Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.9 KB, 15 trang )

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty bánh kẹo Hải Châu.
Được sự giúp đỡ của hai tỉnh Quảng Châu và Thượng Hải (Trung Quốc) ngày
02/09/1965 Nhà máy Bánh kẹo Hải Châu được thành lập. Theo Quyết định số
1335NN - TCCB/QĐ ngày 24/10/1994 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Công
nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT) về việc đổi tên thành Công ty bánh kẹo Hải
Châu. Tên giao dịch quyết tế là HAI CHAU CONFECTIONERRY, trụ sở đặt tại số 5B -
phố Mạc Thị Bưởi - quận Hai Bà Trưng Hà Nội.
Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển trong những điều kiện, hoàn cảnh
khác nhau từ thời kỳ chiến tranh đến thời kỳ hòa bình lập lại, từ nền kinh tế tập
trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường Hải Châu từng bước
khẳng định mình bằng chính năng lực của mình qua các thời kỳ phát triển.
Thời kỳ đầu thành lập 1965 - 1975: Đây là thời kỳ đất nước chống chiến tranh
phá hoại của đế quốc Mỹ. Nhiệm vụ chủ yếu của nhà máy là sản xuất phục vụ dân
sinh và quốc phòng.
Năm 1972 Nhà máy Bánh kẹo Hải Châu tách phân xưởng sản xuất kẹo sang
Nhà máy Miến Tương Mai và sau này thành lập Nhà máy Bánh kẹo Hải Hà (nay là
Công ty bánh kẹo Hải Hà).
Mặc dù trang thiết bị ban đầu còn lạc hậu, lao động thủ công là chủ yếu song
đây là cơ sở vật chất, kỹ thuật ban đầu tạo điều kiện cho sự đi lên của nhà máy sau
này.
Số công nhân viên bình quân: 850 người/ năm.
Thời kỳ 1975-1986, thời kỳ khôi phục năng lực sản xuất sau chiến tranh và đi
vào hoạt động sản xuất bình thường.
Số công nhân viên bình quân: 1250 người/ năm.
Thời kỳ 1986 - 1990: Thời kỳ thích ứng với cơ chế kinh tế mới. Cùng với cả
nước nhà máy bắt đầu chuyển sang kinh doanh tự bù đắp chi phí, không có sự bao
cấp của Nhà nước. Sản phẩm của nhà máy ngày càng chịu sự cạnh tranh của thị
trường trong khi công nghệ chưa kịp cải tiến. Đây là thời kỳ khó khăn nhất của nhà
máy.
Số công nhân viên bình quân: 950 người/ năm.


Thời kỳ 1991-1995: Thời kỳ đầu tư chiều sâu, mở rộng thị trường. Nhà máy
thực hiện lại việc sắp xếp theo chủ trương mới, hướng vào mục tiêu đẩy mạnh sản
xuất các mặt hàng truyền thống. Đầu tư mua sắp thêm một số máy móc thiết bị
hiện đại của Đài Loan, CHLB Đức.
Đây là những dây chuyền hiện đại nhất cho ra các sản phẩm cao cấp nhất rong
ngành bánh kẹo Việt Nam.
Số công nhân viên bình quân 705 người/ năm.
Từ năm 1996 đến nay: Công ty tiếp tục đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại
để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ đó mà công ty mở rộng được
thị trường trong nước và quốc tế.
Số cán bộ công nhân viên bình quân 705 người/ năm.
Suốt chặng đường dài phát triển công ty đã đạt được nhiều thành tích đáng tự
hào.
- Năm 1973, Huân chương kháng chiến hạng hai.
- Năm 1979, 1980, 1981. Huân chương lao động hạng ba.
- Năm 1994, tổng liên đoàn lao động Việt Nam tặng cờ đơn vị lao động xuất
sắc nhất.
- Năm 1996 huân chương chiến công hạng ba.
- Năm 1997, huân chương lao động hạng ba.
Cho đến nay, vượt qua bao thăng trầm của nền kinh tế, với những khó khăn về
vốn, về thị trường và những cơn lốc của hàng ngoại nhập. Công ty Bánh kẹo Hải
Châu đã trở thành một doanh nghiệp nhà nước có uy tín, có chỗ đứng vững trên
thương trường. Sản phẩm của công ty liên tục đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất
lượng cao được tổ chức hàng năm.
1.2. Các nguồn lực của Công ty Bánh kẹo Hải Châu.
1.2.1. Vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty.
a. Đặc điểm về vốn và cơ cấu vốn.
Vốn kinh doanh là một trong năm yếu tố quyết định năng lực sản xuất kinh
doanh của công ty, là vấn đề không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp.
Biểu 1: Bảng tổng hợp vốn kinh doanh của Công ty bánh kẹo Hải Châu qua 2 năm.

