Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Kỹ thuật và nghệ thuật phát huy tính tích cực của người học trong dạy học hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.43 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>KỸ THUẬT VÀ NGHỆ THUẬT PHÁT HUY TÍNH TÍCH</b>


<b>CỰC CỦA NGƯỜI HỌC TRONG DẠY HỌC HIỆU QUẢ</b>


<b> PGS.TS. ĐẶNG XUÂN HẢI</b>


<i>Chúng ta thường nói nhiều đến ĐMPPDH và trong lí luận dạy học cũng nêu</i>
<i>tên nhiều PPDH “cũ”, “mới”. Tất cả các PPDH có thể gom lại thành 3</i>
<i>nhóm PPDH chính đó là nhóm PPDH dùng lời (thuyết trình); nhóm PPDH</i>
<i>thơng qua tổ chức hoạt động học cho HS; nhóm PPDH thơng qua thực</i>
<i>hành, trải nghiệm. Tính “tích cực” của PPDH phụ thuộc vào kỹ thuật phát</i>
<i>huy “tính tích cực” của người học. Tên PPDH khơng nói được nhiều nội</i>
<i>dung của PPDH đó mà kỹ thuật triển khai chúng mới là vấn đề cần được</i>
<i>trang bị cho GV. Việc sử dụng bất cứ PPDH nào hay muốn huy động sự</i>
<i>tham gia của người học trước tiên GV phải tạo được hứng thú cho người</i>
<i>học.</i>


<b>1. TẠO HƯNG PHẤN CHO NGƯỜI HỌC</b>


Muốn người học có hứng thú học tập người dạy phải là người biết truyền
cảm hứng. Một nhà sư phạm nước ngồi có nêu một quan điểm về dạy học
hiệu quả đại ý là : “Học chỉ có thể hiệu quả khi người học tìm thấy niềm
vui, sự hào hứng khi học và khi họ chìm đắm trong hoạt động nhận thức, sự
đam mê học tập sẽ phát triển” [1].


<b>1.1. Vài nét về cơ chế hưng phấn của người học khi tham gia học tập. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

truyền cảm hứng cho người học. Truyền cảm hứng trong dạy học là một việc
cần nhưng khơng dễ vì đây vừa là khoa học vừa là nghệ thuật.


Trước hết chúng ta cần nhận thức được: Muốn người học có hứng thú phải
giúp họ tìm được niềm vui khi tiếp nhận thơng tin, muốn có niềm vui phải
thấy được tính hữu dụng của nội dung học. Cần thiết phải xây dựng ý thức
và tạo lập nhu cầu cho người học, từ đó giúp người học xác định đúng mục


đích của việc học, xây dựng động cơ học tập và tạo động lực cho người học
là nền tảng của hứng phấn trong học tập. Tuy nhiên bài viết này không đi
sâu vào nội dung xây dựng động cơ và tạo động lực cho người học mà chỉ đi
sâu vào kỹ thuật và nghệ thuật tạo hứng thú cho người học trên lớp học, đối
với một bài học. Cần nhận thức được rằng truyền cảm hứng cũng có yếu tố
khoa học và tính nghệ thuật và phải có những kỹ thuật hợp lí.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3></div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

đây chúng tôi giới thiệu ngắn gọn để tiện cho việc trình bày nội dung chủ
yếu của bài viết này. Rào cản L liên quan đến việc “đóng”, “mở” ở hệ limbic
(vùng đỏ trên hình vẽ). Nếu người học thích học, có hứng thú học, chú ý, tập
trung vào vấn đề đang học thì vùng Limbic này sẽ “mở”; ngược lại nó sẽ
“đóng”. Nhiệm vụ của người dạy phải “cù” vào Limbic để người học thích
học thơng qua việc làm cho người học thấy được lợi ích của việc học; khơi
gọi niềm vui trong hoạt động nhận thức và cỗ vũ sự tham gia tối đa từ người
học khi tiếp nhận nội dung dạy học. Muốn giảm thiểu rào cản T cần quan
tâm đến “vùng phát triển gần” của người học [3]; chỉ ra được mối liên hệ của
kiến thức mới cần tiếp nhận với kiến thức đã tích lũy trước đó hoặc tạo ra
được các liên tưởng với các trải nghiệm liên quan đến kiến thức đang học
thông qua huy động sự tham gia của người học vào bài học. Với những vấn
đề nêu trên muốn tạo hứng thú cho người học phải hiểu cơ chế của việc học
và đó là khía cạnh khoa học của việc tạo hứng thú cho việc học ở người học
và đòi hỏi GV phải có kỹ thuật tạo hứng thú.


