Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180 KB, 26 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG.
1. Ý nghĩa _ nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
a. Khái niệm
Khái niệm
Dưới bất kì một chế độ xã hội nào, người lao động sau một thời gian làm việc,
đều được hưởng một phần thu nhập nhất định nhằm bù đắp, tái tạo lại sức lao động
của mình, phần thu nhập đó chủ yếu là tiền lương. Tiền lương cao hay thấp, nhiều
hay ít tuỳ thuộc vào thời gian công tác, trình độ, nghề nghiệp hoặc khối lượng, chất
lượng sản phẩm, khối lượng công việc mà người lao động đã hoàn thành.
Ngoài tiền lương, người lao động có thể được hưởng các khoản khác như: trợ
cấp trong thời gian nghỉ việc vì ốm đau, thai sản, tai nạn…, nhằm giúp đỡ người
lao động trong lúc khó khăn không làm việc được, điều đó thể hiện sự quan tâm
của Nhà nước tới người lao động. Vì vậy, cần phải tổ chức tốt công tác kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương, xác định chính xác số tiền lương phải trả và
các khoản khác mà công nhân viên chức được hưởng, từ đó tạo điều kiện để công
nhân viên chức an tâm tích cực lao động, phát huy tính chủ động, sáng tạo nâng
cao năng suất lao động và hoàn thành tốt công việc được giao.
Đối với doanh nghiệp, tổ chức đúng đắn kế toán tiền lương và các khoản thanh
toán khác với công nhân viên chức có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức lao
động hợp lí, sử dụng lao động phù hợp, giảm chi phí, hạ giá thành, tăng năng suất
lao động, tăng thu nhập cho doanh nghiệp, nhà nước, cải thiện đời sống cho người
lao động.
Vì vậy tiền lương là phần thu nhập quốc dân mà Nhà nước đem phân phối một
cách có kế hoạch cho người lao động tuỳ theo số lượng, chất lượng và hiệu
quả lao động mà họ đã cống hiến.
Bản chất kinh tế của tiền lương
Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Mặt khác, tiền
lương còn là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích


thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ. Hay
tiền lương là một nhân tố thúc đẩy sức lao động.
b.Ý nghĩa của việc quản lí lao động tiền lương và các khoản trích theo lương.
Tiền lương là số tiền thù lao mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao
động theo số lượng, chất lượng lao động mà họ đóng góp để tái sản xuất sức lao
động, bù đắp hao phí lao động của họ trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Quỹ bảo hiểm xã hội được chi tiêu cho các trương hợp như: Người lao động
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất…
Quỹ bảo hiểm y tế được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám, chữa
bệnh,viện phí, thuốc thang… cho người lao động trong thời gian ốm đau,sinh đẻ..
Quỹ kinh phí công đoàn được phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công
đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Tổ chức hạch toán lao động, giúp công tác quản lí lao động của doanh nghiệp
đi vào nề nếp. Muốn tổ chức tốt công tác hạch toán lao động, các doanh nghiệp
phải bố trí hợp lí sức lao động, xây dựng các định mức lao động và công tác trả
công đúng đắn. các điều kiện đó thực hiện được sẽ làm cho năng suất lao động
tăng, thu nhập của doanh nghiệp được nâng cao, từ đó phần thu nhập của nhân viên
cũng được nâng cao.
Để tạo điều kiện quản lí, huy động và sử dụng hợp lí lao động trong doanh
nghiệp, cần thiết phải phân loại công nhân viên của doanh nghiệp. Xét về chức
năng, trong doanh nghiệp có thể phân loại nhân công thành ba loại như sau.
Chức năng sản xuất chế biến.
Nhân công trực tiếp: Bao gồm những lao động tham gia trực tiếp vào quá trình
chế tạo sản phẩm, thực hiện các lao vụ, dịch vụ.
Nhân công gián tiếp: Là những nhân công phục vụ cho công nhân trực tiếp hoặc
chỉ tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm.
Chức năng lưu thông tiếp thị.
Bao gồm bộ phận nhân công tham gia hoạt động bán hàng tiêu thụ sản phẩm,
nghiên cứu tiếp cận thị trường.
Chức năng quản lí hành chính.

