Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tải Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên môn Ngữ văn Sở GD&ĐT Đồng Tháp năm học 2018 - 2019 - Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.64 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO</b>
<b>TẠO</b>


<b>TỈNH ĐỒNG THÁP</b>


<b>ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN</b>
<b>NĂM HỌC 2018 - 2019</b>


Bài thi môn: Ngữ văn cơ sở - Ngày thi: 01/6/2018
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát


đề)


<b>Đề bài</b>


<b>Câu 1. (2.0 điểm)</b>


a) Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chính trong hai dịng thơ sau:
<i>Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa</i>


<i>Ống tre ngà mềm mại như tơ.</i>


(Lưu Quang Vũ, Tiếng Việt)
<i>b) “ … Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là</i>
<i>người làng khơng sai rồi. Khơng có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc</i>
<i>ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết</i>
<i>làm ăn, buôn bán ra sao?</i>


(Ngữ văn 9, tập một, tr.166, NXB Giáo dục)
- Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? Do ai sáng tác?



- Cái tin như vậy mà nhân vật nhắc tới trong đoạn trích trên là tin gì?
<b>Câu 2. (3,0 điểm)</b>


<i>Thầy giáo Văn Như Cương - người truyền lửa học tập, học làm người của nền giáo</i>
<i>dục Việt Nam từng nói: Các em có thể trở thành những nhà kỹ thuật có chun mơn,</i>
<i>những nhà nghiên cứu thành công những doanh nghiệp tầm cỡ, những nhà lãnh đạo</i>
<i>xuất sắc. Nhưng trước hết phải là người tử tế.</i>


(Nguồn: Báo điện tử , ngày 09/10/2017)
Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về người tử tế và vì sao trước hết phải là
người tử tế.


<b>Câu 3. (5,0 điểm)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhịm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi</i>
<i>đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ theo dõi mình, tơi không sợ nữa.</i>
<i>Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy khơng thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng</i>
<i>hoàng mà bước tới.</i>


<i>Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ</i>
<i>hai vịng trịn màu vàng…</i>


<i>Tơi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra</i>
<i>hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai</i>
<i>người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng và bỗng thấy tại sao mình làm q chậm. Nhanh</i>
<i>lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong</i>
<i>quả bom. Hoặt là mặt trời nung nóng.</i>


<i>Chị Thảo thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tơi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn</i>
<i>xuống cái lỗ đã đào, châm ngịi. Dây mìn dài, cong, mềm. Tơi khỏa đất rồi chạy lại</i>


<i>chỗ ẩn nấp của mình.</i>


<i>Hồi cịi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Khơng</i>
<i>có gió. Tim tơi cũng đập khơng rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ</i>
<i>mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên</i>
<i>những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào</i>
<i>ruột quả bom…</i>


<i>Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tơi có nghĩ</i>
<i>tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, khơng cụ thể. Cịn cái chính: liệu mìn có</i>
<i>nổ, bom có nổ khơng? Khơng thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tơi nghĩ</i>
<i>thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hơi</i>
<i>thấm vào mơi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.</i>


<i>Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì qi, đến váng óc. Ngực tơi nhói, mắt cay mãi</i>
<i>mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp</i>
<i>bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé khơng khí, lao và rít vơ hình</i>
<i>trên đầu.”..</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>Câu 1:</b>


a) Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh - "như"
<i>Ơi tiếng Việt như đất cày, như lụa</i>


<i>Ĩng tre ngà và mềm mại như tơ</i>


Tác dụng: hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh
b) - Đoạn trích trên thuộc văn bản "Làng" do Kim Lân sáng tác


- "Cái cơ sự này" trong đoạn trích nói về tin: Làng chợ Dầu "Việt gian theo Tây"


<b>Câu 2: </b>


"Các em có thể trở thành những người lao động chân chính, những doanh nhân tầm
cỡ, những nhà lãnh đạo xuất sắc, những chính khách uyên bác nhưng nhất thiết phải là
người tử tế".


Với 2 ý muốn nhắn nhủ tới các em học sinh:


- Cần phải học tập và rèn luyện để phát triển một cách tồn diện thì mới có thể “vững
vàng hơn trong cuộc sống”.


- Cần ý thức tu dưỡng những giá trị chuẩn mực về phẩm chất, đạo đức tốt đẹp để trở
thành “con người chân chính”.


<b>Qua đó các em cần làm rõ được các ý:</b>


- Tử tế là phẩm chất cao quý của con người. Người tử tế, do đó, khơng chỉ là người
có phẩm chất cao quý mà còn là người biết sử dụng lòng tốt của bản thân, chia sẻ
những nổi khổ niềm đau trong cuộc sống, nhằm góp phần xây dựng cuộc sống có giá
trị.


