Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

Nghiên cứu ứng dụng công cụ e manifest, e card trong quản lý chất thải nguy hại tại thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.93 MB, 168 trang )

i

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
------UUU-------

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TSKH. BÙI TÁ LONG.................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ kí)

Cán bộ chấm nhận xét 1: ..............................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ kí)

Cán bộ chấm nhận xét 2: ..............................................................................................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ kí)

LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐƯỢC BẢO VỆ TẠI HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ
LUẬN VĂN THẠC SỸ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Ngày

tháng

năm


ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

----------------

---oOo--Tp. HCM, ngày 03 tháng 07 năm 2009

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SỸ
Họ và tên

: Trương thị Diệu Hiền

Giới tính:

Nữ

Ngày, tháng, năm sinh

: 07/02/1983

Nơi sinh:

Tp.Đà Nẵng

Chuyên ngành

: Quản lý mơi trường

Khóa


: 2007

1- TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu ứng dụng công cụ E-manifest, E-card trong quản lý chất
thải nguy hại tại thành phố Đà Nẵng
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
Từ hiện trạng phát sinh, thu gom-vận chuyển, xử lý-tiêu hủy chất thải nguy hại của thành
phố Đà Nẵng, đề tài hướng đến việc nghiên cứu ứng dụng công cụ E-manifest, E-card
trong quản lý chất thải nguy hại nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 01/2008
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 30/6/2009
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi đầy đủ học hàm, học vị ): TSKH.Bùi Tá
Long
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)


iii

LỜI CÁM ƠN
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn của mình, Thầy TSKH.
Bùi Tá Long, người đã đặt bài tốn, quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến về mặt

chun mơn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tơi hồn thành Luận văn này.
Tơi xin kính gửi lời biết ơn đến tập thể các Thầy Cô trường Đại học Bách
khoa đã cho tôi kiến thức trong suốt q trình học vừa qua.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên và
Môi trường thành phố Đà Nẵng trong việc cung cấp thông tin về công tác quản lý
chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố và cung cấp các số liệu liên quan đến đề
tài tôi đang thực hiện.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Công ty môi trường đô thị thành phố
Đà Nẵng đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc thu thập dữ liệu cho Luận văn.
Tôi xin gửi lời cám ơn đến các anh chị trong phịng Tin học Mơi trường,
Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã tận
tình giúp đỡ tơi trong suốt thời gian thực hiện Luận văn.
Tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè, những người thân
yêu nhất đã hỗ trợ và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập cũng như trong thời
gian thực hiện Luận văn này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn


iv

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Cũng như các thành phố khác, Đà Nẵng đang trong q trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Q trình này đã và đang góp phần đáng kể vào sự nghiệp chung
của thành phố về tất cả các mặt kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, cùng với những tác động
tích cực, q trình này cũng đang gây ra những sức ép không nhỏ đối với môi
trường thành phố và sức khỏe cộng đồng. Việc xử lý chất thải nói chung, đặc biệt là
chất thải nguy hại đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong Chiến lược bảo vệ
môi trường của thành phố Đà Nẵng.
Để giải quyết các vấn đề trên, việc xây dựng cơ sở dữ liệu lưu trữ hồ sơ, chia
sẻ và trao đổi thông tin, dữ liệu về chất thải nguy hại với dữ liệu được chuẩn hóa

theo chuẩn quốc gia, được cập nhật thường xuyên, đồng bộ và thống nhất để phục
vụ công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý
chất thải nguy hại trên địa bàn TP. Đà Nẵng là hết sức cần thiết và cấp bách. Từ đó,
đề tài nghiên cứu ứng dụng công cụ E-manifest, E-card trong quản lý chất thải nguy
hại tại thành phố Đà Nẵng được thực hiện với mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu và
ứng dụng kỹ thuật thẻ điện tử nhằm đánh giá hiện trạng, đưa ra các dự báo liên quan
đến công tác quan trắc, giám sát chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Cùng với sự phát triển rất nhanh của thành phố Đà Nẵng và đi đơi với nó là
vấn đề quản lý chất thải nguy hại, đòi hỏi phải ứng dụng mạnh hơn nữa công nghệ
thông tin nhằm giúp các nhà quản lý quản lý tốt hơn, cũng như hoạch định và đưa ra
các chính sách phù hợp với mục tiêu phát triển chung của thành phố.


v

SUMMARY

Like other cities, Danang is in the process of industrialization and. This has
contributed significantly to the overall city of all economic, social. However, with
positive effects, this process also causes the pressure is not small for the city
environment and public health. The waste treatment in general, especially
hazardous solid waste is being a matter top concerns in the strategy of
environmental protection in Da Nang city.
To resolve these problems, the building of database file storage, sharing and
exchanging information, data about hazardous solid waste to the data standardized
by national standards, are updated regularly, unification to serve of testing,
inspection and handling of violations of law in the field hazardous solid waste
management in Da Nang city is very necessary and urgent. Since then, research tool
applications E-manifest, E-card hazardous solid waste management in Da Nang city
is implemented with the goal of building the database and application engineering

electronic card to evaluate the situation, make predictions related to the monitoring,
monitoring of hazardous solid waste in Da Nang City.
With the fast development of Da Nang city and together with it is the of
hazardous solid waste, requiring the application of more information technology to
help managers manage better, as well as plan and make policies in accordance with
development objectives of general city.


vi

MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN…...................................................................................................... iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ...........................................................................................iv
SUMMARY……. ......................................................................................................v
MỤC LỤC……….....................................................................................................vi
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN .................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................x
DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................x
MỞ ĐẦU............. .......................................................................................................1
CHƯƠNG 1:
1.1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................7

TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ -XÃ HỘI Ở

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ................................................................................................. 7
1.1.1.


Điều kiện tự nhiên............................................................................................ 7

1.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................. 9

1.2.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC................................................... 13

1.2.1.

Khái niệm E-manifest, E-card ....................................................................... 13

1.2.2.

Một số ứng dụng của E-manifest, E-card ...................................................... 13

1.2.3.

