Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đánh giá năng suất và tỷ lệ bể của nguyên công bóc vỏ lụa bằng cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.98 MB, 93 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

NGUYỄN THANH TOÀN

ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT VÀ TỶ LỆ BỂ CỦA
NGUN CƠNG BĨC VỎ LỤA BẰNG CƠ
Chun ngành : Cơng nghệ Chế tạo máy

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, Tháng 7 năm 2011


Luận văn thạc sĩ

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
đến các thầy, cơ giảng viên Khoa Cơ khí trường Đại Học Bách khoa Tp.HCM,
những người đã tận tình dạy bảo và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em
trong suốt thời gian học tập tại trường, nhất là thời gian em nghiên cứu và thực
hiện luận văn.
Tiếp đến, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn - Thầy
PGS.TS. Trần Doãn Sơn đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận
lợi nhất để em hoàn thành cuốn luận văn này. Đồng thời, em cũng xin gởi lời
cảm ơn sâu sắc đến các Thầy, cơ trong Khoa Cơ Khí Trường Đại Học Bách
Khoa Tp. HCM đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực hiện luận văn tại
trường.
Vì thời gian thực hiện đề tài không nhiều, kiến thức bản thân còn hạn chế,
trong thời gian thực hiện luận văn có nhiều khó khăn nên chắc chắn khơng tránh


khỏi những thiếu sót. Kính mong q thầy, cơ đóng góp ý kiến để em nhận thức
được những thiếu sót, cố gắng sửa chữa và hoàn thiện hơn.
Sau cùng, em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô đã dành những thời gian
quý báu để nhận xét và bổ sung thêm những kiến thức tốt hơn cho luận văn này.

Tp.HCM, ngày 28 tháng 06 năm 2011
Học viên

Nguyễn Thanh Tồn

GVHD: PGS.TS TRẦN DỖN SƠN

1

HVTH: Nguyễn Thanh Toàn 00408254


Luận văn thạc sĩ

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN…………………….5
DANH MỤC CÁC BẢNG………………………………………………………….6
DANH MỤC CÁC HÌNH…………………………………………………………..7
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1 Mục đích và nội dung nghiên cứu…………………………………………….8
1.2 Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………………....8
1.3 Mục tiêu của luận văn………………………………………………………...9
1.4 Nội dung thực hiện của luận văn……………………………………………...9
1.5 Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………...9
1.6 Ý nghĩa khoa học của luận văn………………………………………………10

1.7 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn………………………………………………10
1.8 Dự kiến kết quả đạt được của luận văn………………………………………10
1.9 Tính mới của luận văn……………………………………………………….10
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1 Giới thiệu về cây điều………………………………………………………...11
2.1.1 Hạt điều…………………………………………………………………...11
2.1.2 Tính kinh tế của nhân hạt điều……………………………………………13
2.1.3 Các sản phẩm thương mại khác từ điều…………………………………..15
2.2 Tình hình sản xuất và thương mại của hạt điều ở Việt Nam và thế giới…….21
2.2.1 Giới thiệu về ngành điều thế giới…………………………………………21
2.2.2 Tình hình sản xuất………………………………………………………...22
2.2.3 Thương mại……………………………………………………………….24
2.2.4 Chế biến…………………………………………………………………..26
2.2.5 Nhận định về ngành điều…………………………………………………28
2.2.6 Hạn chế của ngành điều Việt Nam………………………………………..29
2.3 Nghiên cứu trong và ngồi nước về bóc vỏ lụa hạt điều……………………..29
2.3.1 Bóc vỏ lụa bằng tay……………………………………………………….29
2.3.2 Bóc vỏ lụa bằng máy……………………………………………………...29

GVHD: PGS.TS TRẦN DỖN SƠN

2

HVTH: Nguyễn Thanh Tồn 00408254


Luận văn thạc sĩ
CHƯƠNG 3 : QUY TRÌNH CHẾ BIẾN HẠT ĐIỀU VÀ CÁC PHƯƠNG
PHÁP BÓC VỎ LỤA HẠT ĐIỀU.
3.1 Quy trình chế biến……………………………………………………………...32

3.2 Các giai đoạn trong quá trình chế biến hạt điều…………………………..........32
3.2.1 Vệ sinh nguyên liệu thô………………………………………………......36
3.2.2 Ẩm hóa………………………………………………………………........37
3.2.3 Phân cỡ……………………………………………………………………38
3.2.4 Rang hạt điều……………………………………………………………..38
3.2.5 Tách vỏ hạt điều…………………………………………………………..40
3.2.6 Phân tách.………………………………………………………………....43
3.2.7 Phân loại sơ bộ…………………………………………………………....44
3.2.8 Sấy………………………………………………………………………...45
3.2.9 Bóc vỏ lụa………………………………………………………………...45
3.2.10 Phân loại…………………………………………………………………45
3.2.11 Ẩm hóa trở lại…………………………………………………………...45
3.2.12 Khử trùng……………………………………………………………..…46
3.2.13 Đóng gói……………………………………………………………..….46
3.2.14 Bảo quản……………………………………………………………..….47
3.3 Phương pháp bóc vỏ lụa………………………………………………….…..47
3.3.1 Phương pháp bóc vỏ lụa bằng tay………………………………………...47
3.3.2 Giới thiệu các phương pháp bóc vỏ lụa bằng máy……………………….48
CHƯƠNG 4 : TÍNH TỐN THIẾT KẾ MƠ HÌNH THÍ NGHIỆM
BẰNG CƠ THEO NGUN LÝ OLTREMARE
4.1 Mục đích thiết kế máy bóc vỏ lụa……………………………………………58
4.2 Chọn phương án thiết kế………………………………………………….….58
4.3 Mơ hình và thiết bị đo lực…………………………………………………....59
4.4 Chọn cảm biến thiết kế hệ đo lực…………………………………………….60
4.5 Xây dựng mô hình tốn của hệ thống………………………………………...62
4.6 Mơ hình đo lực.……………………………………………………………….63
4.6.1 Xác định lực bể vỡ………………………………………………………..63