- ‘Người tử tế’ là người làm việc tốt, sống đúng, sống đẹp, sống có ý nghĩa, phù hợp
với đạo đức, chuẩn mực của xã hội.


- ‘Người tử tế’ phải là người sống thật với bản lĩnh của chính mình.
<b>Có thể tham khảo dàn ý sau:</b>


1. Nêu vấn đề: Người tử tế và "muốn trở thành gì cũng được nhưng trước hết phải là
người tử tế".



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Người tử tế là gì? Người tử tế là người sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về
ai và làm hại ai, luôn giúp đỡ mọi người và chia sẻ với những người có hồn cảnh khó
khăn.


3. Bàn luận, mở rộng:


- Biểu hiện của người sống tử tế:


+ Ln sẵn sàng mở lịng giúp đỡ những người xung quanh. Cho đi mà không yêu cầu
đền đáp.


+ Sống trung thực, không gian dối, vụ lợi.


+ Sống đúng lương tâm, suy nghĩ, cảm xúc của bản thân...
- Ý nghĩa của lối sống tử tế:


+ Ln được mọi người kính trọng, nể phục.
+ Bản thân có được sự thanh thản trong tâm hồn.
- Tại sao trước hết phải là người tử tế?


+ Sự tử tế chính là biểu hiện của niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp. Vì thế tử tế cũng
chính là biết u cuộc sống này, có như vậy bạn mới có thể sống một cách tốt nhất.
+ Khi bạn biết đối xử tử tế với mọi người cũng là lúc bạn nhận được sự tử tế từ xã
hội. Như vậy tử tế sẽ khiến cho các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn.


+ Sự tử tế là biểu hiện của sự thiện tâm, đức độ. Khi con người biết làm đẹp tâm của
mình, khi đó họ mới trở thành người thực sự có giá trị.


- Phê phán những con người sống ích kỉ, giả dối.



- Liên hệ bản thân: Em đã thể hiện sự tử tế của mình trong cuộc sống như thế nào?
<b>Câu 3:</b>


<b>Dàn ý tham khảo:</b>
<b>I. Mở bài:</b>


- Giới thiệu được hai tác giả, hai tác phẩm và hình ảnh người lính trong kháng chiến
chống Mỹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>II. Thân bài:</b>


a. Nhân vật Phương Định trong “Những ngôi sao xa xôi”


* Đoạn trích đã ghi lại một cách chân thực chiến tích thầm lặng của tổ trinh sát mặt
đường. Trọng điểm đang chìm trong mưa bom bão lửa.


- Cảnh tượng chiến trường trở nên "vắng lặng đến phát sợ"


=> Cảnh vật bị hủy diệt: cây xơ xác, đất nóng, khói đen vật vờ từng cụm trong không
trung: Phương Định, dũng cảm và bình tĩnh tiến đến gần quả bom, "đàng hồng mà
bước tới".


- Đoạn văn tả cảnh phá bom trên cao điểm là đoạn văn xuất sắc nhất trong
truyện Những ngôi sao xa xôi.


- Phương Định cùng những người bạn của mình sống và chiến đấu trên một cao điểm,
giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.


- Chị Thao, Nho và Phương Định đã sáng ngời lên trong khói lửa bom đạn. Chiến
cơng thầm lặng của họ bất tử với năm tháng và lòng người. Tổ quốc và nhân dân có


bao giờ quên những nữ anh hùng Đồng Lộc, những nữ anh hùng trên con đường chiến
lược Trường Sơn.


- Phương Định đã để sự dũng cảm, ngoan cường và vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, giàu
tình thương tơn thêm vẻ đẹp cho mình.


=> Lê Minh Khuê đã sử dụng bút pháp hiện thực nghiêm ngặt tái hiện lại cảnh phá
bom vô cùng nguy hiểm, dựng nên một tượng đài về khí phách anh hùng lẫm liệt của
tổ trinh sát mặt đường.


- Mặc dù đã quen với công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thể phải phá tới
năm quả bom nhưng mỗi lần vẫn là một thử thách tột độ với thần kinh của Phương
Định.


- Từ khung cảnh và khơng khí chứa đầy căng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở
trên kia cùng đang theo dõi từng động tác cử chỉ của mình để lịng dũng cảm ở cơ như
được kích thích bởi sự tự trọng: ’’Tôi đến gần quả bom... đàng hoàng mà bước tới”. Ở
bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người như
cũng trở nên sắc nhọn hơn: “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng... dấu hiệu chẳng lành".


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

nhưng sợ mấy anh chiến sĩ “có cái ống nhịm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt” nhìn
thấy, nên cơ “cứ đàng hồng mà bước tới”.


=> Khi ở bên quả bom, tử thần có thể cướp đi mạng sống của cơ bất cứ lúc nào,
nhưng cơ vẫn bình tĩnh thao tác một cách chính xác và chạy đua với thời gian để vượt
qua cái chết.


