Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.72 KB, 14 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC
ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm về bán hàng và ý nghĩa của bán hàng.
1.1.1. Khái niệm về bán hàng.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm để có
thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Khi đó quá trìng bán hàng là việ
chuyển quyền sở hữu sản phẩm, hàng hoá gắn liền với phần lớn lợi ích hoặc rủi ro
cho khách hàng đồng thời được khách hàng chấp thuận thanh toán.
Thông qua quá trình bán hàng vốn kinh doanh của đơn vị sẽ chuyển từ vốn
hàng hoá sang vốn thanh toán hay vốn bằng tiền. Bán hàng là giai đoạn cuối của
quá trình sản xuất kinh doanh, đây là quá trình chuyển hoá vốn từ hình thái vốn sản
phẩm- hàng hoá sang hình thái vốn tiền tệ hoặc vốn trong thanh toán, đẩy nhanh
quá trình bán hàng đồng nghĩa với việc rút ngắn chu kỳ kinh doanh, tăng nhanh
vòng quay của vốn, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
1.1.2. Ý nghĩa của bán hàng.
Quá trình bán hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng với các doanh nghiệp. Nếu
khâu bán hàng không được chuẩn bị và thực hiện tốt thì mọi cố gắng của daonh
nghiệp trong các giai đoạn trước là vô nghĩa. Quá trình bán hàng sẽ quyết định đến
khả năng tài chính, khả năng thu hồi vốn để thực hiện tái sản xuất của doanh
nghiệp.
Đối với người tiêu dùng, doanh nghiệp thực hiện tốt quá trình bán hàng sẽ
giúp họ tiêu dùng sản phẩm một cách thuận lợi, thoả mãn tối đa nhu cầu của khách
hàng.
Ngoài ra, việc tổ chức tốt khâu tiêu thụ ở mỗi doanh nghiệp sẽ góp phần
điều hoà mối quan hệ trong nền kinh tế thị trường như: quan hệ Cung - Cầu, quan
hệ Tiền – Hàng, quan hệ Sản xuất – Tiêu thụ. Qua đó đảm bảo sự cân đối trong
từng ngành, trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
1.2. Các phương thức bán hàng.
1.2.1. Phương thức bán buôn.
Bán buôn hàng hoá là phương thức bán hàng với số lượng lớn (hàng hoá
thường được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn). Trong bán buôn thường


bao gồm hai phương thức: Bán buôn qua kho và Bán buôn vận chuyển thẳng.
1.2.1.1. Bán buôn qua kho.
Bán buôn qua kho là phương thức bán mà trong đó hàng bán phải được xuất
từ kho của doanh nghiệp. Bán buôn qua kho có thể thực hiện dưới hai hình thức:
Trực tiếp và Chuyển hàng.
- Bán buôn qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình thức
này, doanh nghiệp xuất kho hàng hoá và giao trực tiếp cho đại diện bên mua.
- Bán buôn qua kho theo hình thức chuyển hàng: theo hình thức này,
căn cứ vào hợp đồng hoặc theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp thương mại xuất kho
hàng hoá, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài, chuyển hàng đến
kho của bên mua hoặc một địa điểm nào đó bên mua quy định trong hợp đồng.
1.2.1.2. Bán buôn vận chuyển thẳng.
Theo phương thức này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng không
đưa về nhập kho mà bán thẳng cho bên mua. Phương thức này có thể thực hiện
theo hai hình thức: Trực tiếp và Chuyển hàng.
- Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực
tiếp (còn gọi là hình thức giao tay ba): theo hình thức này, sau khi mua hàng doang
nghiệp giao trực tiếp cho đại diện bên mua tại kho người bán.
- Bán buôn hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng:
Theo hình thức này lại chia ra: Có tham gia thanh toán và không tham gia thanh
toán.
+ Trường hợp có tham gia thanh toán: Doanh nghiệp thương mại sau khi
mua hàng, dùng phương tiện vận tải của mình hoặcthuê ngoài vận chuyển hàng đến
giao cho bên mua tại địa điểm đã được thoả thuận.
+ Trường hợp không tham gia thanh toán: trường hợp này doanh nghiệp chỉ
là người trung gian và được hưởng hoa hồng.
1.2.2. Phương thức bán lẻ.
Đây là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hợc cho các tổ
chức kinh tế... Phương thức bán lẻ có thể thực hiện dưới các hình thức sau:
- Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung: Theo hình thức này, mỗi quầy hàng