<b>1.2. Kỹ thuật và nghệ thuật tạo hứng thú cho người học</b>


Chúng tôi sẽ trình bày một số nội dung liên quan đến kỹ thuật và nghệ thuật
tạo hứng thú cho người học trên lớp học.


<i>a/ Khích thích tính tị mị nhận thức và chỉ cho người học lợi ích của nội</i>
<i>dung học.</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

cần chỉ cho họ mục đích của kiến thức đang học để người học có cảm hứng
học. Mâu thuẫn trong nhận thức cũng là tác nhân gây “tò mị nhận thức” vì
vậy giáo viên (GV) nên biết đem đến cho người học một số góc nhìn về một
sự vật, hiện tượng liên quan đến nội dung học để HS tranh luận, phản biện từ
đó chỉ cho họ “góc nhìn chính xác” để nhận thức nội dung này…


<i>b/ Biết giao tiếp sư phạm hiệu quả, tạo được bầu không khí thân thiện trong</i>
<i>lớp học.</i>


Có câu chuyện như sau: một học sinh năm học trước cịn là học sinh có kết
quả cao về môn lịch sử, sang năm học này kết quả mơn học đó q kém. Khi
được hỏi ngun nhân em đó trả lời: “năm ngối em thích cơ dạy mơn lịch
sử vì cơ tâm lí và quan tâm đến em nên em thích học mơn lịch sử vì vậy kết
quả cao; năm học này em khơng có cảm tình với cơ dạy mơn lịch sử vì cơ
này khơng thể hiện sự quan tâm và khi học em cảm thấy nặng nề nên em
khơng thích học vì vậy kết quả mơn học đó đi xuống”. Câu chuyện trên cho
thấy đơi khi học sinh thích học mơn học do thích người dạy mơn học đó và
điều đầu tiên tạo hứng phấn cho người học người dạy phải tạo được sự thân
thiện, yêu quý từ người học. Giao tiếp sư phạm hiệu quả là phương tiện hữu
hiệu cho vấn đề nêu trên. Chúng tơi sẽ khơng trình bày lại nội dung của vấn
đề giao tiếp sư pham hiệu quả vì nếu quan tâm người đọc có thể tìm trong
các giáo trình về tâm lí học sư phạm [4]. Chúng tơi muốn lưu ý một số nội
dung sau:


-Hãy nắm bắt thông tin về người học mà mình đang dạy, thơng tin có thể là
sơ yếu lí lịch, là sở thích, là đặc điểm tính cách…và tận dụng cơ hội tiếp xúc
để thể hiện tình cảm và sự quan tâm đến HS, đặc biệt những học sinh “cá
biệt”.



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

tránh khỏi. Tuy nhiên GV phải biết kiểm soát được cách cư xử với học sinh
của mình để HS khơng có cảm giác phân biệt đối xử.


-Sử dụng phương tiện giao tiếp hiệu quả. Ngôn ngữ và cử chỉ của GV ảnh
hưởng lên cảm tình của HS với GV. Những GV biết sử dụng ngơn ngữ hợp
lí với giọng nói biểu cảm và ánh mắt thân thiện, cử chỉ thể hiện sự mô phạm
sẽ có tác động tốt; những GV thẳng thắn vạch ra các điểm sai của HS với lời
lẽ nhẹ nhàng, từ tốn và đầy sự thân mật thông qua đối thoại vui vẻ sẽ được
các em đón nhận. Đặc biệt khơng được thể hiện tính thiên vị trong giao tiếp
sư phạm; hãy thể hiện bằng lời nói hay cử chỉ cho mọi học sinh trong lớp
thấy tất cả các HS đều được ghi nhận giá trị và tôn trọng.