Ứng dụng E-manifest tại California – Mỹ ..................................................... 15

1.2.4.

Ứng dụng E-manifest tại Nhật Bản................................................................ 17

1.2.5.

Ứng dụng E-manifest tại Hàn Quốc .............................................................. 19


1.3.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC.................................................. 21

1.4.

KẾT LUẬN CHƯƠNG......................................................................................... 29

CHƯƠNG 2:

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTNH TẠI ĐÀ

NẴNG………….. .....................................................................................................31
2.1.

HỆ THỐNG QUẢN LÝ CTNH Ở ĐÀ NẴNG .................................................... 31

2.1.1.

Hiện trạng quản lý CTNH ở Đà Nẵng ........................................................... 31

2.1.2.

Hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH tại Đà Nẵng........................ 38

2.2.

DIỄN BIẾN CTNH TẠI ĐÀ NẴNG .................................................................... 42

2.3.


ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTNH TẠI ĐÀ NẴNG ............................ 45


vii

2.3.1.

Chính sách pháp luật...................................................................................... 45

2.3.2.

Tổ chức quản lý nhà nước.............................................................................. 48

2.3.3.

Cơ cấu tổ chức nhân sự.................................................................................. 51

2.3.4.

Hoạt động ngăn ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm CTNH...................................... 52

2.3.5.

Sự tham gia của cộng đồng............................................................................ 55

2.4.

ỨNG DỤNG CNTT TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CTNH TẠI ĐÀ NẴNG 56


2.4.1.

Hiện trạng ...................................................................................................... 56

2.4.2.

Tính cấp thiết phải xây dựng CSDL .............................................................. 59

2.4.3.

Phân tích lợi ích khi ứng dụng công nghệ mới .............................................. 60

2.5.

XÂY DỰNG SƠ ĐỒ CHO HỆ THỐNG.............................................................. 63

2.5.1.

Nguyên tắc xây dựng ..................................................................................... 63

2.5.2.

Các yêu cầu chung ......................................................................................... 63

2.5.3.

Các bước thực hiện ........................................................................................ 64

2.6.


KẾT LUẬN CHƯƠNG......................................................................................... 65

CHƯƠNG 3:KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 66
3.1.

MÔ TẢ HỆ THỐNG H-WASTE.......................................................................... 66

3.2.

MƠ HÌNH KẾT HỢP GIỮA CSDL VÀ THẺ ĐIỆN TỬ TRONG H- WASTE.. 74

3.3.

TRIỂN KHAI H-WASTE CHO TP. ĐÀ NẴNG.................................................. 80

3.4.

PHÂN TÍCH SWOT ........................................................................................... 104

3.5.

ĐỀ XUẤT ........................................................................................................... 109

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .......................................................................................... 111


viii

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
H-WASTE


Hazadous Solid Waste Management for DaNang city
Computer Tool Công cụ tin học hỗ trợ công tác quản lý chất
thải nguy hại với CSDL chất thải nguy hại của TP. Đà Nẵng.

CNT

Chủ nguồn thải

CVC

Chủ vận chuyển

CXL

Chủ xử ý

CTNH

Chất thải nguy hại

CTRCN

Chất thải rắn công nghiệp

Sở TN&MT

Sở Tài nguyên và Môi trường

CNTT


Công nghệ thông tin

CSDL

Cơ sở dữ liệu

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

KCN

Khu công nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

TTYT

Trung tâm y tế

TW

Trung ương


ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1-1 Bảng dân số thành phố Đà Nẵng năm 1999-2005........................................ 10
Bảng 1-2 Số lượng E-manifest phát hành qua các năm ở Nhật Bản............................ 18
Bảng 1-3 Các giai đoạn phát triển của E-manifest....................................................... 19
Bảng 2-1 Các cơ sở công nghiệp trên địa bàn thành phố phân theo ngành nghề và
những thành phần chính của chất thải cơng nghiệp.............................................. 32
Bảng 2-2 Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp.................................................. 33
Bảng 2-3 Khối lượng chất thải y tế hàng ngày tại thành phố Đà Nẵng ....................... 34
Bảng 2-4 Thành phần chất thải y tế tại thành phố Đà Nẵng ........................................ 35
Bảng 2-5 Tình hình thu gom chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ............... 39
Bảng 2-6 Diễn biến chất thải rắn và CTNH công nghiệp ........................................... 42
Bảng 2-7 Tình hình phát triển cơ sở y tế ở Đà Nẵng ................................................... 44
Bảng 2-8 Diễn biến chất thải rắn y tế ở Đà Nẵng ........................................................ 44
Bảng 2-9 Kết quả hoạt động truyền thông môi trường 1999 - 2006............................ 55


x

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Giới thiệu sự ra đời của hệ thống E -manifest .............................................. 19
Hình 1.2 Cấu trúc hệ thống E –manifest của Hàn Quốc .............................................. 20
Hình 1.3 Đồ thị kết quả đạt được ................................................................................. 21
Hình 1.4 Sơ đồ cấu trúc hệ thống E-manifest .............................................................. 24
Hình 1.5 Sơ đồ cấu trúc hệ thống E-card ..................................................................... 24
Hình 1.6 Vị trí của E-manifest và mối liên hệ với các dịng thơng tin liên quan ........ 25
Hình 1.7 Sơ đồ cấu trúc của modul nhập liệu trong H-WASTE ................................. 26
Hình 1.8 Sơ đồ cấu trúc của modul thống kê trong H - WASTE ................................ 27
Hình 1.9 Sơ đồ cấu trúc của module báo cáo trong H -WASTE ................................. 28
Hình 1.10 Sơ đồ cấu trúc của modul phân quyền trong H -WASTE........................... 28
Hình 1.11 Sơ đồ cấu trúc của modul phân quyền trong H-WASTE............................ 29

