3.6 Kết quả Cronbach alpha các thang đo ....................................................... 35
Bảng 3.7 Trọng số nhân tố của từng biến quan sát................................................... 38
Bảng 4.1 Thống kê mẫu khảo sát.............................................................................. 43
Bảng 4.2 Kết quả phân tích Cronbach alpha ............................................................ 44
Bảng 4.3 Kết quả EFA của thang đo động cơ .......................................................... 47
Bảng 4.4 Kết quả EFA lần cuối của thang đo tri thức thu nhận .............................. 48
Bảng 4.5 Kết quả EFA của thang đo văn hóa sáng tạo ............................................ 49
Bảng 4.6 Kết quả EFA lần cuối cùng của các biến độc lập ...................................... 50
Bảng 4.7 Tổng hợp các biến quan sát sau khi phân tích EFA .................................. 52
Bảng 4.8 Kết quả phân tích EFA cho thang đo kết quả chuyển giao .............................. 54
Bảng 4.9 Kiểm định giá trị phân biệt của thang đo động cơ .................................... 60

Bảng 4.10 So sánh độ phù hợp của mơ hình thang đo văn hóa sáng tạo trước và sau
hiệu chỉnh ................................................................................................ 61
Bảng 4.11 So sánh độ phù hợp của mơ hình thang đo kết quả chuyển giao trước và
sau hiệu chỉnh .......................................................................................... 63


xv

Bảng 4.12 Hệ số tương quan của các khái niệm trong mơ hình ............................... 64
Bảng 4.13 Độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của các thang đo ..................... 65
Bảng 4.14 Kết quả ước lượng (chuẩn hóa) của các mối quan hệ ............................. 71
Bảng 4.15 Kiểm định Chi-square giữa mơ hình bất biến và khả biến ...................... 75


xvi

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Mơ hình nghiên cứu của Marjorie A. Lyles and Jane E. Salk (1996) ....... 11
Hình 2.2 Mơ hình nghiên cứu của Ko & ctg (2005) ................................................ 13
Hình 2.3 Mơ hình nghiên cứu của Napier and Thomas (2005) ................................ 14
Hình 2.4 Mơ hình nghiên cứu của Natalia Martin and ctg (2009) ........................... 15
Hình 2.5 Mơ hình nghiên cứu của Huỳnh Thị Hương Thảo (2010) ........................ 16
Hình 2.6 Mơ hình nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ (2011) .................................. 18
Hình 2.7 Mơ hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................... 25
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ................................................................................. 29
Hình 4.1 Kết quả CFA (chuẩn hóa) của thang đo động cơ ...................................... 59
Hình 4.2 Kết quả CFA (chuẩn hóa) của thang đo tri thức thu nhận ......................... 61
Hình 4.3 Kết quả CFA (chuẩn hóa) của thang đo văn hóa sáng tạo ........................ 62
Hình 4.4 Kết quả CFA (chuẩn hóa) thang đo kết quả chuyển giao.......................... 64
Hình 4.5 Kết quả CFA (chuẩn hóa) của mơ hình tới hạn ......................................... 67

Hình 4.6 Kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết bằng SEM ...................................... 71
Hình 4.7a Mơ hình khả biến nhóm A ....................................................................... 73
Hình 4.7b Mơ hình khả biến nhóm B ....................................................................... 73
Hình 4.8a Mơ hình bất biến nhóm A ........................................................................ 74
Hình 4.8b Mơ hình bất biến nhóm B ........................................................................ 74


xvii

DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT
MBA: Master of Business Administration (Cao học chuyên ngành quản trị kinh
doanh).
SPSS: Statistical Package for the Social Sciences (Phần mềm phân tích thống kê)
AMOS: Analysis of Moment Structures (Mơ hình phương trình cấu trúc)
EFA: Exploratory factor analysis (Phân tích nhân tố khám phá)
CFA: Confirmatory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khẳng định)
SEM: Structural Equation Modeling (Mơ hình cấu trúc tuyến tính)
ERP: Enterprise Resource Planning (Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp)
KMO: Kaiser-Meyer-Olkin
TLI: Tucker-levis index
CFI: Comparative fit index


