Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Ứng dụng kỹ thuật membrane trong cô đặc dịch trích từ trà để sản xuất trà hòa tan báo cáo tổng kết kết quả đề tài khcn cấp trường msđt t kthh 2012 85

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.35 KB, 49 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
O

BÁO CÁO TỔNG KẾT KẾT QUẢ
ĐỀ TÀI KHCN CẤP TRƯỜNG

Tên đề tài:

Ứng dụng kỹ thuật membrane trong cơ đặc dịch trích
từ trà để sản xuất trà hòa tan

Mã số đề tài: T-KTHH – 2012-85
Thời gian thực hiện: 11/2012 – 4/2014
Chủ nhiệm đề tài: TS. Lại Quốc Đạt
Cán bộ tham gia đề tài:
1. PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn
2. KS. Nguyễn Quốc Cường

Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 6/2014


Danh sách các cán bộ tham gia thực hiện đề tài
(Ghi rõ học hàm, học vị, đơn vị công tác gồm bộ môn, Khoa/Trung tâm)

1. TS. Lại Quốc Đạt

BM CNTP, Khoa KTHH

2. PGS.TS. Lê Văn Việt Mẫn


BM CNTP, Khoa KTHH

3. KS. Nguyễn Quốc Cường

BM CNTP, Khoa KTHH


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ....................................................................................................... 1
1.1. Trà xanh ............................................................................................................................... 1
1.1.1. Hợp chất phenol .......................................................................................................... 2
1.1.2. Methylxanthine ........................................................................................................... 4
1.1.3. Amino acid ................................................................................................................. 4
1.1.4. Chất khoáng ................................................................................................................ 4
1.1.5. Hợp chất dễ bay hơi .................................................................................................... 4
1.2. Trà và sức khoẻ con người ................................................................................................... 5
1.2.1. Tác dụng chống ung thư .............................................................................................. 5
1.2.2. Khả năng chống oxy hoá ............................................................................................. 5
1.2.3. Một số tác dụng khác .................................................................................................. 6
1.3. Trà hồ tan ........................................................................................................................... 6
1.3.1. Quy trình cơng nghệ sản xuất trà hồ tan....................................................................... 6
1.3.2. Thuyết minh quy trình cơng nghệ.................................................................................. 6
1.3.Kỹ thuật NF (nanofiltration – NF)..................................................................................... 7
1.3.1. Giới thiệu...................................................................................................................... 7
1.3.2. Động lực của quá trình phân riêng bằng màng NF......................................................... 9
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân riêng bằng màng NF .......................................... 13
1.4.1. Bản chất của màng ...................................................................................................... 13
1.4.2. Tính chất dịng nhập liệu ........................................................................................... 14
1.4.3. Thông số công nghệ .................................................................................................. 15
1.5. Ưu – nhược điểm của kỹ thuật NF ...................................................................................... 16

1.6. Ứng dụng của kỹ thuật NF trong công nghệ thực phẩm ...................................................... 17
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................ 20
2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................... 20
2.2. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................................... 20
2.3. Nguyên liệu ........................................................................................................................ 20
i


2.3.1. Chuẩn bị dịch trích trà .................................................................................................... 20
2.3.2. Hóa chất ......................................................................................................................... 20
2.3.2. Membrane. ...................................................................................................................... 20
2.4. Thiết bị............................................................................................................................... 21
2.4.1. Test cell ........................................................................................................................... 21
2.4.2. Thiết bị pilot .................................................................................................................... 21
2.5. Các phương pháp phân tích ................................................................................................ 21
2.5.1. Phương pháp xác định chất khơ hòa tan tổng .................................................................. 21
2.5.2. Phương pháp xác định polyphenol tổng. .......................................................................... 21
2.5.3. Phương pháp xác định hoạt tính chống oxy hóa............................................................... 22
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................................ 23
3.1. Khảo sát khả năng phân riêng của một số loại màng NF ..................................................... 23
3.2. Ảnh hưởng của áp suất đến q trình cơ đặc ....................................................................... 27
3.3. Q trình cơ đặc dịch trích trà bằng màng NF trên mơ hình cross - flow ............................. 32
3.4. Đánh giá hiệu quả quá trình cơ đặc bằng màng NF ............................................................. 37
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 39
4.1. Kết luận ............................................................................................................................. 39
4.2. Kiến nghị ........................................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 40

ii



DANH MỤC HÌNH
Hình 1-1: Quy trình cơng nghệ sản xuất trà hồ tan ..................................................................... 7
Hình 1-2: Mơ hình phân riêng bằng membrane a) Dead – end; b) Cross – flow ......................... 10
Hình 1-3: Quá trình truyền khối xảy ra trong kỹ thuật NF ......................................................... 10
Hình 3-1: Lưu lượng dịng permeate của các loại màng khác nhau ............................................ 24
Hình 3-2: Độ phân riêng CKHT của các loại màng khác nhau ................................................... 25
Hình 3-3: Độ phân riêng polyphenol của các loại màng khác nhau ............................................ 25
Hình 3-4: Lưu lượng dịng permeate quamàng NF99 tại các áp suất khác nhau trên mơ hình Dead
– end ......................................................................................................................................... 28
Hình 3-5: Độ phân riêng polyphenol qua màng NF99 tại các áp suất khác nhau trên mô hình
Dead – end ................................................................................................................................ 29
Hình 3-6: Độ phân riêng CKHT qua màng NF99 tại các áp suất khác nhautrên mô hình Dead –
end ............................................................................................................................................ 30
Hình 3-7: Hiệu suất thu hồi polyphenolcủa màng NF99 tại các áp suất khác nhautrên mô hình
Dead – end ................................................................................................................................ 31
Hình 3-8: Hiệu suất thu hồi CKHT của màng NF99 tại các áp suất khác nhau trên mơ hình Dead
– end ......................................................................................................................................... 31
Hình 3-9: Lưu lượng dòng permeate qua màng NF99 tại áp suất 40 bar trên mơ hình cross - flow33
Hình 3-10: Độ phân riêng polyohenol của màng NF99 tại áp suất 40 bar trên mơ hình cross flow .......................................................................................................................................... 34
Hình 3-11: Độ phân riêng CKHT của màng NF99 tại áp suất 40 bar trên mơ hình cross - flow .. 34
Hình 3-12: Hiệu suất thu hồi polyphenol của màng NF99 tại áp suất 40 bartrên mơ hình cross flow .......................................................................................................................................... 35
Hình 3-13: Hiệu suất thu hồi CKHT của màng NF99 tại áp suất 40 bar trên mơ hình cross - flow36

