Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu ứng dụng mô hình đất ngập nước kiến tạo dòng chảy ngầm tái sinh nước thải chế biến mủ cao su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA MÔI TRƢỜNG

LÊ THỊ THANH HẢI

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MƠ HÌNH
ĐẤT NGẬP NƢỚC KIẾN TẠO DÕNG CHẢY NGẦM
TÁI SINH NƢỚC THẢI CHẾ BIẾN MỦ CAO SU
Chuyên ngành: Công nghệ môi trƣờng

LUẬN VĂN THẠC SỸ

TP. HCM, Tháng 1-2011


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
 Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS TS. NGUYỄN PHƢỚC DÂN

 Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. NGUYỄN QUỐC BÌNH

 Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. LÊ HOÀNG NGHIÊM

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ
Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày 25 tháng 01 năm 2011
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS TS. ĐINH XUÂN THẮNG – Chủ tịch Hội đồng
2. TS. LÂM VĂN GIANG – Thư ký Hội đồng
3. TS. NGUYỄN QUỐC BÌNH – Cán bộ phản biện 1


4. TS. LÊ HOÀNG NGHIÊM – Cán bộ phản biện 2
5. PGS TS. NGUYỄN PHƯỚC DÂN – Cán bộ hướng dẫn
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Bộ môn quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá

PGS TS. ĐINH XUÂN THẮNG

Bộ môn quản lý chuyên ngành

TS. ĐẶNG VIẾT HÙNG


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA MÔI TRƢỜNG

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-----------------------

-----------o0o-----------

TPHCM, ngày 20 tháng 01 năm 2010

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: LÊ THỊ THANH HẢI

Phái: Nữ


Ngày, tháng, năm sinh: 29/10/1984

Nơi sinh: Kiên Giang

Chuyên ngành: Công nghệ môi trường
MSHV: 02508596
1- TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu ứng dụng mơ hình đất ngập nước kiến tạo dịng chảy
ngầm tái sinh nước thải chế biến mủ cao su.
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
 Xác định tải trọng COD vận hành thích hợp để xử lý hiệu quả COD và nitơ
trong nước thải chế biến mủ cao su với các tải trọng 100, 200, 300, 400 và
500 kgCOD/ha.ngày.
 Đánh giá khả năng tái sinh nước thải sau xử lý của mơ hình ĐNNKT.
 Phân tích khả năng khử nitơ, phốtpho của hai loại thực vật lau sậy và cỏ
nến.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 20/01/2010
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 20/12/2010
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: PGS.TS. Nguyễn Phước Dân
Nội dung và đề cương luận văn thạc sĩ đã được hội đồng chuyên ngành thông
qua ngày 18/1/2010.
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

P.GS TS. Nguyễn Phƣớc Dân

TS. Đặng Viết Hùng



LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là sản phẩm của một quá trình làm việc, nghiên cứu, trao đổi và
giúp đỡ bởi nhiều người.
Trước tiên tôi rất biết ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ dẫn nhiệt tình của
PGS.TS. Nguyễn Phước Dân trong quá trình thực hiện đề tài. Sự đóng góp của các thầy
là rất lớn đến sự hồn thành của luận văn này.
Tôi chân thành cám ơn sự giúp đỡ và hỗ trợ của các thầy cô, các anh (chị) và
các bạn sinh viên tại phịng thí nghiệm khoa môi trường, đặc biệt là anh Nguyễn Phước
Vũ đã hỗ trợ trong việc lắp đặt mơ hình.
Trong cơng tác lấy mẫu và chuẩn bị mẫu, tôi chân thành cảm ơn đến các anh chị
hiện đang làm việc tại nhà máy cao su Bến Súc tỉnh Bình Dương, đã tạo điều kiện và
giúp đỡ cho tôi rất nhiều.
Cuối cùng tôi xin cám ơn ba mẹ và các anh chị, em trong gia đình đã cổ vũ và
ủng hộ tơi trong thời gian qua.
Xin gửi lời chúc sức khỏe dồi dào và những điều may mắn nhất trong cuộc sống
đến tất cả mọi người!

Tp. HCM, Ngày 30 tháng 12 năm 2010

Lê Thị Thanh Hải


TÓM TẮT
Đề tài này nghiên cứu khả năng xử lý nước thải của mơ hình đất ngập nước kiến
tạo dịng chảy ngầm ở quy mơ phịng thí nghiệm cho nước thải chế biến mủ cao su
nhằm mục đích tái sử dụng. Mơ hình gồm 2 bể có kích thước dài x rộng x cao = 1.2m x
0.4m x 0.7m; lớp vật liệu gồm có cát (0.2 m) và đá xây dựng (0.3 m); trồng 2 loại thực
vật là cây sậy (Phragmites australis) và cỏ nến (Typha orientalis), thực vật được trồng
trực tiếp trên lớp cát xây dựng, mật độ là 20 cây/m2. Mơ hình được vận hành trong điều
kiện ngồi trời với các tải trọng thí nghiệm tăng dần 100, 200, 300, 400 và 500

kgCOD/ha.ngày. Nước thải đầu vào được pha loãng từ nước thải sau bể tuyển nổi của
nhà máy cao su Bến Súc và nước thải đầu ra của chính mơ hình theo tỷ lệ thích hợp.
Tải trọng thích hợp để loại bỏ COD và nitơ trong nước thải chế biến mủ cao su
là 200 kgCOD/ha.ngày, ứng với hiệu suất xử lý COD ở bể sậy và nến lần lượt là 94.7%
- 93.1%, TKN đạt 86.9% - 78.4%, TP đạt 76.3% - 79.1%. Hiệu quả xử lý COD, nitơ,
SS, độ màu và độ đục của bể sậy cao hơn bể nến, trong khi đó bể nến lại khử phốtpho
tốt hơn. Đồng thời, khối lượng nitơ tích lũy trong sậy cao hơn nến, và ngược lại khối
lượng phốtpho trong sinh khối của cỏ nến cao hơn so với lau sậy. Nước thải sau xử lý
có thể tái sử dụng trong chính dây chuyền sản xuất của nhà máy, ở các cơng đoạn như:
rửa mủ thơ, vệ sinh máy móc, thiết bị trong nhà xưởng, rửa xe chở mủ, dội rửa toilet,
tưới cây trong khn viên nhà máy; ngồi ra cịn có thể sử dụng cho tưới tiêu nơng
nghiệp, nước làm mát, nước dùng trong xây dựng, tạo cảnh quan, cứu hỏa…


