Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO TIỀN LƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.8 KB, 17 trang )

CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO TIỀN LƯƠNG.
1.1.Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Khái niệm về lao động: Lao động là sự hao phí có mục đích thể lực và trí
lực của người nhằm tác động vào các vật tự nhiên để tạo thành vật phẩm nhằm đáp
ứng nhu cầu của con người hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Vai trò của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh: Quá trình sản xuất
là quá trình kết hợp đồng thời cũng là quá trình tiêu hao các yếu tố cơ bản ( lao
động, đội tượng lao động và tư liệu lao động ) trong đó lao động với tư cách là hoạt
động chân tay và trí óc của con người sử dụng các tư liệu lao động nhằm tác động,
biến đổi các đối tượng lao động thành các vật phẩm có ích nhằm phục vụ cho nhu
cầu sinh hoạt của mình.
1.2.Phân loaị lao động trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh:
Do lao động trong doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau, để thuận lợi trong quản
lý và hạch toán cần thiết phải phân loại lao động. Phân loại lao động là sắp sếp lao
động vào các nhóm khác nhau theo các đặc trưng nhất định. Lao động được chia
theo những tiêu thức sau :
*Phân loại lao động theo thời gian lao động : toàn bộ lao động trong doanh
nghiệp được chia theo các loại sau:
-Lao động thường xuyên trong danh sách: Lao động thường xuyên trong
danh sách là lực lượng lao động do doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương
gồm công nhân viên sản xuất kinh doanh cơ bản và các công nhân viên thuộc các
hoạt động khác ( gồm cả số hợp đồng ngắn hạn và dài hạn ).
-Lao động tạm thời mang tính thời vụ : Là lực lượng lao động làm việc tại
các doanh nghiệp do các ngành khác chi trả lương như cán bộ chuyên trách đoàn
thể, học sinh, sinh viên thực tập…
*Phân loại lao động theo quan hệ với quá trình sản xuất:
-Lao động trực tiếp sản xuất: Là những người trực tiếp tiến hành các hoạt
động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hay trực tiếp thực hiện các công việc
nhiệm vụ nhất định. Trong lao động trực tiếp được phân loại như sau :
+ Theo nội dung công việc mà người lao động thực hiện thì lao động trực tiếp


được chia thành : lao động sản xuất kinh doanh chính, lao động sản xuất kinh
doanh phụ trợ, lao động phụ trợ khác.
+Theo năng lực và trình độ chuyên môn lao động trực tiếp được chia thành các loại
sau:
Lao động có tay nghề cao: Bao gồm những người đã qua đào tạo chuyên
môn và có nhiều kinh nghiệm trong công việc thực tế, có khả năng đảm nhận các
công việc phức tạp đòi hỏi trình độ cao.
Lao động có tay nghề trung bình: Bao gồm những người đã qua đào tạo
chuyên môn nhưng thời gian công tác thực tế chưa nhiều hoặc chưa được đào tạo
qua lớp chuyên môn nhưng có thời gian lao động thực tế tương đối dài, được
trưởng thành do học hỏi từ kinh nghiệm thực tế.
Lao động phổ thông : Lao động không phải qua đào tạo nhưng vẫn làm
được.
Lao động gián tiếp sản xuất : Là bộ phận lao động tham gia 1 cách gián
tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lào động gián tiếp
gồm: những người chỉ đạo, phục vụ và quản lý kinh doanh trong doanh
nghiệp . Lao động gián tiếp được phân loại như sau :
+ Theo nội dung công việc và nghề nghiệp chuyên môn lao động này được phân
chia thành : nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tếm nhân viên quản lý
hành chính.
+ Theo năng lực và trình độ chuyên môn lao động gián tiếp được chia thành như
sau:
- Chuyên môn chính : là những người có trình độ chuyên môn cao, có khả
năng giải quyết các công việc mang tính tổng hợp phức tạp
- Chuyên viên : là những người lao động đã tốt nghiệp đại học trên đại
học ,có thời gian công tác dài, trình độ chuyên môn cao .
- Cán sự : là những người lao động mới tốt nghiệp đại học, có thời gian công
tác chưa nhiều .
Nhân viên : là những người lao động gián tiếp với trình độ chuyên môn thấp
có thể đã qua đào tạo tại các lớp chuyên môn, nghiệp vụ hoặc chưa qua đào

tạo.
• Phân loại lao động theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất
kinh doanh :
- Lao động thực hịên chức năng sản xuất, chế biến : bao gồm những lao
động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản
phẩm hay thực hiện các lao vụ dich vụ như công nhân trực tiếp sản xuất ,
nhân viên phân xưởng…
- Lao động thực hiện chức năng bán hàng : là những lao động tham gia
hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lao vụ, dịch vụ như nhân viên bán
hàng, tiếp thị, nghiên cứu thị trường…
- Lao động thực hiện chức năng quản lý : là những lao động tham gia hoạt
động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính như các nhân viên quản
lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính…
1.3.Ý tưởng tác dụng của công tác quản lý lao động, tổ chức lao động.
Chi phí lương là 1 bộ phận chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm,
dich vụ… do doanh nghiệp sản xuất ra. Tổ chức sử dụng lao động hợp lý, hạch
toán tốt lao động, trên cơ sở đó tính chính xác thù lao cho người lao động, thanh
toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan. Từ đó kích thích người lao động
quan tâm đến thời gian, kết quả lao động, chất lượng lao động, chấp hành kỷ luật
lao động, nâng cao năng suất lao động, góp phần tiết kiệm chi phí lao động sống,
hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất
cho người lao động .
1.4.Các khái niệm và ý nghĩa của tiền lương.
Khái niệm tiền lương: Tiền lương (tiền công) là biểu hiện bằng tiền phần
sản phẩm xã hội mà người chủ sử dụng lao động phải cho người lao động tương
đối phải trả cho người lao động tương đối với thời gian lao động, chất lượng lao
động và kết quả lao động của người lao động.
Khái niệm quỹ tiền lương: quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số
tiền lương mà doanh nghiệp trả cho tất cả lao động thuộc doanh nghiệp quản lý.
Nội dung quỹ tiền lương : quỹ tiền lương của doanh nghiệp bao gồm : Tiền

lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế ( tiền lương thời
gian và tiền lương sản phẩm ).
Các khoản phụ cấp thường xuyên ( các khoản phụ cấp có tính chất tiền
lương) như : phụ học nghề, phụ cấp thâm niên, phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ,
phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụ cấp dạy nghề, phụ cấp ông tác lưu
động, phụ cấp cho những người làm công tác khoa học có tài năng…
Tiền lương trả cho công nhân viên trong ghời gian ngừng sản xuất vì các nguyên
nhân khách quan, thời gian hội họp, nghỉ phép…
Tiền lương trả cho công nhân làm ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy
định.
Phân loại quỹ tiền lương trong hạch toán: để thuận tiện cho công tác hạch
toán nói riêng và quản lý nói chung, quỹ tiền lương được chia làm 2 loại là tiền
lương chính và tiền lương phụ:
+ Tiền lương chính: là khoản tiền lương rả cho người lao động trong thời
gian họ thực hiện nhiệm vụ chính gồm tiền lương cấp bậc và các khoản phụ
cấp( phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ)…
+ Tiền lương phụ là khoản tiền lương trả cho người lao động trong thời gian
họ thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ như : thời gian lao động,
nghỉ phép, nghỉ tết, nghỉ lễ, hội họp , học tập, tập dân quân tự vệ, tập phòng cháy
chữa cháy và nghỉ ngừng sản xuất vì nguyên nhan khách quan … được hưởng
lương theo chế độ.
1.5. Các chế độ về tiền lương, trích lập và sử dụng KPCĐ, BHXH,
BHYT của nhà nước quy định.
1.5.1.Chế độ của nhà nước quy định về tiền lương.
Tiền lương phải
trả CNV
=
Lương thời gian
( hoặc lương SP )
+

Lương thời gian
( hoặc lương SP )
+
Tiền
Lương phụ
Tiền lương chính = lương thời gian (hoặc lương SP) + phụ cấp.
Tiền lương cơ bản (lương cấp bậc) =hệ số x mức lương tối thiểu (TL tháng)
hoặc = Đơn giá x định mức số lượng SP sản xuất ra tối thiểu ( TL sản phẩm )
Cách tính tiền lương trong một số trường hợp đặc biệt:
- Trường hợp công nhân làm thêm giờ:
+Nếu người lao động làm thêm giờ hưởng lương sản phẩm thì căn cứ vào số lượng
sản phẩm, chất lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá lương quy định để tính
lương cho thời gian làm thêm giờ.
+ Người lao động làm thêm giờ hưởng lương thời gian thì tiền lương phải trả thời
gian làm thêm giờ bằng 150%-300% lương cấp bậc
- Trong trường hợp công nhân làm thêm giờ vào ban đêm như sau :
- Đối với lao động trả lương theo thời gian, nếu làm việc vào ban đêm thì
doanh nghiệp phải trả lương làm việc vào ban đêm theo cách tính sau :
Tiền lương làm
việc ban đêm
=
Tiền lương
giờ thực trả
x 130% x
Số giờ làm việc
vào ban đêm
- Trong đó : mức 130% gồm tiền lương giờ thực trả làm việc vào ban ngày
và 30% tiền lương thực trả làm việc ban đêm. Thời gian làm việc vào
ban đêm được xác định từ 22h ngày hôm trước đến 6 h ngày hôm sau đối
với các tỉnh thành phố từ Thừa Thiên Huế trở ra Bắc, từ 21h ngày hôm

trước đến 5 h ngày hôm sau đối với các tỉnh thành phố từ Đà Nẵng trở
vào Nam.
- Đối với lao động trả lương theo sản phẩm :
Đơn giá tiền lương của
SP làm vào ban đêm
=
Đơn giá tiền lương của SP làm
Trong giờ tiờu chuẩn voà ban ngày
x 130%
+ Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì tiền lương làm
thêm giờ được tính như sau :
Đối với lao động trả lương theo thời gian :
Tiền lương
Làm thờm giờ
Vào ban đêm
=
Tiền
lương giờ
thực trả
x 130% x
150% hoặc
200% hoặc
300%
x
Số giờ làm
việc vào
ban đêm
Đối với lao động trả lương theo SP:
Đơn giá tiền lương
của SP làm thờm giờ

vào ban đêm
=
Đơn giá tiền lương
của SP làm
vào ban đêm
x
150% hoặc
200% hoặc
300%
Mức trả lương làm thêm giờ bằng 150%, 200% , 300% làm việc vào ban
đêm bằng 130% như quy định trên là mức bắt buộc doanh nghiệp phải trả khi làm
thêm giờ làm việc vào ban đêm, còn mức cao hơn thì người sử dụng lao động và
người lao động tự thỏa thuận.

×