Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn đô thị huyện cần giờ tp hồ chí minh đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 100 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

--------------------

BÙI PHAN QUỲNH CHI

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ NGHIÊN CỨU
ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH QUẢN LÝ TỔNG HỢP
CHẤT THẢI RẮN ĐƠ THỊ HUYỆN CẦN GIỜ
- THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ NGÀNH
: 60.85.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7 NĂM 2010


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trung Việt

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS.TS Đinh Xuân Thắng

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. Lê Thị Hồng Trân

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:


HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Ngày 22 tháng 7 năm 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
_________________

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________________

Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và Tên học viên
Ngày, tháng, năm sinh
Chuyên ngành

: BÙI PHAN QUỲNH CHI
Giới tính: Nữ
: 21-10-1983
Nơi sinh : Tp.HCM
: Quản lý môi trường MSHV : 02606596

I.

TÊN ĐỀ TÀI: Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu, đề xuất mơ hình quản
lý tổng hợp chất thải rắn đơ thị huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí

Minh đến năm 2020.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG
- Điều tra điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội ở huyện Cần Giờ.
- Nghiên cứu thu thập các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề
nghiên cứu.
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn tại huyện Cần Giờ.
- Đề xuất mơ hình quản lý tổng hợp chất thải rắn đô thị huyện Cần Giờ
huyện Cần Giờ.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: Tháng 02 năm 2008
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: Tháng 7 năm 2010
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN TRUNG VIỆT
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
CN BỘ MÔN QL
CHUYÊN NGÀNH

TS. NGUYỄN TRUNG VIỆT
Nội dung và đề cương luận văn thạc sỹ đã được Hội đồng chuyên ngành thơng qua.
Ngày......Tháng......Năm…….
TRƯỞNG PHỊNG ĐT-SĐH
TRƯỞNG KHOA QL NGÀNH


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh
đã cho Tơi những những năm tháng học tập đầy ý nghĩa.
Xin trân trọng biết ơn quý Thầy, Cô giảng dạy tại Khoa Môi trường – trường
Đại học Bách Khoa, Quý Thầy, Cô thỉnh giảng từ các trường khác đã truyền đạt
nhiều kiến thức và bài học bổ ích.
Xin gửi lời cám ơn đến các Anh/chị phịng Tài ngun - Mơi trường và Cơng
ty Dịch vụ cơng ích huyện Cần Giờ đã cung cấp các thơng tin bổ ích phục vụ thực

hiện luận văn.
Đặc biệt, xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
TS. Nguyễn Trung Việt – giáo viên hướng dẫn, Trưởng phòng Quản lý
Chất thải rắn Sở Tài nguyên và Mơi trường đã tận tình hướng dẫn, động viên, cung
cấp nguồn tài liệu, kiến thức và tạo mọi điều kiện để giúp đỡ Tơi trong suốt q
trình thực hiện luận văn cao học, đồng thời cung cấp cho Tôi nhiều ý kiến chun
mơn q báu để Tơi có thể hồn tất luận văn này; các đồng nghiệp Phòng quản lý
chất thải rắn đã hỗ trợ cho Tôi trong thời gian tơi hồn thành luận văn và những
người bạn ln ủng hộ, giúp đỡ Tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Xin luôn ghi nhớ sự động viên, giúp đỡ của các và các anh chị em, các đồng
nghiệp cùng các bạn học viên trong suốt thời gian qua.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2010
Tác giả


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Với điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý thuận lợi, huyện Cần Giờ có nhiều tiềm
năng phát triển kinh tế - xã hội, du lịch sinh thái rừng – biển, điều này sẽ kéo theo
quá trình phát triển kinh tế và gia tăng dân số mạnh mẽ trong những năm tới.
Chất thải rắn là một trong những vấn đề lớn về môi trường ở các đô thị phát
triển và quản lý chất thải rắn là một trong những tiêu chí trong cơng tác bảo vệ môi
trường. Tuy vậy, công tác quản lý chất thải rắn hiện nay ở huyện Cần Giờ chưa tốt,
chất thải thu gom chỉ đạt 60%, công nghệ xử lý và trang thiết bị lạc hậu khơng có
khả năng đáp ứng nhu cầu quản lý trong thời gian tới.

Với tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch, tuy nhiên đến hiện nay huyện Cần
Giờ vẫn chưa có một qui hoạch định hướng về quản lý mơi trường nói chung và
quản lý chất thải rắn nói riêng, do đó cần xây dựng mơ hình quản lý tổng hợp chất
thải rắn đơ thị huyện Cần Giờ dựa trên các mơ hình đã áp dụng ở các quốc gia phát
triển. Đề tài đưa ra các mơ hình thực hiện và phân kỳ thực hiện cho các giai đoạn,

có thể áp dụng triển khai thực hiện bắt đầu từ năm 2010.