<i>c/ Sử dụng các PPDH và các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực của</i>
<i>người học</i>


Sự hưng phấn của người học có thể diễn biến theo hình sin, sau một quảng
thời gian cỡ 10 phút nếu khơng có thao tác “kích”, hưng phấn có thể đi
xuống và nếu xuống q ngưỡng thì khó duy trì sự hưng thú học tập nên
phải liên tục kích thích thơng qua các thủ thuật sau:


- Nên “công não” thông qua các câu hỏi điền khuyết hay tìm ơ chữ với
nội dung liên quan đến đơn vị kiến thức cần chuyển tải.


- Nên tạo dựng những câu chuyện pha chút hài hước thể hiện một khía
cạnh nội dung đang chuyển tải, cần sử dụng kỹ thuật, nghệ thuật kể
chuyện có hình tượng, có ngữ điệu để cuốn hút người học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

học) để HS hay nhóm HS tự xây dựng thành các câu hỏi nội dung rồi sau đó
GV tích hợp thành một số câu hỏi mở để các nhóm đề ra phương án, giả
thuyết và thực nghiệm tìm tịi câu trả lời và cùng GV chọn phương án giải


quyết tối ưu. Với pha tiến hành thực nghiệm, tìm tịi, nghiên cứu cần giao
nhiệm vụ cho từng nhóm hoạt động “tự do sáng tạo” với sự “can thiệp hợp
lí” của GV. Với hoạt động như vậy thời gian hưng phấn sẽ được duy trì lâu
hơn nếu GV biết xúc tác đúng lúc, đúng chỗ. Ngay cả khi hoạt động nghiên
cứu, thử nghiệm kết thúc, ở cơng đoạn HS trình bày những khám phá hay
trình bày minh chứng thuyết phục GV cũng phải là người đạo diễn sao cho
sự tham gia là tối đa cho cho các thành viên trong nhóm. GV biết đặt ra các
câu hỏi dẫn dắt hay gợi ý minh họa gắn với trải nghiệm của người học để lôi
kéo HS tham gia tranh luận ơn hịa..Với cách tổ chức lớp học như vậy chắc
chắn lớp học sẽ có hưng phấn và HS học sẽ có kết quả.


<b>2. MUỐN HUY ĐỘNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI HỌC</b>


<b>VÀO BÀI HỌC (hay muốn phát huy tính tích cực của người</b>


<b>học) CẦN CĨ KỸ THUẬT VÀ NGHỆ THUẬT</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

được hỏi là “không tích cực lắm”. Vài con số nếu trên cho thấy việc huy
động sự tham gia của người học vào bài học cần có kỹ thuật và nghệ thuật
để lơi kéo được đa số người học tham gia tích cực vào bài học .


<b>2.1. Vài nét về cơ sở khoa học của việc tham gia của người học vào bài</b>
<b>học. </b>


Sự tham gia của người học vào bài học rất đa dạng, nó có thể là nêu thắc
mắc khi tiếp nhận kiến thức mới, có thể là sự trao đổi, tranh luận, phản biện
ý kiến khi học và cũng có thể là làm việc theo nhóm để giải quyết các nhiệm
vụ học tập mà giáo viên (GV) giao cho.v.v..Tuy nhiên không phải GV nào
cũng huy động được sự tham gia tích cực và có hiệu quả ở người học vì huy
động sự tham gia của người học vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật.