ABSTRACT
This research studies the application of constructed wetlands with sub-surface
flow to recycling latex wastewater. The model consists of two trials with
dimensions L x W x H = 1.2 m x 0.4 m x 0.7 m, the media composing of sand
(0.2 m), building stone (0.3 m), planting two plants that are common reed
(Phragmites australis), bulrush (Typha orientalis), plants grown directly on the
sand layer construction with density 20 plants/m2. The model was operated in
outdoor conditions with increasing load 100, 200, 300, 400 and 500
kgCOD/ha.day. The best loading for removing organic pollutant was 200
kgCOD/ha.day; removal efficiencies for reed and bulrush was COD 94.7% 93.1%, TKN 86.9% - 78.4%, TP 76.3% - 79.1%. Reed removed COD, TN, SS,
color and turbidity better than bulrush; however, removal efficiencies for TP,
bulrush is better than reed. After treatment, wastewater can be reused in latex
process such as washing raw latex, cleaning machine and equipment in the
factory, washing latex trucks, washing flush toilet, irrigating the plants in the
factory. In addition, it is able to be used for recycling for agricultural irrigation,
cooling water, water used in construction, landscaping, extinguishing fire, etc.



i

MỤC LỤC
MỤC LỤC
MỤC LỤC HÌNH ẢNH
MỤC LỤC BẢNG
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................... - 1 1.1

Đặt vấn đề........................................................................................................ - 1 -

1.2

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ - 2 -

1.3

Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... - 2 -

1.4

Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... - 2 -

1.5

Tính khoa học, tính thực tiễn của đề tài .......................................................... - 2 -

CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN ................................................................................. - 4 2.1


Tổng quan về công nghệ xử lý nước thải chế biến mủ cao su ........................ - 4 -

2.1.1 Trên thế giới ............................................................................................... - 4 2.1.1.1 Bể lọc sinh học hiếu khí ....................................................................... - 4 2.1.1.2 Hồ ổn định ............................................................................................ - 5 2.1.1.3 Tháp khử amoni.................................................................................... - 5 2.1.1.4 Kênh oxy hóa ....................................................................................... - 5 2.1.1.5 Bể đĩa quay ........................................................................................... - 6 2.1.1.6 Bể lọc sinh học kỵ khí .......................................................................... - 6 2.1.1.7 Bể tảo cao tải ........................................................................................ - 7 2.1.1.8 Bể sục khí ............................................................................................. - 7 2.1.2 Tại Việt Nam .............................................................................................. - 7 2.2

Tổng quan về tái sử dụng nước thải .............................................................. - 15 -

2.2.1 Tình hình tái sử dụng nước ...................................................................... - 15 2.2.1.1 Trên thế giới ....................................................................................... - 15 2.2.1.2 Tại Việt Nam ...................................................................................... - 16 2.2.2 Tiêu chí lựa chọn cơng nghệ xử lý nước thải cho mục đích tái sử dụng . - 17 2.2.3 Một số tiêu chuẩn về nước tái sử dụng trên thế giới ................................ - 17 -


2.2.4 Một số nghiên cứu về tái sử dụng nước thải ............................................ - 19 2.2.4.1 Tại Việt Nam ...................................................................................... - 19 2.2.4.2 Trên thế giới ....................................................................................... - 20 2.3

Tổng quan về mơ hình đất ngập nước kiến tạo dịng chảy ngầm ................. - 22 -

2.3.1 Khái niệm ................................................................................................. - 22 2.3.2 Cơ chế loại bỏ chất ô nhiễm..................................................................... - 24 2.3.2.1 Loại bỏ chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học ......................... - 25 2.3.2.2 Loại bỏ chất rắn .................................................................................. - 25 2.3.2.3 Loại bỏ nitơ ......................................................................................... - 26 2.3.2.4 Loại bỏ photpho .................................................................................. - 26 2.3.2.5 Loại bỏ virus và vi khuẩn ..................................................................... - 27 2.3.3 Các loại thực vật đất ngập nước ............................................................... - 28 2.3.3.1 Nhóm thực vật nổi (Floating plant) .................................................... - 28 2.3.3.2 Nhóm thực vật nửa ngập nước ........................................................... - 29 2.3.3.3 Nhóm thực vật ngập nước .................................................................. - 31 2.3.4 Các nghiên cứu ứng dụng đất ngập nước kiến tạo ................................... - 31 2.3.4.1 Tại Việt Nam ...................................................................................... - 31 2.3.4.2 Trên thế giới ....................................................................................... - 33 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... - 40 3.1

Mơ hình nghiên cứu ...................................................................................... - 40 -

3.2

Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... - 42 -

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. - 42 3.1.2 Nội dung nghiên cứu ................................................................................ - 42 3.3

Phương pháp phân tích .................................................................................. - 44 -

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ......................................................... - 46 4.1

Hiệu quả xử lý COD ...................................................................................... - 46 -


4.2

Hiệu quả xử lý nitơ ........................................................................................ - 48 -

4.2.1 Tổng nitơ kjeldahl (TKN) ........................................................................ - 48 4.2.2 Nitơ ammonia (N-NH4+) .......................................................................... - 50 -


4.2.3 N-NO2 và N-NO3 ..................................................................................... - 52 4.3

Hiệu quả xử lý photpho ................................................................................. - 54 -

4.4

Độ đục, độ màu, SS ....................................................................................... - 56 -

4.5

Phân tích khả năng tích lũy chất dinh dưỡng trong sinh khối của thực vật .. - 60 -