- “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động đến gai người, cứa vào
da thịt tơi. Tơi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí!
Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”.



=> Những cảm giác tinh tế ấy không chỉ là sự nhạy cảm mà còn là kinh nghiệm của
sau bao nhiêu lần phá bom ở tuyến lửa và chỉ những người nữ thanh niên xung phong
dạn dày như Phương Định, Nho, chị Thao mới có được !


=> Lê Minh Khuê đã miêu tả sinh động, chân thực tâm lý nhân vật; làm hiện lên một
thế giới nội tâm rất phong phú nhưng không phức tạp, rất đời thường, giản dị nhưng
vô cùng trong sáng và cao thượng của những nữ thanh niên xung phong.


b. Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính”:


- Hình ảnh người lính lái xe – hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ
phơi phới, dũng cảm, yêu thương được khắc họa qua hình ảnh những chiếc xe khơng
có kính và một giọng điệu thơ ngang tàn, trẻ trung, gần gũi.


- Những chiếc xe khơng có kính là hình ảnh để triển khai tứ thơ về tuổi trẻ thời chống
Mỹ anh hùng. Đây là một thành công đặc sắc của Phạm Tiến Duật. Qua hình ảnh
chiếc xe bị bom giặc tàn phá, nhà thơ làm hiện lên một hiện thực chiến trường ác liệt,
dữ dội. Nhưng cũng “chính sự ác liệt ấy lại làm cái tứ, làm nền để nhà thơ ghi lại
những khám phá của mình về những người lính, về tinh thần dũng cảm, hiên ngang,
lòng yêu đời và sức mạnh tinh thần cao đẹp của lí tưởng sống chạy bỏng trong họ”.
Phân tích các dẫn chứng: tư thế thật bình tĩnh, tự tin “Ung dung buồng lái ta ngồi”, rất
hiên ngang, hào sảng “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Một cái nhìn cuộc đời chiến
đấu thật lãng mạn, bay bổng, trẻ trung: “Thấy sao trời và đột ngột cánh chim”. Và độc
đáo hơn nữa là tinh thần hóa rủi thành may, biến những thách thức thành gia vị hấp
dẫn cho cuộc đối đầu, khiến cho lòng yêu đời được nhận ra và miêu tả thật độc đáo:
các câu thơ “ừ thì có bụi”,"ừ thì ướt áo” và thái độ coi nhẹ thiếu thốn gian nguy “gió
vào xoa mắt đắng”. Họ đã lấy cái bất biến của lòng dũng cảm, thái độ hiên ngang để
thắng cái vạn biến của chiến trường gian khổ và ác liệt.



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

người ta trao nhau và nhà thơ nhận ra sức mạnh của tình đồng đội, của sự sẻ chia giữa
những con người cùng trong thử thách.


- Hai câu kết bài thơ làm sáng ngời tứ thơ “Xe vẫn chạy…” về tuổi trẻ Việt Nam thời
chống Mỹ: Họ mang trong mình sức mạnh của tình u với miền Nam, với lí tưởng
độc lập tự do và thống nhất đất nước.


<b>* Vẻ đẹp của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn:</b>
+ Mục đích chiến đấu: Vì nền độc lập của dân tộc.


+ Đều có tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.
+ Họ rất kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu.
+ Họ có tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng, yêu đời


c. Liên hệ vẻ đẹp về thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ trong hai tác phẩm:
<b>* Điểm gặp gỡ và khác biệt của hai tác phẩm</b>


<b>+ Giống nhau:</b>


=> Những con người trẻ trung, sôi nổi, tâm hồn lãng mạn.
=> Dũng cảm, kiên cường.


=> Lí tưởng sống cao đẹp, cống hiến cả tuổi trẻ vì sự nghiệp thống nhất đất nước
<b>+ Khác nhau.</b>


Ngoài vẻ đẹp kiên cường, dũng cảm và lí tưởng sống cao đẹp, ở Bài thơ về tiểu đội xe
khơng kính, những người lính Trường Sơn cịn nổi bật với nét ngang tàng, hóm hỉnh,
tinh nghịch, cịn Phương Định trong Những ngơi sao xa xơi lại mang nét mơ mộng,
hồn nhiên rất đỗi nữ tính của người con gái Hà Thành.



<b>III – Kết bài:</b>


Phương Định - một hình tượng đẹp, có ý nghĩa tiêu biểu về người thanh niên Việt
Nam trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Cùng với những hình tượng nghệ
thuật khác như hình tượng anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa, người chiến sĩ lái xe
trong Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính... thì nhân vật Phương Định đã góp phần
phong phú hóa hình tượng cao đẹp của con người Việt Nam trong chiến đấu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

chí, tâm hồn và nhân cách của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến
chống Mỹ cứu nước.


</div>

<!--links-->

×