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Bước sang thế kỷ XXI, bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển đều không thể
thiếu tri thức khoa học. Đặc biệt đối với Việt Nam, một đất nước đang ở trong thời
kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa thì việc chiếm lĩnh được tri thức khoa học và công nghệ
hiện đại để áp dụng thành công vào thực tiễn là một nhu cầu hết sức cấp bách.
Tri thức khoa học là hệ thống các kiến thức mà con người tích lũy được trong các
hoạt động sống của mình, được tích lũy ngày càng hoàn thiện từ thế hệ này qua thế
hệ khác. Hệ thống kiến thức ấy được áp dụng phục vụ cho hoạt động sống của con
người, tạo ra của cải vật chất, tạo ra phương tiện kỹ thuật ngày càng hiện đại, nâng
cao năng suất lao động của con người.
Trong xu thế phát triển, nền kinh tế vật chất đang chuyển dần sang nền kinh tế tri
thức. Kinh tế tri thức là biểu hiện và xu hướng của nền kinh tế hiện đại. Trong đó tri
thức, lao động chất xám được phát huy khả năng sinh lợi của nó và mang lại hiệu
quả kinh tế lớn lao trong tất cả các ngành kinh tế: công nghiệp, nông lâm ngư
nghiệp và dịch vụ, phục vụ cho phát triển kinh tế. Nền kinh tế tri thức được hiểu là
nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở tri thức, khoa học; dựa trên việc tạo ra và sử
dụng tri thức, phản ánh sự phát triển của lực lượng sản xuất ở trình độ cao.
Trong một môi trường giáo dục mà tốc độ và cường độ cạnh tranh ngày càng khốc
liệt như hiện nay thì tất cả các tổ chức giáo dục (cơng lập, ngồi cơng lập, quốc
tế…) phải nâng cao và cải tiến chất lượng của mình để có thể đáp ứng được nhu cầu
của khách hàng và sự kì vọng của xã hội. Tại Việt Nam, trong các cấp độ giáo dục
thì giáo dục sau đại học được xem như một trong những nhân tố rất quan trọng giúp
nâng cao đội ngũ nguồn nhân lực và động lực chủ yếu để phát triển kinh tế xã hội.
Hiện nay chất lượng giáo dục sau đại học đang là vấn đề mà xã hội đang quan tâm.
Học viên cao học có tích lũy được vốn kiến thức được học tại nhà trường để vận
dụng tốt vào công việc hay không.


2

Chất lượng đào tạo của trường đại học được đánh giá bằng nhiều cách thức khác
nhau như đánh giá sự hài lòng và trung thành của sinh viên, đo lường chất lượng đại
học bằng thang của Merican &ctg (2009)…. Tuy nhiên một trong những cách đánh