SUMMARY

With convenient natural condition and geographical position, Can Gio
District has many development potentials in socioeconomic, forest – beach
ecotourism which will impulse economic development and population increased
dramatically in next recent years.
Solid waste is one of big environmental problem in developed urban areas.
Solid waste management is one of criteria in environmental protection. However,
the current solid waste management situation in Can Gio district is not good,
collected volume only gained 60% treatment capacity together with backward
equipments, which cannot meet management requirement in next period.

Although having development potential in economy and tourism, Can Gio
District until now still does not have orientation plan in environmental management
in general and solid waste management in particular. So it is necessary to build
municipal solid waste general management model for Can Gio District based on
models applied in developed countries. This subject supplies implementing models
and parts for periods, which could be executed at the beginning of 2010.


Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn đơ
thị cho huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
TĨM TẮT
DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI..........................................................................1
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................5
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................6
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...............................................................................6
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................7
6. Ý NGHĨA LUẬN VĂN .......................................................................................8
7. GIỚI HẠN CỦA LUẬN VĂN............................................................................8
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ.......................................................................................10
1.1. Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản ......................................................10
1.2. Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị..........................................................11
1.3. Quản lý tổng hợp chất thải rắn đô thị .........................................................13
1.4. Một số lý thuyết về quản lý chất thải rắn đô thị.........................................14
1.4.1. Tư nhân hóa hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị ............................14
1.4.2. Quản lý chất thải rắn theo định hướng đô thị sinh thái.....................15
1.4.3. Quản lý chất thải rắn theo 3R...............................................................16
1.5. Kinh nghiệm quản lý CTR ở một số khu vực .............................................16
1.5.1. Nhật Bản .................................................................................................16
1.5.2. Cù lao Chàm - thành phố Hội An tỉnh Quảng Nam ...........................18
1.5.3. Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................20
1.5.4. Nhận xét ..................................................................................................26
CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ HUYỆN
CẦN GIỜ
.........................................................................................................28
2.1. Khái quát tình hình KT - XH huyện Cần Giờ............................................28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................28
2.1.2. Đặc điểm KT-XH ...................................................................................31

2.1.3. Cơ sở hạ tầng ..........................................................................................33
2.2. Hiện trạng nguồn phát sinh, khối lượng và thành phần chất thải rắn ....35
GVHD: TS.Nguyễn Trung Việt

82

HVTH: Bùi Phan Quỳnh Chi


Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn đơ
thị cho huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
2.3. Hệ thống kỹ thuật quản lý CTR...................................................................38
2.3.1. Hiện trạng lưu chứa CTR tại nguồn ....................................................38
2.3.2. Công đoạn quét dọn rác đường phố.....................................................39
2.3.3. Công đoạn thu gom................................................................................40
2.3.4. Công đoạn vận chuyển...........................................................................43
2.3.5. Công tác xử lý.........................................................................................44
2.4. Hệ thống quản lý nhà nước ..........................................................................46
2.4.1. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................46
2.4.2. Hiện trạng nhân sự ................................................................................49
2.4.3. Hiện trạng trang thiết bị........................................................................49
2.4.4. Kinh phí thực hiện .................................................................................50
2.5. Quan điểm và mục tiêu quản lý tổng hợp chất thải rắn đô thị .................51
2.5.1. Quan điểm...............................................................................................51
2.5.2. Mục tiêu ..................................................................................................52
CHƯƠNG 3 DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG PHÁT SINH VÀ ĐỀ XUẤT HỆ
THỐNG KỸ THUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐƠ THỊ HUYỆN CẦN GIỜ
.........................................................................................................54
3.1. Thuyết minh tính tốn và dự báo về nguồn và khối lượng .......................54
3.2. Đánh giá khả năng tái chế CTR...................................................................55

3.3. Lựa chọn hệ thống kỹ thuật quản lý CTR ..................................................56
3.3.1. Thu gom CTR huyện Cần Giờ và vận chuyển về Công trường xử lý
Đa Phước – huyện Bình Chánh:..........................................................................56
3.3.2. Thu gom CTR tại huyện Cần Giờ và vận chuyển đến công trường xử
lý của huyện...........................................................................................................57
3.4. Phân loại và lưu trữ CTR tại nguồn ............................................................59
3.4.1. Mục tiêu phân loại CTR tại nguồn.......................................................59
3.4.2. Nội dung thực hiện.................................................................................59
3.5. Phương thức thu gom....................................................................................60
3.6. Phương thức vận chuyển ..............................................................................61
3.7. Phương thức xử lý .........................................................................................62
CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ
HUYỆN CẦN GIỜ.......................................................................................................66
4.1. Phương thức giao và nhận dịch vụ công .....................................................66
4.2. Cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý nhà nước về chất thải rắn đơ thị..........67
4.3. Nhân sự...........................................................................................................69
4.4. Kinh phí thực hiện.........................................................................................70
4.5. Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ......................................70
4.6. Chương trình hành động ..............................................................................71
4.7. Kế hoạch triển khai thực hiện ......................................................................72
GVHD: TS.Nguyễn Trung Việt