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... - 63 5.1

Kết luận ......................................................................................................... - 63 -

5.2

Kiến nghị ....................................................................................................... - 64 -

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



iv

MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Sơ đồ đất ngập nước dịng chảy ngang (Vymazal, 1997) ......................... - 23 Hình 2.2: Sơ đồ đất ngập nước dòng chảy đứng (Cooper, 1996) ............................. - 23 Hình 3.1: Mơ hình và thực vật nghiên cứu (lau sậy và cỏ nến) ................................ - 41 Hình 3.2: Sơ đồ nội dung nghiên cứu ....................................................................... - 43 Hình 4.1: Biến thiên nồng độ COD theo thời gian thí nghiệm ................................. - 46 Hình 4.2: Trung bình nồng độ COD ở mỗi tải trọng thí nghiệm .............................. - 46 Hình 4.3: Hiệu suất xử lý COD qua các tải trọng ..................................................... - 47 Hình 4.4: Biến thiên nồng độ TKN theo thời gian thí nghiệm ................................. - 48 Hình 4.5: Trung bình nồng độ TKN ở mỗi tải trọng thí nghiệm .............................. - 48 Hình 4.6: Hiệu suất xử lý TKN qua các tải trọng thí nghiệm ................................... - 49 Hình 4.7: Biến thiên nồng độ N-NH4+ theo thời gian thí nghiệm ............................. - 50 Hình 4.8: Trung bình nồng độ N-NH4+ ở mỗi tải trọng thí nghiệm .......................... - 50 Hình 4.9: Hiệu quả loại bỏ N-NH4+ qua các tải trọng ............................................... - 51 Hình 4.10: Biến thiên nồng độ N-NO2- theo thời gian thí nghiệm ........................... - 52 Hình 4.11: Trung bình nồng độ N-NO2- ở mỗi tải trọng thí nghiệm ........................ - 52 Hình 4.12: Biến thiên nồng độ N-NO3- theo thời gian thí nghiệm ........................... - 53 Hình 4.13: Trung bình nồng độ N-NO3- ở mỗi tải trọng thí nghiệm ........................ - 53 Hình 4.14: Biến thiên TP theo thời gian thí nghiệm ................................................. - 54 Hình 4.15: Trung bình nồng độ TP ở mỗi các tải trọng thí nghiệm .......................... - 55 Hình 4.16: Hiệu suất xử lý TP qua các tải trọng ....................................................... - 55 Hình 4.17: Biến thiên độ đục theo thời gian thí nghiệm ........................................... - 57 Hình 4.18: Trung bình độ đục đầu ra ở mỗi tải trọng thí nghiệm ............................. - 57 Hình 4.19: Biến thiên độ màu theo thời gian thí nghiệm .......................................... - 58 Hình 4.20: Trung bình độ màu dịng ra ở mỗi tải trọng thí nghiệm .......................... - 58 Hình 4.21: Biến thiên SS theo thời gian ................................................................... - 59 Hình 4.22: Trung bình nồng độ SS dịng ra ở mỗi tải trọng thí nghiệm ................... - 59 Hình 4.23: Khối lượng nitơ và photpho trong thực vật và trong vật liệu ................. - 61 Hình 4.24: Tỷ lệ tích lũy chất dinh dưỡng (nitơ và photpho) ................................... - 61 -


v

MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tóm tắt hiệu quả cơng nghệ xử lý nước thải đang được ứng dụng .......... - 8 Bảng 2.2: Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải các nhà máy chế biến mủ cao su khu
vực Đông nam bộ, Tây Nguyên và miền Trung......................................................... - 9 Bảng 2.3: Chất lượng tổng quát của nước thải chế biến cao su sau xử lý (mg/l) ... - 14 Bảng 2.4: Một số tiêu chuẩn chất lượng nước cho mục đích tái sử dụng ở Nhật ... - 17 Bảng 2.5: Các tiêu chuẩn nước thải tái sử dụng trong tưới tiêu ở châu Âu ............ - 18 Bảng 2.6: Các quy định về tiêu chuẩn nước tái sử dụng ở Jordan .......................... - 19 Bảng 2.7: Khả năng hấp phụ photpho của một số vật liệu tự nhiên ....................... - 27 Bảng 3.1: Chất lượng nước thải sau khi pha loãng ................................................. - 42 Bảng 4.1: Kết quả phân tích N, P trong sậy và cỏ nến ở 2 mơ hình nghiên cứu .... - 60 -


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

Bộ Tài ngun và mơi trường

COD

Nhu cầu oxy hóa học

CPCS


Cổ phần cao su

CPCB

Cổ phần chế biến

CTCS

Cơng ty cao su

DO

Oxy hịa tan

ĐNNKT DCN

Đất ngập nước kiến tạo dòng chảy ngầm

HTXLNT

Hệ thống xử lý nước thải

NMCB

Nhà máy chế biến

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam


SS

Chất rắn lơ lửng

SVR

Mủ cốm

TCVN

Tiêu Chuẩn Việt Nam

TDS

Tổng chất rắn hòa tan

TKN

Tổng nitơ kjeldahl

TN

Tổng nitơ

TP

Tổng photpho

TOC


Tổng cacbon hữu cơ

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

VNCCSVN

Viện nghiên cứu cao su Việt Nam

VSV

Vi sinh vật


-1-

1

CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Sự khủng hoảng về nước sạch ngày càng trở nên nghiêm trọng, vì vậy việc
xử lý và tái sử dụng nước thải được đưa ra như một trong những giải pháp khắc
phục tình trạng thiếu hụt về nước hiện nay. Trong đó, phương pháp xử lý nước
cho mục đích tái sử dụng bằng cơng trình đất ngập nước kiến tạo là một biện pháp
hiệu quả, thân thiện với mơi trường, chi phí xây dựng và vận hành thấp, đã được
nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trên giới, đặc biệt phù hợp với điều kiện của
Việt Nam. Các cơng trình đất ngập nước kiến tạo được xây dựng để xử lý nước
thải trong nông nghiệp, công nghiệp hoặc phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, mơ

