Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tải Cách viết gia phả - Viết gia phả như thế nào?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.76 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Cách viết gia phả dòng họ</b>


<b>1. Gia phả là gì?</b>


<b>Gia phả hay gia phổ là bản ghi chép tên họ, tuổi tác, ngày giỗ, vai trò và công đức</b>
của cha mẹ, ông bà, tiên tổ và mộ phần của một gia đình lớn hay một dịng họ. Gia
phả có thể gọi là Tơng Chi Phả là chi tộc nhỏ trong một Dòng tộc của một Gia phả lớn
có thể gọi là Tộc phả.


Nói cách khác, gia phả là cuốn sách biên chép lịch sử của các thế hệ của gia đình, họ
tộc. Đọc gia phả để giúp con cháu đời sau hiểu rõ về cội nguồn, quan hệ huyết thống
của mình, rèn luyện niềm tự hào đối với tổ tiên dòng tộc và quê hương đất nước
<i>Từ điển Hán Việt Đào Duy Anh định nghĩa về gia phả: “Sách ghi thế hệ trong họ và</i>
lịch sử tổ tiên”


<b>2. Nguồn gốc của gia phả</b>


Gia phả xuất hiện ở phương Đông và phương Tây từ xưa. Trung Quốc: thời Chiến
Quốc với quyển “Thế bản”. Thời Ngụy, thời Tần phát triển mạnh. Việt Nam: năm
1026, vua Lý Thái Tổ ra lịnh soạn Ngọc điệp (Phả Vua). Các tư gia, thế gia vọng tộc
cũng biên soạn gia phả


<b>3. Cách viết gia phả</b>


<b>Xét về nội dung, nội dung trọn vẹn của gia phả gồm có:</b>


<b>Lời nói đầu (hay lời tựa) nêu lên ý nghĩa của gia phả đối với họ tộc; giới thiệu nguồn</b>
gốc và những truyền thống tốt đẹp vốn có của dịng tộc; về q trình sưu tầm, khảo
cứu, biên tập phả; phương pháp trình bày, hướng dẫn người đọc để tiếp cận và hiểu
một cách dễ dàng.


<b>Chính phả: Có phả ký, phả hệ và phả đồ</b>



Đây là phần chủ yếu của một bản phả, trong đó trình bày rõ thân thế, sự nghiệp, thế
thứ của các thành viên trong họ tộc, có sơ đồ biểu thị để dễ dàng theo dõi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Phụ khảo: Ghi địa chí xóm ấp, đình miếu, chợ búa, bến đị….</b>


<b>Xét về cách thức trình bày, một bản gia phả được chia làm 3 thành phần: Phả ký,</b>
phả hệ và phả đồ.


<b>Phả ký là tất cả những phần ghi chép nội dung của bản phả, cả lời tựa, chính văn và</b>
phần viết thêm


<b>Phả hệ là việc trình bày quan hệ thế thứ của các thành viên trong họ tộc. Nội dung nói</b>
về vị trí, vai vế, tên tuổi của từng người,


Thơng thường có 3 cách trình bày phả hệ: viết theo chiều ngang, viết theo chiều dọc
và viết kết hợp ngang dọc.


<i>- Viết theo chiều ngang là viết lần lượt các đời trong họ; sau đời thứ nhất đến đời thứ</i>


hai, hết đời thứ hai đến đời thứ ba, hết đời thứ ba đến đời thứ tư


<i>- Viết theo chiều dọc là chia dọc từng chi, từng cành trong họ để viết. Viết hết chi một</i>
đến chi hai, hết chi hai đến chi ba...


<i>- Viết ngang dọc kết hợp: Một cách viết khác là viết kết hợp ngang dọc. Cách viết này</i>
tuy dài nhưng người xem dễ nhận biết. Nội dung chính vẫn được viết theo phương
pháp dọc, nhưng sau (hoặc trước) khi trình bày dọc, trình bày tóm tắt theo hàng
ngang, chủ yếu chỉ viết họ tên, nếu có thể viết bổ sung một số thông tin chủ yếu nhất
của mỗi người.



<b>Phả đồ (cịn gọi là cây phả hệ) là hình thức biểu thị phả hệ theo sơ đồ để khi nhìn vào</b>
người ta có thể nắm bắt một cách tổng thể mối quan hệ thế thứ trong họ tộc.


<b>3. Cách làm gia phả toàn tập</b>


Để đễ hiểu và tra cứu cho thế hệ con cháu sau này, xu hướng lập hệ thống sơ đồ Gia
<b>phả Tộc đang trở nên phổ biến. Trước hết, theo quy tắc, nên lập Gia phả Tộc bên Nội</b>
<b>trước, nếu có khả năng và điều kiện thì lập Nội, Ngoại ln càng tốt. Sơ đồ nên dán</b>
hình nhỏ từng người vào vị trí rồi lồng khám treo trong nhà để dễ chỉ dẫn cho con
cháu thấy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Hàng dọc (đứng): Trên Cha Mẹ 3 đời: Ông Bà, Ông Bà Cố, Ông Bà Tổ. Dưới Cha
Mẹ 3 đời: Các con, Các cháu, Chác chắt.


+ Hàng ngang: Từ trái (trên) qua phải (dưới) Trên Cha Mẹ: Các Bác trai, Bác gái.
Dưới Cha Mẹ: Các Cô, các Chú, Các Di, Các Cậu...


Mơ hình sơ đồ Cửu Huyền: Thì trên Cha Mẹ là 4 đời, cao nhất là Ông Bà Cố Tổ
(Tằng Tổ, Bành Tổ) dưới Cha Mẹ cũng 4 đời, thấp nhất là các Chút (Chít, Chụt chịt)
Ngoài ra nếu bạn có khả năng nên vẽ họa đồ theo hình Thập Tự Giá. Trên cao nhất là
Cố Tổ hoặc theo một cây Cổ Thụ (hình tháp), thì trái lại Cố Tổ ở dưới gốc cây cổ thụ,
trên ngọn cao là cháu chắt, chút chít…


Việc nghiên cứu gia phả là khoa học,thiêng liêng nên cần phải làm công phu, nghiêm
túc trong việc dựng phả. Muốn làm gia phả trọn vẹn, trước hết phả hiểu thấu đáo dòng
họ.


</div>

<!--links-->

×