GVHD: PGS.TS TRẦN DOÃN SƠN


3

HVTH: Nguyễn Thanh Toàn 00408254


Luận văn thạc sĩ
4.6.2 Xác định lực liên kết giữa nhân và hạt điều………………………………63
4.7 Cấu tạo máy bóc tách vỏ lụa hạt điều quay lệch tâm………………………....64
4.8 Tính tốn máy bóc vỏ lụa, hoàn thiện thiết kế………………………………..65
CHƯƠNG 5 : NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM.
5.1 Mục đích nghiên cứu…………………………………………………...….…71
5.2 Nguyên liệu thực nghiệm…………………………………………….……….71
5.3 Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm…………………………………………..……...71
5.4 Cách tiến hành thí nghiệm…………………………………………...……….72
5.4.1 Phương án nghiên cứu……………………………………………………72
5.4.2 Phương án thí nghiệm……………………………………………..……..73
5.5 Thực nghiệm bóc tách vỏ lụa………………………………………..………..73
5.5.1 Nguyên liệu thực nghiệm…………………………………………..…….74
5.5.2 Phương pháp quy hoạch thực nghiệm……………………………..……..74
5.5.3 Phần tiến hành thực nghiệm…………………………………………...…75
5.5.4 Xử lý số liệu..…………………………………………………………….78
5.5.4.1 Đánh giá năng suất máy bóc vỏ lụa..…………………………………78
5.5.4.2 Đánh giá tỉ lệ bể vỡ..……………………………………………...….81
5.5.4 Kết quả thực nghiệm……………………………………………………..81
5.5.5 Kết luận quá trình thực nghiệm……………………………………….…83
CHƯƠNG 6 : GIỚI THIỆU THIẾT BỊ
6.1 Các hình ảnh giới thiệu mơ hình máy…………………………………….….84
6.2 Bố trí và cơng dụng một số bộ phận máy…………………………………….89
6.3 Thơng số kỹ thuật của máy…………………………………………………...89
6.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ bể vỡ…………………………..….90

6.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ bể vỡ…………………………………...90
6.4.2 Phương hướng khắc phục nhằm giảm tỷ lệ bể vỡ…………………….…90
KẾT LUẬN………………………………………………………………………...91

GVHD: PGS.TS TRẦN DỖN SƠN

4

HVTH: Nguyễn Thanh Tồn 00408254


Luận văn thạc sĩ

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 : Bảng năng lực chế biến hạt điều nhân của các nước…………….29
Bảng 5.1 : Bảng mã hóa các yếu tố thực nghiệm……………………………81
Bảng 5.2 : Bảng ma trận trực giao bậc 2…………………………………….82
Bảng 5.3 : Bảng giá trị theo các yếu tố tự nhiên ……………………………82
Bảng 5.4 : Bảng các hệ số phương trình hồi quy …………………………...84

GVHD: PGS.TS TRẦN DỖN SƠN

5

HVTH: Nguyễn Thanh Tồn 00408254


Luận văn thạc sĩ

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Hình ảnh tổng quan về trái điều……………………………………13
Hình 2.2 : Cấu tạo tổng quan của hạt điều……………………………………….14
Hình 2.3 : Cấu tạo hạt điều khi đã tách đơi vỏ cứng………………….............14
Hình 2.4 : Hình ảnh một số món ăn được chế biến từ nhân hạt điều……..…..16
Hình 2.5 : Hình ảnh về trái điều………………………………………………18
Hình 2.6 : Xirơ và rượu vang chế biến từ trái điều…………………………...20
Hình 2.7 : Dầu vỏ hạt điều……………………………………………………21
Hình 2.8 : Thành phẩm gỗ hạt điều sau khi ép tấm…………………………...22
Hình 2.9 : Lá cây điều………………………………………………...............22
Hình 2.10 : Rễ cây điều……………………………………………….............23
Hình 2.11: Bản đồ hiện trạng sản xuất và chế biến điều ở Việt Nam………...27
Hình 2.12 : Tỷ trọng sản lượng điều của các nước năm 2008………………..28
Hình 2.13 : Hệ máy bóc vỏ lụa của hãng Oltramare………………………….33
Hình 2.14 : Máy bóc vỏ lụa hạt điều………………………………….............34
Hình 3.1: Lị hấp hạt điều……………………………………………..............36
Hình 3.2 : Sơ đồ quy trình chế biến hạt điều………………………….............37
Hình 3.3 : Hình ảnh một số thiết bị trong quy trình chế biến hạt điều………..38
Hình 3.4 : Hình ảnh quy trình chế biến hạt điều……………………………...39
Hình 3.5 : Hạt điều thơ………………………………………………………..40
Hình 3.6 : Máy phân cỡ hạt điều……………………………………………...40
Hình 3.7 : Máy rang hạt điều………………………………………….............41
Hình 3.8 : Sơ đồ rang hạt bằng tang trống xoay………………………............42
Hình 3.9a : Các bàn dụng cụ bóc tách vỏ cứng hạt điều bán cơ giới…………44
Hình 3.9b : Bóc tách vỏ cứng hạt điều thủ cơng……………………………...44
Hình 3.10 : Cấu tạo máy tách vỏ hạt điều tự động……………………............45
Hình 3.11 Máy rang hạt điều………………………………………….............47
Hình 3.12 Bóc vỏ lụa bằng tay……………………………………………….50
Hình 3.13: Bóc vỏ lụa bằng cách va đập nhiều lần…………………………...52