phỏng theo các q trình sinh học, lý và hóa học của các vùng đất ngập nước tự
nhiên. Các vùng đất ngập nước có thể loại bỏ các chất ô nhiễm từ nước thải hoặc
chuyển chúng thành các dạng vật chất ít ảnh hưởng tới sức khỏe con người và
môi trường.
Chế biến cao su là một trong những ngành cơng nghiệp lớn, sản lượng năm
2009 ước tính khoảng 650,000 tấn. Đồng thời, nó cũng thải ra một lượng nước
thải đáng kể vào mơi trường, ước tính khoảng 19.5 triệu m3 nước thải/năm; do đó
cần có một biện pháp thích hợp để tái sinh và tái sử dụng lượng nước này,
(http://www. Rubbergroup.com.vn, 2009). Theo Shing Tet Leong và cộng sự,
(2002) lượng nước tái sử dụng trong dây chuyền chế biến mủ cao su có thể đạt
69% tổng lượng nước thải; từ đó góp phần giảm ơ nhiễm mơi trường, giảm áp lực
về nguồn nước cấp và giảm chi phí cho doanh nghiệp…
Đề tài này nghiên cứu khả năng xử lý nước thải của mơ hình đất ngập nước
kiến tạo dịng chảy ngầm ở quy mơ phịng thí nghiệm cho nước thải chế biến mủ
cao su nhằm mục đích tái sử dụng. Mơ hình này đã được nghiên cứu trên đề tài
Ứng dụng đất ngập nước kiến tạo dòng chảy ngầm tái sinh nước thải khu công
nghiệp và nay được tiếp tục nghiên cứu trên nước thải cao su. Mơ hình được chia
thành nhiều ngăn và mỗi ngăn được trồng mỗi loại cây cỏ nến (Typhaceae) và cây


sậy (Phragmites) riêng biệt để nghiên cứu khả năng xử lý chất hữu cơ của mơ
hình đất ngập nước kiến tạo khi sử dụng hai loại cây này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá khả năng tái sinh nước thải của mơ hình đất ngập nước kiến tạo
dịng chảy ngầm đối với nước thải chế biến mủ cao su ở các tải trọng COD khác
nhau.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Mơ hình đất ngập nước dịng chảy ngầm ở quy mơ phịng thí nghiệm với
hai loại thực vật là cỏ nến (Typha orientalis G.A. Stuart) và lau sậy (Phragmites
australis) được trồng trực tiếp trên lớp vật liệu là cát và đá xây dựng.

1.4 Nội dung nghiên cứu
 Xác định tải trọng COD vận hành thích hợp của mơ hình đất ngập nước kiến
tạo để xử lý COD và N ở các tải trọng thí nghiệm tăng dần 100, 200, 300,
400 và 500 kgCOD/ha.ngày.
 Đánh giá tiềm năng tái sử dụng nước thải sau xử lý.
 Phân tích khả năng tích lũy chất dinh dưỡng (nitơ và photpho) trong sinh
khối của hai loại thực vật thử nghiệm.
1.5 Tính khoa học, tính thực tiễn của đề tài
 Tính khoa học
Tồn bộ kết quả của đề tài được rút ra từ những thí nghiệm có căn cứ khoa
học rõ ràng, vận dụng các phương pháp tiêu chuẩn trong nghiên cứu, phân tích;
xử lý số liệu thơng qua phương pháp thống kê toán học nên đảm bảo tính khoa
học của đề tài.
Các phương pháp, thơng số thí nghiệm nghiên cứu của đề tài có kế thừa
thành quả của các nghiên cứu trước, tạo cơ sở và độ tin cậy cho kết quả của đề tài
mang lại.
 Tính thực tiễn
Hiện nay, kỹ thuật sinh thái xử lý nước thải bằng đất ngập nước kiến tạo đã
được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi trên thế giới, rất triển vọng trong tương lai.


Với các ưu điểm của quá trình xử lý như : thân thiện với môi trường, hiệu quả xử
lý cao, chi phí vận hành thấp, tạo cảnh quan thiên nhiên, là mơi trường sống cho
nhiều loại sinh vật… thì việc áp dụng kỹ thuật này để tái sinh nước thải làm cho
môi trường ngày càng trong xanh hơn, phù hợp với xu thế phát triển bền vững.
Thêm vào đó, tình trạng thiếu hụt nước sạch ngày càng trở nên nghiêm
trọng. Trong khi đó, ngành chế biến mủ cao su lại tiêu hao lượng nước lớn, ước
tính mỗi năm khoảng 19.5 triệu m3 nước thải. Do đó, việc tái sinh lượng nước thải
này là cần thiết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này tạo cơ sở và tiền đề để nghiên

cứu sâu hơn việc áp dụng đất ngập nước kiến tạo để tái sinh nước thải công
nghiệp khác như : thủy sản, chăn ni, giết mổ, thực phẩm… góp phần khắc phục
tình trạng thiếu nước sạch, bảo vệ mơi trường sinh thái.
 Tính mới của đề tài
Sử dụng đất ngập nước kiến tạo xử lý nước thải đã được ứng dụng nhiều
nơi trên thế giới vì tính thân thiện mơi trường của nó. Ở Việt Nam, các nghiên
cứu về đất ngập nước kiến tạo chảy mặt của PGS.TS Nguyễn Phước Dân đã cho
kết quả tốt, hiệu quả xử lý cao. Ngoài ra, PGS. TS Lê Anh Tuấn đã nghiên cứu
khả năng xử lý nước thải ao nuôi cá bằng ĐNNKT, hiệu quả xử lý cao.
Với đề tài này, tính mới là nghiên cứu, khảo sát q trình xử lý chất ơ
nhiễm trong nước thải chế biến mủ cao su bằng mơ hình đất ngập nước kiến tạo
chảy ngầm với sự tham gia của hai loại thực vật là cây sậy và cỏ nến, để tái sinh
lượng nước thải này.