Hình 2.1 Mối quan hệ giữa CNT – CVC – CXL ......................................................... 40
Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu quản lý nhà nước ở thành phố Đà Nẵng.................................. 48
Hình 2.3 Các bước thực hiện....................................................................................... 64
Hình 3.1 Các dịng thơng tin mơi trường chính trong H-waste ................................... 67
Hình 3.2 Khối CSDL liên quan đến chủ nguồn thải .................................................... 69
Hình 3.3 Khối CSDL liên quan đến CVC.................................................................... 70
Hình 3.4 Khối CSDL liên quan đến CXL.................................................................... 72
Hình 3.5. Khối CSDL liên quan đến chứng từ điện tử ................................................ 73
Hình 3.6 Mơ hình làm việc của H-WASTE................................................................. 75
Hình 3.7 H-WASTE kiểm sốt luồng đi của CTNH.................................................... 76
Hình 3.8 Sự tham gia của thẻ điện tử E-card trong H-WASTE................................... 77
Hình 3.9 Chức năng lập chứng từ điện tử trong H-WASTE ....................................... 77
Hình 3.10 Các nghiệp vụ chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường.................. 78
Hình 3.11 Chức năng quản lý cấp sổ CNT trong H-WASTE...................................... 79
Hình 3.12 Chức năng quản lý cấp giấy phép CVC trong H-WASTE ......................... 79
Hình 3.13 Chức năng quản lý cấp giấy phép CXL trong H-WASTE.......................... 80


xi

Hình 3.14 Hộp thoại kết quả thống kê chung .............................................................. 81
Hình 3.15 Hộp thoại kết quả thống kê tình hình đăng ký/hiệu chỉnh .......................... 82
Hình 3.16 Hộp thoại kết quả thống kê theo chủ nguồn thải ........................................ 83
Hình 3.17 Hộp thoại kết quả thống kê theo chủ vận chuyển ....................................... 84
Hình 3.18 Hộp thoại kết quả thống kê theo chủ xử lý ................................................. 85
Hình 3.19 Hộp thoại kết quả thống kê chủ nguồn thải theo quận................................ 86
Hình 3.20 Hộp thoại kết quả thống kê chủ vận chuyển theo quận .............................. 87
Hình 3.21 Hộp thoại kết quả thống kê chủ xử lý theo quận ........................................ 87
Hình 3.22 Hộp thoại kết quả thống kê tình hình chủ nguồn thải vi phạm ................... 88
Hình 3.23 Hộp thoại kết quả thống kê tình hình chủ vận chuyển vi phạm.................. 88

Hình 3.24 Hộp thoại kết quả thống kê tình hình chủ xử lý vi phạm............................ 89
Hình 3.25 Hộp thoại kết quả thống kê CNT vi phạm theo năm .................................. 90
Hình 3.26 Hộp thoại kết quả thống kê CVC vi phạm theo năm .................................. 91
Hình 3.27 Hộp thoại kết quả thống kê CXL vi phạm theo năm .................................. 91
Hình 3.28 Hộp thoại kết quả thống kê chứng từ chưa xử lý ........................................ 92
Hình 3.29 Hộp thoại kết quả thống kê thực trạng thải bỏ CTNH ................................ 93
Hình 3.30 Hộp thoại kết quả thống kê thực trạng vận chuyển CTNH......................... 94
Hình 3.31 Hộp thoại kết quả thống kê thực trạng xử lý CTNH................................... 95
Hình 3.32 Hộp thoại kết quả thống kê tình hình điều chỉnh CNT ............................... 96
Hình 3.33 Hộp thoại kết quả thống kê tình hình điều chỉnh CVC............................... 97
Hình 3.34 Hộp thoại kết quả thống kê tình hình điều chỉnh CXL ............................... 97
Hình 3.35 Hộp thoại kết quả báo cáo tháng................................................................. 99
Hình 3.36 Hộp thoại kết quả báo cáo sáu tháng......................................................... 101
Hình 3.37 Hộp thoại kết quả báo cáo năm................................................................. 102
Hình 3.38 Chức năng tìm kiếm thông tin của H-WASTE ......................................... 104


1

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc sống hằng ngày, con người không chỉ tiêu thụ và sử dụng một khối
lượng lớn các nguyên vật liệu, các sản phẩm từ thiên nhiên, từ sản xuất để tồn tại và
phát triển, đồng thời cũng thải ra một khối lượng lớn rác thải vào mơi trường sống.
Trong đó có khơng ít chất thải nguy hại. Nền kinh tế - xã hội càng phát triển, dân số
tại các vùng đô thị, trung tâm cơng nghiệp càng tăng nhanh thì lượng chất thải nguy
hại phát sinh càng nhiều. Do đó, sẽ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời
sống con người như: gây ô nhiễm môi trường, gây bệnh tật, làm giảm sức khỏe
cộng đồng, mất cảnh quan các khu dân cư, đơ thị…
Vì vậy, dựa trên cơ sở nhân lực, kỹ thuật, các văn bản pháp lý còn hiệu lực

và các yếu tố kinh tế – xã hội của Đà Nẵng kết hợp với việc thống kê, phân tích và
tổng hợp các vấn đề có liên quan, xây dựng các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn nhằm
nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý chất thải nguy hại của thành phố Đà Nẵng
là một việc làm cần thiết.
Với tiềm năng cần quản lý một số lượng lớn các đơn vị chủ nguồn thải chất
thải nguy hại, việc kiểm soát và quản lý nhà nước với các công tác chuyển giao và
xử lý chất thải một cách thủ công là khơng hiệu quả và khó lịng đáp ứng được khối
lượng công việc lớn như vậy. Việc sử dụng E-manifest sẽ mở ra cho thành phố Đà
Nẵng một hướng đi mới trong công tác quản lý chất thải nguy hại. Nhờ có sự hỗ trợ
của máy tính và các phần mềm thích hợp, cơng tác quản lý nhà nước về chất thải
nguy hại sẽ tiết kiệm được nhiều nhân lực và có thể đưa ra các thống kê, báo cáo
kịp thời với những thông tin cập nhật mới nhất.
Hiện nay, chưa có cơ quan nào quản lý tốt các chất thải nguy hại dựa trên
chứng từ bằng giấy.Tại Phòng quản lý chất thải rắn – Sở Tài nguyên và Môi trường
TP. Đà Nẵng, việc thu thập dữ liệu, thống kê, báo cáo về tình hình chất thải rắn,
chất thải nguy hại hoàn toàn phụ thuộc vào giấy tờ, chứng từ, do đó rất khó khăn,
mất nhiều thời gian, cơng sức. Chính vì vậy, việc điện tử hố các thơng tin giấy tờ
này là cần thiết và cấp bách.