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1-1: Thành phần hoá học của trà xanh ................................................................................ 1
Bảng 1-2: Thành phần catechin trong các loại trà (g/100g chất khô) ............................................ 3

Bảng 1-3: So sánh khả năng giữ các cấu tử của màng RO và màng NF ....................................... 8
Bảng 2-1: Thông số của các loại màng sử dụng trong nghiên cứu .............................................. 21
Bảng 3-1: Ảnh hưởng của loại màng đến lưu lượng dòng permeatevà độ phân riêng ................. 23
Bảng 3-2: So sánh hiệu quả quá trình cô đặc bằng màng NF với cô đặc nhiệt ............................ 37

iv


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.Trà xanh
Trà xanh (green tea), còn được gọi là lục trà, được lựa chọn và hái từ những búp
hoặc lá non. Trà xanh là sản phẩm không qua quá trình lên men hoặc quá trình lên men
diễn ra rất ít, dưới 10% tổng lượng poyphenol trong trà ngun liệu bị oxy hố.Dịch trích
của trà xanh có màu xanh cốm non hoặc xanh ánh vàng, hương lá tươi, vị chát và đắng rõ
nhưng có hậu vị ngọt.
Trong quy trình cơng nghệ sản xuất trà xanh, các enzyme đã bị ức chế ngay từ giai
đoạn đầu tiên. Sự chuyển hố các chất trong trà diễn ra khơng có sự tham gia của các
enzyme mà do tác dụng của nhiệt. Thành phần polyphenol trong trà xanh chủ yếu là các
hợp chất catechin. Do hàm lượng catechin trong trà xanh cao nên trà xanh có nhiều giá trị
dược tính q.
Bảng 1-1: Thành phần hoá học của trà xanh
Hàm lượng
Thành phần
(% chất khô)

TT
1

Catechin


30

2

Flavonol

2

3

Các polyphenol khác

8

4

Amino acid và theanine

6

5

Peptid/protein

6

6

Acid hữu cơ


2

7

Glucid

11

8

Lipid

3

9

Caffeine và các methylxanthine khác

3

10

Chất khoáng

10

1


1.1.1. Hợp chất phenol

Hợp chất phenol có đặc tính dễ bị oxy hoá dưới tác dụng của enzyme và được cung
cấp oxy đầy đủ, là sản phẩm của quá trình quang hợp, do đó, nó bị ảnh hưởng bởi các yếu
tố như mức độ sinh trưởng của lá, chế độ bón phân, cường độ chiếu sáng.
Nhóm các hợp chất polyphenol là thành phần được quan tâm nhiều nhất trong
trà.Cấu tử chính chiếm đa số là các catechin (C, EC, EGCG, EGC, ECG…). Ngồi ra,
trong thành phần polyphenol của trà cịn có một số chất khác với tỉ lệ thấp như các
flavonol (quercetin, kaempferon, rutin…), các dẫn xuất glycoside, các leucoanthocyanin,
theaflavin, thearubigin.
Flavanol (catechin)
Falavanol(catechin) là những hợp chất phenol chủ yếu có trong lá trà tươi.Thông
thường, các hợp chất catechin bao gồm (+)-catechin (+C), epicatechin (EC),
epigallocatechingallate (EGCG) và epicatechingallate/epigallocatechin (ECG/EGC). Một
lượng nhỏ các catechin khác như epicatechin-3-(3-O-methylgallate), epigallocatechin-(3O-methylgallate), epigallocatechin-3-O-caffeoate và epiafzelechin-3-O-gallate trong lá
trà tươi; epiafzelechin-3-O-gallate, epicatechin-3-O(4-O-methylgallate), epicatechin-3-Op-hydroxybenzoate và epigallocatechin-3-O-cinnamate trong trà ôlong;pigallocatechin3,39-di-O-gallate,epigallocatechin-3,4’-di-O-gallate trong trà xanh.
Hàm lượng catechin trong các loại trà khác nhau nhiều.Trong trà đen, hàm lượng
catechin là rất nhỏ, trong khi đó hàm lượng catechin trong trà Darjeeling (một loại trà của
Ấn Độ) là trên 10%. Phản ứng quan trọng nhất trong q trình sản xuất trà đen hoặc trà
ơlong là phản ứng chuyển flavanol thành theaflavin (TFs) và thearubigin (TRs), do đó,
làm giảm đáng kể lượng catechin trong trà đen. Thơng thường, chỉ có một lượng nhỏ
catechin trong trà đen, tuy nhiên, trong trà Darjeeling đen hàm lượng catechin cao như
trong trà xanh.
Flavonol glycoside: những thành phần này tồn tại với hàm lượng rất nhỏ trong lá
trà, chúng tồn tại ở cả hai dạng flavonol tự do và glycoside. Những hợp chất flavonol có
thể tham gia phản ứng oxy hóa trong q trình sản xuất trà.

2


Gallicacid: tồn tại trong lá trà và tham gia vào các phản ứng oxy hóa trong trà.
Gallic


acid



quinic

acid

được

tổng

hợp

thơng

qua

con

đường

shikimate/arogenate.Enzyme chính để tổng hợp shikimic acid được tìm thấy trong trà.
Carbohydrate đóng vai trò qua trọng như là một tiền chất của shikimic acid, do myoinositol và glucose kết hợp tạo thành catechin. Gallic acid và quinic acid cũng đóng vai
trị quan trọng trong quá trình hình thành este với nhiều loại polyphenol.