83

HVTH: Bùi Phan Quỳnh Chi


Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn đơ
thị cho huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................74

5.1. KẾT LUẬN ....................................................................................................74
5.2. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................75
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………………76

GVHD: TS.Nguyễn Trung Việt

84

HVTH: Bùi Phan Quỳnh Chi


Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn đơ
thị cho huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1

Tỷ lệ phân bố dân cư thành thị và nông thôn........................................................ 32

Bảng 2.2

Dân số và tốc độ gia tăng dân số qua các năm ..................................................... 32

Bảng 2.3

Nguồn phát sinh và loại chất thải rắn đô thị tại huyện Cần Giờ........................... 35

Bảng 2.4


Khối lượng CTR đô thị thu gom và xử lý của huyện Cần Giờ qua các năm........ 37

Bảng 2.5

Mức phí và tỷ lệ thu phí thu ở các xã.................................................................... 41

Bảng 3.1

Khối lượng CTR đô thị ước tính đến năm 2020 ................................................... 55

Bảng 3.2

Ưu nhược điểm của những phương pháp xử lý CTR sinh hoạt hiện nay ............. 62

Bảng 3.3

Khối lượng mùn hữu cơ thu được từ bãi chôn lấp................................................ 65

Bảng 4.1 Kế hoạch triển khai thực hiện các chương trình ..........................................73

GVHD: TS.Nguyễn Trung Việt

80

HVTH: Bùi Phan Quỳnh Chi


Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn đơ
thị cho huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020


DANH MỤC HÌNH
Hình 0.1

Khu dự trữ sinh quyển huyện Cần Giờ ................................................................... 2

Hình 0.2

Bãi chơn lấp CTR ( xã Lý Nhơn)............................................................................ 3

Hình 1.1

Hệ thống kỹ thuật quản lý CTR đơ thị.................................................................. 13

Hình 1.2

Hình ảnh về hệ thống qt dọn, thu gom, trung chuyển, vận chuyển và xử lý chất

thải rắn tại TP.HCM.................................................................................................................. 24
Hình 2.1

Bản đồ vị trí địa lý huyện Cần Giờ ....................................................................... 29

Hình 2.2

Thành phần CTR tại huyện Cần Giờ .................................................................... 36

Hình 2.3

Khối lượng chất thải thu gom và xử lý qua các năm ............................................ 37


Hình 2.4

Hiện trạng thu gom CTR ở huyện Cần Giờ .......................................................... 42

Hình 2.5

Hệ thống tổ chức quản lý CTR đô thị huyện Cần Giờ.......................................... 48

Hình 4.1

Mơ hình quản lý nhà nước về CTR đô thị ............................................................ 68

GVHD: TS.Nguyễn Trung Việt

81

HVTH: Bùi Phan Quỳnh Chi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CTR: Chất thải rắn
DVCI: Dịch vụ cơng ích
KT- XH: kinh tế - xã hội
NĐ-CP: nghị định – chính phủ
RDL: Rác dân lập
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TN&MT: Tài nguyên và môi trường
TTg: thủ tướng
UBND: Ủy ban nhân dân



Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn đơ
thị cho huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Huyện Cần Giờ là một trong những huyện có diện tích lớn nhất TP.HCM, như

một cù lao nằm tách biệt hẳn với thành phố về phía Đơng Nam; là huyện ven biển duy
nhất của thành phố có các mặt giáp với các tỉnh (Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng
Tàu và Tiền Giang) và được UNESO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới với
diện tích rừng ngập mặn trên 30.000 ha. Đây là điểm nổi bật về địa lý sinh thái của
huyện Cần Giờ mà các quận huyện khác khơng có. Theo điều chỉnh quy hoạch xây
dựng chung TP.HCM đến năm 2025, thành phố đã xác định quy hoạch phát triển Cần
Giờ với chức năng Bảo vệ khu dự trữ sinh quyển thế giới (không thực hiện xây dựng
trong khu vực dự trữ sinh quyển), khai thác du lịch, thương mại dịch vụ, nông lâm ngư
nghiệp và công nghiệp nhẹ - xây dựng và theo quy hoạch giao thơng TP.HCM - đến
trước năm 2020 vẫn chưa hồn thành cầu nối liền giữa huyện Cần Giờ với khu vực
khác. Như vậy, với nhiệm vụ quy hoạch chung của huyện Cần Giờ thì vấn đề mơi
trường cần phải được quan tâm chặt chẽ và xem xét một cách thận trọng; đặc biệt là
mơi trường đất, nước, khơng khí và rừng cần được bảo vệ và phát triển theo hướng bền
vững và thích ứng với Biến đổi khí hậu. Phát triển KT-XH phải đi đôi với vấn đề bảo
vệ môi trường, trong đó phải chú trọng đến cơng tác phịng ngừa để ngăn chặn những
sự cố có thể xảy ra. Các vấn đề này phải được thể hiện cụ thể trong quy hoạch quản lý
mơi trường chung và các chương trình hành động bảo vệ môi trường của huyện. Tuy
nhiên, đến hiện nay huyện Cần Giờ vẫn chưa có một quy hoạch định hướng về quản lý
mơi trường nói chung. Điều này thể hiện sự bất cập trong định hướng phát triển kinh tế
và bảo vệ môi trường.