2

Từ yêu cầu cấp thiết này, cần phải có một hệ thống thu thập dữ liệu, quản lý
nguồn chất thải nguy hại một cách nhanh chóng chính xác, dựa vào ứng dụng cơng
nghệ thơng tin, điện tử viễn thơng.
Chưa có mơ hình Hệ thống thơng tin quản lý CTNH cho Tp.Đà Nẵng. Các
nghiên cứu trước đây tuy đã thể hiện một số kết quả ban đầu nhưng chưa thể khẳng
định là ứng dụng được cho Tp.Đà Nẵng.
- Cần quan tâm nhiều hơn nữa tới công tác quản lý CTNH tại Tp.Đà Nẵng.
Công tác này trong thời gian qua tuy đã được quan tâm nhưng vẫn chưa có một

cơng cụ tin học trợ giúp nào được xây dựng riêng cho lĩnh vực này. Nhiều số liệu
liên quan quản lý CTNH đã được thu thập nhưng nằm rải rác trong những tài liệu
khác nhau, cơ quan khác nhau. Hệ thống thông tin H-Waste cho Tp.Đà Nẵng cần
phải quan tâm tới vấn đề này.
- Các số liệu liên quan tới CTNH tuy có nhưng chưa được hệ thống hoá. Cách
quản lý như vậy gây nhiều khó khăn cho việc tìm kiếm, trao đổi thông tin cũng như
đưa ra một bức tranh tổng hợp trên cơ sở tích hợp nhiều loại số liệu. Việc nghiên
cứu ứng dụng các công nghệ E-manifest, E-card là rất cần thiết.
- Để phù hợp với tiêu chuẩn chính phủ điện tử và Nghị định số 179/2004/QĐTTg của thủ tướng ngày 6/10/2004 về “Chiến lược ứng dụng và phát triển công
nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm
2020”, Tp. Đà Nẵng cần thiết phải từng bước xây dựng các công cụ quản lý theo
tiêu chuẩn hiện đại, trong đó ứng dụng cơng nghệ thông tin là một trong những điều
kiện không thể thiếu.
Mục tiêu của luận văn
Mục tiêu của luận văn
− Mục tiêu dài hạn: Đề xuất mơ hình ứng dụng cơng nghệ E-manifest, E-card
trong quản lý CTNH phù hợp với thực tiễn của Tp. Đà Nẵng (được đặt tên là
H-Waste: Hazardous Solid Waste Management for DaNang City Computer
Tool). H-Waste hướng tới:


3

¾ Hỗ trợ các hoạt động thu thập, quản lý, trao đổi, xử lý và công bố
thông tin về CTNH cho TP. Đà Nẵng.
¾ Hỗ trợ các hoạt động quản lý nhà nước về CTNH tại TP. Đà Nẵng.
¾ Hỗ trợ các cấp quản lý nhà nước, doanh nghiệp đưa ra quyết định có
cơ sở khoa học và dựa trên cơng nghệ tiên tiến nhằm góp phần tăng
cường hiệu quả quản lý về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
¾ Áp dụng và phổ cập rộng rãi cho các địa phương khác có sự tương

đồng
− Mục tiêu ngắn hạn:
¾ Xây dựng cơ sở dữ liệu mơi trường liên quan tới cơng tác quản lý
CTNH tại Tp. Đà Nẵng.
¾ Ứng dụng phần mềm H-waste giúp công tác quản lý, báo cáo, thống
kê liên quan tới CTNH tại Tp. Đà Nẵng.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu của luận văn
• Nội dung nghiên cứu
− Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn ứng dụng các công nghệ E-manifest,
E-card trong lĩnh vực quản lý CTNH. Tập trung làm rõ mô hình đã được
triển khai thành cơng trong và ngồi nước.


Tổng quan hệ thống quản lý CTNH tại thành phố Đà Nẵng.

− Nghiên cứu các đặc điểm của quá trình đưa ra các quyết định về liên quan
tới CTNH tại Tp.Đà Nẵng và cơ sở dữ liệu tương ứng. Xây dựng các khối
thể hiện các dịng thơng tin nhiều chiều.
− Xây dựng các nhóm cơ sở dữ liệu cho H-waste có lưu ý tới nghiệp vụ quản
lý nhà nước về CTNH, sự phân cấp và các dịng thơng tin phù hợp với
TP.Đà Nẵng.


4

− Tổng hợp thông tin liên quan và nhập liệu vào H-waste, phân tích đánh giá
kết quả vận hành H-waste trên ví dụ Đà Nẵng.
− Đánh giá khả năng áp dụng của H-waste vào thực tiễn TP. Đà Nẵng.
• Phương pháp nghiên cứu
− Nghiên cứu cơ sở khoa học ứng dụng các công nghệ E-manifest, E-card