-Yếu tố khoa học của sự tham gia của người học: Tư duy có quy trình của


nó. Tư duy bắt đầu xuất hiện khi đối mặt với một vấn đề nhận thức mà người
học phải giải quyết, phải chiếm lĩnh. Sự tham gia tích cực của người học vào
quá trình tiếp nhận nội dung học sẽ tạo điều kiện cho người học có cơ hội so
sánh, liên tưởng mà trong lí luận dạy học gọi là “đồng hóa” kiến thức; trên
cơ sở đồng hóa kiến thức đó q trình liên kết kiến thức cũ và mới dẫn nhập
sẽ được thực hiện và kiến thức mới được định danh và lưu trữ (trong LLDH
dùng thuật ngũ “điều ứng”) [1] . Sự tham gia càng tích cực, chủ động q
trình “đồng hóa-điều ứng” thực hiện càng hiệu quả.


<b>2.2. Kỹ thuật và nghệ thuật huy động sự tham gia của người học. </b>


Yếu tố nghệ thuật và kỹ thuật (đơi khi cịn gọi là thủ thuật) của huy động sự
tham gia của người học nằm ở kỹ năng sư phạm và khả năng truyền cảm
hứng của người dạy.Việc nêu nhiệm vụ học tập rõ ràng và gợi ý khéo léo sẽ
kích thích được sự tham gia của người học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

(điền khuyết); Cái TÔI của người học; Áp lực nhẹ và cuối cùng là tranh luận và
cạnh tranh ơn hịa.


Chúng tơi sẽ khơng trình bày lại quan điểm của tác giả của sách [2] mà nhấn
mạnh yếu tố kỹ thuật và nghệ thuật trong huy động sự tham gia của người
học vào bài học.


<i>1/Muốn người học tham gia hiệu quả GV phải biết giao nhiệm vụ rõ ràng</i>
<i>cho người học. Cùng một vấn đề học tập có thể nhìn nhận ở nhiều góc cạnh</i>
và mỗi góc nhìn có thể phát hiện một khía cạnh nào đó của vấn đề. Hãy trao
cho người học quyền lựa chọn góc nhìn và trợ giúp họ xây dựng và kiểm
nghiệm giả thuyết về nội dung vấn đề của bài học. Để trên lớp người học có
thể tham gia, GV nên yêu cầu và hướng dẫn người học tự học ở nhà và tìm
minh chứng cho kết luận nội dung đang nghiên cứu có liên quan với kiến


thức chung đã học hoặc liên quan đến trải nghiệm của người học trong cuộc
sống hàng ngày. Việc này làm tốt nhất là trước và sau buổi học để khi học
trên lớp người học có thể chủ động tham gia. Nên vận dụng một số
gameshow trên truyền hình vào dạy học, ví dụ, bắt đầu bằng câu hỏi có tính
“trị chơi” như tìm ơ chữ, chọn phương án đúng (chiếc nón kỳ diệu!) …để
khởi động lớp học và khuyến khích mọi cánh tay giơ lên; trường hợp khơng
có cánh tay nào giơ lên phải có gợi ý hợp lí để tạo thân thiện; trong trường
hợp nhiều cánh tay giơ lên hãy ưu tiên người ít giơ tay trước đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10></div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<i>3/Cần thiết phải tạo áp lực nhẹ cho người học thông qua thủ thuật “bỏ bom”</i>
vào bất cứ NH nào trong lớp hay thủ thuật thông qua “khoảng lặng trước
cơn bão” (hỏi xong phải lướt nhìn tồn bộ lớp và chú hơn vào NH ít phát
biểu và chờ đợi các cánh tay giơ lên hoặc “bỏ bom” theo ý đồ của GV !);
thời gian này phải đủ cho một suy nghĩ lóe lên (cỡ 15-20 giây). Trong
trường hợp khơng có ai phát biểu GV cần khơi gợi các ý kiến khác nhau về
một vấn đề rồi yêu cầu NH phân tích các ý kiến đó với các tưởng thưởng do
GV đặt ra (tặng ngôi sao; trao cờ chiên thắng..). Cạnh tranh này có thể là cá
nhân hoặc theo nhóm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