Loại trà

Bảng 1-2: Thành phần catechin trong các loại trà (g/100g chất khơ)

EpigalloEpigallocatechin Epicatechin
Epicatechin
catechin
gallate
gallate

Tổng

Darjeeling

0.11 ÷ 0.86

0.00 ÷ 0.40

2.78 ÷ 7.07

0.90 ÷ 2.23

4.40 ÷ 10.0

Assam

0.00 ÷0.14

0.00 ÷ 0.24

0.58 ÷ 1.61

0.31 ÷ 0.94


0.89 ÷ 2.81

Sri Lanka

0.05 ÷ 1.35

0.28 ÷ 1.00

1.24 ÷ 4.55

0.68 ÷ 1.66

2.25 ÷ 8.42

Kenya

0.05 ÷ 0.31

0.11 ÷ 0.58

0.47 ÷ 1.49

0.33 ÷ 0.69

1.68 ÷ 2.99

Hỗn hợp

0.00 ÷1.03


0.04 ÷ 0.63

0.05 ÷ 2.84

0.17 ÷ 26.80

0.54 ÷ 6.95

0.78 ÷ 11.15

0.08 ÷ 0.60

0.28 ÷ 3.07

0.06 ÷ 0.92

1.50 ÷ 15.6

2.02 ÷ 4.65

0.61 ÷ 3.79

6.10 ÷ 11.61

1.10 ÷ 5.47

11.3 ÷ 9.54

2.47 ÷ 4.76


0.61 ÷ 1.68

4.28 ÷ 8.1

0.62 ÷ 1.45

8.46 ÷ 15.9

4.31 ÷ 4.57

0.82 ÷ 0.88

12.57 ÷ 12.82

2.61 ÷ 3.61

20.6 ÷ 21.6

Trà xanh

0.99 ÷ 9.47

0.126 ÷ 0.73

1.75 ÷ 4.82

0.46 ÷ 1.40

3.5 ÷ 20.39


Lá trà tươi

1.27 ÷ 2.73

1.21 ÷ 2.17

9.51 ÷ 13.86

0.88 ÷ 2.09

13.8 ÷ 20.4

0.00 ÷ 1.42

0.01 ÷ 0.26

0.002 ÷ 5.36

0.12 ÷ 2.71

0.44 ÷ 10.0

Ôlong
Xanh,
Trung
Quốc
Xanh,
Nhật Bản
Xanh,
Assam


Xanh hỗn
hợp

Nguồn Spiller, 1998.

3


1.1.2. Methylxanthine
Caffeine: hàm lượng caffeine trong trà phụ thuộc vào tất cả các yếu tố làm thay đổi
thành phần trong cây trà. Khi tăng hàm lượng nitơ trong phân bón có thể làm tăng đến
40% caffeine. Giống trà, mùa vụ và vị trí lá trà khi thu hoạch cũng ảnh hưởng đến hàm
lượng caffeine trong trà,Camellia sinensis var. sineniscó hàm lượng caffeine tương đối
thấp hơn Camellia sinensis var. assamica.
Theobromine: hàm lượng theobromine trong trà thấp hơn caffeine. Hiện nay, có rất
ít tài liệu nói về sự biến đổi của theobromine trong sản phẩm trà.Hàm lượng theobromine
trong trà thay đổi trong khoảng 0.16 ÷ 0.20% chất khơ của lá trà.
Theophylline: hàm lượng theophylline trong trà dưới 0.04% chất khô của lá trà.
1.1.3. Amino acid
Ngồi những amino acid thơng thường lá trà cịn chứa những thành phần đặc trưng
như theanine (5-N-ethylglutamine). Nó thường chiếm hơn 50% lượng amino acid tự do
trong lá trà. Các amino acid ảnh hưởng đến quá trình tạo hương cho trà.
1.1.4. Chất khoáng
Hàm lượng kali chiếm khoảng 40% lượng chất khống trong lá trà.Ngồi ra, trong lá
trà chứa nhiều flo, nhôm và mangan.
1.1.5. Hợp chất dễ bay hơi
Một lượng lớn các chất bay hơi được tìm thấy trong lá trà tươi. Aldehyde, trans-2hexanal, cis-3-hexenol và rượu là những thành phần có hàm lượng cao nhất trong lá
trà.Tất cả được tạo thành từ cis-3-hexenal, là chất được tổng hợp do việc phân cắt linoleic
acid bởi enzyme.

Các thành phần tạo hương của lá trà tươi không được nghiên cứu sâu như các thành
phần này trong lá trà sau chế biến, tuy nhiên, sự hình thành của một vài nhóm chức trong
các thành phần tạo hương cũng được quan tâm nhiều.Một phân đoạn quan trọng của các
hợp chất tạo hương tồn tại dưới dạng dẫn xuất glycoside được giải phóng bởi enzyme
glucosidase trong lá trong suốt q trình vị và lên men.

4


1.2.Trà và sức khoẻ con người
Nhiều cơng trình đã nghiên cứu về tác dụng của trà và các hợp chất trích ly từ trà sử
dụng trong việc điều trị nhiều loại bệnh như ung thư, bệnh về tim mạch, tiểu đường, béo
phì, sỏi thận, bệnh đường tiêu hố…
1.2.1. Tác dụng chống ung thư
Theo các kết quả nghiên cứu invivo, các kết quả nghiên cứu trên động vật như thỏ,
chuột thì cho kết quả rất tốt về việc ngăn chặn tế bào ung thư khi sử dụng các hợp chất
catechin từ trà.
Các chất trích ly từ trà như EGCG, ECG, EGC có khả năng tương tác, ngăn chặn và
hạn chế quá trình khơi mào hình thành và phát triển của tế bào ung thư. Trong giai đoạn
khơi mào, các hợp chất catechin có khả năng trung hồ các tác nhân làm biến đổi cấu trúc
ADN, ngăn chặn sự tạo thành nitrosamin, amin dị vịng (những tác nhân có thể gây ung
thư).
Trong giai đoạn bắt đầu q trình ung thư, EGCG có khả năng ức chế AP-1-chất dẫn
truyền khơi mào cho sự phát triển của tế bào ung thư da, ngăn chặn protein kinase –
enzyme tăng cường sự phát triển của tế bào ung thư, ức chế hoạt động của telomerase,
giúp làm giảm thời gian sống của tế bào ung thư.
Khi quá trình ung thư diễn ra, EGCG có tác dụng ức chế hoạt động của urokinase –
một enzyme đóng vai trị quan trọng trong quá trình phát triển và biến đổi của tế bào ung
thư.
1.2.2. Khả năng chống oxy hoá