GVHD: TS.Nguyễn Trung Việt

1

HVTH: Bùi Phan Quỳnh Chi


Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn đơ
thị cho huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020

Hình 0.1

Khu dự trữ sinh quyển huyện Cần Giờ

Hiện tại, ô nhiễm môi trường từ sản xuất và sinh hoạt của người dân vẫn chưa
tác động lớn đến môi trường sinh thái chung của huyện, ô nhiễm môi trường hiện nay
tác động trong phạm vi hẹp như mùi hôi và nước rỉ rác từ các bãi chôn lấp rác lộ thiên,
nước thải sinh hoạt,.....Tuy nhiên trong tương lai, song song với việc phát triển kinh tế,
huyện Cần Giờ sẽ phải đối mặt với các vấn đề môi trường ở mức độ cao hơn, đa dạng
hơn. Do yêu cầu phát triển kinh tế và phục vụ dân sinh, nhiều hạng mục cơng trình sẽ
thực hiện như khu đơ thị lấn biển, các khu dân cư tập trung, trường học, công viên, khu
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, ...Cùng với sự phát triển kinh tế, sự gia tăng dân số tự
nhiên và cơ học kéo theo lượng chất thải nói chung và CTR đơ thị nói riêng phát sinh
ngày càng nhiều.
Hiện trạng cơ sở hạ tầng của huyện chưa phát triển đồng bộ, giao thơng khó
khăn giữa các khu vực do chủ yếu là đường đất đỏ và sỏi nhỏ, cầu nối liền giữa huyện
Cần Giờ với hệ thống giao thông chung của thành phố chưa có, hệ thống kênh rạch
chằng chịt và dân cư không tập trung, phân tán ở khu vực nơng thơn nên khó khăn
trong cơng tác thu gom và quản lý CTR đô thị. Khối lượng CTR đô thị phát sinh hiện

nay khoảng 35 tấn/ngày, dự báo khối lượng CTR đô thị phát sinh đến năm 2020 tăng
đến trên 200 tấn/ngày. Tuy nhiên hệ thống quản lý CTR đô thị của huyện vẫn chưa đáp
GVHD: TS.Nguyễn Trung Việt

2

HVTH: Bùi Phan Quỳnh Chi


Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn đơ
thị cho huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
ứng được nhu cầu như : trang thiết bị thiếu và không đảm bảo về yếu tố kỹ thuật, môi
trường ; nhân sự không được đào tạo chuyên môn về môi trường cũng như chuyên sâu
về quản lý môi trường sinh thái; hệ thống thu gom CTR lạc hậu, CTR được chôn lấp
trực tiếp xuống đất và không theo qui chuẩn kỹ thuật của Bộ xây dựng.

Hình 0.2

Bãi chơn lấp CTR ( xã Lý Nhơn)

Với thực tế hiện nay và xét về lâu dài, nếu khơng có sự quan tâm đúng mức của
huyện Cần Giờ về quản lý CTR đơ thị thì dễ xảy ra những vấn đề sau :
-

Chất thải rắn thải bừa bãi vào môi trường ngày càng nhiều

Dịch vụ thu gom CTR tại nguồn chưa kịp đáp ứng và ý thức người dân về bảo
vệ môi trường chưa cao dễ dẫn đến tình trạng CTR thải bỏ bừa bãi vào môi trường
xung quanh. Các nguồn thải bỏ CTR bừa bãi bao gồm:
(1) Các khu dân cư, cụm dân cư được hình thành trong khi hệ thống dịch vụ về thu

gom vận chuyển CTR đô thị chưa kịp đáp ứng dẫn đến tình trạng CTR thải bỏ tràn lan
vào các khu đất trống, vơ hình trung hình thành các bãi rác tự phát trong khu dân cư.