tay cho mọi NH trong lớp là một nghệ thuật huy động sự tham gia của NH
và để duy trì được trạng thái này GV ln cổ vũ các câu trả lời với tư tưởng
“gặn đục, khơi trong” ở những câu trả lời chưa vừa ý và luôn ghi nhận giá trị
của của tinh thần tham gia. Không tiết kiệm các câu nói “cảm ơn bạn vì đã
trả lời, thầy biết điều đó khơng dễ dàng….” khi huy động sự tham gia của
NH. Hãy truyền thơng điệp đó cho cả lớp để tránh các chỉ trích, bình luận
tiêu cực từ các học sinh khác. Khi nhận xét ý kiến phát biểu cần chỉ rõ chỗ
đúng và chỗ chưa đúng trong các câu trả lời của NH với tinh thần khuyến
khích.


<i>5/Để duy trì được sự tập trung và tham gia tích cực trong lớp học, GV phải</i>


<i>biết đặt các câu hỏi dẫn dắt. Loại câu hỏi kiến thức hướng vào cái gì; ở đâu,</i>
khi nào chủ yếu là câu hỏi mở đầu và câu hỏi dành cho NH năng lực học tập
hạn chế. Ngay cả khi người học này khơng trả lời được câu hỏi một cách
chính xác hoặc đầy đủ hãy nán lại với họ thông qua tương tác với họ để thể
hiện tơn trọng “cái TƠI” nhằm cỗ vũ những NH có học lực cịn hạn chế. Các
câu hỏi có tính suy luận hướng vào vì sao, như thế nào và tại sao điều đó
đúng…giúp đào sâu và phát triển tư duy phản biện, các câu hỏi này thường
được NH có năng lực học tập tốt yêu thích trả lời. Theo tài liệu [2] chia loại
câu hỏi suy luận ra làm 2 loại nhỏ : Các câu hỏi suy luận khái quát và các
câu chất vấn tỉ mỉ. Cho NH chiêm nghiệm câu trả lời của mình với liên hệ
kiến thức đã học ở mơn học khác hay trong trải nghiệm ở cuộc sống hàng
ngày; sự tham gia trên lớp nếu kéo dài được ra ngoài lớp thì hiệu quả dạy
học sẽ được nâng lên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

bài học. Với phần cung cấp nội dung kiến thức trọng tâm, cốt lõi của bài
cần sử cần sử dụng nhiều hơn PPDH nêu và giải quyết vấn đề và các câu hỏi
đi theo là các câu hỏi suy luận. Với phần cho các hoạt động giúp NH xây
dựng và chiêm nghiệm giả thuyết về kiến thức được GV cung cấp thì tốt
nhất là chuẩn bị các “phiếu học tập” để NH làm việc theo nhóm. Với hoạt
động gíup NH thực hành và làm sâu sắc thêm hiểu biết của mình về kiến
thức mới thì tốt nhất là tổ chức cho NH trải nghiệm sáng tạo trong và ngồi
lớp học. Logic chuyển tiếp với các nhịp độ thích hợp phải được GV cần
nhắc để không làm đứt quãng sự chú ý và hứng khởi của NH. Kinh nghiệm
chỉ ra rằng một tiến độ rời rạc sẽ ảnh hưởng đến sự tham gia của NH.


<i>7/Một kỹ thuật huy động sự tham gia khá hữu dụng là thu hút sư tham gia</i>
<i><b>vào cuộc tranh luận thân thiện (chúng tôi nhấn mạnh chữ thân thiện) .</b></i>
Muốn NH tham gia vào “tranh luận thân thiện” GV phải biết chọn vấn đề có
thể có nhiều ý kiến khác nhau và điều khiển khéo léo cách tranh luận. Ví dụ,
khi tìm nguyên nhân của một hiện tượng có thể có nhiều ý kiến khác nhau