giá hiệu quả về chất lượng đào tạo là dựa trên cơ sở tri thức chuyển giao từ nhà
trường sang doanh nghiệp thông qua học viên, mà đối tượng mà tác giả muốn đề
cập đến trong trường hợp này là học viên cao học.
Chuyển giao tri thức (knowledge transfer) bao gồm nhiều vấn đề như chuyển đổi tri
thức, chia sẻ tri thức, sử dụng tri thức. Có rất nhiều hướng nghiên cứu về chuyển
giao tri thức. Một số hướng nghiên cứu chính như nghiên cứu về chuyển giao tri
thức trong nội bộ doanh nghiệp, ví dụ: Tang (2011) nghiên cứu về chuyển giao tri
thức trong mạng lưới doanh nghiệp; Nguyen & ctg (2006) nghiên cứu về cách thức
doanh nghiệp thu nhận và chia sẻ thông tin ở các phòng ban khác nhau trong doanh
nghiệp và chuyển đổi chúng thành tri thức của doanh nghiệp. Một hướng nghiên
cứu khác là chuyển giao tri thức giữa khách hàng và doanh nghiệp chẳng hạn như
Ko & ctg (2005) nghiên cứu các yếu tố tác động vào khả năng chuyển giao tri thức
giữa nhà tư vấn và khách hàng. Một hướng nghiên cứu nữa là chuyển giao tri thức
giữa trường đại học và thị trường bao gồm sinh viên và doanh nghiệp. Tiêu biểu là
các nghiên cứu của Nemanich &ctg (2009) nghiên cứu các yếu tố làm tăng kết quả
chuyển giao tri thức giữa giảng viên và sinh viên và nghiên cứu của Nguyễn Đình
Thọ (2011) về các yếu tố tác động đến kết quả chuyển giao tri thức giữa trường đại
học và doanh nghiệp thông qua sinh viên hệ vừa làm – vừa học. Tuy nhiên hầu như
chưa có nghiên cứu về chuyển giao tri thức giữa trường đại học và học viên cao học
chuyên ngành quản trị kinh doanh đồng thời là nhân viên đang làm việc tại các
doanh nghiệp. Đây cũng chính là lý do tác giả quyết định thực hiện đề tài: “Các yếu
tác động chính vào kết quả chuyển giao tri thức giữa trường đại học và doanh
nghiệp thông qua học viên cao học ngành quản trị kinh doanh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu sau:


3

 Khám phá các yếu tố chính tác động vào kết quả chuyển giao tri thức giữa

trường đại học và doanh nghiệp thông qua học viên cao học ngành quản trị
kinh doanh.
 Xác định mức độ tác động của từng yếu tố đối với quá trình chuyển giao tri
thức giữa nhà trường và doanh nghiệp thông qua học viên cao học ngành
quản trị kinh doanh.
 Tìm hiểu sự khác biệt về các mối quan hệ trong mơ hình nghiên cứu giữa hai
nhóm đối tượng là học viên đang theo học cao học và học viên đã tốt nghiệp
cao học.
 Đề xuất các kiến nghị cho trường đại học, cho học viên cao học ngành quản
trị kinh doanh và cho doanh nghiệp nhằm nâng cao kết quả của việc chuyển
giao tri thức.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu sẽ khảo sát trên hai đối tượng là: học viên đang theo học và học viên đã
tốt nghiệp cao học ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là nhân viên đang làm việc tại các doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh và trên 3 trường cơng lập có
chương trình đào tạo hệ cao học ngành quản trị kinh doanh là đại học Bách khoa,
đại học Kinh tế và đại học Mở.
Chương trình đào tạo cao học ngành quản trị kinh doanh được gọi tắt là chương
trình đào tạo MBA (Master of Business Administration), nên để dễ dàng hơn trong
quá trình thực hiện luận văn, tác giả sẽ gọi tắt học viên cao học ngành quản trị kinh
doanh là học viên MBA.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


4

Nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai bước chính: nghiên cứu sơ bộ và

nghiên cứu chính thức với đơn vị phân tích và đối tượng nghiên cứu là học viên
MBA.
Nghiên cứu sơ bộ bao gồm 2 giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ định tính và sơ bộ định
lượng.
Bảng 1.1: Các giai đoạn nghiên cứu

Giai
đoạn
1

Loại nghiên cứu

Phương pháp

Nghiên cứu sơ bộ - Tìm hiểu cơ sở lý thuyết
định tính

- Nhằm điều chỉnh và

- Được thực hiện thơng qua bổ sung các biến quan
thảo luận nhóm với 6-8 học sát đo lường các khái
viên.

2

Mục đích

niệm nghiên cứu.

Nghiên cứu sơ bộ- - Được thực hiện bằng kỹ - Nhằm kiểm định sơ

định lượng

thuật phỏng vấn trực tiếp
các học viên thông qua
bảng câu hỏi.
- - Thông qua phương pháp
hệ số tin cậy Cronbach
Alpha và phân tích nhân tố
khám phá EFA.

bộ thang đo.