Trà xanh và trà đen có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các tổn thương do các tế bào
hồng cầu bị oxy hoá dưới tác động của nhiều tác nhân oxy hoá như H2O2, 2,2’-azobis(2amidinopropane) dihydrochloride (AAPH), phenylhdrazine (PHx), primaquine, Cu 2+ascorbic acid và hệ oxy hố xanthine/xanthine oxydase.
Hoạt tính chống oxy hố của các catechin trong trà, tính theo tỷ lệ mol, trong thử
nghiệm chống lại sự hình thành các gốc tự do DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl) xếp
theo trật tự giảm dần như sau: epicatechin gallate ≈ epigallocatechin gallate >
epigallocatechin > gallic acid > epicatechin ≈ catechin (thử nghiệm trong môi trường
5


nước). Hoạt tính vơ hiệu hố các gốc DPPH tương xứng với số nhóm –OH trong
catechin.
Khi tiến hành thử nghiệm khả năng chống oxy hoá của hợp chất catechin trong mơi
trường lipid như chống oxy hố các acid béo, qt các gốc tự do như hydroxyl,
superoxyl, các hợp chất catechin đều thể hiện khả năng phản ứng rất mạnh. Đối với khả
năng quét gốc tự do hydroxyl, các catechin có thể sắp xếp theo trật tự sau: ECG > EC >
EGCG >> EGC. Đối với khả năng ức chế quá trình peroxide lipid, các catechin có thể sắp
xếp EGCG > ECG > EGC > EC.
1.2.3. Một số tác dụng khác
Nước trà có tác dụng làm chắc răng, do trong thành phần của nó chứa một lượng khá
lớn flouride tự nhiên. Vì vậy trà được sử dụng nhiều trong kem đánh răng chiết xuất từ trà
xanh, kem dưỡng da, nước hoa, kem tan mỡ, giảm béo. Do có nguồn gốc từ thiên nhiên,
an toàn nên các chất từ trà cũng được sử dụng như một phụ gia chống oxy hoá thay thế
cho BHT, BHA.

1.3.Trà hồ tan
1.3.1. Quy trình cơng nghệ sản xuất trà hồ tan
Quy trình cơng nghệ sản xuất trà hịa tan được trình bày trong Hình 1-1.
1.3.2. Thuyết minh quy trình cơng nghệ
Quy trình sản xuất trà hồ tan trải qua các quá trình như sau:
- Trà vụn được đem trích ly bằng nước nóng nhằm thu được dịch trích có hàm

lượng chất khơ hồ tan và polyphenol cao nhất.
- Hỗn hợp sau trích ly được đem lọc bỏ bã chuẩn bị cho q trình cơ đặc tiếp theo.
- Cơ đặc dịch trích trà sau lọc làm tăng nồng độ chất khơ của dịch trà, chuẩn bị cho
q trình sấy phun.
- Dịch trà sau cô đặc được phối trộn nguyên liệu phụ như maltodextrin, sau đó đem
sấy phun tạo dạng bột.
- Bột trà sau sấy phun được phối trộn với đường làm tăng giá trị cảm quan cho sản
phẩm, kế tiếp sẽ được bao gói tạo sản phẩm trà hoà tan.

6


Quy trình sản xuất trà hồ tan trải qua rất nhiều quá trình với những tổn thất và tiêu
hao năng lượng khác nhau. Tuy nhiên, q trình cơ đặc nhiệt gây tổn thất polyphenol và
tiêu hao năng lượng nhiều nhất. Do đó, cần có các nghiên cứu ứng dụng những phương
pháp cơ đặc mới có thể khắc phục được những hạn chế này của phương pháp cơ đặc
nhiệt.
Trà vụn

Nước

Trích ly
Lọc



Cơ đặc
Ngun
liệu phụ


Phối trộn

Sấy phun
Đường

Phối trộn
Bao gói

Bao bì

Trà hồ tan

Hình 1-1: Quy trình cơng nghệ sản xuất trà hồ tan
1.3.Kỹ thuật NF (nanofiltration – NF)
1.3.1. Giới thiệu
Kỹ thuật NF (kỹ thuật lọc nano)là sự chuyển tiếp giữa kỹ thuật lọc thẩm thấu ngược
(RO) và siêu lọc (UF), mang những đặc tính trung gian của hai kỹ thuật này. Màng
7


membrane NF dùng để phân riêng các hợp chất hữu cơ, các saccharides, các ion đa hóa
trị… Khối lượng phân tử phân riêng (MWCO) của cấu tử di chuyển qua màng NF dao
động trong khoảng 100 – 1000 Da. Trên bề mặt của màng NF có thể được tích điện âm
hoặc điện dương bằng cách cho phân ly trên bề mặt màng các dẫn xuất sulphonate hoặc
carboxyl (Rautenbach & Groschl, 1990). Màng NF tích điện dương ít được sử dụng rộng
rãi do dễ bị tắc bởi các hợp chất keo tồn tại trong dung dịch. Màng tích điện âm có khả
năng phân tách chọn lọc các anion đa hóa trị tốt hơn. Do những đặc tính này,màng NF có
thể phân tách các ion dựa trên sự kết hợp cơ chế phân loại dựa vào kích thước của kỹ
thuật lọc UF và sự tương tác giữa các ion trong kỹ thuật lọc RO.
Màng NF được áp dụng cô đặc đường, dung dịch chứa muối gốc hoá trị hai, chất

màu, hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử lớn hơn 1000 Da. Đường kính trung bình lỗ
mao quản 2 – 5 nm.Áp suất làm việc 5 –40 bar.
So với màng RO, màng NF có lợi thế là áp suất làm việc thấp hơn, lưu lượng cao, và
khả năng giữ các ion đa hóa trị cao.
Màng NF khá giống màng RO, chỉ khác ở chỗ màng NF có cấu trúc mạng mở nhiều
hơn. Do đó, khả năng giữ các muối đơn trị như Na+ và Cl- thấp hơn màng RO nhưng khả
năng giữ các ion hóa trị cao như Ca2+ và CO32- rất cao. Điều này chứng tỏ, khả năng ứng
dụng của màng RO và màng NF là khác nhau; khi các cấu tử cần giữ lại phần lớn là NaCl
và nồng độ NaCl trong dịng nhập liệu cao thì màng RO thích hợp hơn.
Bảng 1-3: So sánh khả năng giữ các cấu tử của màng RO và màng NF
Cấu tử
Màng RO
Màng NF
Ion đơn trị (Na, K, Cl, NO3)

> 98%

< 50%

Ion hóa trị hai (Ca, Mg, SO4, CO3)

> 99%

> 90%

Vi khuẩn và virus

> 99%

< 99%


Vi chất (khối lượng phân tử> 100)

> 90%

> 50%

Vi chất (khối lượng phân tử< 100)

0 ÷ 99%

0 ÷ 50%

Nguồn Baker, 2000.