GVHD: TS.Nguyễn Trung Việt

3

HVTH: Bùi Phan Quỳnh Chi


Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn đơ
thị cho huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
(2) Các hộ dân sống ở khu vực nông thôn – đất rộng, người thưa và các hộ dân canh
giữ rừng, các hộ dân sống ven kênh rạch toàn bộ lượng CTR phát sinh không được thu
gom và thải trực tiếp vào trong môi trường – rừng, kênh rạch, sông,...CTR từ nguồn
này thải ra không tập trung và không cao, tuy nhiên đối với CTR khó phân hủy (bao
nilon, chai lọ...) thì tồn tại rất lâu trong mơi trường tự nhiên gây mất mỹ quan khu vực.
(3) Hoạt động du lịch sinh thái trên sông từ du khách; các hộ chài lưới, đánh bắt trên
sông bằng ghe: thông thường, các ghe tàu chở khách tham quan và các ghe chài lưới
không trang bị thùng chứa rác nên người dân vô tư vẫn thải các loại chất thải xuống
sông.
Trong tương lai, huyện Cần Giờ phát triển chủ yếu dựa vào du lịch và dịch vụ,
lượng khách tham quan và nghĩ dưỡng ngày càng nhiều. Hình ảnh CTR bị thải ra bừa
bãi ở khắp mọi nơi: chợ, bến phà, bến sông, trên sông, rừng,... sẽ tạo phản ứng không
tốt đối với du khách, mất thiện cảm về khu vực được đưa vào danh sách khu dự trữ
sinh quyển thế giới trong khi vấn đề về quản lý CTR không được bảo đảm.
-

Ơ nhiễm mơi trường trong hoạt động thu gom, vận chuyển


CTR được thu gom tại nguồn hoặc các điểm hẹn và vận chuyển thẳng đến bãi
chôn lấp của huyện. Các xe này đã quá hạn sử dụng, không được đầu tư mới, xe không
đạt yêu cầu vận chuyển làm rơi nước rỉ rác, chất thải gây ô nhiễm môi trường và mất
mỹ quan đô thị.
- Quỹ đất phục vụ cho chôn lấp CTR gia tăng và tăng ô nhiễm môi trương
Do không thuận lợi trong vận chuyển CTR bằng đường bộ từ Cần Giờ đến bãi
chôn lấp CTR tập trung của thành phố, CTR tại huyện Cần Giờ được thu gom và tự xử
lý tại chỗ. Các bãi chôn lấp này khơng có lớp lót đáy và khơng có hệ thống thu gom
hay xử lý nước rỉ rác. Hiện nay, các bãi chôn lấp này đã và sắp hết công suất sử dụng.
Với khối lượng CTR gia tăng, đòi hỏi phải mở rộng diện tích chơn lấp CTR hoặc tìm
các khu đất khác để phục vụ cho công tác chôn lấp CTR. Về mặt kinh tế, đây là biện
pháp tốn ít chi phí trong giai đoạn hiện tại; tuy nhiên xét về mặt môi trường, phương

GVHD: TS.Nguyễn Trung Việt

4

HVTH: Bùi Phan Quỳnh Chi


Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn đơ
thị cho huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
pháp này không đảm bảo và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, đặc biệt là ảnh
hưởng đến hệ sinh thái rừng ngập mặn do những hệ lụy tiếp theo và ngân sách nhà
nước tốn nhiều chi phí và thời gian để có thể khơi phục hiện trạng ban đầu.
TP.HCM là một trong mười thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề của Biến đối khí
hậu. Theo kịch bản Biến đổi khí hậu, mực nước biển đến năm 2100 sẽ dâng từ 1m đến
1,5 m, khi đó huyện Cần Giờ là huyện bị ảnh hưởng ngập úng nặng nề thứ hai sau
huyện Bình Chánh. Do đó, trong quy hoạch phát triển huyện Cần Giờ nói chung và
phát triển hệ thống quản lý CTR nói riêng, cần quan tâm đến xu thế của diễn biến Biến

đổi khí hậu và giảm những tác động ảnh hưởng đến Biến đổi khí hậu.
Với vị trí địa lý và tầm quan trọng của huyện Cần Giờ như trên, cũng như hiện
trạng toàn hệ thống quản lý CTR hiện tại không thể đáp ứng kịp yêu cầu phát triển KTXH của huyện trong tương lai, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng
và nghiên cứu đề xuất mơ hình quản lý tổng hợp CTR đô thị huyện Cần Giờ - TP.HCM
đến năm 2020”, góp phần nâng cao năng lực quản lý CTR đô thị tại huyện Cần Giờ
phục vụ tốt hơn cho tương lai, hạn chế những ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu lên tồn
khu vực.
2.

MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu chính của đề tài là “Đề xuất mơ hình quản lý tổng hợp CTRĐT huyện

Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020”.
Thực hiện mục tiêu chính nhằm đáp ứng các mục tiêu về môi trường, KT – XH
như sau :
-

Môi trường: hệ thống quản lý CTR đô thị phải đảm bảo toàn bộ lượng chất thải

được thu gom và xử lý triệt để. Giảm khối lượng chất thải phát sinh và sử dụng
những sản phẩm thân thiện với mơi trường.
-

Kinh tế: Chi phí thực hiện cho cơng tác quản lý CTR đô thị huyện Cần Giờ hợp

lý, đảm bảo hệ thống quản lý CTR đơ thị góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ du
lịch sinh thái của địa phương.
GVHD: TS.Nguyễn Trung Việt

5


HVTH: Bùi Phan Quỳnh Chi


Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn đơ
thị cho huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
-

Xã hội: góp phần nâng cao nhận thức và chất lượng sống của người dân.