-4-

2

CHƢƠNG 2 : TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về công nghệ xử lý nƣớc thải chế biến mủ cao su
2.1.1 Trên thế giới
Sản xuất cao su thiên nhiên là một ngành công nghiệp thu hút sự quan tâm
của giới khoa học. Hoạt động nghiên cứu khoa học về mọi lĩnh vực liên quan đến
ngành sản xuất này đã bắt đầu được hệ thống hóa vào đầu thế kỷ 20, khi 15 viện
nghiên cứu quốc gia lần lượt được thành lập trên thế giới. Nghiên cứu xử lý nước
thải của ngành này đã được bắt đầu từ năm 1957. Một số công nghệ đã được
nghiên cứu trên thế giới cho ngành chế biến cao su, như: bể lọc sinh học hiếu khí,
hồ ổn định, tháp khử ammoni, kênh oxy hóa, bể đĩa quay, bể lọc sinh học kỵ khí,
bể tảo cao tải, bể sục khí…

Hiện nay, khu vực đơng và nam Á cung cấp 70 - 80% sản lượng cao su thế
giới; trong đó Thái Lan đứng đầu thế giới về xuất khẩu cao su, chiếm 33.5% sản
lượng cao su thế giới, với khoảng 700 nhà máy sản xuất và chế biến cao su. Ở
miền nam Thái Lan, có khoảng 55 nhà máy áp dụng hệ thống kết hợp các q
trình hóa – lý và sinh học để xử lý nước thải ; 22 nhà máy sử dụng cơng trình hồ
sinh học (hiếu khí, kỵ khí và tùy nghi); 24 nhà máy lắp đặt hồ kỵ khí kết hợp với
các đầm phá, trong đó có 3 nhà máy sử dụng bể UASB. (Mohammadi và cộng sự,
2009).
2.1.1.1

Bể lọc sinh học hiếu khí
Cơng trình nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến cao su

được công bố đầu tiên vào năm 1957 (Molesworth, 1957), trong đó nước thải mủ
skim được xử lý trong phịng thí nghiệm bằng một bể lọc sinh học hiếu khí. Hiệu
quả xử lý chất ơ nhiễm hữu cơ cịn rất thấp. Thí nghiệm này tiếp tục được mở
rộng trong một cơng trình khác cũng sử dụng bể lọc sinh học hiếu khí, trong đó
hiệu quả xử lý được gia tăng bằng biện pháp hồi lưu nước thải (Molesworth,
1961). Tương quan giữa hiệu suất loại BOD5 với tải trọng hữu cơ đầu vào, kể cả
khối lượng hồi lưu, đã được xác lập. Tuy nhiên, hiệu quả xử lý BOD 5 vẫn còn
dưới 60% với thời gian lưu nước 20 ngày, (Nguyễn Ngọc Bích, 2003).


-5-

2.1.1.2

Hồ ổn định
Hệ thống hồ kỵ khí/hồ tùy chọn được nghiên cứu bởi John và cộng sự


(1974). Với thời gian lưu nước là 22 ngày, hệ thống này có thể loại 96% COD,
96% BOD5, 70% SS, và 58% TN ra khỏi nước thải chế biến cao su mủ cốm. Đối
với nước thải chế biến mủ li tâm, Ponniah và cộng sự (1976) cũng khẳng định khả
năng xử lý của hệ thống hồ kỵ khí/hồ tùy chọn. Với thời gian lưu nước 90 ngày,
hệ thống này có khả năng loại 96% BOD5, 89% COD, 66% TN, 71% N-NH4+ và
58% SS từ nước thải chế biến mủ ly tâm. Hong (1981) tiếp tục xác nhận khả năng
của công nghệ hồ ổn định trong xử lý nước thải chế biến cao su. Tác giả này kết
luận rằng để đạt yêu cầu xử lý, thời gian lưu nước trung bình là 111 ngày cho
nước thải chế biến mủ ly tâm và 33 ngày cho nước thải nhà máy chế biến mủ
cốm, (Nguyễn Ngọc Bích, 2003).
2.1.1.3

Tháp khử amoni
Nordin (1978), sau khi khảo sát tại 44 nhà máy chế biến mủ ly tâm ở

Malaysia, đã xác nhận rằng các hàm lượng tổng nitơ và nitơ dạng ammonia trong
nước thải mủ ly tâm lần lượt là 3 - 8 và 1 - 7 kg cho mỗi tấn cao su sản xuất được.
Tác giả này nhận xét hàm lượng ammonia quá cao trong nước thải (trên
1000mg/l) gây cản trở quá trình xử lý sinh học. Trong phương pháp này,
ammonia được làm cho bay hơi bằng cách thổi không khí từ dưới lên trong khi
mủ skim được phun từ trên xuống trong một tháp cao. Hiệu quả loại ammonia
được cải thiện bằng cách duy trì pH của mủ skim trong khoảng 10.5 - 11.5,
(Nguyễn Ngọc Bích, 2003).
2.1.1.4

Kênh oxy hóa
Ibrahim và cộng sự (1979a) xác nhận khả năng của kênh oxy hóa trong xử

lý nước thải chế biến mủ ly tâm. Với thời gian lưu nước là 22 ngày có thể loại
96% BOD5 và 93% COD. Tuy nhiên hiệu quả xử lý nitơ còn thấp, chỉ đạt 46%

TN và 44% N-NH4+. Ibrahim và Nordin (1981) tiếp tục nghiên cứu thêm về ứng
dụng kênh oxy hóa để xử lý nước thải chế biến cao su. Trong nghiên cứu này sự
ơxy hóa ammonia thành nitrat đã được ghi nhận. Sự có mặt của nitrit trong nước


