Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề kiểm tra học kỳ 2 môn Ngữ văn 8 huyện Yên Lạc năm học 2019-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.27 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC</b> <b>KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 - 2020</b>
<b>MƠN : NGỮ VĂN- LỚP 8</b>


<i>Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề.</i>
<b>I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm).</b>


<b> Đọc đoạn văn sau và viết ra tờ giấy thi chữ cái in hoa trước đáp án đúng.</b>


<i> Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được</i>
<i>cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sơng dựa</i>
<i>núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi khỏi chịu cảnh khốn khổ</i>
<i>ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là</i>
<i>thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc</i>
<i>nhất của đế vương muôn đời.</i>


<i><b> (Chiếu dời đô, Ngữ văn 8, Tập 2, Nxb Giáo dục, 2019, tr.49)</b></i>
<i><b>Câu 1: Văn bản “Chiếu dời đô ” của tác giả nào?</b></i>


A. Trần Quốc Tuấn. B. Lí Cơng Uẩn.
C. Nguyễn Trãi. D. Nguyễn Thiếp.


<b>Câu 2: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?</b>


<b>A. Nghị luận. B. Thuyết minh. C. Tự sự. D. Biểu cảm.</b>
<b>Câu 3: Dòng nào nêu đúng nhất nội dung của đoạn văn trên?</b>


A. Khẳng định thành Đại La là kinh đô cũ của Cao Vương.


B. Khẳng định lợi thế của thành Đại La có thiên nhiên tươi đẹp, dân cư đông đúc.
C. Khẳng định lợi thế của thành Đại La về vị thế địa lí, lịch sử, chính trị, văn hóa.
D. Khẳng định lợi thế của thành Đại La có núi cao, sông rộng, đất bằng.



<i><b>Câu 4: Từ “thắng địa” trong câu “Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa”có nghĩa</b></i>
<i>là gì?</i>


A. Là nơi có sơng ngịi bao quanh.


C. Là nơi có núi non hiểm trở. B. Là chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp. D. Là thế đất giống hình rồng cuộn, hổ ngồi.
<b>II. PHẦN TỰ LUẬN: (8,0 điểm).</b>


<i><b>Câu 5: (3,0 điểm).</b></i>


<i><b> Cho câu thơ sau: Năm nay đào lại nở,</b></i>


a. Chép tiếp ba câu thơ cịn lại để hồn thiện khổ thơ cuối của một bài thơ em đã học trong
chương trình Ngữ văn 8 ?


b. Khổ thơ trên nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả?


c. Xác định câu nghi vấn trong khổ thơ vừa chép? Những đặc điểm hình thức nào cho biết
đó là câu nghi vấn? Câu nghi vấn đó được dùng để làm gì?


<i><b>Câu 6: (5,0 điểm).</b></i>


Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
<i>Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:</i>


<i>Nước bao vây, cách biển nửa ngày sơng.</i>
<i>Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng </i>
<i>Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.</i>
<i>Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã</i>


<i>Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.</i>
<i>Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng</i>
<i>Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...</i>


<i><b>(Quê hương, Tế Hanh, Ngữ văn 8, Tập 2, Nxb Giáo dục, 2019, tr.16 )</b></i>
<i>………Hết………</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i> Họ và tên thí sinh:……….………..SBD………..</i>


<b>PHỊNG GD&ĐT N LẠC</b> <b><sub>HƯỚNG DẪN CHẤM</sub></b>


<b>ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 - 2020</b>
<b>MÔN : NGỮ VĂN- LỚP 8</b>


<b>I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm).</b>
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.


<b>Câu</b> 1 2 3 4


<b>Đáp án</b> B A C B


<b>II. PHẦN TỰ LUẬN: (8,0 điểm).</b>
<b>Câu 5:</b><i><b> (3,0 điểm)</b></i>


<b>Phần</b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


a Chép tiếp ba câu thơ:


Năm nay đào lại nở,
<i><b>Không thấy ông đồ xưa.</b></i>


<i><b>Những người muôn năm cũ</b></i>
<i><b>Hồn ở đâu bây giờ?</b></i>


<i>( Học sinh cần chép đúng cả về dấu câu)</i>


<b>0,5</b>


b Bài thơ “ Ơng đồ”, tác giả Vũ Đình Liên <b>0,5</b>


c Câu nghi vấn:


<i>Những người muôn năm cũ</i>
<i>Hồn ở đâu bây giờ?</i>


<b>0,5 </b>
Đặc điểm hình thức:


<i>- Có từ nghi vấn: đâu</i>


- Kết thúc bằng dấu chấm hỏi.


<b>0,5</b>
<b>Chức năng: Bộc lộ tình cảm, cảm xúc ( sự hoài niệm, tiếc nuối) 1,0</b>
<b>Câu 6 : (5,0 điểm).</b>


<i><b>* Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh biết viết bài văn cảm nhận về một đoạn thơ. Bài viết có bố </b></i>
cục đầy đủ, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc, cảm xúc chân thực, diễn đạt trôi chảy,
không mắc các lỗi dùng từ, chính tả, ngữ pháp.