3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống quản lý nhà nước: cấu trúc bộ máy quản lý nhà nước, nhân sự, cơ sở vật
chất, văn bản pháp qui, tài chánh liên quan đến quản lý CTR đô thị.
Hệ thống kỹ thuật: hệ thống tồn trữ tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR
đô thị.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là hệ thống quản lý CTR đô thị trong phạm vi địa bàn huyện
Cần Giờ.
4.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
(1) Thu thập tài liệu các vấn đề liên quan đến hệ thống quản lý CTR đô thị;
(2) Thu thập các tài liệu về quản lý CTR đô thị ở Nhật Bản, Cù Lao Chàm –

thành phố Hội An và TP.HCM để vận dụng xây dựng mơ hình quản lý tổng hợp
CTR đô thị phù hợp cho huyện Cần Giờ ;

(3) Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng hiện trạng KT-XH,
hạ tầng kỹ thuật và định hướng phát triển của huyện Cần Giờ đến năm 2020.
(4) Tổng hợp hiện trạng hệ thống quản lý CTR đô thị huyện Cần Giờ (từ tài
liệu, điều tra và khảo sát) và dự báo khối lượng CTR đô thị phát sinh đến năm
2020:
-

Nguồn phát sinh, khối lượng và thành phần CTR đô thị;

-

Hệ thống quản lý nhà nước: tổ chức, cơ cấu nhân sự, tài chính và tổ chức thực

hiện.
-

Hệ thống kỹ thuật: hệ thống lưu trữ tại nguồn; quét dọn, thu gom, vận chuyển và

xử lý CTR đô thị.

GVHD: TS.Nguyễn Trung Việt

6

HVTH: Bùi Phan Quỳnh Chi


Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn đơ
thị cho huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
-


Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh.

-

Đánh giá các vấn đề liên quan đến hệ thống quản lý CTR đô thị dựa trên hiện

trạng và định hướng phát triển KT-XH; hiện trạng hệ thống quản lý CTR đô thị và
dự báo khối lượng CTR đô thị phát sinh làm cơ sở xác định mục tiêu hệ thống quản
lý CTR đô thị cần đạt được theo giai đoạn đảm bảo mục tiêu phát triển KT-XH đi
đôi với bảo vệ môi trường.
(5) Đề xuất hệ thống quản lý tổng hợp CTR đô thị và kế hoạch triển khai thực
hiện
Đề xuất mơ hình quản lý tổng hợp CTR đơ thị bao gồm mơ hình hệ thống kỹ
thuật và mơ hình quản lý nhà nước;
Xác định lộ trình, kế hoạch triển khai thực hiện.
5.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập thông tin
Thu thập các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; văn bản, báo
cáo liên quan đến quản lý CTR đô thị từ UBND huyện và Công ty DVCI huyện Cần
Giờ;
Thu thập các phiếu điều tra, khảo sát tại các hộ gia đình, các đơn vị kinh doanh
dịch vụ, Cơng ty DVCI, Phòng TN & MT huyện Cần Giờ;
Phỏng vấn trực tiếp, ghi nhân thông tin từ cán bộ quản lý của Cơng ty DVCI,
Phịng TN & MT huyện Cần Giờ;
Tiến hành khảo sát thực tế về tình hình hoạt động quét dọn, thu gom, vận
chuyển CTR đô thị ở huyện Cần Giờ để có cái nhìn tổng qt cho tồn bộ hệ thống;

Thu thập các văn bản pháp quy hiện có tại: Sở TN & MT TP.HCM và trên mạng
internet.

GVHD: TS.Nguyễn Trung Việt

7

HVTH: Bùi Phan Quỳnh Chi


Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn đơ
thị cho huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
Nghiên cứu mơ hình quản lý CTR đơ thị đang áp dụng tại thành phố Hồ Chí
Minh và Cù Lao Chàm – Thành phố Hội An để xây dựng mơ hình quản lý tổng hợp
CTRĐT huyện Cần Giờ.
Phương pháp thống kê, so sánh
Từ kết quả khảo sát và thu thập thông tin, sử dụng phần mềm excel để thống kê
và phân tích dữ liệu phục vụ cho đề tài.
Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến chuyên gia đang công tác trong lĩnh vực quản lý CTR đô thị
tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
6.

Ý NGHĨA LUẬN VĂN

Ý nghĩa khoa học
Nội dung nghiên cứu của đề tài là cơ sở để thay đổi tư duy quản lý Nhà nước
hiện nay, chuyển đổi từ tư duy quản lý thụ động “giải quyết sự cố môi trường” sang tư
duy quản lý chủ động “ngăn ngừa và bảo vệ môi trường”.
Ý nghĩa thực tiễn

Với kết quả nghiên cứu của đề tài, Sở Tài ngun và Mơi trường và UBND
huyện Cần Giờ hồn tồn có thể áp dụng vào thực tiễn quản lý CTR đô thị tại huyện
Cần Giờ để vận hành hệ thống tốt hơn trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
Tính mới luận văn
Lần đầu tiên đề xuất mơ hình quản lý tổng hợp CTR đô thị huyện Cần Giờ đến
năm 2020 với hệ thống quản lý nhà nước và hệ thống kỹ thuật đồng bộ đáp ứng yêu
cầu phát triển của huyện trong tương lai.
7.

