Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên liệu vật liệu tại Công ty TNHH Hoá Bách Khoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.82 KB, 9 trang )

Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên liệu vật liệu
tại Công ty TNHH Hoá Bách Khoa
I. Đánh giá thực trạng về công tác quản lý và kế toán nguyên liệu , vật liệu tại
Công ty TNHH Hóa Bách Khoa
1. ưu điểm :
Trải qua 4 năm phát triển và trưởng thành công ty Hóa Bách Khoa đã và đang
khẳng định vị trí và vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường . Công ty từng
bước khắc phục khó khăn tìm ra giải pháp về quản lý kinh tế làm cho công ty nhanh
chóng hòa nhập với nền kinh tế thị trường, cùng đổi mới trang thiết bị dây chuyền
sản xuất củng cố bộ máy quản lý.
Thị trường của công ty luôn không ngừng mở rộng, các sản phẩm được đa
dạng hóa như sơn và các vật liệu chống thấm, nâng cao chất lượng cũng như mẫu
mã, hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh với sản phẩm của các hạng
khác . Công ty đã đạt được một số thành tựu nhất định: tốc độ tăng tưởng cao, đời
sống cán bộ công nhân viên được nâng cao, công ty đã nhận đuợc nhiều bằng khen
về chất lượng sản phẩm….
Đạt được những thành tựu như trên là do:
Thứ nhất: Công tác kế toán nguyên vật liệu
Là một DNSX, NVL đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất, nó tạo
nên 70% giá thành sản phẩm cũng như tạo nên công dụng và chất lượng sản phẩm.
Sử dụng NVL hợp lý, hạch toán đúng đắn đầy đủ là cơ sở cho việc tiết kiệm chi phí
và hạ giá thành sản phẩm. ý thức được tầm quan trọng của việc quản lý và hoạch
toán vật liệu nên công ty luôn có sự khuyến khích đối với những sáng kiến trong
việc cải tiến công tác quản lý và hạch toánNVL. Công tác hạch toán NVL tại công
ty có thể xem xét trên những mặt sau:
- Công ty đã xây dựng một hệ thống định mức tiêu hao NVL tiên tiến , tránh
lãng phí
- Luôn có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa thủ kho và phòng kế toán
giúp cho công tác ghi chép nhanh chóng, chính xác và đầy đủ
- Công ty xây dựng một hệ thống kho đủ điều kiện để bảo quản NVL trong
những năm vừa qua giúp cho việc lưu chuyển qua kho


- Xây dựng định mức dữ trữ hợp lý đảm bảo tiết kiệm vốn dữ trữ và sản xuất
được tiến hành liên tục.
Thứ hai: Công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký –sổ cái. Đâylà hình
thức khá phổ biến và có nhiều ưu điểm phù hợp với điều kiện kế toán chung của
công ty. Hệ thống sổ kế toán và tài khoản, các mẫu biểu công ty sử dụng đều đúng
như chính sách ban hành của nhà nước.Công ty đang áp dụng phương pháp kê khai
thường xuyên phù hợp với quy mô, đặc điểm sản xuất của công ty. Hơn nữa, việc
vận dụng phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển, phương pháp chi tiết vật liệu đơn
giản, dễ kiểm tra dễ đối chiếu.
Vậy ,với nền kinh tế có nhiều biến động do đó mỗi dơn vị trong nền kinh tế
luôn tìm mọi cách đổi mới hoàn thiện mình, thay thế và loại bỏ những điều không
hợp lý để tồn tại và phát triển. Cùng với xu thế chung của xã hội công ty đã tìm cho
mình những bước đi thích hợp, mạnh giãn đổi mới nhất là về công tác quản lý và kế
toán nguyên vật liệu.
2. Một số tồn tại chủ yếu
Một là:Trong lĩnh vưc quản lý nguyên liệu ,vật liệu
* Về tính giá nguyên vật liệu nhập kho
Đối với một số NVL nhập từ Sài Gòn nay công ty đang tính giá nhập kho
bằng nguyên giá vật liệu. Còn các chi phí thu mua như chi phí vận chuyển , chi phí
dịch vụ ngân hàng và thuế lại được ghi vào chi phí khác. Điều này dẫn tới đơn giá
nhập kho của loại NVL đó sẽ không chính xác . Sau đó , giá vật liệu xuất kho lại
bằng tổng giá mua cộng chi phí thu mua chia cho số lượng vật liêu nhập kho.. Nếu
trong tháng có nhiều loại NVL nhập mua hoặc nhiều loại vật liêu cùng nhập trên
một hóa đơn thì khi tính giá vật liệu xuất kho sẽ bị nhầm lẫn hay bỏ xót.
*Về tính giá nguyên vật liệu xuất kho
Đối với một số NVL chính, số lượng lớn, nhập, xuất liên tục như Titan,primal
AC, màng và màu…thì công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền. Còn đối
với các loại vật liệu khác, để cho việc tính giá được kịp thời và đơn giản thì kế toán
NVL thường lấy giá xuất chính là giá nhập của NVL trên phiếu nhập gần nhất hoặc
giá xuất chính là giá bình quân nhập vật liệu trong kỳ. Các phương pháp trên khá