Đơn vị: Triệu đồng.
Nội dung
Năm 2000 Năm 2001 Chênh lệch (+/-)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Tổng số vốn SXKD 44369 100 44684 100 + 315 +0,71
+ VCĐ 23098 52,06 23235 52 +137 +0,59
+ VLĐ 21271 47,94 21449 48 +178 +0,83
Theo nguồn hình
thành
- Vốn chủ sở hữu 22500 50,71 24000 53,71 +1500 +6,7
+ Ngân sách cấp 8000 18,03 8000 17,9 0 0
+ Tự bổ sung 14500 32,68 16000 35,81 +1500 +10,3
- Nợ phải trả 21869 49,29 20684 46,29 -1185 -5,41
+ Nợ ngắn hạn 13309 30 16469 36,86 +3160 +23,7
+ Nợ dài hạn 8560 19,29 4215 9,43 -4345 -50,7
Nguồn: Phòng kế toán của công ty.
Tương ứng với mỗi quy mô sản xuất kinh doanh nhất định đòi hỏi doanh
nghiệp phải có một lượng vốn nhất định. Lượng vốn này thể hiện nhu cầu vốn
thường xuyên của doanh nghiệp cần phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất
kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên tục. Tương ứng với lượng vốn đó tùy
thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp lại có nguồn hình thành khách nhau, với
quy mô thích hợp để tổ chức sử dụng vốn đạt hiệu quả cao.

Căn cứ vào số liệu của biểu 01 chúng ta có thể đánh giá khái quát tình hình tổ
chức vốn sản xuất kinh doanh và nguồn hình thành vốn của công ty. Năm 2001
tổng số vốn sản xuất kinh doanh của cylà 44,684 tỷ đồng so với năm 2000 là
44,369 tỷ đồng. Như vậy tổng số vốn sản xuất kinh doanh tăng 315 triệu đồng
(44,684 - 44,369) với tỷ lệ tăng tương ứng là 0,71%. Số vốn tăng phản ánh quy mô
vốn của doanh nghiệp đã tăng, việc tăng quy mô vốn do mức tăng cả vốn cố định
và vốn lưu động.
Trong năm 2001. VCĐ của công ty là 23,235 tỷ đồng chiếm 52% vốn sản
xuất kinh doanh, đã tăng lên so với năm 2000 là 137 triệu đồng, tương ứng với tỷ
lệ tăng 0,59%. Việc tăng VCĐ là do công ty đã chú trọng tới việc trang bị thêm
TSCĐ để nâng cao năng lực sản xuất và năng lực sản xuất và năng lực quản lý. Cụ
thể năm 2001 TSCĐ dùng cho nhà cửa, vật kiến trúc tăng 237,64 triệu đồng, tăng
4% chủ yếu là do công ty đầu tư xây dựng chi nhánh ở miền Nam và đầu tư cho
sửa chữa nhà kho. Việc đầu tư đúng mức này là do công ty đã quan tâm với việc
mở rộng thị trường, tăng khả năng tiêu thụ của công ty, TSCĐ dùng trong sản xuất
như máy móc thiết bị tăng 353,662 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,8%,
phương tiện vận tải tăng 179,116 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 8,5%. Số tăng này
công ty dành cho việc mua sắm máy móc thiết bị như động cơ điện ba pha, máy
bơm, nâng cấp một số dây truyền sản xuất hay phương tiện vận tải.
Về VLĐ, năm 2001 tăng 178 triệu đồng so với năm 2000 tỷ lệ tăng là 0,83%.
Việc tăng VLĐ này là do doanh nghiệp đã huy động được tiền nhàn rỗi của công
nhân viên làm tăng tiền mặt cho công ty, ngoài ra do có uy tín cao trên thị trường
nên công ty đã tận dụng được uy tín của mình làm tăng nguồn vốn, đẩy nhanh
vòng quanh của VLĐ. Điều đó chứng tỏ rằng công ty có mối quan hệ tốt với cả
người mua và người bán.
Với cơ cấu vốn có sự thay đổi. Như vậy nguồn hình thành của công ty cũng
có sự biến động. Đối với vốn CSH ta thấy năng lực tài chính của doanh nghiệp
năm 2001 là khá cao so với số tiền là 24 tỷ đồng chiếm 53,71% trong tổng số vốn
sản xuất kinh doanh. Hơn nữa số vốn số vốn này tăng so với năm 2000 là 1500
triệu đồng với tỷ lệ tăng là 6,7%. Việc tăng vốn CSH chứng tỏ việc sản xuất kinh