5

3

Nghiên cứu định - Phỏng vấn trực tiếp bằng - Nhằm đánh giá thang
lượng chính thức

bảng câu hỏi được hình đo, kiểm định mơ hình
thành từ nghiên cứu sơ bộ và các giả thuyết đưa
định lượng.

ra.

- Thông qua các phướng
pháp hệ số tin cậy Cronbach
Alpha, phân tích nhân tố
khám phá EFA và phân tích

nhân tố khẳng định CFA,
kiểm định mơ hình lý thuyết
cùng các giả thuyết bằng
phương pháp mơ hình cấu
trúc SEM.
- Xử lý dữ liệu bằng SPSS
17.0 và AMOS 22.0.
1.5. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU
1.5.1. Ý nghĩa về mặt lý thuyết
 Xây dựng mơ hình lý thuyết về các yếu tố chính tác động đến kết quả chuyển
giao tri thức nhà trường đến doanh nghiệp thông qua học viên MBA.
1.5.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Về mặt thực tiễn, kết quả chuyển giao tri thức góp phần giúp cho các bên có tham
gia hay liên quan trực tiếp đến quá trình chuyển giao tri thức thấy rõ được vai trị
của mình trong q trình này. Cụ thể là:
Đối với nhà trường:
 Giúp cho trường đại học có chiến lược và chương trình đào tạo phù hợp hơn
để gia tăng chất lượng đào tạo cho học viên MBA.


6

 Chất lượng đào tạo của nhà trường càng nâng cao, phù hợp với nhu cầu của
doanh nghiệp sẽ giúp cho cầu nối giữa nhà trường và doanh nghiệp càng
thêm khắn khít.
Đối với học viên:
 Giúp học viên MBA có động cơ chuyển giao tri thức giữa nhà trường và
doanh nghiệp, giúp làm tăng hiệu quả của quá trình này.
 Nghiên cứu cũng cho phép học viên MBA có tiếng nói của mình về sự mong
đợi của họ đối với nhà trường.

Đối với doanh nghiệp:
 Doanh nghiệp có học viên đang làm việc tại doanh nghiệp cần phát triển văn
hóa sáng tạo để giúp xác định mục tiêu học tập của nhân viên và khuyến
khích họ chuyển giao tri thức học được có hiệu quả vào cơng việc hàng ngày
của doanh nghiệp và xây dựng doanh nghiệp lớn mạnh.
1.6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Chương 1 : Giới thiệu đề tài
Chương này trình bày tổng quan nghiên cứu, bao gồm cơ sở hình thành đề tài, mục
tiêu, phạm vi, phương pháp và ý nghĩa của việc nghiên cứu.
Chương 2 : Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết và xây dựng mơ hình lý thuyết về chuyển giao
tri thức và các yếu tố tác động vào nó: văn hóa sáng tạo, động cơ chuyển giao, tri
thức giao nhận.
Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu
Chương này mô tả chi tiết về phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định
thang đo, mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết.
Chương 4 : Kết quả nghiên cứu


7

Chương này trình bày kết quả kiểm định thang đo và mơ hình lý thuyết cùng các giả
thuyết trong mơ hình. Phần đầu chương giới thiệu về thống kê mơ tả mẫu và kết quả
kiểm định chính thức thang đo thơng qua hệ số tin cậy Cronbach alpha, phân tích
nhân tố khám phá EFA, và phân tích nhân tố khẳng định CFA. Tiếp theo sẽ trình
bày kết quả kiểm định mơ hình lý thuyết và các giả thuyết bằng SEM, kết quả phân
tích đa nhóm giữa hai nhóm đối tượng là học viên cao học đã tốt nghiệp và học viên
cao học đang theo học tại trường. Cuối chương này sẽ trình bày phần so sánh kết
quả với các nghiên cứu trước và thảo luận kết quả.
Chương 5 : Kết luận và kiến nghị

Chương này trình bày tóm tắt các kết quả chính, đóng góp và hàm ý của nghiên cứu
và cuối chương sẽ nêu ra những hạn chế của nghiên cứu và các hướng nghiên cứu
tiếp theo.


×