Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

THUỐC CHỐNG độc ppt _ DƯỢC LÝ (điều dưỡng, hộ sinh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.08 KB, 22 trang )

THUỐC CHỐNG ĐỘC
Bài giảng pptx các môn chuyên ngành Y dược hay
nhất có tại “tài liệu ngành dược hay nhất”;
/>use_id=7046916


MỤC TIÊU
1.Nêu được nguyên tắc chung trong giải độc
thuốc và cơ chế tác dụng của các thuốc chống
độc
2.Trình bày được tính chất, tác dung. Chỉ định,
chống chỉ định, bảo quản các thuốc chống độc
đã học


ĐẠI CƯƠNG
Khái niệm
Trong tự nhiên không tồn tại chất độc tuyệt
đối; nghĩa là chất độc có thể gây ngộ độc trong mọi
điều kiện. Do đó một chất có thể trở thành chất độc
trong những điều kiện nhất định:
 Phụ thuộc vào lượng của chất độc trong cơ thể
 Phụ thuộc vào tính chất vật lý và hóa học của
chất độc.
 Phụ thụơc vào cách sử dụng, tình trạng sức khỏe
của cơ thể, tuổi tác (DEHYDROEMETIN)
 Một chất trở nên độc khi có mặt của một chất
khác.


Ngộ độc là sự rối loạn hoạt động sinh lý của cơ


thể dưới tác dụng của chất độc.
Khi bị ngộ độc, cơ thể thường có các triệu
chứng chung:
- Ảnh hưởng đến tiêu hóa: nơn, tiêu chảy.
- Ảnh hưởng đến hệ tim mạch: mạch nhanh
hoặc trụy mạch.
- Ảnh hưởng đến tiết niệu: bí tiểu, vơ hiệu.
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: co giật, hôn mê.


Trong cấp cứu ngộ độc, thường dùng đồng thời
các thuốc để giải độc với các thuốc khắc phục các
triệu chứng ngộ độc để tăng cường hiệu quả điều trị.
Thuốc chữa ngộ độc gồm các hợp chất có tác
dụng làm mất hoặc làm giảm hiệu lực độc của các
chất độc đã bị đưa vào cơ thể
Chỉ định
Ngộ độc cấp, ít tác dụng trên ngộ độc mãn.
Chỉ định càng sớm càng tốt
Chú ý: Các biện pháp thải nhanh chất độc ra
khỏi cơ thể có tầm quan trọng khơng kém thuốc giải
độc.


Cơ chế tác dụng của các thuốc chống độc.
Các thuốc chống độc có thể phát huy tác dụng
theo các cơ chế sau:
- Đối kháng sinh lý, làm giảm tác động độc hại
của chất độc:
Thí dụ:

Khi bị ngộ độc thuốc ức chế thần kinh trung
ương thì dùng thuốc kích thích thần kinh trung ương.
- Trung hòa chất gây độc tạo thành chất khơng
độc.
Thí dụ:
Ngộ độc phospho hữu cơ dùng PAM
(paralidoxim)


- Tạo phức với chất độc thành chất không độc
và được thải trừ ra ngồi.
Thí dụ:
Dùng EDTA tạo phức với kim loại nặng (ngộ
độc chì).
- Làm giảm độc tính của chất độc bằng cách
hấp thụ
Thí dụ:
Dùng than hoạt tính hấp phụ các chất độc như
Barbituric, Quinin…


Nguyên tắc giải độc
Ngăn chặn ngay chất độc tiếp tục hấp thu vào
cơ thể bằng cách gây nôn, rửa dạ dày.
Tiến hành khử độc kịp thời để làm mất hoặc
làm giảm tác dụng của chất gây độc.
Dùng mọi biện pháp đển tăng cường đào thải
chất độc ra khỏi cơ thể như tăng cường hô hấp ,
dùng thuốc lợi tiểu…
Nhanh chống khắc phục các triệu chứng ngộ

độc và phục hời sức khỏe cho nạn nhân.


DIMECAPROL
BAL (bristish anti levisite), Antoxol, Dicaptol
Tính chất
Dimecaprol là chất lỏng, sánh, trong suốt, khơng
màu, mùi hắc như tỏi, vị khó chịu, ít tan trong nước,
dễ tan trong dầu.
Tác dụng
Trung hịa chất độc kim loại nặng
Chỉ định
Giải độc kim loại nặng: asen, thủy ngân, vàng
Tác dụng kém với nhiễm độc do: đồng, bismuth,
crom, niken.
Chống chỉ định
Ngộ độc sắt, cadimi, người bị bệnh gan, thận.


Tác dụng không mong muốn
Nhức đầu, buồn nôn, cảm giác co thắt họng,
đau thắt ngực, nóng ngứa ở tai, mũi, họng, tăng
huyết áp, tim đập nhanh
Cách dùng,liều lượng
- Tiêm bắp 3mg/kg/lần (nếu ngộ độc quá nặng
có thể tiêm 5mg/kg/1 lần.
+ 2 ngày đầu tiêm 6 lần/ngày
+ Ngày thứ 3 tiêm 4 lần/ngày
+ Các ngày sau tiêm 2 lần/ ngày
Dạng thuốc: ống tiêm 100mg/1ml, 200mg/2ml.

Bảo quản
Chống ẩm, tránh ánh sáng.


CALCI NATRI EDETAT
Calci dinatri etylen diamin tetraacetat, Editacal
Tác dụng
Tạo phức hợp với các kim loại nặng để thành
chất dễ tan trong nước, ít độc và thải trừ dễ dàng
qua thận.
Chỉ định
Dùng trong trường hợp ngộ độc cấp và mạn
tính các kim loại nặng: đồng, chì, cadimi, crom,
mangan.
Chống chỉ định
Suy thận, suy tim đang điều trị bằng digitalin.