GIỚI HẠN CỦA LUẬN VĂN

Đối tượng nghiên cứu

GVHD: TS.Nguyễn Trung Việt

8

HVTH: Bùi Phan Quỳnh Chi


Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn đơ
thị cho huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
Theo điều chỉnh quy hoạch xây dựng chung của thành phố, huyện Cần Giờ
không chú trọng phát triển các ngành cơng nghiệp, chỉ hình thành cụm cơng nghiệp
nhẹ ở phía Bắc huyện. Do đó, khối lượng chất thải cơng nghiệp và nguy hại phát sinh
trong quá trình sản xuất trên địa bàn huyện Cần giờ không đáng kể và có thể kiểm sốt
được. Do đó, đối tượng nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung vào CTR phát sinh từ
hoạt động sinh hoạt của người dân và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Đối tượng nghiên cứu không bao gồm CTR phát sinh từ hoạt động nông nghiệp,
chất thải từ nuôi trồng thủy sản, bùn hầm cầu, bùn nạo vét, chất thải xây dựng và chất

thải công nghiệp, chất thải y tế.
Phương pháp nghiên cứu
Chưa áp dụng phương pháp mơ hình hóa, ma trận trong nghiên cứu để định
lượng cụ thể các tác động đến hệ thống quản lý và kỹ thuật. Các phương pháp này đòi
hỏi phải có dữ liệu cụ thể và được cập nhật thường xuyên. Vì vậy, tác giả chưa sử dụng
các phương pháp này trong xây dựng và đánh giá mơ hình.

GVHD: TS.Nguyễn Trung Việt

9

HVTH: Bùi Phan Quỳnh Chi


Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn đơ
thị cho huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN ĐƠ THỊ
Quản lý mơi trường nói chung và quản lý CTR nói riêng là những lĩnh vực mới
trong quản lý đơ thị của TP.HCM, trong đó có huyện Cần Giờ. Vì vậy, việc xây dựng
hệ thống khái niệm và định nghĩa cơ bản một cách hợp lý và chính xác về các vấn đề
liên quan đến CTR sẽ góp phần khơng nhỏ trong cơng tác quản lý hành chính và kỹ
thuật, cũng như thực hiện luật pháp một cách chặt chẽ.
1.1.

Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản
Chất thải rắn
CTR là tất cả các chất thải, phát sinh từ các hoạt động của con người và động vật,


thường ở dạng dạng rắn và được thải bỏ khi chúng khơng cịn hữu ích hay khi con
người không muốn sử dụng nữa (Tchobanoglous et al., 1993).
Chất thải rắn đô thị
CTR đô thị là tất cả các loại CTR phát sinh trong q trình hoạt động của đơ thị.
CTR đô thị bao gồm CTR sinh hoạt, CTR xây dựng và đập phá (xà bần), bùn thải từ
các hoạt động nạo vét cống rãnh và kênh rạch, chất thải rắn của các nhà máy xử lý (nhà
máy xử lý nước cấp, nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt), lò đốt CTR sinh hoạt, ...
(William, 2005).
Theo giới hạn của luận văn, CTR đô thị bao gồm CTR phát sinh từ các hoạt động
sinh hoạt hàng ngày của con người tại nhà ở, cơ quan, trường học, bệnh viện, cơ sở sản
xuất, cơ sở kinh doanh – dịch vụ, chợ, trung tâm thương mại và những nơi công cộng
khác. Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của về quản lý CTR định nghĩa "CTR
phát sinh trong hoạt động cá nhân, hộ gia đình, nơi cơng cộng được gọi chung là CTR
sinh hoạt". Như vậy, CTR đô thị trong các nội dung tiếp theo của luận văn sẽ được hiểu
là CTR sinh hoạt.
GVHD: TS.Nguyễn Trung Việt

