Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

TLCM (12/2010)-Thủ thuật dạy T.Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.18 KB, 10 trang )

Các thủ thuật gợi mở trong giảng dạy từ mới
Tất cả chúng ta đều thấy được vai trò của việc trau dồi từ mới trong học tập tiếng
Anh nói riêng, học tập ngoại ngữ nói chung. Tuy nhiên làm thế nào để giáo viên có
thể dạy từ mới một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất lại không phải là vấn đề đơn
giản.
1. Dạy từ mới dùng tranh ảnh minh hoạ
Ở phương pháp này, giáo viên chuẩn bị tranh ảnh có chứa nội dung kiến thức cần
giảng dạy. Giáo viên giơ từng bức tranh và yêu cầu học sinh nhận biết nội dung chứa
đựng trong bức tranh. Chẳng hạn khi dạy về từ “car” giáo viên có thể chọn một bức
ảnh có chiếc xe ô tô trên báo hay tạp chí. Giáo viên giơ tranh lên và yêu cầu học sinh
phát biểu ý kiến. Phương pháp này giúp học viên dễ nhớ từ mới và giúp cho giờ học
trở nên sinh động hơn.
2. Dạy từ mới bằng kịch câm
Ở phương pháp này giáo viên dùng hành động, cử chỉ nét mặt của mình. Trên cơ sở
đó học viên quan sát và đoán nghĩa của từ mới. Phương pháp này rất thích hợp để
giảng dạy các từ chỉ hoạt động hay cảm xúccủa con người.
3. Dạy từ mới bằng vật thật
Phương pháp này đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị trước các đồ vật có trong cuộc
sống hàng ngày. Giáo viên giơ vật đó lên và yêu cầu cả lớp nói nghĩa của từ tiếng
Anh tương đương. Phương pháp này có thể mang lại hứng thú bất ngờ cho học viên
vì học viên được luyện tập với các vật có thật trong thực tế.
4. Dạy từ mới bằng giải thích
Trong phương pháp này giáo viên giải thích cho học sinh về một sự vật hay một hiện
tượng nào đó. Học viên sẽ nghe và đoán từ mới ấy bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng
Anh.
Ví dụ:
Teacher: I don’t tell lies. I don’t cheat in the exams. I tell the truth. What am I? Tell
me the word in Vietnamese, please.
Students: Trung thực ạ!
5. Dạy từ mới bằng cách đưa ra ví dụ
Giáo viên đưa ra một loạt các ví dụ, học viên phải nhóm chúng lại với nhau và tìm ra


một từ khái quát nhất. Phương pháp giảng dạy này phát huy khả năng khái quát hoá
của học viên đồng thời nó buộc học viên phải tư duy sáng tạo và lôgic.
Ví dụ:
Teacher: Everyday I have to cook. Every day I have to clean the house. Everyday I
have to wash the dishes. What I am talking about?
Students: Housework.
6. Dạy từ mới bằng cách dùng từ đồng nghĩa hay trái nghĩa
Giáo viên sẽ dùng các từ đồng nghĩa hay trái nghĩa với từ mới để giúp học viên tìm
ra từ mới đó.
Ví dụ:
Teacher: What is the opposite word of “quiet”?
1
Students:
7. Dạy từ mới bằng phương pháp dịch
Phương pháp này chỉ được dùng như biện pháp cuối cùng khi các phương pháp trên
không thể sử dụng được. Giáo viên sẽ dùng ngôn ngữ mẹ đẻ để giúp học viên tìm ra
từ mới bằng tiếng Anh.
Ví dụ:
Teacher: How do you say “quên” in English?
Students: Forget.
Trên đây là các thủ thuật gợi mở trong giảng dạy từ mới. Để có một giờ học sinh
động thì giáo viên cần chuẩn bị kĩ lưỡng giáo án và vật thật (nếu có) trước giờ lên
lớp. Hãy biến giờ học từ mới thành một giờ học đầy bất ngờ và thú vị nhé!
Noisy.
Một số phương pháp dạy ngữ pháp hiệu quả.
Khi giới thiệu cấu trúc: Too + adjective + to do something bạn có thể với tay lên
trần nhà và hỏi học viên: “Can I touch it?” Học viên sẽ trả lời: “No, you can’t”. Sau
đó bạn có thể dễ dàng đưa ra cấu trúc bằng cách nói: “You’re right. No, I can’t
because it’s too high to touch”.
Vấn đề giảng dạy ngữ pháp từ trước tới giờ luôn được các giáo viên Việt Nam coi