Tác dụng phụ: Viêm thận, nhức đầu, chuột rút, đau
cơ, sốt.
Cách dùng, liều lượng
Cấp cứu:
Truyền tĩnh mạch 20-40mg/kg/lần; ngày truyền
2 lần; khi truyền pha vào dung dịch natri clorid 0,9%
hoặc glucose 5% . Đợt tiêm 3-5 ngày
Chữa ngộ độc mạn tính:
Tiêm tĩnh mạch chậm 1- 3g/ngày, cứ 4 ngày
tiêm 1 lần
Dạng thuốc: ống 1g/5ml
Bảo quản

Bảo quản chống ẩm, tránh ánh sáng


GLUTHYLEN
Colocyd
Thành phần
Gồm có xanh metylen và glucose theo cơng thức
sau:
Xanh metylen
0.10g
Dung dịch glucose 5% 5ml
Chỉ định
Ngộ độc cyanid:ngộ độc do ăn phải sắn độc,
măng độc; ngộ độc do hydrosunfua, nitro benzen,
anilin và các trường hợp ngộ độc các chất tạo
methemoglobin.


Cách dùng và liều lượng
- Điều trị độc cyanid: Tiêm tĩnh mạch chậm 1030ml/lần x 3-5lần/ngày,cách 10 phút tiêm 1 lần.
- Điều trị ngộ độc Nitrobenzen, Anilin,
Hydrosunfua, các chất tạo methemoglobin: Tiêm tĩnh
mạch chậm 5-10ml/ngày
- Điều trị chứng methmoglobin ở trẻ sơ sinh:
Tiêm tĩnh mạch chậm 1-2 ml/kg thể trọng/24 giờ (phối
hợp với vitamin C và cho thở oxy)
Lưu ý:
Thuốc có thể gây kích thích niêm mạc đường
tiết niệu
Phải dùng thuốc sớm (ngay sau khi ngộ độc)

Phối hợp với vitamin B12 để có hiệu quả cao.
Bảo quản
Để nơi khơ ráo, tránh ánh sáng


NALOXON HYDROCLORID
Nalone, Narcan
Tác dụng
Có tác dụng kích thích hơ hấp khi trung tâm
này ức chế bởi opi.
Chỉ định
Ngộ độc opi: thuốc phiện, Morphin và chế
phẩm của Morphin như Pethidin, Promedon…và
trường hợp trẻ sơ sinh ngạt thở do hô hấp bị ức chế.
Chống chỉ định
Mẫn cảm với thuốc


Cách dùng, liều lượng
Tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da.
Người lớn: 1,5-3µg/kg thể trọng/lần, sau 2 phút
có thể tiêm lại (nếu cần).
Trẻ em: 5-10µg/kg thể trọng /lần; cứ 3 phút lại
tiêm 1 lần cho đến khi có kết quả.
Trẻ sơ sinh: 10µg/kg thể trọng/lần, sau 2 phút
có thể tiêm lại (nếu cần)
Lưu ý: thuốc có thể gây nơn, cẩn thận trọng với
phụ nữ có thai.
Dạng thuốc: ống tiêm 0,4mg/1ml; 0,04mg/2ml.
Bảo quản

Tránh nhiệt độ cao, tránh ánh sáng.


THAN HOẠT
Tính chất
Chế phẩm là bột đen, nhẹ, khơng mùi, không vị,
không tan trong nước và các dung môi hữu cơ.
Tác dụng
Hấp thụ chất độc đã tiêu hóa.
Chỉ định
Ngộ độc cấp Barbituric, Quinin, phospho hữu
cơ.
Chống chỉ định
Ngộ độc acid, base mạnh.


Cách dùng, liều dùng.
Khi có ngộ độc cấp thì tiến hành rửa dạ dày,
sau đó hịa than hoạt với nước rồi bơm vào dạ dày
qua ống thông. Mỗi lần dùng 20g, sau 2 giờ bơm một
lần tổng liều là 120g.
Lưu ý: thuốc có thể gây táo bón.
Dạng thuốc: thuốc bột 5g; 10g; 20g.
Bảo quản
Bảo quản nơi khô, chống ẩm, xa các chất bay
hơi.


PRALIDOXIM
Contrathion, Pyridin-aldoxim-methyl hydroxyd

(PAM)
Tính chất
Bột kết tinh màu vàng nhạt, tan trong nước và
ethanol.
Tác dụng
Kết hợp với chất chuyển hóa của phospho hữu
cơ ( paraoxon ) tạo ra phức hợp không độc.
Chỉ định
Phối hợp với Atropin sulfat để giải độc các dẫn
chất phospho hữu cơ (ngộ độc thuốc trừ sâu)


Cách dùng, liều lượng
Tiêm tĩnh mạch chậm
Người lớn: tiêm tĩnh mạch Atropin sulfat 510mg, sau đó tiêm tĩnh mạch chậm Pralidoxim 400800mg/lần
Trẻ em: có thể tiêm tĩnh mạch Atropin sulfat 0,5
– 1mg, sau đó tiêm tĩnh mạch chậm Pralidoxim 2040mg/1kg/lần, có thể tiêm lại sau 20 phút hoặc 1 giờ.


Thận trọng
Thuốc có thể gây nhức đầu, buồn nơn, tim đập
nhanh, mờ mắt, nhìn đơi, dùng liều cao gây liệt cơ
tạm thời.
Thận trọng với người suy tim.
Chỉ tiêm Pralidoxim khi đã tiêm Atropin sulfat.
Nếu để quá 36 giờ sau khi bị ngộ độc thì thuốc
khơng có tác dụng.





×