8


Hầu hết màng NF được chế tạo từ vật liệu tổng hợp như polyamide, một số ít màng
nano được chế tạo từ cellulose acetate.Hiện nay, đã sản xuất được loại màng NF cho các
phân tử có khối lượng 150 ÷ 1500 Da di chuyển qua.
Độ phân riêng đối với muối của màng NF phức tạp và phụ thuộc vào kích thước
phân tử chất tan và hiệu ứng Donnan do các nhóm acid gắn vào mạch polymer. Các nhóm
cùng điện tích có xu hướng loại trừ nhau, đặc biệt là các ion đa hố trị.
Màng NF trung tính loại bỏ các muối khác nhau tương ứng với kích thước phân tử,
do đó, thứ tự độ phân riêng:
Na2SO4> CaCl2> NaCl
Màng NF anion có nhiều nhóm điện tích dương gắn với mạch polymer. Các điện
tích này tích cực đẩy lùi các cation, đặc biệt như Ca2+, trong khi đó lại thu hút các anion
tích điện âm. Thứ tự độ phân riêng:

CaCl2> NaCl > Na2SO4
Màng NF cation có nhiều nhóm tích điện âm trên mạch polymer. Các nhóm tích
điện âm như SO42-, thu hút các cation tích điện dương, đặc biệt là cation hố trị hai như
Ca2+. Thứ tự độ phân riêng:
Na2SO4> NaCl > CaCl2
Màng NF thường kết hợp cả hai yếu tố kích thước lỗ màng và hiệu ứng Donnan để
hạn chế sự di chuyển qua màng của muối và các chất hoà tan. Màng NF được gọi là màng
thẩm thấu ngược áp suất thấp, màng NF có độ phân riêng cao khi nồng độ muối dịng
nhập liêu thấp, nhưng tính chọn lọc sẽ mất đi khi nồng độ muối dòng nhập liệu lớn hơn
1000 hoặc 2000 ppm.
1.3.2. Động lực của quá trình phân riêng bằng màng NF
1.3.2.1. Mơ hình phân riêng bằng màng NF
Mơ hình phân riêng dead – end:là mơ hình trong đó dịng nhập liệu chảy vng
góc với membrane. Dung mơi và các phần tử có kích thước và khối lượng phân tử thích
hợp sẽ chảy qua membrane bởi áp suất. Các phân tử có kích thước lớn hơn hoặc bằng
kích thước lỗ mao quản sẽ bị giữ lại trên bề mặt hoặc bên trong membrane. Theo thời
gian các phân tử đó sẽ tích tụ lại làm tăng trở lực cho quá trình phân riêng và làm cho lưu
9


lượng dịng permeate giảm dần. Để tiếp tục q trình phân riêng, người ta phải thay hoặc
vệ sinh membrane.
Mơ hình phân riêng cross – flow:là mơ hình mà trong đó dòng nhập liệu chảy song
song với bề mặt membrane. Dung mơi và các chất có kích thước và khối lượng phân tử
thích hợp sẽ đi qua membrane nhờ áp suất bơm và tạo thành dòng permeate, các phân tử
còn lại không đi qua được membrane sẽ tiếp tục chảy ra ngồi tạo thành dịng retentate,
đồng thời dịng này sẽ kéo theo các phần tử bám trên bề mặt membrane. Vì vậy, mơ hình
này ít bị tắc nghẽn hơn mơ hình dead – end và có thể hoạt động liên tục trong thời gian
dài.


a)

b)

Hình 1-2: Mơ hình phân riêng bằng membrane a) Dead – end; b) Cross – flow
1.3.2.2. Động lực của quá trình phân riêng
Lớp
biên

Hình 1-3: Quá trình truyền khối xảy ra trong kỹ thuật NF
Tốc độ của dòng chảy qua membrane (dòng permeate) chịu ảnh hưởng bởi độ chênh
lệch áp suất hiệu dụng giữa hai bên bề mặt membrane. Độ chênh lệch áp suất hiệu dụng
10


được quyết định bởi hai yếu tố độ chênh lệch áp suất giữa hai phía của membrane và độ
chênh lệch áp suất thẩm thấu ở hai phía của membrane.
Độ chênh lệch áp suất giữa hai phía của membrane:theo Fellow (2000), độ chênh
lệch áp suất giữa hai phía của membrane:
P 

( Pf  Pr )
2

 Pp

(1)

Trong đó:
ΔP: Độ chênh lệch áp suất qua membrane, Pa.

Pf: Áp suất của dòng nhập liệu, Pa.
Pr: Áp suất của dòng retentate, Pa.
Pp: Áp suất của dòng permeate, Pa.
Áp suất thẩm thấu trong một dòng lưu chất được xác định như sau:


CRT
M

(2)

Trong đó:
: áp suất thẩm thấu, Pa.

T: nhiệt độ dung dịch, K.

C: nồng độ của cấu tử.

M: khối lượng phân tử, kg/mol.

R: hằng số khí, 8.314 N.m/(mol.K)
Khi là hỗn hợp các cấu tử, M là khối lượng phân tử trung bình của các chất trong
hỗn hợp.
Độ chênh lệch áp suất hiệu dụng qua màng được xác định:
P  P  ( r   p )

(3)

Trong đó:
r,p: áp suất thẩm thấu dịng retentate và dịng permeate.

Để dịng lưu chất có thể chuyển động từ phía dịng retentate sang phía dịng
permeate thì phải tạo ra một áp suất tối thiểu bằng với độ chênh lệch áp suất thẩm thấu
giữa hai phía của membrane.