10

HVTH: Bùi Phan Quỳnh Chi


Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn đơ
thị cho huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
Phế Liệu
Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng
được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất (MONRE, 2005). Phế liệu bao gồm:
a) Nguyên liệu thứ phẩm là nguyên liệu không đáp ứng yêu cầu về qui cách, phẩm
chất để sản xuất một loại sản phẩm nhất định nhưng có thể được gia cơng để sản xuất

lại sản phẩm ấy hoặc để sản xuất các loại sản phẩm khác;
b) Nguyên liệu vụn là nguyên liệu được (bị) loại ra của một quá trình sản xuất (đầu
mẩu, đầu tấm, đầu cắt, phoi, sợi rối, mảnh vụn);
c) Vật liệu tận dụng là vật liệu đồng nhất về chất được tháo dỡ, bóc tách, thu hồi từ sản
phẩm đã qua sử dụng hoặc từ thứ phẩm, phế phẩm.
Tái Chế Chất Thải
Tái chế là quá trình biến đổi chất thải hoặc phế liệu trở thành vật chất hữu ích để tiếp
tục sử dụng hoặc làm nguyên liệu sản xuất (MONRE, 2005).
Dịch Vụ Môi Trường
Dịch vụ môi trường là hoạt động bảo vệ mơi trường do tổ chức, cá nhân thực hiện vì
lợi ích của tổ chức cá nhân khác, có thu phí hoặc khơng thu phí theo qui định của pháp
luật.
1.2.

Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị
Hệ thống quản lý CTR đô thị là một cơ cấu tổ chức quản lý chun trách về

CTR đơ thị có vai trị kiểm soát các vấn đề về CTR liên quan đến quản lý hành chính,
tài chính, luật lệ, quy hoạch và kỹ thuật. Hệ thống quản lý CTR đô thị bao gồm 2 thành
phần:
-

Hệ thống quản lý nhà nước CTR (còn được gọi là hệ thống quản lý nhà nước).

-

Hệ thống kỹ thuật quản lý CTR (gọi tắt là hệ thống kỹ thuật).
™ Hệ thống quản lý nhà nước
Hệ thống quản lý nhà nước bao gồm hai thành phần: bộ máy quản lý nhà nước


(cơ cấu tổ chức) và thể chế (cơ sở pháp lý):

GVHD: TS.Nguyễn Trung Việt

11

HVTH: Bùi Phan Quỳnh Chi


Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn đơ
thị cho huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
-

Bộ máy quản lý (cơ cấu tổ chức): là bộ máy chính quyền nhà nước được tổ chức

để thực thi các qui định pháp luật. Bộ máy quản lý bao gồm cấu trúc tổ chức, nhân lực
và cơ sở vật chất.
-

Thể chế (cơ sở pháp lý): bao gồm luật, qui định, tiêu chuẩn, chính sách,… được

nhà nước ban hành nhằm thực thi các chủ trương chính sách.
™ Hệ thống kỹ thuật quản lý CTR
Căn cứ khái niệm quản lý chất thải của Luật Bảo vệ môi trường (2005), theo đó
một hệ thống kỹ thuật quản lý CTR đơ thị bao gồm các công đoạn kỹ thuật sau:
Thu gom: Là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời CTR tại
nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
chấp nhận.
Vận chuyển: Là quá trình chuyên chở CTR từ nơi phát sinh, thu gom, lưu giữ,
trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.

Tái chế, tái sử dụng: Là quá trình làm biến đổi chất thải hoặc phế liệu trở thành
vật chất hữu ích để tiếp tục sử dụng hoặc làm nguyên liệu sản xuất.
Xử lý: Là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ,
tiêu hủy các thành phần có hại hoặc khơng có ích trong CTR; thu hồi, tái chế, tái sử
dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn.
Hệ thống kỹ thuật quản lý CTR của một đô thị được trình bày trong Hình 1.1.

GVHD: TS.Nguyễn Trung Việt

12

HVTH: Bùi Phan Quỳnh Chi


Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn đơ
thị cho huyện Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020

Nguồn phát sinh

Tồn trữ tại nguồn

Thu gom
Trung chuyển
& vận chuyển

Tái sử dụng
& tái chế
Chơn lấp

Hình 1.1


Hệ thống kỹ thuật quản lý CTR đô thị
(Tchobanoglous & et.al., 1993)

1.3.

Quản lý tổng hợp chất thải rắn đô thị
Quản lý CTR bao gồm quản lý nhà nước, tài chính, luật pháp, quy hoạch và các

chức năng khoa học được bao hàm để giải quyết tất cả các vấn đề về CTR. Hệ thống
quản lý CTR đô thị xem xét đến các yếu tố như trên còn gọi là hệ thống quản lý tổng
hợp CTR đô thị. (Tchobanoglous & et.al., 1993)
Quản lý tổng hợp phải gắn liền với phát triển bền vững, theo Ủy ban môi trường
và Phát triển của Liên hiệp quốc (1987), phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa
mãn các nhu cầu hiện tại của con người mà không làm tổn hại đến sự thỏa mãn nhu cầu
của các thế hệ tương lai. Trong quá trình phát triển bền vững, con người phải đạt được
đồng thời các mục tiêu: mục tiêu kinh tế (đạt được mục tiêu về tăng trưởng kinh tế),
mục tiêu môi trường (đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo tồn các hệ sinh thái trong tự
nhiên nuôi dưỡng con người) và mục tiêu xã hội (các nhu cầu của con người được thỏa
mãn).

GVHD: TS.Nguyễn Trung Việt

13

HVTH: Bùi Phan Quỳnh Chi


×