GVHD: PGS.TS TRẦN DOÃN SƠN


6

HVTH: Nguyễn Thanh Toàn 00408254


Luận văn thạc sĩ
Hình 3.14 : Bóc vỏ lụa bằng tác dụng nén……………………………………55
Hình 3.15 : Bóc vỏ bằng ngun lý dịch trượt………………………………..56
Hình 3.16 Bóc vỏ bằng cụm quay khí nén nhiều đĩa………………………...57
Hình 3.17: Máy bóc tách vỏ lụa hạt điều của ơng Phạm Văn Chổi…………..58
Hình 4.1 : Mơ hình đàn hồi máy bóc vỏ lụa………………………………….62
Hình 4.2 : Mơ hình tốn tính lực để bóc vỏ lụa………………………………62
Hình 4.3 : Vị trí khó xác định lực trên nhân điều……………………………..63
Hình 4.4 : Ứng dụng hiệu ứng áp điện……………………………………….64
Hình 4.5 : Cấu tạo của cảm biến vịng đệm thạch anh………………………..65
Hình 4.6 : Xác dịnh lực tách hai mảnh nhân hạt điều………………………...66
Hình 4.7: Xác định lực liên kết giữa nhân và hạt điều………………………..66
Hình 4.8: Mặt cắt ngang của máy…………………………………………….68
Hình 4.9 : Sơ đồ tổng quát của máy…………………………………………..69
Hình 4.10 : Mặt va đập được thiết kế là tấm nhám có các răng khía.………...76
Hình 6.1 : Nhìn từ phía trước máy……………………………………………88
Hình 6.2 : Nhìn từ bên hơng máy 1…………………………………………...88
Hình 6.3 : Nhìn từ bên hơng máy 2…………………………………………...89
Hình 6.4 : Kết cấu chổi, tấm lót thùng………………………………………..89
Hình 6.5 Thùng quay và kết cấu dây đai.……………………………………..90
Hình 6.6 Thùng quay và kết cấu đỡ thùng.…………………………………...90
Hình 6.7 Bên trong tủ điện điều khiển 2 động cơ..…………………………...91
Hình 6.8 Bên ngồi tủ điện điều khiển 2 động cơ..…………………………...91
Hình 6.9 : Bố trí các động cơ...………………………….................................92

Hình 6.10 : Phần cấp liệu……………………………………………………..92
Hình 6.11 : Bố trí các bộ phận của máy………………………………………93

GVHD: PGS.TS TRẦN DOÃN SƠN

7

HVTH: Nguyễn Thanh Toàn 00408254


Luận văn thạc sĩ

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 Mục đích và nội dung nghiên cứu :
Như đã đề cập ở phần trên, trong nhiều thập kỷ qua, cơng đoạn bóc tách vỏ
lụa hạt điều chủ yếu được thực hiện thủ công bằng dao tre và bóc bằng tay, địi
hỏi một lượng lớn nhân cơng, đồng thời chi phí này khơng thể cao hơn so với
các ngành đòi hỏi nhiều lao động khác như dệt may.
Do vậy khó thu hút lực lượng lao động để phục vụ cho công đoạn này, dẫn
đến nguy cơ phá sản của hàng loạt các công ty điều Việt Nam. Cũng chưa kể do
yếu tố con người mà cũng không thể đảm bảo các vấn đề về vệ sinh an tồn thực
phẩm trong q trình hội nhập quốc tế, xuất khẩu sản phẩm ra nuớc ngoài.
Hiện nay trên thế giới, cơng ty Oltremare (Italia), có chào bán thiết bị bóc vỏ
lụa bằng cơ, kết hợp khí nén. Giá thành của thiết bị rất cao, khoảng 200,000USD
Để làm cơ sở cho các công ty trong nước giải mã thiết bị nước ngồi và đưa
ra mơ hình thích hợp, từ đó giảm giá thành chế tạo (có thể bớt cơng đoạn trên
thiết bị nước ngồi hay khơng). Việc đánh giá năng suất và tỷ lệ vỡ của cơng
đoạn bóc vỏ lụa bằng cơ là rất cần thiết. Nếu chỉ cần phương án cơ mà đạt các
chỉ tiêu kỹ thuật đề ra sẽ có ý nghĩa rất lớn về kinh tế và kỹ thuật khi thiết kế và

chế tạo.
Nội dung nghiên cứu của đề tài này là đánh giá năng suất và tỷ lệ bể vỡ nhân
hạt điều của nguyên cơng bóc vỏ lụa bằng cơ. Phân tích các yếu tố tạo nên sự bể
vỡ nhân và phương hướng để giải quyết vấn đề này, từ đó hồn thiện dần thiết bị
bóc tách vỏ hạt điều bằng cơ.
1.2 Tính cấp thiết của đề tài :
Qua những nghiên cứu trước, chúng ta thấy việc đánh giá năng suất và tỷ lệ
vỡ của nguyên công tách vỏ lụa nhân hạt điều từ đó hồn thiện máy tách vỏ lụa
hạt điều là rất cần thiết. Thơng qua đó sẽ nâng cao được năng suất lao động,
nâng cao chất lượng sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp

GVHD: PGS.TS TRẦN DOÃN SƠN

8

HVTH: Nguyễn Thanh Toàn 00408254


Luận văn thạc sĩ
Việt Nam trên thị trường thế giới, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành
điều Việt Nam.
1.3. Mục tiêu của luận văn :
Đánh giá năng suất và tỷ lệ vỡ của ngun cơng bóc vỏ lụa bằng cơ nhằm
đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng bóc tách vỏ lụa, từ
đó rút ra những kết luận cần thiết về việc thiết kế có cần thiết có các thiết bị bổ
trợ khác khơng, đó là mục tiêu của luận văn.
1.4 Nội dung thực hiện của luận văn :
Để đạt được mục tiêu đề ra cần thực hiện các nội dung sau:
- Nghiên cứu tổng quan về các đặc tính và giá trị thương mại của cây điều
đặc biệt là hạt điều, tình hình sản xuất chế biến nhân hạt điều hiện tại ở trong và