có một nhân viên làm nhiệm vụ giao hàng cho người mua và mỗi quầy
hàng có một nhân viên viết hoá đơn và thu tiền của khách.
- Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: theo hình thức này, nhân viên bán
hàng trực tiếp thu tiền của khách và giao hàng cho khách.
- Hình thức bán lẻ tự phúc vụ (tự chọn): theo hình thức này, khách hàng tự
chọn lấy hàng hoá và mang đến nơi thanh toán tiền hàng.
- Hình thức bàn trả góp: theo hình thức này, người mua được trả tiền mua
hàng thành nhiều lần. Doanh nghiệp thương mại, ngoài số tiền theo giá
bán thông thường còn thu thêm một khoản lãi do trả chậm.
- Hình thức bán hàng tự động: là hình thức bán lẻ hàng hoá mà trong đó
các doanh nghiệp thương mại sử dụng các máy bán hàng tự động chuyên
dùng cho một hoặc một vài loại hàng hoá náo đó đặt tại nơi công cộng.
Khách hàng sau khi bỏ tiền vào máy, máy sẽ tự động đẩy hàng ra cho
người mua.
Ngoài ra còn có phương thức bán hàng qua đại lý bán hay ký gửi hàng hoá. Đây
là phương thức bán hàng mà trong đó, doanh nghiệp thương mại giao hàng cho cở
sở đại lý, ký gửi để các cơ sở này trực tiếp bán hàng. Bên nhận làm đại lý, ký gửi
sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng đại lý.
1.3. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng.
Ghi chép đầy đủ sản lượng thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ bán ra và tiêu thụ
nội bộ, xác định đúng thời điểm hàng đã được coi là bán để phản ánh doanh thu và
giá vốn hàng bán, tính toán đúng đắn giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và các
khoản chi phí khác nhằm xác định đúng đắn kết quả bán hàng.
Kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch bán hàng, kế hoạch lợi nhuận,
kỷ luật thanh toán và làm nghĩa vụ đối với nhà nước.
Cung cấp thông tin chính xác, trung thực và đầy đủ, kịp thời vè tình hình bán
hàng, xác định kết quả phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và quản lý doanh
nghiệp.
1.4. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
1.4.1. Khái niệm về doanh thu bán hàng.

Doanh thu bán hàng là tổng các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong
kỳ phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp góp
phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Các loại doanh thu: tuỳ theo từng loại hình SXKD và bao gồm: doanh thu
bán hàng; doanh thu cung cấp dịch vụ; doanh thu từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức
và lợi tức được chia; ngoài ra còn có các khoản thu nhập khác.
Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn các điều kiện
sau:
- Doanh nghiệp không nắm giữ quyền sở hữu hàng hoá như người sở hữu
hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá.
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
- Doanh nghiệp đá thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch
bán hàng.
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch.
Doanh thu bán hàng của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố
như: khối lượng tiêu thụ, giá bán đơn vị....
Về thời điểm ghi nhận doanh thu: Trong doanh nghiệp thương mại, thời
điểm ghi nhận doanh thu bán hàng là thời điểm hàng hoá được xác định là tiêu thụ.
Cụ thể:
- Bán buôn qua kho, bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng
trực tiếp: thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm đại diện bên mua ký
nhận đủ hàng, thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ.
- Bán buôn qua kho, bán buôn vấn chuyển thẳng theo hình thức chuyển
hàng: thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm thu được tiền hoặc
người mua chấp nhận thanh toán.
- Bán lẻ hàng hoá: thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm nhận được
báo cáo bán hàng của nhân viên bán hàng.
- Bán hàng đại lý, ký gửi: thời điểm ghi nhận doanh thu là thời điểm cơ sở
đại lý, ký gửi thanh toán tiền hàng hay chấp nhận thanh toán hoặc thông
báo hàng đã bán được.

1.4.2. Chứng từ kế toán sử dụng.
- Hoá đơn GTGT
- Hoá đơn bán hàng
- Hoá đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho
- Bản thanh toán hàng đại lý, ký gửi
- Các chứng từ thanh toán (Phiếu thu, Séc chuyển khoản, Séc thanh toán, Giấy báo
có của ngân hàng, ...)
- Tờ khai thuế GTGT
- Các chứng từ kế toán khác liên quan.
1.4.3. Tài khoản kế toán sử dụng.

×