11


Một chất tan trung tính trong dung dịch có nồng độ Cb sẽ chảy về phía membrane.
Nếu membrane khơng cho phép phân tử chất tan này đi qua, quá trình thẩm thấu một
phần sẽ xảy ra và các cấu tử không thấm qua màng sẽ tập trung tại lớp biên membrane tạo
thành “lớp biên nồng độ”. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng tập trung nồng độ. Các
cấu tử sẽ phân bố trên bề mặt membrane và được vận chuyển qua màng theo cơ chế đối
lưu và khuếch tán.
Đối với các chất tan có tích điện, có hai cơ chế giải thích về sự phân bố của chúng
được cơng nhận:
Hiệu ứng Donnan: vì bề mặt membrane có tích điện, các cấu tử tích điện trái dấu sẽ
bị hút về phía membrane, cịn các cấu tử tích điện cùng dấu sẽ bị đẩy ra xa. Do đó, trên bề
mặt membrane sẽ có sự phân bố lại của các cấu tử tích điện trái dấu, và đây chính là cơ
chế của sự phân riêng.
Hiệu ứng điện mơi: do sự tích điện trên bề mặt membrane và tính chất lưỡng cực
của phân tử nước, các phân tử nước sẽ phân cực trong các lỗ mao quản, kết quả của sự
phân cực này sẽ làm giảm hằng số điện môi của nước trong các lỗ mao quản, do đó, làm
cho các cấu tử có tích điện khó xâm nhập vào hơn. Tuy nhiên, thậm chí trong trường hợp
hằng số điện mơi là như nhau đối với mọi phân tử nước, sự thay đổi về lực tĩnh điện của
các ion vẫn xảy ra khi chúng xâm nhập vào các lỗ mao quản.
Các thông số đánh giá q trình phân riêng:
- Tốc độ dịng permeate:đây là một trong những thông số cơ bản của quá trình phân
riêng. Tốc độ dịng permeate thể hiện năng suất của quá trình phân riêng.
- Độ phân riêng (Rejection):
Trong kỹ thuật membrane, độ phân riêng là thông số để đánh giá khả năng tách các

cấu tử. Độ phân riêng được xác định như sau:
 Cp 
.100%
R  1 
 Cr 

(4)

Trong đó:
Cp, Cr: nồng độ cấu tử trong dịng permeate và dòng retentate, g/L.

12


Như vậy, ta thấy độ phân riêng thể hiện sự khác biệt về nồng độ cấu tử giữa hai
dòng lưu chất (rententate và permeate).
Ngồi ra, để đánh giá q trình phân riêng, người ta cịn dựa vào các thơng số:
- Tỷ lệ cơ đặc thể tích (VCR – Volume concentration ratio):
VCR 

V0
Vr

(5)

Trong đó:
Vo, Vr: thể tích dịng nhập liệu và dịng retentate, L.
- Tỷ lệ phần trăm giảm thể tích (PVR – percent volume reduction):
 Vp 
PVR   .100%

 V0 

(6)

Trong đó:
Vp,V0: thể tích dịng permeate và dịng nhập liệu, L.
- Hiệu suất thu hồi cấu tử trong dòng retentate (Y – yield):
Y

Cr .Vr
.100%
C0 .V0

(7)

Trong đó:
Cr, C0: nồng độ cấu tử trong dòng retentate và dòng nhập liệu.
Vr, V0: thể tích của dịng retentate và dịng nhập liệu, L.

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân riêng bằng màng NF
Hiện nay, cơ chế của quá trình phân riêng rất phức tạp, nó liên quan đến tương tác
vậtlý, hoá học giữa màng với các cấu tử trong nguyên liệu và chế độ làm việc của quá
trình (Mallevialle và cộng sự, 1996). Do đó, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phân
riêng của màng NF bao gồm:
1.4.1. Bản chất của màng
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phân riêng, bản chất cấu tạo của màng là
yếu tố tác động đầu tiên, gồm có:
- Vật liệu chế tạo màng.
- Cấu trúc màng.
13



Kích thước mao quản sẽ quyết định đến độ phân riêng của các cấu tử. Nếu trong kỹ
thuật lọc truyền thống, muốn giữ lại một cấu tử thì kích thước của mao quản phải nhỏ
hơn kích thước của cấu tử đó; tuy nhiên, trong kỹ thuật membrane NF, để giữ lại một cấu
tử, kích thước mao quản càng nhỏ thì cũng chưa thể khẳng định là khả năng giữ lại cấu tử
đó tốt hơn. Ví dụ, khi tiến hành cơ đặc dịch nho, người ta thấy rẳng khi sử dụng màng NF
thì độ phân riêng glucose cao hơn so với dùng màng RO, mặc dù màng RO có kích thước
mao quản nhỏ hơn NF.
Yeom và cộng sự (2002) đã khảo sát sự ảnh hưởng của điện tích trên màng đến độ
phân riêng. Nghiên cứu cho thấy, khi màng tích điện mạnh có khả năng tách muối cao
nhờ tương tác tĩnh điện giữa muối trong nguyên liệu và điện tích trên bề mặt màng.Đối
với màng tích điện yếu hoặc khơng tích điện thì khả năng giữ muối kém hơn.
Theo một số tác giả, tính ưa nước hay kị nước của vật liệu chế tạo membrane là một
yếu tố quan trọng trong kỹ thuật membrane.Nếu vật liệu membrane có tính kị nước thì
khi thực hiện q trình phân riêng, có thể sẽ xuất hiện tương tác kị nước giữa membrane
với các cấu tử trong dòng nhập liệu. Đây là nguyên nhân gây nên hiện tượng fouling làm
giảm lưu lượng dòng permeate.
Độ bền cơ học của membrane (được quyết định bởi bản chất của vật liệu cấu tạo
membrane) cũng có ảnh hưởng đến độ phân riêng và lưu lượng dòng permeate. Khi vận
hành, dưới tác động của áp suất, cấu trúc membrane có thể bị biến đổi, dẫn đến thay đổi
trở lực membrane cũng như kích thước mao quản, làm thay đổi lưu lượng dịng permeate
và độ phân riêng.
Tóm lại, các tính chất của màng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của q trình phân
riêng.Tuy nhiên, những tác động trên khơng diễn ra một cách độc lập mà có sự tương tác
với dịng nhập liệu và phụ thuộc vào các thơng số kỹ thuật của q trình phân riêng.
1.4.2. Tính chất dịng nhập liệu
Cùng với bản chất của membrane, tính chất của ngun liệu cũng đóng vai trị quan
trọng trong q trình phân riêng.
Tính chất đầu tiên của nguyên liệu ảnh hưởng đến khả năng phân riêng của