ngồi nước.
- Tìm hiểu các thiết bị bóc tách vỏ lụa hạt điều hiện tại ở trong nước và thế
giới theo phương pháp cơ khí.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng từ đó xây dựng
mơ hình và đề ra các phương pháp cải tiến máy.
- Thiết kế cải tiến sơ đồ nguyên lý và sơ đồ động của máy tách vỏ lụa hạt
điều.
- Tính tốn thiết kế máy bóc vỏ lụa, hoàn chỉnh thiết kế.
- Nghiên cứu và nhận xét kết quả thực nghiệm.
- Kết luận.
1.5. Phương pháp nghiên cứu :
- Áp dụng phương pháp thiết kế ngược : trên cơ sở tham khảo các máy bóc
tách vỏ lụa hạt điều trong và ngoài nước, thiết kế cải tiến máy phù hợp với thực
tiễn sản xuất ở Việt Nam.
- Áp dụng phương pháp nghiên cứu quy hoạch thực nghiệm nhằm thu thập
và xử lý các dữ liệu nhận được trong quá trình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng
triển khai máy tách vỏ lụa hạt điều trong thực tế.

GVHD: PGS.TS TRẦN DỖN SƠN

9

HVTH: Nguyễn Thanh Tồn 00408254


Luận văn thạc sĩ
1.6. Ý nghĩa khoa học của luận văn :
Áp dụng các phương pháp, lý thuyết và thực nghiệm mang tính khoa học
nhằm hồn thành các mục tiêu đã đề ra.
1.7 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn :

Máy bóc tách vỏ lụa hạt điều được thiết kế cải tiến sẽ được đưa vào ứng
dụng ứng dụng chế tạo tại Công ty chế tạo thiết bị Sơn Việt.
1.8 Dự kiến kết quả đạt được của luận văn :
Kết quả đạt được của luận văn bao gồm :
- Các tính tốn máy tách vỏ lụa hạt điều.
- Các kết quả thử nghiệm đánh giá năng suất và tỷ lệ bể vỡ với phương pháp
cơ học.
1.9 Tính mới của đề tài :
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu cơ khí hóa và tự động hóa q trình bóc vỏ lụa
hạt điều, thay thế việc bóc vỏ lụa bằng tay, chiếm nhiều lao động, nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm là một hướng nghiên cứu mới và có nhiều giá trị
thực tiễn.
Trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố có ảnh hưởng tới năng suất và chất lượng
bóc tách vỏ lụa hạt điều, từ đó đề xuất các cơ cấu máy và thơng số máy phù hợp
nhằm tối ưu hóa các mục tiêu đề ra.

GVHD: PGS.TS TRẦN DOÃN SƠN

10

HVTH: Nguyễn Thanh Toàn 00408254


Luận văn thạc sĩ

CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu về cây điều :
2.1.1. Hạt điều :
Đây chính là trái thật của cây điều. Phần vỏ cứng bên ngồi chính là vỏ cây
điều thật, vỏ lụa mỏng bên trong hạt điều mới là vỏ hạt.

Hạt điều có dạng hạt đậu lớn hay hình quả thận, có màu xám xanh khi cịn
tươi và chuyển sang màu nâu xám khi chín khơ tùy từng loại cây. Hạt điều nằm
lộ bên ngoài trái điều nên cịn được gọi là đào lộn hột.

Hình 2.1: Hình ảnh về tổng quan về trái điều
Hạt điều có kích thước và trọng lượng thay đổi tùy từng loại cây, từng giống.
Hạt điều ở nước ta thường có kích thước chiều dài 2,6 - 3,1 cm, chiều rộng :
2,0cm -2,3 cm và dày từ 1,2 cm – 1,7 cm. Khối lượng của hạt khoảng 4,85g - 5g
tùy từng loại.
Hạt điều khi cịn non tuy kích thước đạt tối đa, có đầy đủ các bộ phận nhưng
các hợp chất ở bên trong cịn ở thể lỗng, chứa nhiều nước và khá nặng. Khi cắt
đơi hạt điều chín ta sẽ thấy có 3 phần rõ rệt :

GVHD: PGS.TS TRẦN DỖN SƠN

11

HVTH: Nguyễn Thanh Toàn 00408254


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.2 Cấu tạo tổng quan của hạt điều
a) Phần ngoài :
Là lớp vỏ cứng, thường dày 0,3 cm – 0,4 cm chiếm 65% - 70% trọng lượng
hạt điều. Phần vỏ này lại có 3 lớp khác nhau :
+ Lớp vỏ ngồi cùng : láng bóng, dai và cứng.
+ Lớp vỏ giữa : xốp, có cấu tạo như dạng tổ ong, trong có chứa một dịch
lỏng nhớt màu nâu, gọi là dầu vỏ hạt điều. Dầu này khi dính vào da có thể gây
phồng rộp. Dầu vỏ hạt điều chiếm 20% - 22% trọng lượng hạt.

+ Lớp vỏ trong cùng : bao quanh nhân điều, rất cứng.

Hình 2.3 : Cấu tạo hạt điều khi đã tách đôi vỏ cứng
GVHD: PGS.TS TRẦN DỖN SƠN

12

HVTH: Nguyễn Thanh Tồn 00408254


Luận văn thạc sĩ
b) Phần giữa :
Là lớp vỏ lụa bao quanh thân, chiếm khoảng 5% trọng lượng hạt. Khi hạt cịn
chưa chín, trong q trình phát triển thì vỏ lụa là một lớp gồm nhiều tế bào sống
chứa nước và các chất hữu cơ khác nuôi dưỡng phôi (phần nhân hạt).
Khi phơi hình thành đầy đủ, chức năng cung cấp các hợp chất hữu cơ dinh
dưỡng cho phôi kết thúc thì lớp này khơ teo dần trở thành một lớp tế bào chết,
mỏng như lụa, bao quanh nhân hạt.
Khi hạt chín, trọng lượng của vỏ lụa chiếm khoảng 5% trọng lượng hạt.
Thành phần chủ yếu của vỏ lụa là Cardol và axit Anarcaridc. Vì vậy khi sử dụng
nhân hạt điều làm thực phẩm cần loại bỏ lớp vỏ lụa này nhằm tránh những tác
dụng không tốt cho người sử dụng.
c) Phần trong cùng (nhân điều) :
Dưới lớp vỏ lụa là nhân hạt điều. Nhân hạt điều chiếm khoảng 20% - 25%
trọng lượng hạt điều. Thực ra nhân mới chính là phôi hạt mà khi gieo hạt sẽ mọc
thành cây con.
2.1.2 Tính kinh tế của nhân hạt điều:
Nhân hạt điều là một loại thực phẩm cao cấp có giá trị dinh dưỡng cao, ăn
ngon và bổ vì có hàm lượng Protein, Lipit, Gluxit khá cao đồng thời có nhiều
muối khống và vitamin cần thiết cho cơ thể.