-6-

thải đang xử lý đã được ghi nhận là gây ảnh hưởng xấu đối với tính lắng của bùn.
Hiệu suất xử lý nitơ ở mức 75% N-NH4+ có thể đạt được với tải trọng hữu cơ đến
0.12 mgBOD/mgMLVSS. Nordin (1990) tăng cường khả năng của kênh oxy hóa
trong xử lý nitơ bằng cách đưa thêm một bể kỵ khí ở đầu vào kênh oxy hóa và
thực hiện hồi lưu nước thải sau bể lắng về bể kỵ khí này với tỉ lệ hồi lưu trung
bình là 3.5. Với thời gian lưu nước là 1 ngày ở bể kỵ khí và thời gian lưu bùn ở
kênh oxy hóa là 6.6 ngày, hệ thống này loại được 99% BOD5, 99% N-NH4+ và
86% TN từ nước thải chế biến mủ ly tâm pha lỗng để có hàm lượng COD trung
bình là 3000mg/l, (Nguyễn Ngọc Bích, 2003).
2.1.1.5

Bể đĩa quay
Đối với nước thải chế biến mủ cao su, hiệu quả xử lý bằng công nghệ bể

đĩa quay ghi nhận được là 94% COD ,98% BOD5, 90% TN và 92% N-NH4+ từ
nước thải chế biến cao su cốm đã qua xử lý kỵ khí (John và cộng sự ,1975). Đối
với nước thải chế biến mủ ly tâm, vốn có hàm lượng N-NH4+ cao hơn, bể này tỏ
ra khơng thích hợp. Một nghiên cứu tiếp theo về bể đĩa quay cho thấy nó có khả
năng xử lý nước thải chế biến cao su cốm không qua xử lý kị khí (Karim, 1979).
Với thời gian lưu nước 5 ngày là đủ loại 90% BOD5 và 60% TN. Nghiên cứu này
tiếp tục được phát triển bởi Karim và Ibrahim (1985) để khẳng định tiềm năng của
công nghệ bể đĩa quay đối với nước thải chế biến mủ cao su. Với hàm lượng COD
đầu vào là 1300 - 1500 mg/l, hiệu suất xử lý đạt được là 85% tải trọng hữu cơ

phải hạ thấp đến mức 0.6 kgCOD/m3/ngày. Ở tải trọng này, hàm lượng N-NH4+
trong nước thải sau xử lý là 20 mg/l và hàm lượng BOD5 tương ứng là dưới 40
mg/l, (Nguyễn Ngọc Bích, 2003).
2.1.1.6 Bể lọc sinh học kỵ khí
Bể lọc sinh học kỵ khí với giá thể bằng gốm đã được kiểm nghiệm trong
xử lý nước thải chế biến cao su bởi Irahim (1983). Với nước thải chế biến mủ ly
tâm pha lỗng để có hàm lượng COD đầu vào từ 3000 đến 6000 mg/l, hiệu suất
xử lý chất ô nhiễm hữu cơ đạt được từ 89% đến 98% COD với thời gian lưu nước
tương ứng là 4 ngày và 26 ngày. Hiệu suất xử lý trung bình là 85% COD với tải


-7-

trọng hữu cơ ở mức 3 kgCOD/m3/ngày. Khi tăng thêm tải trọng hữu cơ, hàm
lượng COD đầu ra tăng thêm đáng kể, nhưng bể này có thể vận hành ổn định với
tải trọng hữu cơ lên đến 8 kgCOD/m3/ngày, (Nguyễn Ngọc Bích, 2003).
2.1.1.7

Bể tảo cao tải
Nordin và Karim (1989) đã nghiên cứu khả năng sử dụng bể tảo cao tải để

xử lý nước thải chế biến cao su đã qua xử lý kỵ khí trước đó. Kết quả cho thấy
thời gian lưu nước 6 ngày là đủ để xử lý nước thải này. Giả thiết bể tảo cao tải
vận hành ở chế độ khuấy trộn hồn tồn, nó có thể đạt được một hệ số khử nitơ
bậc nhất là 0.339/ngày. So sánh với hồ tùy chọn trên cùng hiệu quả khử nitơ, diện
tích cần thiết cho bể tảo cao tải ít hơn 60%. Kết hợp bể tảo cao tải sử dụng tảo
Chlorella vulgaris và cây lục bình Eichhornia crassipes cũng nhằm mục đích xử
lý nitơ trong nước thải chế biến cao su đã được thực hiện bởi Bich và cộng sự
(1999) ở quy mơ phịng thí nghiệm. Cân bằng nitơ được tiến hành bởi các tác giả
này cho thấy các q trình đồng hóa, nitrat hóa - khử nitrat, và bay hơi amoni đã

xảy ra trong hệ thống kết hợp này, trong đó q trình đồng hóa chiếm phần chủ
yếu, đã tạo nên hiệu suất xử lý TN và N-NH4+ lên đến hơn 99%, (Nguyễn Ngọc
Bích, 2003).
2.1.1.8

Bể sục khí
Một nghiên cứu xử lý hồn tồn hiếu khí đối với nước thải chế biến mủ ly

tâm đã được thực hiện bởi Isa và cộng sự (1997). Các bể sục khí sử dụng các thiết
bị sục khí bề mặt và thổi khí từ đáy bể đã được dùng để xử lý nước thải chế biến
mủ ly tâm ở quy mô công nghiệp. Nước thải này được nâng pH lên đến 9 trước
khi được đưa vào bể. Hệ thống này với thời gian lưu nước là 32.5 ngày đã đạt
hiệu quả xử lý thỏa tiêu chuẩn Malaysia về nước thải chế biến mủ ly tâm (COD =
400mg/l, BOD5 = 100mg/l, tổng nitơ = 300 mg/l), (Nguyễn Ngọc Bích, 2003).
2.1.2 Tại Việt Nam
Hiện nay, các nhà máy chế biến cao su Việt Nam đang áp dụng 1 số công
nghệ trong xử lý nước thải như cơng nghệ bùn hoạt tính, mương oxy hóa, cơng
nghệ hồ sinh học, UASB, bể tảo cao tải... Bảng dưới đây trình bày các thơng số