doanh của công ty rất có hiệu quả. Bên cạnh đó, năm 2001 tổng số nợ phải trả của
công ty là 20,684 tỷ đồng chiếm 46,29% tổng nguồn vốn, giảm so với năm 2000
là 1185 triệu đồng với tỷ lệ giảm 5,41% (khoản nợ phải trả này là những khoản
ngắn hạn, phải trả người bán, người mua trả tiền trước, các khoản phải trả công
nhân viên, nộp ngân sách, các khoản phải trả khác). Trong đó nợ ngắn hạn trong
năm 2001 tăng so với năm 2000 là 3160 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng
23,7%. Đâylà những khoản mà công ty chiếm dụng được trong quá trình kinh
doanh cho nên công ty cần thận trọng khi sử dụng nguồn vốn này. Bởi trong thời
gian cho phép thì nguồn vốn trở nên hữu dụng công ty chỉ có thể sử dụng vào
mục đích tạm thời, đảm bảo nguyên tắc hoàn trả theo phát luật. Nợ dài hạn năm
2001 là 8560 giảm đáng kể trong năm 2001 mức giảm là 4345 triệu đồng tương
ứng với tỷ lệ giảm là 50,7%.
Do đặc điểm của sản xuất nên công ty luôn cần một số lượng làm vốn lưu
động, thường chiếm hơn 70% tổng vốn kinh doanh của công ty. Nhìn trên bảng ta
thấy lượng vốn lưu động có xu hướng tăng lên. Điều này thể hiện công ty đang có
sự mở rộng về quy mô sản xuất.
Mặc dù chi hàng năm công ty được Nhà nước cấp bổ sung vốn lưu động song
với số lượng ít nên chưa đáp ứng được tính hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Do vậy, công ty phải đi vay thêm ngân hàng để tăng thêm nguồn vốn của mình.
Biểu 2: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn.
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2000 2001
Hiệu quả sử dụng VCĐ Tr. đồng 0,12 0,9
Hiệu quả sử dụng TSCĐ Tr. đồng 0,32 0,25
Tốc đô luân chuyển VCĐ Vòng 8,3 10,6
Số ngày 1 vòng luân chuyển Ngày 43,3 33,9
Nguồn: Số liệu hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Trên bảng ta thấy tình hình sử dụng vốn là tốt, số vòng quay của vốn cao. Vì
do tình hình thị trường không có sự biến động không gây ảnh hưởng đến hiện kế
hoạch của công ty. Bộ máy quản lý hoạt động tốt phát huy được hết khả năng của
mình.

Vậy để tăng thêm hiệu quả sử dụng vốn, hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra
và đảm bảo tốc độ tăng trưởng công ty đang hoàn thiện toàn bộ máy tổ chức, dự
báo sự biến động của môi trường kinh doanh nhằm hạn chế tối đa, rủi ro và nguy
cơ bất ngờ có thể xảy ra.
b. Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Với đặc điểm của công ty sản xuất bánh kẹo là chủ yếu vì vậy nguyên liệu,
thành phần chính để tạo nên sản phẩm rất đa dạng và phức tạp. Vật liệu của công
ty vừa phải nhập khẩu vừa mua trong nước. Các loại vật liệu phải nhập khẩu như
bột mỳ, bao bì, bao gói sản phẩm...
c. Đặc điẻm về cơ sở vật chất kỹ thuật.
Hiện nay công ty có 3 phân xưởng sản xuất chính là phân xưởng bột canh,
phân xưởng bánh và phân xưởng kẹo.
• Phân xưởng bột canh là phân xưởng với 2 dây chuyền sản xuất bột canh thường và
bột canh Iot có đặc điểm sản xuất chủ yếu bằng thủ công máy móc thô sử dụng,
nhưng hiệu quả đem lại khá cao.
Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ của phân xưởng bột can.
- Bột canh Iot.
Nhập muối tinh
Bột Iot
Trộn phụ gia
Bột gói đóng hộp

×