trong một số lĩnh vực quản lý nhà nước: sử dụng phương pháp điều tra khảo
sát thực tế, phương pháp phân tích tổng hợp các tài liệu trên mạng Internet.
Tìm hiểu các hoạt động thực tế liên quan đến hiện trạng hệ thống quản lý
CTNH, hiện trạng ứng dụng CNTT, cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động
quản lý CTNH ở TP. Đà Nẵng
− Xây dựng lược đồ các dịng thơng tin liên quan tới CTNH tại Tp.Đà Nẵng
trên cơ sở tổng quan hệ thống quản lý CTNH tại thành phố: sử dụng phương
pháp điều tra khảo sát thực tế tại Sở Tài nguyên Môi trường, Công ty Môi
trường đô thị Tp.Đà Nẵng, các Công ty môi trường đô thị cấp Quận
Huyện,… để xác định rõ mối quan hệ công tác quản lý giữa các đơn vị này.
Bên cạnh đó đề tài này hướng tới quản lý CTNH cho Tp.Đà Nẵng cho nên
phải bám sát thực tiễn để đề xuất cho phù hợp. Phương pháp chuyên gia,
phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp thống kê được sử dụng để
xác định chính xác các đối tượng thông tin môi trường. Phương pháp xây
dựng lược đồ thông tin được áp dụng để đưa ra sơ đồ tương tác các dịng
thơng tin này thơng qua xác định dòng dữ liệu đầu vào, thống kê dữ liệu đầu
ra, lưu trữ, phân cấp, quản lý dữ liệu, liên kết dữ liệu, truy vấn và truy xuất
các dạng báo cáo.
− Nghiên cứu các đặc điểm của quá trình đưa ra các quyết định về liên quan tới
CTNH tại Tp.Đà Nẵng và cơ sở dữ liệu tương ứng: sử dụng phương pháp
điều tra khảo sát giữa UBND Tp.Đà Nẵng, Sở Tài nguyên Môi trường, Công
ty Môi trường đô thị để xem quyết định liên quan tới CTNH được ra đời như
thế nào.


5

− Xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan tới CTNH: Sử dụng phương pháp điều tra
khảo sát thực tế và phương pháp thống kê.
− Thiết kế hệ thống cho H-waste bao gồm: Phân tích hệ thống. Ngồi ra, cịn

sử dụng các phương pháp chun gia, phương pháp mơ hình hóa, phương
pháp thống kê, phương pháp so sánh.
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
• Ý nghĩa khoa học của luận văn
Quản lý chất thải nguy hại ở thành phố Đà Nẵng không chỉ gây nhiều khó
khăn cho các nhà quản lý mà cịn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con
người và môi trường sống. Do đó, để quản lý tốt chất thải nguy hại, luận văn nghiên
cứu đề xuất CSDL liên quan tới quản lý CTNH tại TP. Đà Nẵng nhằm cung cấp cho
các nhà quản lý những thông tin đầy đủ về công tác quản lý, báo cáo, thống kê cũng
như tổng hợp các nguồn thông tin…
Luận văn xây dựng phương pháp luận và cơng cụ quản lý thích hợp nhằm
phục vụ công tác bảo vệ môi trường đô thị thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở đó có thể
ngăn chặn và giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố.
• Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Kết quả của đề tài có ý nghĩa thực tiễn trong công tác quản lý môi trường cho
Tp. Đà Nẵng thể hiện ở những điểm sau đây :
- Đề tài này dựa vào hiện trạng của Tp.Đà Nẵng, kết hợp với các văn bản pháp
lý và công nghệ đã được nhóm tác giả thực hiện trong nhiều năm qua đưa ra phương
pháp luận cho ứng dụng các công nghệ mới vào công tác quản lý CTNH tại Tp.Đà
Nẵng.
Đề tài nghiên cứu đề xuất các dữ liệu môi trường liên quan tới CTNH giúp
cho sự tích hợp thơng tin và trao đổi dữ liệu giữa cơ quan quản lý nhà nước và các
doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực CTNH. Với công nghệ mới sẽ giúp cho Tp.
Đà Nẵng được dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hội nhập vào các q trình
tồn cầu.


6

Đề tài đã áp dụng sản phẩm H-waste [6] để quản lý CSDL chất thải nguy hại

choTP.Đà Nẵng. Từ đó đưa ra đánh giá tính hiệu quả cơng tác quản lý CTNH của
Tp.Đà Nẵng trước và sau khi ứng dụng H-waste.
Các phương pháp luận được sử dụng để thực hiện đề tài có thể ứng dụng
trong việc thiết kế các hệ thống thông tin trợ giúp công tác quản lý môi trường.
Tuy nhiên đề tài này khác với tất cả đề tài trước đó ở chỗ đây là nghiên cứu
chuyên về quản lý CTNH cho Tp. Đà Nẵng với những đặc thù khác biệt với các địa
phương khác.
Tính mới của đề tài
Trong đề tài đã dựa trên Thông tư 12/2006/TT-BTNMT đã đề xuất CSDL
nhằm chia sẻ và trao đổi thông tin, dữ liệu về CTNH với dữ liệu được chuẩn hóa
theo chuẩn quốc gia, được cập nhật thường xuyên, đồng bộ và thống nhất để phục
vụ công tác quản lý CTNH trên địa bàn TP. Đà Nẵng.
Cùng với nhóm nghiên cứu đề xuất hệ thống kết hợp giữa công nghệ thẻ điện
tử với với CSDL và phần mềm để tạo thành hệ thống H-WASTE thống nhất và
hoàn chỉnh. Hệ thống này cho phép thực hiện các thống kê, báo cáo môi trường tự
động, đa dạng, cung cấp thông tin tương đối chính xác và đầy đủ đến nhiều đối
tượng khác nhau.


7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ -XÃ

HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
1.1.1.

Điều kiện tự nhiên


1.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng (phần lục địa) nằm trong khu vực từ 15055'15" đến
16013'15" vĩ độ Bắc và từ 107049' đến 108020'18" kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp tỉnh
Thừa Thiên Huế, phía Nam và Tây giáp tỉnh Quảng Nam, phía Đơng giáp biển
Đơng. Huyện đảo Hoàng Sa của Thành phố là quần đảo thuộc biển Đông, nằm trong
khoảng từ 15030' đến 17012' vĩ độ Bắc và từ 111030' đến 115000' kinh độ Đông.
Thành phố có 6 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ
Hành Sơn, Cẩm Lệ) và 2 huyện (Hòa Vang, Hồng Sa) với 47 phường/xã; tổng
diện tích đất tự nhiên 1.255,48 km2 , trong đó: nội thành 213,00 km2, ngoại thành:
1.042,48 km2 ,huyện đảo Hoàng Sa là 305 km2 ).
1.1.1.2. Đặc điểm tự nhiên
Về địa hình, thành phố Đà Nẵng có địa hình vùng dun hải miền Trung với
4 nhóm địa hình chính:
- Địa hình vùng núi cao: Do ảnh hưởng của các nhánh dãy Trường Sơn vươn
ra biển nên dạng địa hình này thường dốc và hiểm trở, bao gồm: Bán đảo Sơn Trà,
núi Phước Tường, đèo Hải Vân. Cao độ trung bình từ +500m đến +1.500m
- Địa hình Trung du: Bao gồm các dãy đồi thoải quanh núi Phước Tường ở
các xã Hòa Thọ, Hòa Phát và phường Hòa Khánh. Độ dốc cao ở đỉnh đồi, càng
xuống dưới giảm dần nối liền các thửa ruộng bậc thang. Cao độ trung bình từ +50m
đến +500m.
- Địa hình đồng bằng: Dạng địa hình này hẹp, nằm rải rác ở các chân đồi và
các triền sơng. Cao độ trung bình: từ +2,5m đến +3,5m.