trọng, đặc biệt là đối với phương pháp giảng dạy Tiếng Anh truyền thống. Mặc dù
hiện tại chúng ta đã dần chuyển sang áp dụng phương pháp giảng dạy mới như
Communicative Language Teaching nhưng ngữ pháp vẫn là một mảng đề tài khá
quan trọng. Tất nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng cách thức giảng dạy ngữ
pháp trong bối cảnh mới này là hoàn toàn khác so với cách học trước kia. Dưới đây
là một số cách thức giảng dạy ngữ pháp hiệu quả:
1. Dạy ngữ pháp thông qua việc đưa ra các cấu trúc, quy luật và ví dụ.
Đưa ra những công thức cụ thể cho một vấn đề ngữ pháp và giải thích cách sử dụng
của nó là hướng tiếp cận mà nhiều cuốn sách ngữ pháp đã làm (Cuốn Grammar in
2
Use của Murphy là một ví dụ). Nhưng đó không phải là cách thức tối ưu nhất khi
học ngữ pháp bởi người học ở đây đóng vai trò khá bị động. Người học chủ yếu chỉ
ghi nhớ các công thức mà không hề suy nghĩ về nó một cách sâu sắc hơn.
Việc giới thiệu các vấn đề và cấu trúc ngữ pháp trong một bối cảnh cụ thể và có ý
nghĩa sẽ khiến cho vấn đề ngữ pháp đó dễ hiểu và dễ ghi nhớ hơn đối với người học.
Nhờ có tình huống cụ thể mà người học có thể đoán được cách thức sử dụng của cấu
trúc ngữ pháp. Sau đó, nếu những phỏng đoán này được bạn kiểm chứng lại, họ sẽ
có khả năng ghi nhớ lâu hơn rất nhiều.
2. Sử dụng hình ảnh minh họa sinh động để giới thiệu vấn đề ngữ pháp.
Đối với một số vấn đề ngữ pháp, việc sử dụng hình ảnh là một sự lựa chọn hay giúp
bạn đưa ra cấu trúc một cách sinh động, trực tiếp và rõ ràng.
Ví dụ, khi giới thiệu cấu trúc: Too + adjective + to do something
Bạn có thể với tay lên trần nhà và hỏi học viên:
“Can I touch it?”
Học viên sẽ trả lời: “No, you can’t”.
Sau đó bạn có thể dễ dàng đưa ra cấu trúc bằng cách nói:
“You’re right. No, I can’t because it’s too high to touch”.
3. Giới thiệu vấn đề, cấu trúc ngữ pháp thông qua tình huống.
Cách thức giới thiệu ngữ pháp thông qua hình ảnh khá thú vị nhưng không phải lúc
nào ta cũng có thể làm được, đặc biệt trong những trường hợp cấu trúc hay vấn đề