Thành phần chủ yếu của hạt điều Việt Nam (theo khối lượng) gồm có :
 Ẩm độ : 5,20%
 Tro : 2,49 %
 Đạm : 15,78%
 Chất béo : 40,90%
 Đường khử oxy : 6,78%
 Sacarozo : 5,70%
 Tinh bột : 19,82%
 Cenlulose : 3,33%

GVHD: PGS.TS TRẦN DỖN SƠN

13

HVTH: Nguyễn Thanh Tồn 00408254


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.4 : Hình ảnh một số món ăn được chế biến từ nhân hạt điều
Nhân hạt điều rất ngon, có vị béo, rất được ưa chuộng ở nhiều nước trên thế
giới. Hương vị của nó được đánh giá là khơng thua kém gì hạt hạnh nhân, hạt dẻ
khi ăn trực tiếp cũng như khi sử dụng để làm bánh xốp, bích quy, kẹo chocolate.
Nhân hạt điều có thể dùng tươi, rang hoặc chao dầu.
Khi ép nhân hạt điều ta được dầu nhân điều màu vàng tươi, có vị ngọt, khơng
mùi, được sử dụng trong ngành cơng nghiệp thực phẩm và dược phẩm. Dầu này
có giá trị tương đương dầu Olive, dầu đậu nành.
Sữa của nhân hạt điều có tính dễ tiêu hóa như sữa bị. Sữa này được chế biến
bằng cách ngâm nhân hạt điều trong nước khoảng 30 phút. Sau đó ép thành bột
nhão, bột được hòa với nước lọc. Sữa này dùng tốt cho người đang dưỡng bệnh,

yếu sức, gầy ốm. Sữa này có thể chế biến thành phơ mai.

GVHD: PGS.TS TRẦN DỖN SƠN

14

HVTH: Nguyễn Thanh Toàn 00408254


Luận văn thạc sĩ
Ở các nước công nghiệp phát triển, nhân hạt điều được chế biến thành nhiều
dạng thực phẩm cao cấp. Ở Việt Nam, hạt điều chủ yếu được sơ chế để xuất
khẩu.
2.1.3 Các sản phẩm thương mại khác từ điều :
Lợi ích của cây điều mang lại cho đời sống con người rất nhiều, có những tác
dụng ít ai ngờ tới được. Có thế nói đây là loại cây có cơng dụng rất lớn, hữu ích
khơng thua kém cây dừa từ lá, thân, rễ, trái, hạt…Phần nào của cây điều cũng
hữu dụng cả. Đó là chưa kể tới lợi ích do việc trồng điều như phủ xanh đất, cải
tạo đất trồng và cải tạo môi trường.
2.1.3.1 Trái điều :
Trái điều (trái giả) đây chính là phần cuống phình to mà thành có tính chất :
xốp mềm, chứa nhiều nước, khi chín rất thơm, ăn có vị ngọt và chát vì chứa
nhiều chất Tanin.
Trái điều được xem là một nguồn cung cấp Vitamin C quan trọng. Trong
trái điều, ngoài Vitamin C, còn chứa Vitamin B2 với hàm lượng khá cao, gấp 5
lần so với cam, 8 lần so với quýt bưởi, hàm lượng nitơ, khoáng rất cao, đặc biệt
hàm lượng sắt nhiều gấp 30 lần so với chanh. Trái điều có thể được dùng để ăn
tươi hay dùng để làm nước giải khát.
Trong những năm gần đây, giá trị sử dụng của trái điều ngày càng được công
nhận, đặc biệt ở những nước trồng cây điều. Ở Brazil, trái điều là loại trái cây

phổ biến. Cho dù trái điều có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều đường và các
khoáng chất quý, nhưng khả năng sử dụng và chế biến chúng ở quy mô công
nghiệp lại bị giới hạn bởi có những thành phần khó tách ly và chất lượng khơng
ổn định.

GVHD: PGS.TS TRẦN DỖN SƠN

15

HVTH: Nguyễn Thanh Tồn 00408254


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.5 : Hình ảnh về trái điều
Do không thể vận chuyển và tồn trữ trái điều cho quy mơ sản xuất cơng
nghiệp lớn nên việc trích dịch trái điều được thực hiện theo quy mô nhỏ từng
vùng. Ở Philippin, với một dàn thiết bị trích dịch trái điều tự chế tạo ở dạng thủ
cơng có thể xử lý được 138 kg trái/giờ và đạt năng suất 109 lít/giờ. Sau khi trích
dịch, phần bã cịn lại chiếm 30 - 40% khối lượng trái điều.
Ở một số nơi ở nước ta, công nghệ chế biến trái điều khá đơn giản : quả
điều thu hái về, sau khi tách hạt, được rửa sạch rồi cắt thành từng mảnh nhỏ, sao
đó đem ép lấy nước. Lấy 50% lượng dịch quả ép ra, pha thêm 15% đường và
dung dịch HNO3, dung dịch HNO3 được pha theo tỷ lệ 1,5g trong 4 lít dung dịch
hỗn hợp. Cuối cùng pha thêm nước lọc để ra sản phẩm cuối cùng đạt 10% dung
dịch nước quả điều. để tăng thêm thời gian bảo quản có thể cho thêm Sodium
Benzoat với hàm lượng 120ppm. Dịch quả được cho vào chai và đem thanh
trùng ở nhiệt độ 960C rồi đóng nút.
Vị cay nồng và chát của trái điều do Tanin và những chất hợp chất dầu chưa
biết gây ra. Để loại bỏ hương vị gây khó chịu của trái điều, ta có thể tiến hành