<i><b>* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần </b></i>


đảm bảo những ý cơ bản sau:


<b>Phần</b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<b>Mở</b>
<b>bài</b>


- Dẫn dắt, giới thiệu về tác giả, tác phẩm.


- Giới thiệu đoạn thơ: Đoạn thơ giới thiệu về làng quê biển và miêu tả
cảnh thuyền chài ra khơi đánh cá.


<b>0,25</b>
<b>Thân</b>


<b>bài</b>


<b>a. Khái quát</b>


<i>- Hoàn cảnh ra đời bài thơ: Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang</i>
đi học xa quê (tại Huế ) trong nỗi nhớ quê hương tha thiết. Bài thơ
<i><b>được rút trong tập Nghẹn ngào và sau đó được in trong tập Hoa </b></i>
<i><b>niên.</b></i>


- Hai khổ thơ đầu bài thơ đã giới thiệu về làng chài ven biển- quê
hương của nhà thơ và tái hiện bức tranh lao động làng chài, cụ thể là
cảnh đoàn thuyền đánh cá khơi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>b. Cảm nhận về đoạn thơ.</b>
<i><b>* Hai câu thơ đầu. </b></i>



( Dẫn thơ và cảm nhận về khổ thơ 1)


- Hai câu thơ mở đầu rất bình dị và tự nhiên, tác giả giới thiệu chung
về làng quê của mình:


+ Nghề chính của làng quê: Chài lưới


+ Vị trí của làng chài: Cách biển nửa ngày sông


=> Cách giới thiệu tự nhiên mà cụ thể về một làng chài ven biển.
<i><b>* Sáu câu thơ tiếp: Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi . </b></i>


<i> Khi trời trong…..đánh cá.</i>


<b>- Thời gian đoàn thuyền ra khơi: Sớm mai hồng.</b>


<b>- Không gian: Bầu trời trong trẻo, nhuốm nắng hồng bình minh, gió </b>
nhẹ


-> Người dân chài ra khơi đánh cá trong một buổi sáng đẹp trời, hứa
hẹn một chuyến ra khơi đầy thắng lợi.


<i> Chiếc thuyền…..trường giang.</i>


<i><b>- Hình ảnh chiếc thuyền được so sánh với “ con tuấn mã” và một </b></i>
<i>loạt động từ, tính từ miêu tả nhẹ, hăng, phăng, mạnh mẽ, vượt đã diễn</i>
tả thật ấn tượng khí thế băng tới dũng mãnh của con thuyền lướt sóng
ra khơi, làm toát lên một sức sống mạnh mẽ, một vẻ đẹp hùng tráng
đầy hấp dẫn. Hình ảnh con thuyền ra khơi giống như hình ảnh của các


chàng trai làng biển mạnh mẽ, hồ hởi, đầy tự tin trong những chuyến
ra khơi.


->Bốn câu thơ đầu khổ thơ vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng
vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dào dạt sức sống.


<i> Cánh buồm……..góp gió.</i>


<i><b>- Hình ảnh cánh buồm được so sánh với “ mảnh hồn làng” khiến </b></i>
hình ảnh cánh buồm trắng căng gió biển khơi quen thuộc bỗng trở
nên lớn lao, thiêng liêng và rất thơ mộng. Tế Hanh như nhận ra đó
chính là biểu tượng của linh hồn làng chài. Nhà thơ vừa vẽ ra chính
<i>xác cái hình, vừa cảm nhận được cái hồn của sự vật. Sự so sánh ở đây</i>
không làm cho việc miêu tả cụ thể hơn nhưng đã gợi ra một vẻ đẹp
<i>bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao. Phép nhân hóa “ Rướn thân trắng </i>
<i>bao la thâu góp gió” và các động từ mạnh rướn, thâu góp khơng chỉ </i>
thể hiện vẻ đẹp mà còn gợi tả dáng vẻ cường tráng, sức vóc tung tỏa
của cánh buồm- tượng trưng cho sức mạnh lao động, sáng tạo của
người dân chài.


<b>c. Đánh giá </b>


- Bằng thể thơ tám chữ; giọng điệu nhẹ nhàng , tha thiết; từ ngữ
chọn lọc tinh tế; sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa độc đáo; sự
sáng tạo hình ảnh thơ có những hình ảnh miêu tả chân thực có những
hình ảnh bay bổng lãng mạn…nhà thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi
sáng, sinh động về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi, trong đó nổi bật
lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh
hoạt lao động làng chài.



- Phải có một tình u, sự gắn bó tha thiết với q hương thì nhà thơ
mới có thể có sự cảm nhận tinh tế, sâu sắc về cảnh vật và con người
nơi quê hương như vậy.


<b>0,75</b>


<b>0,75</b>


<b>1,0</b>


<b>1,0</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Kết</b>
<b>bài</b>


- Khẳng định lại giá trị của bài thơ.


- Liên hệ, mở rộng. <b>0,25</b>


- Trên đây là một số gợi ý để chấm bài, GV cần linh hoạt, khi chấm cho điểm tối đa với
những bài viết đảm bảo tốt hai yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm bài. cần trân trọng
những bài viết sáng tạo, có chất văn.


</div>

<!--links-->

×