ngữ pháp khó và phức tạp. Trong những trường hợp như thế này thì việc giới thiệu
vấn đề hay cấu trúc ngữ pháp trong một tình huống thực tế cụ thể sẽ là cách giúp học
viên tiếp cận vấn đề tốt và nhanh hơn. Ngoài ra, cách giới thiệu này cũng rất có ích
trong quá trình thực hành sau này bởi học viên đã biết cách sử dụng cấu trúc ngữ
pháp trong tình huống cụ thể ngoài đời. Đây là phương pháp giảng dạy ngữ pháp
phổ biến nhất từ trước đến nay ở Việt Nam vì các giáo viên luôn đưa ra các câu ví dụ
điển hình rồi mới phân tích cấu trúc ngữ pháp có trong các câu ví dụ đó.
Khi giới thiệu một vấn đề ngữ pháp mới, bạn nên dùng những từ mà học viên đã biết
để làm vấn đề ngữ pháp trở nên dễ hiểu hơn và học viên cũng có thể tập trung vào
bản thân cấu trúc ngữ pháp đó. Hơn nữa, bất cứ khi nào một vấn đề mới được giới
thiệu thì bạn cũng nên nhắc lại những vấn đề liên quan mà học viên đã được học
trước đây để kiến thức của học viên có thể dần dần được nâng lên thông qua biện
pháp ôn tập cuốn chiếu này
Ngoài ra, bạn cũng có thể cùng lúc kết hợp các phương pháp giảng dạy trên sao cho
linh hoạt, không nhất thiết chỉ sử dụng một phương pháp hay một cách thức cụ thể
nào, miễn sao chúng ta phải đảm bảo rằng ngữ pháp luôn được dạy trong bối cảnh,
tình huống và được học vì mục đích giao tiếp trong xã hội.
Ph¬ng ph¸p d¹y bµi kho¸.
1. Tiến trình dạy một bài khoá.
Thông thường dạy một bài khoá được tiến hành theo 3 giai đoạn cơ bản:
Trước khi đọc (Pre - reading), trong khi đọc (While reading) và sau khi đọc (Post
reading). Trong mỗi giai đoạn lại có những hoạt động khác nhau, các hoạt động này
3
không hoàn toàn bắt buộc đối với tất cả các bài dạy đọc mà chúng ta nên sử dụng
chúng một cách linh hoạt.
2. Các hoạt động cho một bài dạy
2.1. Giai đoạn trước khi đọc.( Pre reading)
Các hoạt động trước khi đọc chủ yếu nhằm gây hứng thú cho học sinh
(Arouse students), hướng học sinh vào chủ đề, chủ điểm mà học sinh sắp đọc.
(Focus on the topic), thiết lập tình huống (Set the scene).

2.1.1. Bước đầu tiên của giai đoạn này là giới thiệu ngữ liệu mới. (Pre teach
vocabulary)
- Trong bước này có thể sử dụng các thủ thuật giới thiệu và dạy từ vựng, ngữ pháp
và cấu trúc câu mà giáo viên đã được nghiên cứu và áp dụng (7 steps: eliciting -
modeling- repetition- checking pronunciation- copying- checking stress- meaning và
các thủ thuật (techniqes): visual aids- realias- mime- situation/ explanation-
example- synonym/antonym- translation..)
Giáo viên cũng cần lựa chọn và phân loại từ để dạy tuỳ theo mức độ khó và
mức cần thiết của từ đối với việc đọc và hiểu nội dung bài đọc cũng như số lượng từ
mới cần giới thiệu bao nhiêu thì vừa. Nếu từ mới cần thiết cho việc đọc và hiểu bài
và phù hợp với trình độ học sinh thì ta cần dạy kỹ càng, dạy một cách chủ động. Nếu
từ mới cần thiết nhưng vượt quá khả năng của học sinh thì nên dạy thụ động nghĩa là
giáo viên nên giải thích hoặc dịch nghĩa càng nhanh càng tốt. Nếu từ không cần thiết
để hiểu bài khoá và cũng không quá khó thì nên cho học sinh đoán nghĩa cuả từ
trong văn cảnh. Nếu từ mới vừa không cần thiết vừa không khó thì ta có thể bỏ qua.
Sau khi dạy xong từ vựng giáo viên có thể tổ chức một số hoạt động trước khi
đọc để tạo nhu cầu, lý do, mục đích của việc đọc (Create reasons for reading) cho
học sinh đoán trước nội dung bài đọc (Predict the text) hoặc nêu những điều muốn
biết về bài khoá (Give expectation)..Sau đây là một số hoạt động trước khi cho học
sinh đọc:
2.1.2. Sắp xếp lại trình tự các câu. (Ordering statements)
Giáo viên viết lên bảng hoặc bảng phụ một số câu theo nội dung của bài
nhưng không theo thứ tự, yêu cầu học sinh đọc rồi sắp xếp lại theo ý hiểu của mình
sau đó mở sách đọc và kiểm tra lại dự đoán của mình. Số lượng câu có thể là 6-8.
Vd: English 9. Unit 3. A trip to the countryside. Lesson 4. Read
Rearrange these sentences into the correct order.
1. Peter plays baseball.
2. He will stay there till the beginning of October.
3. They have two children.
4. He feeds the chickens and collects their eggs.

