Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.87 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Chảy máu cam là hiện tượng thường gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em tới người lớn.
Với thời tiết hanh khô, nhiệt độ đang dần hạ thấp như hiện nay là mơi trường thích
hợp để chảy máu cam xuất hiện. Nhiều người cho rằng đây là hiện tượng hết sức
bình thường nên khơng quan tâm thăm khám. Ít ai biết được rằng chảy máu cam
cũng là biểu hiện của nhiều bệnh lí nguy hiểm khác. Hãy cùng upload.123doc.net
tìm hiểu cách phòng và sơ cứu khi trẻ chảy máu cam nhé.
<b>Nguyên nhân gây chảy máu cam</b>
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên hiện tượng chảy máu cam, ta có thể
chia ra làm hai nhóm chính như sau:
<i>Chảy máu cam phát sinh từ mũi: đây là nguyên nhân thông thường nhất. </i>
Mũi khô do thời tiết là một trong những nguyên nhân làm mũi của chúng ta
chảy máu, đặc biệt là trong khoảng thời gian chuyển mùa như hiện nay.
Vách ngăn lệch: vách ngăn giữa hai bên mũi bị lệch khiến cho khơng khí đi
Nhiễm trùng mũi: các bệnh như cảm cúm, viêm xoang khiến mũi của bạn bị
tổn thương và chảy máu.
Va đập: sơ ý bị ai đó đập trúng mũi, hoặc đi không cẩn thận bị vấp ngã và
làm tổn thương vùng mũi cũng là nguyên nhân thường gặp khiến mũi bạn
phải đổ máu.
<i>Chảy máu cam phát sinh bên ngồi mũi: tức là những trường hợp chảy máu cam</i>
khơng phải do các tổn thương vùng mũi gây ra. Lúc này bạn cần hết sức chú ý bởi
bạn có thể đã mắc một số bệnh như máu khó đơng, hoại huyết và nghiêm trọng
<b>Cách sơ cứu tại nhà khi trẻ chảy máu mũi </b>
Sau đó, nên làm theo các bước như hình minh họa:
Cho trẻ ngồi thẳng, vị trí dễ chịu, hơi nghiêng người về phía trước.
Dùng ngón tay, khăn giấy hoặc khăn vải mềm, bóp chặt hai cánh mũi mềm
lại với nhau, giữ trong 10 phút (nếu trẻ lớn có thể cho trẻ tự làm).
Nếu muốn, có thể đồng thời chườm lạnh sống mũi, hoặc cho một khăn ướt
hơi lạnh để lên sống mũi của trẻ, điều này cũng có thể giúp ngưng chảy
máu nhanh hơn.
Nên cho trẻ thử ngậm cục đá, hoặc uống miếng nước lạnh, để trẻ bình tĩnh
hơn và đồng thời làm mất vị máu trong miệng trẻ.
Khuyến khích trẻ nhổ máu ra khỏi miệng, vì máu từ mũi chảy vào hầu họng
có thể gây trẻ ói khi nuốt vào và làm cho chảy máu mũi tệ hơn, kéo dài hơn.
Điều quan trọng là không nên lâu lâu lại bỏ ngón tay giữ cánh mũi ra, để
kiểm tra xem máu hết chảy chưa vì làm vậy sẽ không hiệu quả. Nên canh
đồng hồ giữ liên tục trong 10 phút. Có thể cho trẻ xem phim hoặc nhạc để
giúp trẻ hợp tác ngồi yên.
Khi chảy máu mũi đã được ngưng, nên dạy trẻ không được móc mũi hoặc
hỉ mũi mạnh trong 24 giờ đầu. Trẻ cũng không nên chạy nhảy hoặc chơi va
chạm mạnh trong vài giờ đầu sau khi cầm chảy máu.
<b>Cách phòng chảy máu cam</b>
Khô mũi do thời tiết là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng chảy
máu cam, do đó bạn cần bảo vệ mũi để nó khơng bị khơ. Khi đi ra ngồi
bạn nên nhớ phải đeo khẩu trang để bụi bẩn khơng có cơ hội bám vào và
gây tổn thương mũi bạn.
chảy máu cam. Bạn có thể vệ sinh mũi của mình thật nhẹ nhàng bằng khăn
giấy sạch, vừa an tồn lại khơng gây tổn thương mũi.
Ngồi ra bạn có thể xơng mũi bằng hơi nước để giúp những mạch máu
trong mũi được lưu thơng, điều hịa hơn. Đơn giản là một cốc nước nóng,
một tách trà đang nghi ngút hơi bay, hoặc cầu kì hơn bạn có thể xơng với
nước đun vỏ cam, lá xả, vừa giúp thông mũi lại tạo cảm giác sảng khối
cho cơ thể.
Trên đây là các cách phịng và sơ cứu khi chảy máu cam ngay tại nhà giúp bạn có
thể xử trí các tình huống nhanh hiệu quả nhất. Nếu thấy hiện tượng chảy máu cam
diễn ra thường xuyên, lượng máu ra nhiều hãy đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra,
tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra nhé!