đơn giản, dễ tính toán, không đòi hỏi kế toán phải có trình độ cao, song tại công ty,
lượng NVL nhiều, phong phú về chủng loại, do đó khối lượng tính toán của kế toán
là rất nhiều. Mặt khác, vì đặc điểm của các phương pháp trên là phải chờ đến cuối
tháng mới có đầy đủ số liệu để tính toán giá trị NVL xuất dùng trong kỳ nên với
khối lượng tính toán nhiều, kế toán thường không cung cấp số liệu kịp thời phục vụ
cho việc tập hợp chi phí, tính giá thành sản phẩm cuối cùng.
* Quản lý nguyên liệu, vật liệu
Vì sản phẩm chủ yếu của công ty là sơn và chất chống thấm, nên không phải
NVL nào cũng có yêu cầu bảo quản như nhau. Mà hiện nay công ty trong thời kỳ
xây dựng và phát triển nên chỉ có một kho bảo quản tất cả các NVL, đồng thời chưa
có sự chuyên môn hoá vật liệu trong việc bảo quản. Điều này dẫn đến hao hụt và
ảnh hưởng tới chất lượng củaNVL.
Hai là: Tồn tại trong tổ chức kế toán
* Về việc phản ánh nghiệp vụ nhập, xuất trên các loại chứng từ
Việc phản ánh các nghiệp vụ nhập , xuất trên các loại chứng từ ở công ty còn
nhiều điểm chưa hợp lý. Trên chứng từ thường không ghi hết các yếu tố cần thiết
theo quy định trên chứng từ, không ghi sổ chứng từ, tài khoản phát sinh hay tài
khoản liên quan , nên gây nhiều khó khăn cho công tác kế toán khi ghi sổ.
*Kế toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển hiện còn nhiều
bất cập
Phương pháp hạch toán chi tiết NVL mà công ty đang sử dụng là phương
pháp “sổ đối chiếu luân chuyển”. Tuy nhiên , sổ sách dùng để hạch toán chi tiết
NVL chưa đúng với tên gọi “sổ chi tiết vật liệu” chỉ theo dõi phần nhập mà không
theo dõi phần xuất, ngoài ra sổ chi tiết này chỉ theo dõi nghiệp vụ nhập mua hàng
bằng tiền mặt hoặc tiền tạm ứng.
Công việc hạch toán ở phòng kế toán và ở kho không tương đương nhau do
ở phòng kế toán không mở “sổ đối chiếu luân chuyển” mà công ty đang sử dụng là
sổ đối chiếu luân chuyển theo dõi tổng hợp tất cả các loại vật liệu thuộc sở hữu của
công ty. Vì một loại vật liệu chỉ được bảo quản ở một kho chứ không phải ở nhiều
kho nên nếu đối chiếu giữa “thẻ kho” và “sổ đối chiếu luân chuyển” tổng hợp như

hiện nay sẽ không bao giờ cho kết quả đúng. Như vậy, việc hạch toán của thủ kho
và kế toán và hai việc là gần như độc lập nhau không dễ dàng kiểm tra đối chiếu và
nếu có sai sót xẩy ra hoặc nhầm lẫn giữa các loại NVL là rất khó phát hiện.
Cuối niên độ kế toán, công ty thành lập ban kiểm kê để tiến hành kiểm kê
NVL ở tất cả các kho và các xí nghiệp. Để đối hiếu kế toán vật liệu thường phải
cộng tổng số lượng từng loại vật tư có ở các kho và xí nghiệp trên “biên bản kiểm
kê’ rồi đối chiếu với số lượng tồn kho của vật liệu ấy trên “sổ đối chiếu luân
chuyển” tổng hợp. Công việc này tốn nhiều thời gian và hay bị nhầm lẫn bởi vì mỗi
loại vật tư tồn ở nhiều nơi khác nhau và chính nhân viên kế toán cũng không nhớ
hết liệu loại vật tư này có ở những nơi nào để cộng cho đủ. Do đó, qui trình quản lý
vật liệu trên sổ sách của cả kho và kế toán là còn nhiều bất cập.
*ứng dụng máy vi tính vào hạch toán nguyên vật liệu.
Hiện nay với trình độ công nghệ thông tin đang phát triển, công ty chưa đưa
kế toán kế toán máy vào sử dụng ở các bộ phận trong công ty. Nhất là đối với kế
toán NVL thì đến cuối tháng khối lượng công việc rất nhiều gây nên tốc độ xử lý
thông tin chưa thật nhanh, chính xác.
II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu ở
công ty TNHH Hoá Bách Khoa.
1.Trong lĩnh vực quản lý.
1.1. Về việc tính giá nguyên vật liệu nhập kho.
Đối với một số NVL nhập từ Sài Gòn thì công ty nên tính giá nhập kho bằng
nguyên giá vật liệu cộng với các chi phí thu mua như chi phí vận chuyển, chi phí
vật dịch vụ ngân hàng và thuế.
1.2. Về tính giá nguyên vật liệu xuất kho.
Để cho việc hạch toán giá xuất nhanh chóng kịp thời thì công ty nên chọn
phương pháp tính giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp hệ số giá: Sử
dụng giá hạch toán để tính giá trị vật liệu xuất kho và cuối kỳ sẽ tiến hành điều
chỉnh. Giá hạch toán có thể lấy là giá kế hoạh hay giá mua NVL ở một thời điểm
nào đó hoặc giá vật liệu bình quân tính trước. Khi xuất kho, toàn bộ NVL xuất dùng
được tính theo giá hạch toán:

Trị giá hạch toán
vật liệu xuất trong
kỳ
=
=
Số lượng vật liệu
xuất trong kỳ
x Đơn giá hạch toán
Cuối kỳ , sau khi tính được giá thực tế, tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán
về giá thực tế:
Trị giá thực tế vật
liệu xuất trong kỳ
=
Trị giá hạch toán vật liệu xuất
trong kỳ
x Hệ số giá

×