hấp trái điều trong hơi nước khoảng 5 phút, sau đó rửa sạch bằng nước lạnh và
nấu trái trong dung dịch nước muối 2% khoảng 3 - 4 phút. Sau khi nấu trái diều
trong dung dịch nước muối, trái điều sẽ có vị hơi mặn. Cũng có thể tách Tanin ra

GVHD: PGS.TS TRẦN DỖN SƠN

16

HVTH: Nguyễn Thanh Tồn 00408254


Luận văn thạc sĩ
khỏi trái điều bằng cách tạo kết tủa với Gelatine. Hương vị của trái điều có khác
nhau tùy theo từng vùng trồng điều.
Trái điều cũng được sử dụng để làm đồ uống có cồn. Ở Ấn Độ, người ta
làm rượu từ trái điều. Rượu vang từ trái điều được tiêu thụ ở một số nước như
Goatemala và Mozampique. Ở Tây Phi, nước trái điều được lên men để làm đồ
uống có cồn. Tuy nhiên việc làm rượu cũng chưa được kiểm sốt một cách chặt
chẽ do đó cần phải chú ý tới vấn đề kiểm tra chất lượng và vệ sinh của rượu.
Nước trái điều khi lên men cũng có vị chát. Tuy nhiên, rượu mạnh từ việc chưng
cất rượu vang trái điều thì lại khơng có vị chát.
Các axit Anarcardic có trong trái điều có thể được sử dụng trong thực tế.
Hoạt tính kháng vi sinh của những hợp chất tạo hương trái điều có thể được sử
dụng trong mỹ phẩm hay trong những chất khử trùng. Tuy nhiên, do trái điều rất
dễ bị hư hỏng, đặc biệt bị nhiễm nấm thì việc khai thác hoạt tính vi sinh của nó
bị giới hạn, trái điều tươi cũng không thể xuất khẩu qua nước khác.
Dịch ép từ trái điều khi lên men thu được một thứ rượu nhẹ, thơm có tác
dụng lợi tiểu. Rượu này cũng có thể đem đi xoa bóp bên ngồi trong những
trường hợp đau nhức, súc miệng chữa viêm họng, nhấm nháp để chống nơn
mửa. Trong 100ml dung dịch ép quả có chứa 250mg Vitamin C. Nhưng hàm

lượng Vitamin C giảm dần theo thời gian bảo quản cũng như theo phương thức
xử lý nguyên liệu trái điều.
Một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng axit Anarcardic tìm thấy trong trái
điều cũng có khả năng kìm hãm đáng kể đối với sự phát triển của tế bào ung thư
ngực BT-20.

GVHD: PGS.TS TRẦN DOÃN SƠN

17

HVTH: Nguyễn Thanh Toàn 00408254


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.6 : Xirơ và rượu vang chế biến từ trái điều
2.1.3.2 Vỏ hạt điều :
Sau khi tách nhân, vỏ hạt điều được dùng để ép lấy xác dầu. Xác vỏ hạt điều
sau khi ép và dầu vỏ hạt điều có thể dụng với nhiều mục đích khác nhau.
a. Xác vỏ hạt điều :
Dùng làm vật liệu cách nhiệt hoặc chất đốt, đặc biệt là dùng làm chất đốt cho
các các lò hơi hoặc lò dầu tải nhiệt vì xác vỏ hạt điều có nhiệt trị cao, sản phẩm
cháy ít tro. Tuy nhiên việc sử dụng vỏ hạt điều làm chất đốt vẫn còn phát sinh
một số vấn đề liên quan tới khói thải và vệ sinh môi trường.
b. Dầu vỏ hạt điều:
Sau khi tách lấy nhân, người ta tiến hành ép vỏ cứng để lấy dầu vỏ hạt điều.
Dầu vỏ hạt điều chứa hỗn hợp các Alkyl Phenol tự nhiên, đó là chất lỏng nhớt,
màu nâu hơi đỏ, ít tan trong nước, khơng tan trong rượu và ete... Thành phần
hóa học chính của dầu vỏ hạt điều là Cardanol, Cardol, 2-Metyl Cardol và các
polymer của chúng, nên có tính chất vừa giống phenol vừa có tính chất như một

dầu khô hay hỗn hợp.
Thông thường, với một tấn hạt điều, người ta ép được khoảng 100kg dầu vỏ
hạt điều và giá bán của dầu này cũng khá cao, giá khoảng bằng ¼ giá nhân hạt
điều.
Dầu vỏ hạt điều ký hiệu là CNSL (Cashew Nut Shell Liquid), có nhiều công
dụng trong ngành mỹ nghệ và được nhiều nước như các nước châu Âu, châu Úc
nhập mua về hằng năm.

GVHD: PGS.TS TRẦN DỖN SƠN

18

HVTH: Nguyễn Thanh Tồn 00408254


Luận văn thạc sĩ

Hình 2.7 : Dầu vỏ hạt điều
Cơng dụng của loại dầu này rất đa dạng như dùng sản xuất các loại sơn: sơn
bảo vệ kim loại chống rỉ sét, sơn chống thấm, sơn chống hà, sơn cách điện, làm
mực in, thuốc nhuộm, chế tạo chất dẻo, chế biến thực phẩm và thuốc trừ sâu.
Đặc biệt gần đây là cơng trình của TS. Trịnh Văn Dũng, khoa Hóa trường
ĐH Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh trong việc sử dụng dầu vỏ hạt điều để chế tạo
thành nhựa đóng rắn và vật liệu ma sát dùng để chế tạo má phanh của thắng xe.
2.1.3.3 Gỗ cây điều :
Gỗ cây điều có sợi dài nên có thể dùng làm bột giấy. Những thân cây lớn và
thẳng có thể sử dụng để đóng bàn ghế trong gia đình. Cịn thân nhỏ, cành dùng
làm củi đốt.

