Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

đề kiểm tra học kỳ 1 năm học 2020 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (753.4 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN ÁI TỬ
Họ và tên: ………


Lớp: 4...


<b>BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 </b>


Năm học: 2020- 2021


<b>Môn: Tiếng Việt. Thời gian: 40 phút </b>


Điểm Lời nhận xét của giáo viên


B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)


<i><b>I. Chính tả: (2 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh nghe - viết: Bài “Mùa đông trên rẻo </b></i>


cao” SGK Tiếng Việt 4, tập 1, trang 165.


<b>II. Tập làm văn (8 điểm) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2></div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN ÁI TỬ
Họ và tên: ………


Lớp: 4...


<b>BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 </b>


Năm học: 2020- 2021


<b>Môn: Tiếng Việt. Thời gian: 40 phút </b>



Điểm Lời nhận xét của giáo viên


<b>A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) </b>
<i><b>1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) </b></i>
<i><b>2. Đọc hiểu văn bản (7 điểm) </b></i>


<b>Câu chuyện hai hạt lúa </b>


Có hai hạt lúa nọ được người chủ chọn làm hạt giống cho mùa sau vì cả hai đều là
những hạt lúa tốt, to khỏe và chắc mẩy.


Một hôm, người chủ định đem chúng gieo xuống cánh đồng. Hạt thứ nhất nhủ
thầm: “Dại gì ta phải theo ơng chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan
trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi
lí tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc tối trong kho lúa để lăn vào đó.


Cịn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ơng chủ đem gieo xuống đất. Nó thật
sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng.


Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khơ nơi góc nhà vì nó chẳng nhận được
nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì - nó chết dần chết
mịn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây
lúa xanh tươi, trĩu hạt vàng óng. Nó mang đến cuộc đời những hạt lúa mới…


Sưu tầm


<b>Câu 1. Hai hạt lúa trong bài có đặc điểm là: </b>


Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:



A. Tốt, xinh đẹp, vàng óng.
B. Vàng óng, trĩu hạt, chắc mẩy.


C. Vàng óng, to khỏe và trĩu hạt.


D. Tốt, to khỏe và chắc mẩy.


<b>Câu 2. Hạt lúa thứ hai cảm thấy như thế nào khi được gieo xuống đất? </b>


Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:


A. Buồn B. Thất vọng
C. Sung sướng D. Vui vẻ


<b>Câu 3. Dòng nào dưới đây nói về suy nghĩ của hạt lúa thứ nhất? </b>


Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:
A. Mãi mãi là hạt lúa đầy chất dinh dưỡng.
B. Muốn được cuộc sống mới của cây lúa.
C. Mong được ông chủ đem gieo xuống đất.


D. Muốn bắt đầu cuộc đời mới ở ngoài cánh đồng.


<b>Câu 4. Điều gì đã xảy ra với hạt lúa thứ nhất? </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

C. Nó vẫn ln xanh tốt dù khơng có ánh sáng và nước.
D. Nó mang đến cho cuộc đời những hạt lúa mới.


<b>Câu 5. Vì sao hạt lúa thứ hai muốn được gieo xuống đất dù phải nát tan trong đất? </b>



……… ..………...
<b>………... </b>


<b>Câu 6. Từ câu chuyện trên em rút ra cho minh bài học gì? </b>


- ...………...
- ………..………...


<b>Câu 7. Cho câu: “Có hai hạt lúa nọ được chọn làm hạt giống cho mùa sau.” Các từ ghép </b>


có trong câu trên là:


Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng dưới đây:
A. Hai hạt, chọn làm, hạt giống.


B. Hai hạt, hạt lúa, mùa sau.
C. Hạt lúa, hạt giống, mùa sau.
D. Hai hạt, hạt giống, hạt lúa.


<b>Câu 8. Trong câu “ Nó mang đến cuộc đời những hạt lúa mới…” có động từ là: </b>


Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng dưới đây:
A. Nó, hạt lúa B. Mang, mới
C. Đến, những D. Mang, đến


<b>Câu 9. Tìm và ghi lại các từ láy có trong câu sau: </b>


<b>“Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới mẻ ở ngoài cánh đồng.” </b>



………...


<b>Câu 10. Em hãy đặt một câu hỏi với mỗi mục đích sau: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN ÁI TỬ
Họ và tên: ………


Lớp: 4...


<b>BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ 1 </b>


Năm học: 2020- 2021
<b>Mơn: Tốn. Thời gian: 40 phút </b>


Điểm Lời nhận xét của giáo viên


<i><b>Khoanh vào chữ cái đặt trước kết quả đúng nhất (câu 1,2,3,4,5,7) </b></i>


<i><b>Câu 1: (0,5 điểm) Trong các số 68 204; 86 204; 69 358; 67 609, số bé nhất là: </b></i>


A. 68 204 B. 86 204 C. 67 609 D. 69 358


<i><b>Câu 2: (0,5 điểm) Trong các số sau số chia hết cho 5 là: </b></i>


A. 4 792 B. 9 025 C. 1 394 D. 2 409


<i><b>Câu 3: (1 điểm) Trung bình cộng của 3 số 333, 132 và 264 là: </b></i>


A. 243 B. 324 C. 432 D. 342



<i><b>Câu 4: (1 điểm) Chọn kết quả thích hợp để điền vào chỗ chấm. </b></i>


5kg 20g =...g?


A. 5002g B. 5200g C. 502g D. 5020g


<i><b>Câu 5 : (1 điểm) Trong hình bên có cặp cạnh vng góc là: </b></i>


A. Cạnh AB vng góc với cạnh BC
B. Cạnh BC vng góc với cạnh CD
C. Cạnh AD vng góc với cạnh AB
D. Cạnh AD vng góc với cạnh DC


<i><b>Câu 6: (1 điểm) Tính bằng cách thuận tiện nhất: </b></i>


769 x 85 - 769 x 75


<i> ... </i>
<i> ... </i>


<i><b>Câu 7: (1 điểm) Lễ kỉ niệm 600 năm ngày sinh của Nguyễn Trãi được tổ chức vào năm </b></i>


1980. Như vậy Nguyễn Trãi sinh năm nào? Năm đó thuộc thế kỉ nào?


A. Năm 1380; Thế kỉ 14 B. Năm 1038; Thế kỉ 10


C. Năm 1830; Thế kỉ 19 D. Năm 1083; Thế kỉ 11


<i><b>Câu 8: (1 điểm) Đặt tính rồi tính </b></i>



a. 859023 + 12728 b. 428 x 45 c. 7552 : 32


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i><b>Câu 9: (2 điểm.) Một sân trường hình chữ nhật có nửa chu vi là 246 m, chiều dài hơn </b></i>


chiều rộng 32 m.


a) Tính chiều dài và chiều rộng của sân trường hình chữ nhật?
b) Tính diện tích của sân trường hình chữ nhật?


<b> </b>


<b> Bài giải </b>


<i> ... </i>
<i> ... </i>
<i> ... </i>
<i> ... </i>
<i> ... </i>
<i> ... </i>
<i> ... </i>
<i> ... </i>
<i> ... </i>
<i> ... </i>
<i> ... </i>
<i> ... </i>


<b>Câu 10:</b>

<i> (1 điểm) Tính giá trị của biểu thức 7800 : x + (50 - 10) với x = 75</i>



</div>

<!--links-->

×