5. The Parkers are nice so Van feels like a member of their family.
6. Mrs. Parker works part-time at a grocery store in a nearby town.
Key: 2( 6( 3( 4(1(5
2.1.3. Đọc chép chính tả.( Jigsaw dictation)
Giáo viên cần chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (6-7em/ nhóm). Chép nội dung của bài
thành nhiều câu (khoảng 6-7 câu) rồi phô tô phát cho mỗi em một tờ. Lần lượt từng
4
em đọc câu của mình cho các bạn chép sau đó suy đoán thứ tự các câu, cuối cùng
mở bài đọc ra đọc rồi đối chiếu để kiểm tra.
VD: English 7. Unit 7. B2. Read
He usually starts work at six in the morning
Mr. Tuan works in the fields with his brother
Mr. Tuan rests and eats lunch
His work usually finishes at six
He goes to the city with his wife
2.1.4. Sắp xếp lại tranh theo thứ tự. (Ordering pictures)
Giáo viên chuẩn bị một số bức tranh theo nội dung của bài mà học sinh sắp
đọc (có thể vẽ hình que đơn giản). Giới thiệu và dán các bức tranh lên bảng nhưng
không theo thứ tự. Yêu cầu học sinh xem rồi sắp xếp lại sau đó mở sách đọc và kiểm
tra lại.
2.1.5. Nghe và vẽ. (Listen and draw/ Picture dictation)
Giáo viên cần vẽ một - hai điểm trước, đọc chính tả, học sinh nghe rồi vẽ theo
sau đó mở bức tranh trong bài đọc ra và đối chiếu. (chủ yếu vẽ mô tả đường phố, nhà
cửa, lớp học hoặc người…)
2.1.6. Dự đoán đúng sai.(True/False statement prediction)
Giáo viên chuẩn bị 5-6 câu về nội dung bài đọc, yêu cầu học sinh cho dự đoán
đúng sai, gọi học sinh đưa ra đáp án dự đoán sau đó yêu cầu học sinh đọc bài và
kiểm tra lại.
VD: English 9. Unit 9. Natural disasters.
True or False. Check (() in the boxes. T F

1. Most of the earthquakes in the world occur in the Ring of Fire.
2. The earthquake in Kobe in 1995 caused severe damage.
3. A huge tidal wave traveled from California to Alaska and hit
Anchorage in the 1960s.
4. Typhoon, hurricane and tropical storm are different words for
the same natural disaster.
5. The eruption of Mount Pinatubo is the world’s largest ever
volcanic eruption.
6. A tornado looks like a funnel.
2.1.7. Dự đoán mở. (Open prediction)
Giáo viên chuẩn bị ra bảng phụ trước hoặc kẻ 1 bảng, điền một số thông tin vào
bảng, yêu cầu học sinh dự đoán tiếp những nội dung còn lại, sau đó đọc bài và kiểm
tra lại phần dự đoán.
VD: English 9. Unit 8. Celebrations
Celebration
When?
Activities
Food
Country
Tet
5

×