8

- Địa hình bồi tích cát ven biển và cửa sông: Bao gồm các đụn cát chạy dọc
theo bờ biển, chủ yếu tập trung tại Nam Ơ, Thanh Khê có cao độ trung bình từ +6m
đến +7m.

Thành phố nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với nhiều thuận lợi về điều
kiện khí hậu như nhiệt độ trung bình khá ổn định, lượng bức xạ, số giờ nắng dồi
dào, lượng mưa trung bình hàng năm 2000 mm, nhưng phân bố không đồng đều,
75% tập trung và 4 tháng mùa mưa. Bên cạnh đó phải kể đến một số đặc điểm bất
lợi là gió mùa Đơng Bắc, gió Tây Nam khơ nóng, các đợt mưa lớn kéo dài nhiều
ngày, giơng, gió giật, đôi khi kèm theo tốc và mưa đá.
Hệ thống sơng ngịi bắt nguồn từ phía Tây và Tây Bắc Thành phố và tỉnh
Quảng Nam, với 2 sơng chính: sơng Cu Đê ở phía Bắc, dài 38 km, diện tích lưu
vực: 426 km2; sơng Hàn ở phía Nam, dài 204 km tính từ thượng nguồn sơng Cái,
diện tích lĩnh vực tính đến Giao Thủy - Quảng Nam là 5.180 km2.
Biển Đà Nẵng chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều, với dao
động thủy triều không lớn và biên giới ảnh hưởng triều tới các vùng thượng lưu
không xa. Trên biển có một số hiện tượng hải văn khơng bình thường như sóng lớn,
bão và nước dâng do bão (có lúc vượt quá 1 m).
1.1.1.3. Tài nguyên
Tài nguyên biển: Biển Đà Nẵng có thành phần lồi động vật khá phong phú:
58 loài phù du thuộc 34 giống, 25 họ, 7 bộ và 4 ngành; 120 loài động vật đáy thuộc
88 giống, 66 họ, 6 lớp, 4 ngành; 55 lồi san hơ cứng (phân bố ở bờ Bắc vịnh Đà
Nẵng, phía Nam và Bắc bán đảo Sơn Trà); hơn 500 lồi cá, với khoảng hơn 30 lồi
cá có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng các loại hải sản khoảng 113.000 tấn, trong đó cá
nổi khoảng 70.000 tấn, cá đáy 30.000 tấn, cịn lại là mực và tơm.
Tài ngun rừng: Theo số liệu thống kê năm 2005, tổng diện tích rừng là
60.990 ha, trong đó trên 60% là rừng đặc dụng và rừng phòng hộ. Trong rừng, phổ
biến là các loài cây họ Dẻ, họ Dầu và một số loại cây thân gỗ quý như Gụ lau, Gụ
mật; có một số loài động vật quý hiếm, đang được thế giới quan tâm bảo vệ như
Voọc vá, Trĩ sao, Gà lôi lam...


9


Tài nguyên nước: Tổng lượng nước bình quân đổ vào sơng Hàn và sơng
Cuđê vào khoảng 8 tỷ m3/năm. Đó là nguồn nước mặt khá dồi dào của thành phố
(tuy nhiên có nhược điểm là phân bố khơng đều theo thời gian). Bên cạnh đó, tiềm
năng nước ngầm ước vào khoảng 85.000 m3/ngày đêm, chưa kể các tầng chứa nước
ở phía Tây, tầng chứa nước khe nứt Avương ở Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu đang
được tiếp tục nghiên cứu đánh giá.
Khống sản: Đà Nẵng có tiềm năng phong phú về cát trắng công nghiệp và
vật liệu xây dựng như đá, cát, cuội, sỏi, đất sét. Khoáng sản kim loại và phi kim loại
có, nhưng khơng đáng kể.
Tài ngun du lịch: Với khoảng 90 km bờ biển, (17 phường giáp biển), Đà
Nẵng có nhiều bãi tắm đẹp nổi tiếng như Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, Non Nước, Nam Ô,
Xuân Thiều, Thanh Bình, Sơn Trà. Bên cạnh đó, là các khu du lịch trên đất liền,
trong đó có Bà Nà - Núi Chúa, Bán đảo Sơn Trà, thắng Hải Vân và Ngũ Hành Sơn.
Ngoài ra, nhiều tiềm năng du lịch khác cũng đang được khai thác, như du lịch sông
nước, tham quan làng nghề, các di sản văn hóa nổi tiếng của Hội An, Huế, Quảng
Nam, hệ thống các di tích Chàm từ Đà Nẵng đến Bình Thuận.
1.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội

1.1.2.1. Cơ cấu kinh tế
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế theo GDP bình quân thời kỳ 2000 - 2004 là
15,9%/năm;
GDP bình quân đầu người năm 2004 đạt 13.123.490 đồng tương đương 847
USD (theo tỷ giá 15.500/USD)
Cơ cấu kinh tế đến năm 2005 theo định hướng Công nghiệp - Dịch vụ Nông lâm ngư nghiệp.
1.1.2.2. Dân số và nguồn nhân lực
Theo Niên giám thống kê năm 2005, dân số TP. Đà Nẵng đến thời điểm
31/12/2005 có 790.191 người, trong đó nam có 384.806 người, nữ có 405.385
người; dân số thành thị chiếm 79,3% tổng số dân, dân số nông thôn chiếm 20,7%

tổng số dân. Mật độ chung của dân số là 598,9 người/km2 (mật độ dân số trên đất


10

liền là gần 622 người/km2, mật độ dân số đô thị gần 2.757 người/km2). Tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên dân số năm 2005 là 11,79%.
Tại các quận Thanh Khê và Hải Châu có mật độ dân cư cao nhất. Một trong
những nguyên nhân dẫn đến mật độ dân cư cao là do q trình đơ thị hóa, nhiều khu
dân cư mới được hình thành, các cơ sở sản xuất mở ra ngày càng nhiều nên số
lượng dân số tăng nhanh.
Dân số thành phố Đà Nẵng năm 1999 và năm 2005:
Bảng 1-1 Bảng dân số thành phố Đà Nẵng năm 1999-2005

Đơn vị hành chính

Dân

số Mật

độ Dân

số Mật

độ

(người)

(người/km²) (người)


(người/km²)

(1999)

(1999)

(2005)

(2005)

Thành phố Đà Nẵng 684.846

545,15

777.216

599

Quận Hải Châu

189.297

7.863,13

197.118

8.650

Quận Thanh Khê


149.637

16.084,81

167.830

17.126

Quận Sơn Trà

99.344

1.634,89

112.196

1.809

Quận Ngũ Hành Sơn

41.895

1.146,61

50.097

1.347

Quận Liên Chiểu


63.464

763,87

71.818

855

Quận Cẩm Lệ

...

...

71.429

2.164

Huyện Hịa Vang

141.209

191,47

106.746

211

Huyện đảo Hồng Sa


...

...

...

...

Tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân 370,97 nghìn
người, phân bố lao động trong các ngành: công nghiệp - xây dựng chiếm 34,5%,
trong nông - lâm - thủy sản chiếm 27,9%, lao động dịch vụ chiếm 37,6%.
Lực lượng lao động có chun mơn kỹ thuật chiếm gần 23% lực lượng lao
động xã hội.
1.1.2.3. Du lịch – Dịch vụ
Du lịch ở Đà Nẵng trong 10 năm qua đã có sự phát triển vượt bậc, tăng số
lượng các cơ sở hoạt động du lịch và đa dạng các loại hình du lịch. Tổng doanh thu


11

du lịch từ năm 1997 – 2006 ước tính khoảng 2.340 tỷ đồng, tăng bình quân
15,4%/năm. Tổng lượng khách du lịch khoảng 4.048 nghìn lượt người, tăng bình
quân 6,9%/năm. Phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố trong 10 năm qua đã góp
phần tạo nền tảng cho sự phát triển của ngành du lịch.
Đến cuối năm 2006, Đà Nẵng có khoảng 107 khách sạn, 34 dự án đầu tư du
lịch, trong đó có 11 dự án đầu tư nước ngoài. Nhiều dự án du lịch, các khách sạn,
nhà hàng lớn và cao cấp như: Bảo tàng Chàm, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, quy
hoạch và phát triển nghề truyền thống điêu khắc đá Non Nước, các cơng trình hạ
tầng kỹ thuật quy mô lớn như: đường du lịch ven biển Liên Chiểu – Thuận Phước,
Sơn Trà – Điện Ngọc. Các dự án du lịch tại bán đảo Sơn Trà và ven biển, khách sạn

Furama, Bamboo Green, Golden Sea, khu du lịch Bà Nà – Suối Mơ, Suối Lương,
khu du lịch Biển Đơng...được đưa vào khai thác cũng góp phần tạo sức hấp dẫn mới
để thu hút du khách.
a)

Vùng trung du phía Tây thành phố

Bà Nà - Suối Mơ là vùng cảnh quan kỳ thú cách Đà Nẵng 30km về phía Tây,
ở độ cao 1.480m, thuộc huyện Hịa Vang, có tổng diện tích 8.838 ha, khí hậu ơn
hịa, nhiệt độ trung bình là 180C, hệ động thực vật phong phú với 544 loài thực vật
bậc cao, 256 loài động vật rừng. Trong đó có các động vật quý hiếm như trĩ sao, gà
lôi lam mào trắng, chà vá chân nâu…. Bà Nà rất phù hợp với việc phát triển du lịch
nghỉ dưỡng - sinh thái kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng biển.
b)

Thắng cảnh Ngũ Hành Sơn - Non Nước

Ngũ Hành Sơn là một cụm núi đá vôi, cẩm thạch nằm trên một dải cát dài
2km, rộng 800m. Ngũ Hành Sơn nổi tiếng với các hang động như Huyền Không,
Hoa Nghiêm, Linh Nham,... và các chùa chiền cổ tự, các di tích văn hóa lịch sử
khác nhau. Năm 1980 Bộ Văn hóa Thơng tin đã xếp hạng Ngũ Hành Sơn là di tích
lịch sử văn hóa và danh thắng quốc gia.
c)

Khu Nam Hải Vân

Nằm ở phía Bắc thành phố, ở độ cao 496m trên đường xuyên Việt Bắc Nam,
dài 20km. Khu bảo tồn Hải Vân có diện tích 10.850ha, có 501 loài thực vật bậc cao,



12

205 lồi chim, thú. Hải Vân là nơi có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, là điểm dừng
chân lý tưởng của du khách đi đường bộ trong tuyến du lịch Đà Nẵng - Huế.
d)

Bán đảo Sơn Trà

Là khu bảo tồn thiên nhiên nằm phía Đơng Bắc thành phố Đà Nẵng, nằm
trên khối núi đá granit, đỉnh cao nhất 696m, có diện tích 4.370 ha với 985 lồi thực
vật bậc cao, trong đó có 22 lồi q hiếm, 287 lồi động vật, trong đó có những lồi
đặc biệt q hiếm như voọc, chà vá,... cần được bảo vệ. Sơn Trà có 3 bãi tắm đẹp:
Bãi Bắc (nằm về phía Đơng Bắc) khoảng 5 ha, bãi Tiên Sa (phía Tây Bắc) và bãi
Nam (hướng Đông Nam).
e)

Bãi biển

Đà Nẵng nổi tiếng với những bãi biển cát vàng còn hoang sơ chạy dài hàng
cây số, nước trong xanh và ấm áp quanh năm. Bãi biển Mỹ Khê của Đà Nẵng đã
được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh.