Hình 2.8 : Thành phẩm gỗ hạt điều sau khi ép tấm


GVHD: PGS.TS TRẦN DOÃN SƠN

19

HVTH: Nguyễn Thanh Toàn 00408254


Luận văn thạc sĩ
2.1.3.4 . Nhựa cây điều :
Nhựa cây điều có màu vàng nhạt hay hồng nhạt, thường đơng rắn ở thân cây.
Loại nhựa có tính sát trùng, khơng tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước
nóng, có thể dùng làm thuốc sát trùng, chế biến vecni, keo dán.
2.1.3.5 Lá cây điều :
Lá non ăn được, lá già dùng để chữa bệnh phỏng và bệnh phồng lở ngồi da.

Hình 2.9 : Lá cây điều
2.1.3.6 Rễ cây điều :
Dùng làm thuốc xổ mạnh và làm thuốc chống nơn.

Hình 2.10 : Rễ cây điều

GVHD: PGS.TS TRẦN DỖN SƠN

20

HVTH: Nguyễn Thanh Tồn 00408254


Luận văn thạc sĩ

2.2 Tình hình sản xuất và thương mại của điều ở Việt Nam và thế giới :
2.2.1 Giới thiệu về ngành điều thế giới :
Hiện có hơn 32 quốc gia trên thế giới trồng điều. Một trong những cường
quốc về điều có thể kể tới : Việt Nam - Ấn Độ - Brazin, chỉ riêng 3 nước này đã
chiếm 70% tổng sản lượng Điều thế giới, kế đến là các nước châu Phi như Bờ
Biển Ngà, Tanzania, Guinea Bissau, Benin…
Từ năm 1996 trở về trước, Ấn Độ ln đứng đầu thế giới về diện tích trồng
điều và sản lượng điều nhân xuất khẩu. Còn từ năm 1996 cho tới nay, ngành
điều Việt Nam không ngừng lớn mạnh và trưởng thành, để giữ vị trí quán quân số một thế giới về xuất khẩu điều nhân.
Nhìn chung, ngành điều thế giới cũng chịu ảnh hưởng nhiều về tình hình
biến động giá cả, số lượng thành phẩm, thị trường tiêu thụ … có khi thịnh khi
suy, nhưng vẫn đem lại lợi nhuận bình ổn cho nhiều người và quốc gia trồng
điều.
Áp dụng khoa học - kỹ thuật vào trồng và chế biến điều thành phẩm cũng
được nhiều nước trồng điều chú trọng hướng tới, nhằm đem lại giá trị kinh tế
cao. Hiện nay, ngồi trồng điều hạt, cịn trồng điều ghép, điều cao sản cho năng
suất cao. Ở Ấn Độ, cây điều được trồng rộng rãi tại các bang Maharashra,
Andhra Pradesh, Orissa, Kerala, Tamil Nadu, Karnataka, Goa và West Bengal.
Ngoài những bang trồng điều truyền thống này, cây điều hiện còn được trồng
ở các bang khác của Ấn Độ như Gujarat và Assam - nơi mà diện tích cây điều có
sự đột phá thời gian gần đây.
Cịn ở Việt Nam, cây điều được trồng nhiều nhất ở tỉnh Bình Phước. Diện
tích ước phấn đấu của Việt Nam đến năm 2010 là 450.000 ha. Thời gian thu
hoạch điều, ở Ấn Độ và Việt Nam kéo dài từ tháng 3 đến tháng 6. Ở Braxin,
mùa vụ kéo dài từ tháng 11 năm nay đến tháng 2 năm sau.
Đa phần các nước châu Phi đều xuất điều thô cho Ấn Độ để chế biến thành
phẩm. Việt Nam - Ấn Độ - Brazin cũng là 3 nước chế biến điều lớn nhất thế
giới. Ngồi chế biến từ nguồn điều thơ trong nước, 3 nước này cịn nhập khẩu
điều thơ để chế biến, đa phần nhập về từ các nước châu Phi.


GVHD: PGS.TS TRẦN DỖN SƠN

21

HVTH: Nguyễn Thanh Tồn 00408254


Luận văn thạc sĩ
Các thị trường tiêu thụ điều lớn có thể kể tới : Bắc Mỹ - tiêu thụ khoảng 50%
tổng số lượng nhân điều thế giới, tiếp theo là Liên minh châu Âu (EU) chiếm
29%, còn lại là các nước châu Á, chủ yếu là Ấn Độ và Trung Quốc chiếm 21%.
Ấn Độ xuất khẩu được khoảng 100 - 125 ngàn tấn nhân điều mỗi năm. Hoa
Kỳ, Hà Lan, Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Anh và Nhật Bản là
những khách hàng chính của Ấn Độ. Trong khi đó, bạn hàng của Việt Nam là:
Hoa Kỳ, Trung Quốc, Anh, Úc, Hồng Kông…
Các sản phẩm cho ra từ điều như bánh kẹo, các món ăn Snack, chế biến dầu
thực vật. Vỏ hạt Điều dùng để làm axit, sản xuất má phanh … Quả điều chế biến
các món ăn, thực phẩm. Gỗ điều làm củi, vật dụng chuyên dùng.
Ngành điều thế giới ngày càng lớn mạnh và khẳng định vị thế quan trọng
trong ngành công nghiệp chế biến của mình. Nhu cầu người sử dụng sản phẩm
nhân điều ngày càng lớn, là một trong những nguyên nhân làm cho ngành điều
phát triển, ổn định.
Tuy nhiên, ngành điều Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang đứng
trước thách thức lớn, do diện tích điều bị giảm đi vì nhiều nguyên nhân giá cả,
sản lượng bất ổn do thời tiết - khí hậu chi phối, nhiều nơi đã chặt điều để trồng
cao su và những cây công nghiệp khác cho giá thành kinh tế cao hơn …
Để làm cho ngành điều phát triển bền vững, cần có hoạch định chính sách
chiến lược lâu dài, bao gồm cả đầu tư về khoa học - kỹ thuật cho khâu trồng,
chăm sóc và chế biến. Đồng thời, quan tâm chính đáng đến lợi ích người trồng
điều - chế biến điều và cả ngành điều từ chính sách quốc gia của mỗi nước.