-8-

vận hành tổng quát của các thiết bị theo từng cơng nghệ, hiệu suất xử lý trung
bình mà các cơng nghệ này đạt được đối với chất ô nhiễm hữu cơ và chất dinh
dưỡng.
Bảng 2.1: Tóm tắt hiệu quả cơng nghệ xử lý nƣớc thải đang đƣợc ứng dụng
Giá trị trung bình
Thiết bị/cơng
nghệ


Loại nƣớc thải
đƣợc xử lý

Thời gian
lƣu nƣớc

Tải trọng
(kgCOD/
m3/ngày)

Hiệu suất
xử lý
COD (%)

Hiệu suất
xử lý
tổng nitơ
(%)

Bể sục khí

Thơ hoặc đã xử lý
kỵ khí hay hiếu khí

14 ngày

1.7

54


52

Hồ ổn định

Thơ

28 ngày

1.2

72

60

Bể tuyển nổi

Thơ

2giờ

2.6

34

-

Bể kỵ khí lớp
bùn

Thơ


6giờ

8.4

70

11

Bể thổi khí

Thơ

3.2 ngày

2.8

44

45

Đã xử lý kỵ khí

14 giờ

3.8

33

16


Đã xử lý hiếu khí

-

3.6

25

22

Bể luân phiên
Bể lọc sinh học

(Nguồn: Bộ môn chế biến, Viện nghiên cứu cao su Việt Nam, 2009)
Về phương diện loại bỏ chất ô nhiễm hữu cơ, các cơng nghệ bể sục khí, bể
thổi khí, hồ ổn định và UASB có thể là thích hợp nhất đối với nước thải ngành
chế biến cao su. Các công nghệ xử lý nước thải (XLNT) khác như bể tuyển nổi,
bể luân phiên và bể lọc sinh học có thể khơng thích hợp với nước thải chế biến
cao su. Việc áp dụng các công nghệ này phần lớn có lý do là thiếu diện tích xây
dựng, nhưng ngay cả trong trường hợp đó các bể này cũng khơng cung cấp được
hiệu quả xử lý cao.
Những công nghệ xử lý nước thải đang được ứng dụng cho các nhà máy
chế biến mủ cao su thuộc Tập đoàn cao su Việt Nam được trình bày trong bảng
dưới đây:


-9-

Bảng 2.2: Hiện trạng hệ thống xử lý nƣớc thải các nhà máy chế biến mủ cao su khu vực Đông nam bộ, Tây Nguyên

và miền Trung
TT

Công ty

1 Bà Rịa

2 Bình Long

Nhà máy

Cơng suất
(Tấn/năm)

thành viên
4
TCTCS Dầu
Tiếng

Ghi chú

16,500

SVR 3L,5 Gạn mủ - sục khí - lắng lọc - tái sử
Đạt tiêu chuẩn TCVN 5945:2005 cột B
SVR10, 20 dụng

Quản Lợi

19,500


SVR 3L,5
Ly tâm

30/4

12,000

SVR 3L,5
Cơng nghệ hồ
SVR10, 20

3,000

Mủ tờ

Bình Thuận

TNHH 1

HT XLNT

Xà Bang

Suối Kè

3

Chủng loại


4,500

SVR 3L,5
SVR10, 20

Gạn mủ - mương oxy hóa - lắng lọc

Đang chỉnh sửa và vận hành khởi động
Đang đầu tư cải tạo, xây dựng mới

Gạn mủ - tuyển nổi - mương oxy
Đang vận hành khởi động kéo dài
hóa - lắng
Chưa có

Đang xây dựng nhà máy

Xưởng
02

1,500

Mủ tờ

Gạn mủ - hồ chứa

Dự kiến xây HT XLNT mới năm 2010

Long
Hòa


12,000

SVR 3L,5

Gạn mủ - mương oxy hóa - lắng lọc

Đang xây dựng mới

Bến Súc

19,000

SVR 3L,5
Ly tâm

Gạn mủ - sục khí - lắng lọc

Đang chỉnh sửa và vận hành khởi động


- 10 -

TT

Công ty

Nhà máy

Ghi chú


SVR10,20

Công nghệ hồ

Đang cải tạo HT XLNT

6,000

SVR 3L,5

Gạn mủ - kỵ khí - sục khí - lắng lọc

Đạt tiêu chuẩn TCVN 5945:2005 cột B

13,000

Ly tâm
Gạn mủ - mương oxy hóa - lắng lọc
SVR10, 20

Đạt tiêu chuẩn TCVN 5945:2005 cột B

10,500

SVR 3L,5

Gạn mủ - kỵ khí - sục khí - lắng lọc
Đạt tiêu chuẩn TCVN 5945:2005 cột B
- tái sử dụng


10,500

SVR 3L,5

Gạn mủ - kỵ khí - sục khí - lắng lọc
Đạt tiêu chuẩn TCVN 5945:2005 cột B
- tái sử dụng

Long
Thành

15,000

SVR 3L,5
SVR10, 20 Gạn mủ - kỵ khí - sục khí - lắng lọc
Ly tâm

Lộc Ninh

9,000

SVR 3L,5
Tờ

Gạn mủ - kỵ khí xơ dừa - sục khí và Bỏ dây chuyền SVR 3L trong năm
lắng theo mẻ
2010

5,500


Ly tâm

Gạn mủ - UASB - sục khí - lắng lọc Gần đạt TCVN 5945:2005 cột B

3,000

SVR10, 20 Công nghệ hồ sinh học

9,000

SVR 3L

Gạn kỵ khí kết hợp - tảo cao tải - hồ Đang xây dựng HT mới cho dây
lắng tự nhiên
chuyền

15,500

SVR 3L,5

Gạn mủ - kỵ khí - mương oxy hóa - Đang cải tạo HT XLNT

Xuân
Lập
An Lộc
TNHH 1
thành viên
5
TCTCS Đồng Cẩm Mỹ

Nai

Lộc Ninh
Lộc Hiệp

7 Phú Riềng

HT XLNT

9,000

Phú Bình

6

Cơng suất
Chủng loại
(Tấn/năm)