GV sẽ sắp đặt để hỏi một số NH cụ thể về ý kiến của NH về vấn đề này,
bằng cách gọi hai NH có ý kiến rất khác nhau về vấn đề này và cho NH
xung phong đứng về phía các NH vừa phát biểu (nhóm bên phải và nhóm
bên trái), những người khơng về phe nào đứng ở giữa. Tiếp đến cho đại diện
của nhóm bên phải và nhóm bên trái chứng minh ý kiến của nhóm mình và
cho nhóm giữa có thể di chuyển sang một trong 2 nhóm tranh luận nếu bị
thuyết phục bởi ý kiến của nhóm đó. Trong q trình tranh luận GV cung
cấp thêm những gợi ý, bổ sung thêm thơng tin…để duy trì sự tranh luận ơn
hịa. Cuộc tranh luận kết thúc khi nhóm giữa đã chuyển sang hết sang nhóm
bên trái và bên phải.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

học nếu thấy lớp rơi vào trạng thái quá trầm lắng, mất tập trung. Hãy cho cả
lớp đúng dậy và cùng vươn vai một vài phút và cho NH vận động thông qua
hoạt động vui như biểu diễn bán kính (dang cánh tay trái); đường kính (dang
2 tay) và chu vi của một đường tròn (vòng 2 tay lên đầu) hay làm động tác
đồng hồ 9h (tay trái giơ ngang, tay phải vươn thẳng) và đồng hồ 3h (đảo
tay).v..v.


<i>9/Điều cuối cùng mà bài viết muôn lưu ý là mối quan hệ tương tác giữa GV</i>
<i>và NH là rất quan trọng trọng việc huy động sự tham gia của NH trong lớp.</i>
Chúng tôi xin lấy một ý trong bảng 8.1. ở trang 175 của tài liệu [2] để minh
họa thông điệp này. Với hành vi giao tiếp thân thiện qua ánh mắt có hệ số
tác động cỡ 20%; với hành vi điệu bộ có hệ số tác động cỡ 10%; với hành vi
cười có hệ số tác động cỡ 10%; với hành vi khen ngợi có hệ số tác động cỡ
30%; với hành vi liên quan đến tần suất trao đổi có hệ số tác động cỡ 10%;
với hành vi liên quan đến thời gian trao đổi có hệ số tác động cỡ 10% còn
lại là tạo bởi bầu khơng khí lớp. Muốn huy động sự tham gia của NH vào bài
học GV phải là người thân thiện, biết truyền cảm hứng cho NH (kỹ thuật
truyền cảm hứng xin lật lại xem phân 1 của bài viết này) và đặc biệt là phải
có kỹ thuật và nghệ thuật huy động sự tham gia



<b>Thay lời kết</b>


Trong hóa học có các ngun tố gọi là khí trơ và nói chung khí trơ khơng
tham gia vào phản ứng hóa học. Trong dạy học nếu người học khơng muốn
học, khơng thích học thì dù GV có sử dụng PPDH nào cũng khó có hiệu quả
trong dạy học. Việc tạo được hứng khởi học cho người học là điều kiện tiên
quyết cho thành công trong dạy học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

những kỹ thuật thông dụng khi huy động sự tham gia của người học vào bài
học để người dạy có thể tổ chức hoạt động học có hiệu quả trên lớp. Vài vấn
đề chúng tơi đề cập ở bài viết này có thể giúp GV tìm được cách tạo hứng
khởi cho NH của mình và từ đó sử dụng kỹ thuật và nghệ thuật huy động
tham gia tích cực của người học vào bài học; tạo điều kiện cho người học
tiếp thu bài học có hiệu quả hơn và người dạy được người học đánh giá cao
hơn.


<i>Muốn hiện thực hóa được những điều nêu trên, GV cần có kịch bản lên lớp</i>
<i>phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Kịch bản thường</i>
<i><b>có 3 màn: Màn 1 cỡ 3-5 phút chú ý vào “khởi động” tư duy cho người học</b></i>
<i><b>để lôi kéo sự chú ý của họ vào chủ đề bài học; màn 2 là màn “tổ chức hoạt</b></i>
<i>động học trên lớp” cho người học với việc sử dụng các PP và Kỹ Thuật dạy</i>
<i><b>học hiệu quả và huy động sự tham gia tích cực của người học; màn cuối cỡ</b></i>
<i>5 phút GV phải “chốt” được nội dung cốt lõi cần nhớ của bài học.</i>