membrane là nồng độ các cấu tử trong dòng nhập liệu.Nồng độ dòng nhập liệu sẽ ảnh
14


hưởng đến đặc tính chuyển động của dịng lưu chất, hiện tượng tập trung nồng độ bề mặt,
hiện tượng fouling. Ivetta Vincze và Gyula Vatai (2004) đã khảo sát sự ảnh hưởng của
nồng độ nguyên liệu đến lưu lượng dòng permeate trong q trình cơ đặc dịch trích cà
phê. Kết quả cho thấy, khi nồng độ nhập liệu càng tăng, lưu lượng dòng permeate càng
giảm. Xu và cộng sự (1999) đã chứng minh được nồng độ nguyên liệu là yếu tố ảnh
hưởng đáng kể đến độ phân riêng.Họ kết luận rằng, khi tăng nồng độ thì độ phân riêng
giảm và ngược lại.
Tiếp theo là thành phần các cấu tử trong dịng nhập liệu. Các cấu tử trong ngun
liệu có thể có tương tác kị nước với membrane, làm thay đổi lực tĩnh điện trong dòng lưu
chất, gây ảnh hưởng đến hiện tượng tập trung nồng độ bề mặt cũng như hiện tượng
fouling (đặc biệt là vi sinh vật). Theo Baker và Dudley (1998), vi sinh vật là một trong
những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng fouling trong kỹ thuật membrane.
Jian-Jun Qiu và cộng sự (2003) đã khảo sát ảnh hưởng của pH nguyên liệu đến lưu
lượng dòng permeate và độ phân riêng của các ion bằng màng NF. Nghiên cứu được thực
hiện trên dung dịch NaCl và NaNO3. Kết quả cho thấy pH nguyên liệu có ảnh hưởng
đáng kể đến hiệu quả của quá trình phân riêng. Họ nhận định rằng sự ảnh hưởng này phụ
thuộc vào điện tích của membrane và không theo một quy luật rõ ràng.
Độ nhớt của dòng nhập liệu cũng ảnh hưởng đến hiệu suất của quá trình phân riêng.
Như ta biết, độ nhớt của dòng chảy ảnh hưởng đến bản chất của dòng chảy đó (chất lỏng
Newton hay phi Newton), ảnh hưởng đến chế độ dịng chảy (chảy rối hay chảy tầng), từ
đó ảnh hưởng đến khả năng khuếch tán của các cấu tử qua màng cũng như ảnh hưởng đến
trở lực tổng đối với dịng permeate thơng qua ảnh hưởng đến hiện tượng tập trung nồng
độ bề mặt.
1.4.3. Thông số công nghệ
Cùng với bản chất của membrane và các đặc tính nguyên liệu, các thơng số cơng
nghệ cũng có tác động rất lớn đến khả năng phân riêng của membrane.

Yếu tố đầu tiên cần kể đến là áp suất vận hành.Áp suất vận hành chính là động lực
của q trình phân riêng. Áp suất vận hành sẽ tác động đến lưu lượng dịng permeate theo
đúng quy luật của phương trình Darcy (với cấu trúc của membrane ổn định và không chịu
15


tác động bởi áp suất). Ngoài ra, áp suất vận hành cũng làm thay đổi độ phân riêng do ảnh
hưởng đến quá trình hình thành lớp gel do hiện tượng tập trung nồng độ bề mặt.
Tốc độ dòng nhập liệu cũng ảnh hưởng nhiều đến khả năng phân riêng của
membrane. Như ta đã biết, khi tốc độ chuyển động của các cấu tử tăng, thì động năng của
các cấu tử đó sẽ tăng, do đó làm tăng khả năng khuếch tán của các cấu tử đó qua màng.
Tuy nhiên, sự tăng này hồn tồn khơng giống nhau giữa các cấu tử khác nhau mà còn
tuỳ thuộc vào bản chất của cấu tử đó.Ngồi ra, tốc độ dịng nhập liệu thay đổi sẽ làm thay
đổi chế độ dòng chảy của lưu chất trên bề mặt membrane. Do đó, khi tốc độ dịng nhập
liệu thay đổi sẽ có ảnh hưởng mạnh đến lưu lượng dịng permeate và độ phân riêng của
q trình phân riêng.
Nhiệt độ cũng có tác động nhất định đến khả năng phân riêng của membrane.Khi
quá trình vận hành ở nhiệt độ cao, chuyển động nhiệt của các cấu tử càng cao (động năng
càng lớn), khả năng khuếch tán của các cấu tử càng tăng. Do đó, nhiệt độ càng cao thì lưu
lượng dịng permeate càng tăng, đồng thời khi nhiệt độ thay đổi tính chất của hiện tượng
tập trung nồng độ bề mặt cũng thay đổi, dẫn đến sự thay đổi trở lực của dòng permeate
cũng như khả năng chọn lọc của membrane. Ngoài ra, nhiệt độ cũng làm thay đổi cấu trúc
của membrane.
1.5. Ưu – nhược điểm của kỹ thuật NF
Kỹ thuật NF hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp nhờ một số ưu
điểm sau:
- Khi dùng kỹ thuật NF, nguyên liệu hầu như không cần phải gia nhiệt (nếu có thì
cũng rất thấp), do đó hạn chế được sự biến đổi của các cấu tử nhạy cảm với nhiệt độ, đặc
biệt là trong ngành công nghệ thực phẩm và công nghệ sinh học. Trong công nghệ thực
phẩm, kỹ thuật NF sẽ làm cho thực phẩm ít bị thay đổi về giá trị cảm quan cũng như giá

trị dinh dưỡng của sản phẩm.
- Kỹ thuật NF khơng có liên quan đến sự chuyển đổi pha, do đó, hiệu quả về mặt
năng lượng là cao hơn so với các kỹ thuật truyền thống khác. Người ta thống kê rằng, tùy
thuộc vào phương pháp vận hành, kỹ thuậtNF thường tiết kiệm được 30 – 90% năng