Trung

Đang vận hành khởi động

Gần đạt TCVN 5945:2005 cột B


- 11 -

TT


Công ty

Nhà máy

Công suất
Chủng loại
(Tấn/năm)

Tâm

Ghi chú

HT XLNT

SVR10, 20 lắng lọc
Ly tâm

Long Hà

CTCS
8
Tân Biên

9

Viện
NCCSVN

Cty CP CS
10

Đồng Phú

11

12

Cty CPCS
Phước Hòa

Cty CP CS
Tây Ninh

Tân Biên

9,000

SVR 3L,5

17,000

SVR 3L,5
SVR10,20

Gạn mủ - tuyển nổi - sục khí - lắng
Đang vận hành khởi động kéo dài
lọc
Gạn mủ - UASB - sục khí - lắng lọc Đạt tiêu chuẩn TCVN 5945:2005 cột B

Ly tâm
Xưởng

CB

1,000

Tờ

Gạn mủ - kỵ khí kết hợp - tảo cao Đang xây dựng theo mơ hình nghiên
tải - hồ sinh học
cứu

Thuận
Phú

14,000

SVR 3L,5
SVR10,20

Gạn mủ - kỵ khí kết hợp - tảo cao
Đang nâng cấp
tải - hồ lắng tự nhiên

Tân Lập

3,500

Ly tâm

Gạn mủ - mương oxy hóa - lắng lọc


Bố Lá

6,000

SVR 3L,5

Ly tâm

3,500

Ly tâm

Gạn mủ - tuyển nổi - kỵ khí -sục khí
Đang vận hành khởi động
- lắng lọc

Cua Paris

18,000

SVR 3L,5
SVR10,20

Gạn mủ - tuyển nổi - kỵ khí - sục
Đang vận hành khởi động
khí-lắng lọc

Vên Vên

15,000


SVR 3L,5
SVR10,20

Gạn mủ - tuyển nổi - mương oxy
Đạt tiêu chuẩn TCVN 5945:2005 cột B
hóa - lắng lọc

Đạt tiêu chuẩn TCVN 5945:2005 cột B


- 12 -

TT

Công ty

Nhà máy

Công suất
Chủng loại
(Tấn/năm)

HT XLNT

Ghi chú

Ly tâm
Bến Củi


3,000

SVR 3L,5

Cơng nghệ hồ sinh học

Ít hoạt động, khơng đủ nước thải xử lý

13

Cty CPCS
Hịa Bình

Hịa Bình

6,000

SVR 3L,5

Gạn mủ - tuyển nổi - sục khí - lắng
Đạt tiêu chuẩn TCVN 5945:2005 cột B
lọc - tái sử dụng

14

Cty CPCB
Hàng Gòn

Hàng
Gòn


7,500

SVR 3L,5

Gạn mủ - tuyển nổi - mương oxy
Đạt tiêu chuẩn TCVN 5945:2005 cột B
hóa - lắng lọc

NM CB

4,500

SVR 3L,5
SVR10,20

Gạn mủ - UASB - lắng

Trung
Tâm

4,500

SVR3L,5

Gạn mủ - hồ chứa - bơm tưới cây cà Dự kiến xây dựng HT XLNT năm
phê
2010

3,000


SVR10,20

Hồ chứa

Đang xây dựng dây chuyền mủ ly tâm

Trung
Tâm

3,000

SVR 3L,5

Gạn mủ - hồ chứa - tưới cà phê

Dự kiến xây dựng HT XLNT năm
2010

Ia Grai

4,500

Gạn mủ - hồ sinh học

Đang vận hành khởi động

Trung
Tâm


4,500

Gạn mủ - mương oxy hóa - lắng lọc

HT XLNT đang vận hành khởi động
kéo dài

15 Visorutex

CTCS
16 Eah'Leo

Bình
Minh

17

18

CTCS Chư
Pảh

CTCS Chư
Prông

SVR 3L,5
SVR10,20
SVR 3L,5
SVR10,20


Không đạt TCVN 5945:2005 cột B


- 13 -

TT

Công ty

Nhà máy

19 CTCS Chư Sê Ia'Glai

20

21

CTCS Mang
Yang

CTCS Krông
Búk

CTCS Kon
22 Tum

Công suất
Chủng loại
(Tấn/năm)
13,500


SVR 3L,5
SVR10,20

HT XLNT
Gạn mủ - hồ sinh học

Ghi chú
Đạt tiêu chuẩn TCVN 5945:2005 cột B

K'Dang

7,500

SVR10,20
Tờ

Gạn mủ - tuyển nổi - mương oxy
Đạt tiêu chuẩn TCVN 5945:2005 cột B
hóa - lắng lọc

NM CB

3,500

SVR 3L,5
SVR10,20

Gạn mủ - hồ chứa - bơm tưới vườn
Dự kiến đóng cửa năm 2010

cây

NM mới

6,000

SVR 3L,5
SVR10,20

Gạn mủ - kỵ khí kết hợp - tảo cao
Đang xây dựng hệ thống XLNT
tải - hồ tự nhiên

Ya Chim

10,500

SVR 3L,5
SVR10,20
Tờ

Gạn mủ - mương oxy hóa - lắng lọc

Ngọc
Hồi

4,500

SVR 3L,5
SVR10,20


Gạn mủ kỵ khí kết hợp - tảo cao tải
Đang xây HT XLNT
- hồ tự nhiên

Đang chỉnh sửa và vận hành khởi động
kéo dài

23

CTCS Quảng
Trị

NM CB

6,000

SVR 3L,5
SVR10,20

Gạn mủ - kỵ khí - sục khí - lắng

Đạt tiêu chuẩn TCVN 5945:2005 cột B

24

CTCS Thanh
Hóa

Cẩm

Thủy

3,000

SVR10,20

Cơng nghệ hồ sinh học

Chuẩn bị xây dựng HT XLNT mới

Ghi chú: SVR: mủ cốm

(Nguồn: Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam, 2010)


×