Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tải Những biến chứng nguy hiểm của bệnh áp-xe phổi ở trẻ nhỏ - Những điều cần biết về bệnh áp-xe phổi ở trẻ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.89 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Những biến chứng nguy hiểm của bệnh áp-xe phổi ở trẻ nhỏ</b>


<b>Áp-xe phổi là một bệnh cấp tính do các ổ mủ trong phổi gây nên. Bệnh vô cùng nguy hiểm nếu</b>
<b>không được phát hiện kịp thời và điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng làm ảnh hưởng đến</b>
<b>tính mạng của người bệnh, đặc biệt nếu xảy ra với trẻ em. </b>


Khi trẻ bị viêm phổi được điều trị kháng sinh phù hợp, kết quả thường khá khả quan: Khoảng 70% trẻ
sẽ khỏi mà không để lại di chứng gì. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm phổi có thể có biến
chứng. Một trong những biến chứng nặng nề mà trẻ phải chịu đựng là hình thành những ổ mủ trong
phổi. Đó chính là áp-xe phổi. Đây là bệnh rất nặng và có nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới
sinh mạng của bệnh nhi. Với những tiến bộ trong điều trị hiện nay, số trẻ bị áp-xe phổi đã giảm rõ rệt
so với nhiều chục năm trước đây, thậm chí khơng cịn gặp nữa nhiều bệnh viện. Tuy nhiên, trong thời
gian gần đây, biến chứng viêm phổi hoại tử, thậm chí áp-xe phổi lại có xu hướng tái xuất hiện.


<b>1. Áp-xe phổi là gì?</b>


Đây một bệnh lý viêm nhiễm cấp tính gây hoại tử ở nhu mô phổi, tạo nên một hay nhiều hang chứa
mủ có kích thước trên 2cm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

 <i><b>Áp-xe phổi nguyên phát: Xảy ra ở trẻ mạnh khoẻ - phổi bình thường trước đây.</b></i>


 <i><b>Áp-xe phổi thứ phát: Xảy ra ở trẻ có bất thường phổi bẩm sinh hoặc mắc phải (như sau viêm</b></i>
phổi, viêm phổi hít, biến chứng sau phẫu thuật...).


<b>2. Ai dễ bị áp-xe phổi?</b>


Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở bệnh nhân có các rối loạn cơ chế bảo vệ của phổi và suy
giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Nói chung, áp-xe phổi ít gặp hơn và có tiên lượng tốt hơn người
lớn. Riêng ở trẻ em, bệnh thường gặp hơn ở trẻ dưới 3 tuổi.


Các yếu tố nguy cơ dễ bị áp-xe phổi ở trẻ em là:



 Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải (HIV/AIDS), trong đó cịn có thể do thuốc ức chế
miễn dịch, điều trị ung thư.


 Dị tật lồng ngực, dị tật phổi bẩm sinh, trẻ dễ bị hít sặc vào phổi, nhất là khi có vệ sinh răng miệng
kém: bại não, bệnh thần kinh - cơ.


 Sau gây mê, đặt nội khí quản, thở máy.
 Rối loạn nuốt.


 Thực quản hoạt động bất thường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Nguyên nhân chính của áp-xe phổi là do vi khuẩn, có thể do vi khuẩn xâm nhập vào theo đường phế
quản, theo đường máu, do viêm phổi hay xâm nhập qua cơ hoành. Vi khuẩn thường gặp ở đây là phế
cầu, tụ cầu vàng, liên cầu...


<b>3. Dấu hiệu của bệnh</b>


Một trường hợp áp-xe phổi điển hình thường có biểu hiện qua các giai đoạn như sau:


 <i><b>Giai đoạn ổ mủ kín: Bệnh nhân có ho, sốt cao 39-40 độ C, đau ngực, có thể có khó thở. </b></i>


 <i><b>Giai đoạn ộc mủ: Sau 1 thời gian, bệnh nhân đột ngột ho tăng lên, đau tăng. Ho dữ dội và ộc ra</b></i>
rất nhiều mủ. Mủ đặc quánh màu vàng hoặc nhầy màu vàng, có thể có mùi rất thối. Bệnh nhân vã
mồ hôi, mệt lả, sau đó hết sốt, dễ chịu, ăn ngủ được. Ở giai đoạn ộc mủ, cần đề phòng mủ tràn
vào đường thở gây ngạt thở. Bệnh nhân có thể ho ra máu hoặc khạc ra ít mủ nhiều lần trong ngày.
 <i><b>Giai đoạn ổ mủ thông với phế quản: Bệnh nhân vẫn ho dai dẳng, nhất là khi thay đổi tư thế và</b></i>


khạc mủ số lượng ít hơn.



Xquang ngực trong giai đoạn điển hình có thể cho thấy ổ mủ trong phổi rõ ràng với một hoặc nhiều
hang dạng trịn có mức nước - hơi, bờ dày, xung quanh là tổ chức phổi đông đặc do bị viêm.


<b>4. Biến chứng nguy hiểm</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

 Viêm mủ màng phổi, viêm mủ màng tim do vỡ ổ áp-xe lây lan.
 Áp-xe não, viêm màng não.


 Giãn phế quản quanh ổ áp-xe.


 Ho máu nặng (gọi là ho máu sét đánh).
 Nấm phổi.


Nhiều bệnh nhân bị suy kiệt và có thể tử vong. Tử vong do áp-xe phổi ngày nay tuy ít gặp hơn trước
đây nhưng trên thế giới, tỷ lệ này thay đổi nhiều từ 2-38% tùy vùng, quốc gia.


<b>5. Điều trị bệnh </b>


Dù là bệnh nặng nhưng áp-xe phổi vẫn có thể điều trị khỏi bằng nội khoa hoặc ngoại khoa tuy cần
phải thật khẩn trương, tích cực và địi hỏi nhiều thời gian, cơng sức trong mơi trường chuyên khoa.
Việc điều trị bao gồm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

 <i><b>Dẫn lưu ổ áp-xe với các phương pháp: Dẫn lưu tư thế (tùy theo vị trí ổ mủ mà chọn tư thế bệnh</b></i>
nhân để mủ dễ ra ngoài kết hợp với vỗ rung lồng ngực), chọc dẫn lưu mủ qua thành ngực, hút mủ
qua nội soi phế quản ống mềm...


 <i><b>Các điều trị khác: Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân; Đảm bảo cân bằng nước điện</b></i>
giải, thăng bằng kiềm toan; Giảm đau, hạ sốt.


Những trường hợp cần chỉ định phẫu thuật cắt phần phổi chứa ổ áp-xe:


 Ổ áp-xe lớn, có kích thước trên 8cm.


 Áp-xe phổi mạn tính điều trị nội khoa khơng kết quả sau 6 tuần.
 Ho ra máu tái phát hoặc ho máu lượng nhiều đe doạ tính mạng.
 Áp-xe phối hợp với giãn phế quản khu trú nặng.


 Có biến chứng dị phế quản - khoang màng phổi.
<b>6. Cách phịng bệnh </b>


 Ln giữ vệ sinh răng miệng, mũi, họng để tránh viêm nhiễm từ trên lan xuống phổi gây áp-xe,
đặc biệt ở bệnh nhân có nguy cơ đã nêu trên.


 Phịng chống viêm hơ hấp cấp nói chung và viêm phổi nói riêng.
 Ðiều trị tích cực các nhiễm khuẩn răng hàm mặt, tai mũi họng, hô hấp.
 Ðiều trị triệt để các bệnh là yếu tố nguy cơ gây áp-xe phổi.


</div>

<!--links-->

×