Bãi biển Nam Ơ



Bãi biển Xn Thiều




Bãi biển Thanh Bình



Bãi biển Mỹ Khê



Bãi biển Bắc Mỹ An



Bãi biển Non Nước

1.1.2.4. Y tế
Tại thành phố Đà Nẵng hiện có 17 bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, 11
trung tâm y tế quận huyện, 47 trạm y tế xã phường và trên 700 phòng khám chữa
bệnh tư nhân. Cùng với sự hình thành của trường Đại học Y Dược và trường Đại
học Kỹ thuật Y Dược trên địa bàn thành phố, Đà Nẵng đang hướng đến mục tiêu trở
thành trung tâm y tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước. Cung cấp
nguồn nhân lực và dịch vụ y tế chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.


13

1.1.2.5. Giáo dục và Đào tạo
Đà Nẵng hiện là trung tâm giáo dục & đào tạo lớn nhất của khu vực miền
Trung - Tây Nguyên và thứ 3 cả nước (sau Hà Nội và T.P Hồ Chí Minh). Hiện nay

trên địa bàn thành phố có 12 trường đại học, học viện; 13 trường cao đẳng; nhiều
trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và hơn 200 trường học từ bậc
học phổ thông tới ngành học mầm non. Theo Đề án phát triển Đại học Đà Nẵng đến
năm 2015 đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt, sắp tới trên địa bàn thành phố
sẽ có thêm một số trường đại học, viện nghiên cứu được thành lập như: Đại học
Quốc tế, Đại học Y Dược (Nâng cấp từ khoa Y - Dược hiện nay), Đại học Kỹ thuật
Y Dược (Nâng cấp từ trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế TW II), Đại học Mở, Viện
Đào tạo Sau đại học.
1.2.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC

1.2.1.

Khái niệm E-manifest, E-card

E-manifest, E-card là cụm từ viết tắt của Electric – manifest và Electric – card:
có nghĩa là chứng từ điện tử và thẻ điện tử.
- Chứng từ điện tử : là chứng từ ở dạng thông điệp dữ liệu. ( Nguồn: Nghị định
số 57/2006/NĐ-CP)
- Thông điệp dữ liệu: là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận hoặc được
lưu trữ bằng phương tiện điện tử ( Nguồn: Nghị định số 57/2006/NĐ-CP)
- Thẻ điện tử: là thẻ chứa các thông tin ở dạng điện tử. Các thông tin này sẽ
được truy xuất trên màn hình khi qua đầu đọc thẻ.
1.2.2.

Một số ứng dụng của E-manifest, E-card

Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ e-manifest, e-card trong quản lý nói
chung và quản lý CTNH nói riêng đã được triển khai tại nhiều nước trên thế giới.

Tại Mỹ và Canada (nguồn , ) đã
ứng dụng công nghệ e-mainifest trong hải quan giúp cho các thủ tục Hải quan xuất
nhập khẩu được nhanh chóng và thuận lợi. Công nghệ này dựa trên nền tảng ứng
dụng web và xử lý thông tin tự động giúp:
- Số hóa hồn tồn hệ thống khai báo


14

- Truy cập nhanh chóng, tiện ích
- Tự động thơng báo cho các đối tượng liên quan kết quả xử lý
- Lưu lại kết quả xử lý trong một giai đoạn dài thông tin liên quan tới đối tượng
quản lý.
Tại Mỹ, công nghệ e-manifest trong quản lý chất thải nguy hại được ứng
dụng cho các thành phố lớn từ những năm 80 của thế kỷ trước. Trong cơng trình của
DAVID

PEKELNEY,

1990.

HAZARDOUS

WASTE

GENERATION,

RECLAMATION, AND DISPOSAL: CALIFORNIA’S MANIFEST SYSTEM
AND THE CASE OF HALOGENATED SOLVENTS. Journal of Hazardous
Materials, 23 (1990) 293-315. Có thể dịch ra tiếng Việt (sự phát sinh, vận chuyển,

tái chế và chôn lấp CTNH: hệ thống manifest của California và trường hợp nghiên
cứu cụ thể về dung môi Halogen).
California là một trong những bang đầu tiên ở Mỹ ứng dụng hệ thống này để
vận chuyển chất thải nguy hại từ nơi phát sinh chất thải đến bãi chơn lấp cuối cùng.
Mục đích của hệ thống này là quan trắc quá trình vận chuyển và ngăn chặn sự thải
bỏ bất hợp pháp chất thải nguy hại. Hệ thống này được thiết kế để cung cấp các
thơng tin về các dịng chất thải nguy hại như: số lượng, các loại chất thải, và
phương pháp chôn lấp. Hệ thống kê khai cũng được thiết kế để cung cấp các thông
tin về thành phần của chất thải cho những người vận chuyển và các cá nhân khác
trong trường hợp khẩn cấp. Vì vậy, họ có thể bảo vệ được sức khỏe cho mình cũng
như bảo vệ môi trường . Đồng thời, hệ thống này được dùng để lưu trữ hồ sơ và
xuất báo cáo. Bài báo trên cũng đã phân tích những bước đi ban đầu, những thuận
lợi và khó khăn trong áp dụng trên ví dụ của bang California, Mỹ.
Ở Nhật, hệ thống Manifest đã triển khai từ năm 1990. Trên toàn nước Nhật
đã thống nhất mẫu giấy dùng trong hệ thống chứng từ giấy khi xử lý chất thải cơng
nghiệp. Ngồi ra, từ năm 1998, Nhật Bản bắt buộc phải phát hành chứng từ đối với
chất thải trong tất cả các ngành công nghiệp, và hiện nay, mỗi năm có đến khoảng
45 triệu bản khai được phát hành trên toàn quốc.


×