16


lượng so với các kỹ thuật truyền thống khác có cùng mục đích cơng nghệ. Kèm theo hiệu
quả về mặt năng lượng là ít gây ơ nhiễm mơi trường.
- Hệ thống thiết bị lắp đặt dễ dàng, chi phí vận hành thấp.
- Không cần nhiều thiết bị phụ trợ khác (nồi hơi).
Tuy nhiên, hiện nay, kỹ thuật NFvẫn tồn tại một số nhược điểm như:
- Nồng độ chất khô của dòng retentate tối đa thường vào khoảng 30% (w/w). Đây là
nồng độ chất khơ tương đối thấp trong q trình cơ đặc.
- Chi phí đầu tư thiết bị tương đối cao hơn so với kỹ thuật cô đặc truyền thống. Tuy
nhiên, hiện nay, với sự phát triển của các lĩnh vực khoa học kỹ thuật có liên quan, chi phí
chế tạo membrane có xu hướng giảm xuống và nhược điểm trên dần được khắc phục.
- Hiện tượng fouling trong quá trình vận hành của kỹ thuật NFcũng là một điểm hạn
chế của kỹ thuật này.
- Khó kiểm sốt trong q trình vận hành.

1.6. Ứng dụng của kỹ thuật NF trong công nghệ thực phẩm
Hiện nay, kỹ thuật phân riêng bằng màng NF đã và đang được áp dụng rộng rãi
trong công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất thực phẩm.
Kỹ thuật NF trong tinh sạch sản phẩm thực phẩm
Trong ngành công nghiệp sữa, kỹ thuật NFđượcsửdụngđể cô đặc vàkhử bớt khoáng
trong dịch whey.
Thành phần đặc trưng củacác sản phẩmkhácnhauđạt được bằng kỹ thuậtNFtrong
dịchwheylỏngđược cho bởi nhà sản xuất Eurodia của Pháp trong Bảng 4.

Trong một số trường hợp cụ thể, q trình lọc NF tỏ ra hữu ích khi có thể thay thế
kỹ thuật cơ đặc bay hơi và khử khống một phần.Nhưng thơng thường trong nghành cơng
nghiệp sữa, người ta sẽ kết hợp nhiều quá trình với nhau, trong đó có lọc NF là cần thiết
để có được những sản phẩm giá trị và kinh tế nhất.
Roman và cộng sự (2009) đã tiến hành cô đặc và khử khoáng trong dịch whey bằng
cách kết hợp kỹ thuật NF với kỹ thuật lọc liên tục diafiltration.Kết quả thí nghiệm cho
thấy, khi tiến hành cô đặc với tỷ lệ thể tích là 2.5 lần, các ion đơn trị có thể bị loại bỏ
70% đến 90%, trong khi đó, hàm lượng của các ion đa hóa trị liên tục tăng.Mặt khác, các
17


hợp chất dinh dưỡng có giá trị trong dịch whey như đường lactose và protein có thể đạt
90%.
Kỹ thuật NF trong cô đặc sản phẩm thực phẩm
Trong kỹ thuật sản xuất syrup, để nâng cao nồng độ của syrup người ta thường dùng
phương pháp truyền thống là cô đặc bằng nhiệt.Nhưng quá trình này tiêu tốn rất nhiều
năng lượng.Lai Quoc Dat, Le Van Viet Man, Nguyen Nhu Y (2006) đã tiến hành khảo sát
khả năng cô đặc syrup glucose bằng kỹ thuật NF.Kết quả thu được cho thấy, với dung
dịch syrup 16% (w/w), khi tiến hành phân riêng bằng membrane ở điều kiện áp suất 40
bar, pH của dung dịch syrup là 4, thì membrane NFT-50 có thể cho độ phân riêng xấp xỉ
90%. Điều này chứng tỏ rằng có thể sử dụng membrane để tiền cô đặc dịch syrup, hỗ trợ
cho q trình cơ đặc nhiệt, giảm đáng kể chi phí về mặt năng lượng.
Couto và cộng sự (2007) đã nghiên cứu q trình cơ đặc nước ép sơ ri nhằm tăng
hàm lượng các hợp chất anthocyanin, nâng cao khả năng chống oxy hóa cho sản phẩm
này. Họ đã tiến hành cô đặc nước ép sơ ri bằng kỹ thuật NF ở áp suất thấp. Kết thúc q
trình cơ đặc, nồng độ các hợp chất có thuộc tính chống oxy hóa như cyanidin-3glucoside and pelargonidin-3-ramnoside tăng lên tương ứng là 2.7 và 2.5 lần. Nghiên cứu
cho thấy hiệu quả của kỹ thuật NF trong việc ứng dụng cô đặc nhằm nâng cao hàm lượng
các hợp chất anthocyanin, tỷ lệ thu hồi cao, đồng thời không làm ảnh hưởng đến hoạt tính
chống oxy hóa của chúng.
Kỹ thuật NF trong việc phân đoạn sản phẩm thực phẩm

Grandison và cộng sự (2003) đã tiến hành tinh sạch prebiotic oligosaccharides từ
hỗn hợp mono-, di- và oligosaccharides bằng kỹ thuật NF. Sau khi tiến hành lọc qua 4
bước, họ đã thu nhận được oligosaccharides, đồng thời phân riêng được các saccharides
còn lại với các nồng độ khác nhau: 19% (w/w) đối với monosaccharides và 88% (w/w)
đối với disaccharides. Nghiên cứu này cho thấy tiềm năng của việc ứng dụng kỹ thuật NF
trong việc loại bỏ monosaccharides và thu nhận các oligosaccharides với tỷ lệ tổn thất rất
thấp.
Một số ứng dụng của màng NF trong cơng nghệ thực phẩm như:
- Khử khống trong dung dịch đường.
18


- Tận thu chất dinh dưỡng trong quá trình lên men.
- Tách dung mơi trong quy trình sản xuất dầu hướng dương.
- Tinh sạch acid hữu cơ…
Từ những ưu điểm và ứng dụng trên của kỹ thuật NF cho thấy, kỹ thuật NF hồn
tồn có khả năng để nghiên cứu và ứng dụng cho q trình cơ đặc dịch trích trà trong quy
trình sản xuất trà hịa tan.

19


×