2.2.2 Tình hình sản xuất :
Sản lượng hạt điều Việt nam mấy năm qua liên tục tăng, phản ánh xu hướng
tăng sản lượng của Việt Nam, và chỉ chậm lại vào năm 2006 do hạn hán.
Trong vòng 10 năm qua, sản lượng điều thế giới tăng gấp hơn 2 lần, đạt gần
2 triệu tấn. Năm 2006, Việt Nam đang tiến sát Ấn Độ về sản lượng điều. Trong
khi Ấn Độ sản xuất 460.000 tấn năm 2004, chiếm 25% sản lượng điều tồn thế
giới, thì sản lượng của Việt Nam là vào khoảng 400.000 tấn. Nigeria hiện chiếm

GVHD: PGS.TS TRẦN DỖN SƠN

22

HVTH: Nguyễn Thanh Tồn 00408254


Luận văn thạc sĩ
khoảng 10% sản lượng, Braxin chiếm 8%, Tanzania có 6%, Indonesia có 4%,
Mozampique có 3% sản lượng hạt điều trên toàn thế giới.
Tuy nhiên năm 2006 là một năm thời tiết không thuận lợi cho ngành điều
Việt Nam, bên cạnh đó do dịch sâu bệnh nên sản lượng điều nhập kho chỉ đạt
khoảng 250.000 tấn, giảm 100.000 tấn so với năm 2005. Từ đó, sản lượng nhân
điều xuất khẩu cho niên vụ 2006 giảm từ 35 - 40%.
Đồng thời, chi phí chế biến cũng tăng cao hơn năm 2005 dẫn đến giá thành
chế biến 1 kg điều nhân phải từ 15.000 đến 16.000 đồng/kg nhân thành phẩm.
Kèm theo đó, lao động chế biến điều cũng giảm rất nhiều, khoảng 20% - 30 %
so với năm 2005.
Hiệp hội điều Việt Nam (Vinacas) cho biết sản lượng điều niên vụ 2010
giảm 15% (khoảng 52.500 tấn) so với 350.000 tấn của năm 2009.
Theo ơng Đặng Hồng Giang, Tổng thư ký Hiệp hội điều Việt Nam
(Vinacas) cho biết hiện hơn 80% diện tích điều đã được thu hoạch xong nhưng

sản lượng thu hoạch giảm so với năm 2009 khoảng 15%.
Nguyên nhân khiến sản lượng điều năm 2010 giảm là do thời gian qua nắng
nóng kéo dài nên ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, ra hoa và tạo quả của cây
điều.
Cũng theo hiệp hội điều không chỉ sản lượng điều của Việt Nam giảm mà tại
Ấn Độ - nước xuất khẩu điều thứ 2 thế giới với kim ngạch hơn 550 triệu đô la
Mỹ năm 2009, sản lượng điều niên vụ 2010 cũng giảm 15% so với năm ngoái.
Cũng như Việt Nam, nguyên nhân là do nắng nóng kéo dài ảnh hưởng đến cây
điều.
“Với mức sản lượng giảm đến 15%, để đảm bảo nguồn nguyên liệu đáp ứng
cho nhu cầu xuất khẩu, các doanh nghiệp sản xuất và chế biến điều sẽ phải nhập
khẩu hạt điều thô từ các nước khác với số lượng vào khoảng 300.000 tấn, tăng
50.000 tấn so với nhu cầu nhập khẩu năm 2009”, ông Giang cho biết.
Những nước xuất khẩu hạt điều nguyên liệu vào Việt Nam chủ yếu là Bờ Biển
Ngà, Campuchia, Nigeria, Indonesia, Guinea và Ghana.

GVHD: PGS.TS TRẦN DỖN SƠN

23

HVTH: Nguyễn Thanh Tồn 00408254


Luận văn thạc sĩ
Hiện có 20.000 tấn điều từ Bờ Biển Ngà đang được nhập về Việt Nam.Theo
số liệu của Bộ Cơng Thương, xuất khẩu điều trong q 1 - 2010 là 30.602 tấn,
đạt 160 triệu đô la Mỹ, giảm 3,3% về số lượng nhưng lại tăng 13,6% về kim
ngạch. Giá điều xuất khẩu đạt 5.213 đô la Mỹ/ tấn, tăng 780 đô la Mỹ so với
cùng


kỳ

năm

2009.

Hiệp hội điều Việt Nam cho biết, giá điều nhiều khả năng sẽ tăng cao, trên
5.250 đơ la Mỹ/tấn trong vịng 2-3 tháng tới vì thời điểm đó những sản phẩm
làm từ hạt điều được tiêu thụ mạnh tại Mỹ, châu Âu và các thị trường khác.
Vùng sản xuất điều chính ở Việt Nam bao gồm các tỉnh : Đồng Nai, Bình
Dương, Long An, Bình Phước. Bình Phước là tỉnh có sản lượng điều lớn nhất
Việt Nam

Hình 2.11 : Bản đồ hiện trạng sản xuất và chế biến điều ở Việt Nam.

GVHD: PGS.TS TRẦN DỖN SƠN

24

HVTH: Nguyễn Thanh Tồn 00408254


×