KẾT LUẬN


Muốn dạy học hiệu quả việc đầu tiên GV phải trả lời được câu hỏi dạy cái
này để làm gì và giúp HS trả lời câu hỏi học cái này để làm gì và để dạy học
không nhồi nhét kiến thức và đạt được mục tiêu dạy học hướng vào năng lực


người học trong toàn bộ nội dung mà sách viết cần đặt cho các phần nội
dung các trọng số ưu tiên trong quá trình tổ chức lĩnh hội trên lớp. Một gợi
ý có thể tham khảo được mơ tả theo sơ đồ dưới đây : Toàn bộ nội dung của
một mơn học hay một bài dạy học có thể mơ tả là tồn bộ “hình chữ nhật”.




3


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b> Sơ đồ. Trọng số nội dung theo mục tiêu dạy học </b>
- Vòng tròn 1 trong cùng mô tả những nội dung cốt lõi của môn/bài học (ký
<i><b>hiệu N1) mà người học Phải biết-phải chiếm lĩnh thì mục tiêu năng lực của</b></i>
<i>người học đối với mơn/bài học mới đạt được ;</i>


- Vịng trịn 2 tiếp theo mô tả những nội dung gắn với thực tế của môn/bài
<i><b>học (ký hiệu N2) mà người học Nên biết,nên chiếm lĩnh thì mục tiêu</b></i>
<i>mơn/bài học đạt được MT năng lực tốt hơn;</i>


- Phần cịn lại của “hình chữ nhật” phía ngồi 2 vịng trịn nêu trên(vùng 3)
<b>mơ tả những nội dung mở rộng hay ít quan trọng so với MT (ký hiệu là N3)</b>
đối với đối tượng người học cụ thể về mơn/bài học này và có thể coi là phần
<i><b>nội dung mà người học Có thể biết (khơng nắm được cũng không ảnh hưởng</b></i>
<i>lắm đến việc thực hiện được mục tiêu của môn/bài học) ;</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

ảnh “cây kiến thức” (một biến thể của sơ đồ tư duy) giúp các giáo viên
liên tưởng khi tổ chức quá trình dạy học trên lớp là : Nếu coi toàn bộ nội
dung của một bài học (hay học phần) là một cây cổ thụ thì phần thân, rễ,
cành lớn GV nên tổ chức cho người học " Vẽ " được ngay trên lớp; còn
phần nhánh, lá nên chỉ cho họ tiếp tục " Vẽ " và hoàn thiện " Cây Kiến


Thức " ở nhà (về kỹ thuật triển khai phương pháp dạy học này mà ta tạm
gọi là “phương pháp cây kiến thức” có thể tham khảo ở sách “kỹ thuật
dạy học trong học chế tín chỉ”[của Đặng Xuân Hải]. Cũng cần lưu ý rằng
khi chiếm lĩnh nội dung học người học chiếm lĩnh cả phương pháp nhận
thức khoa học vì vậy đừng quan niệm nội dung chỉ là kiến thức mà cịn
có cả cách học, phương pháp tư duy và vận dụng kiến thức trong cuộc
sống. Thông qua học nội dung người học học được cách xác định và xử
lí, vận dụng nội dung được học vào cuộc sống và thực tiễn của bản thân.


<b>Tài liệu tham khảo:</b>



<i><b>1. J. Denome, M. Roy, (2009). “Sư phạm tương tác-Một tiếp cận khoa học</b></i>
<i><b>thần kinh về dạy và học” (ĐHGD-ĐHQGHN dịch); NXB ĐHQGHN; 2009</b></i>
<i><b>2. Robert J. Marzano (2011); “Nghệ thuật và khoa học của dạy học”. (do</b></i>
Nguyễn Hữu châu dịch)-NXBGDVN, 2011


<i><b>3. Đặng Xuân Hải (2011) “Kỹ thuật dạy học trong đào tạo theo tín chỉ”;</b></i>
NXB Bách Khoa


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18></div>

<!--links-->

×