Là bộ phận nhân công tham gia quá trình điều hành doanh nghiệp.
Huy động sử dụng lao động hợp lí, phát huy được đầy đủ trình độ chuyên
môn, tay nghề của người lao động là một trong các vấn đề cơ bản, thường xuyên
cần được quan tâm thích đáng của người lao động.
c. Nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ liên quan đến
quyền lợi của người lao động, mà còn liên quan đến chi phí hoạt động sản xuất
kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp và tình hình chấp hành các
chính sách về lao động tiền lương của Nhà nước.
Do đó, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải thực hiện các
nhiệm vụ sau:
Tồ chức hạch toán đúng thời gian, số lượng, chất lượng và kết quả lao động của
người lao động, tính đúng và thanh toán kịp thời tiền lương và các khoản liên quan
khác cho người lao động.
Tính toán phân bổ hợp lí, chính xác, đầy đủ chi phí tiền lương, tiền công và các
khoản BHXH, BHYT, KPCĐ cho các đối tượng sử dụng có liên quan.
Kiểm tra đôn đốc và thanh toán kịp thời, đầy đủ, chính xác, các khoản tiền
lương, các khoản phải thu phải trả khác đối với người lao động, thu nộp đầy đủ các
khoản bảo hiểm, kinh phí công đoàn với ngân sách nhà nước. Tổ chức công tác kế
toán tiền lương khoa học, hợp lí.
Định kì tiến hành phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình quản lí và chi
tiêu quỹ lương. Cung cấp các thông tin kinh tế cần thiết cho các bộ phận có liên
quan.
Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động, quỹ tiền lương, đề
xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp,
ngăn chặn các hành vi vi phạm chính sách, chế độ về lao động tiền lương.
2. Vai trò của tiền lương và các khoản trích theo lương trong quá trình tái
sản xuất sản phẩm xã hội nói chung và trong hoạt động sản xuất kinh
doanh nói riêng.
Vai trò của tiền lương.

Tiền lương là một phạm trù kinh tế mang tính lịch sử và có ý nghĩa chính trị xã
hội to lớn đối với bất kì một quốc gia nào. Tiền lương được rất nhiều quan tâm kể
cả người tham gia lao động và không tham gia lao động trực tiếp.
Trong nền kinh tế thị trường chức năng của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh
là kinh doanh hàng hoá phục nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Để thực hiện tốt chức
năng này thì vấn đề đối tượng lao động và sức lao động là một trong các yếu tố
quan trọng quyết định sự tồn tại của quá trình này. sẽ không tồn tại việc tái tạo của
cải, vật chất và tinh thần nếu như thiếu yếu tố lao động của con người. Như vậy,
các doanh nghiệp không những có nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm… mà còn tổ
chức tốt vấn đề tiền lương cho người lao động, khi đó doanh nghiệp mới thực hiện
được chức năng của mình.
Tiền lương có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển với bất kì
doanh nghiệp nào đó đảm bảo duy trì năng lực làm việc của người lao động một
cách lâu dài và hiệu quả là động lực thúc đẩy sự hăng say lao động, tăng năng suất
lao động dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng theo.
Bên cạnh đó tiền lương đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người lao động cả
về vật chất và tinh thần, kích thích và tạo mối quan tâm với những người lao động
để đạt kết quả cao nhất.
Xét trên phạm vi toàn nền kinh tế, tiền lương là yếu tố gián tiếp quyết định sự
tồn tại của quá trình tái sản xuất sản phẩm xã hội. Vì ba yếu quan trọng quyết định
sự tồn tại của quá trình sản xuất đó là đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức
lao động của con người sẽ không tồn tại việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần
nếu như thiếu yếu tố lao động. Như vậy tiền lương là nghiệp vụ rất quan trọng đối
với hoạt động của doanh nghiệp sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường tiền lương
là giá cả sức lao động, chính là thước đo hao phí lao động của xã hội nói chung và
của doanh nghiệp nói riêng, là cơ sở để đánh giá trình độ quản lí và hiệu quả sản
xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp.
Vai trò của các khoản trích theo lương
Bên cạnh những vấn đề hết sức quan trọng về tiền lương thì nghiệp vụ phát
sinh giữa người lao động với các tổ chức xã hội cũng đóng vai trò rất cần thiết đó

là các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ. Đó là việc phân phối phần
giá trị mới do người lao động tạo ra, thực chất đó là sự đóng góp của nhiều người
để bù đắp cho một số người khi gặp rủi ro, ốm đau, tai nạn…
Các khoản trích theo lương đảm bảo quyền lợi cho người lao động thực hiện
công bằng xã hội thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, khắc phục những mặt yếu của
cơ chế thị trường.
3. Yêu cầu quản lí của tiền lương và các khoản trích theo lương
Xuất phát từ tầm quan trọng của tiền lương và các khoản trích theo lương đối
với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế
nói chung, trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp cần thực hiện tốt yêu cầu
quản lí tiền lương và các khoản trích theo lương .
Theo dõi chặt chẽ số lượng lao động trong doanh nghiệp thời gian làm việc,
trình độ của người lao động từ đó lựa chọn hình thức trả lương phù hợp cho mỗi
người, phải tổ chức phân công lao động sao cho họ có thể phát huy hết khả năng
của mình để phục vụ cho công ty.
Xây dựng kế hoạch tiền lương, tổ chức thực hiện kế hoạch tiền lương sao cho
tiết kiệm có hiệu quả đúng chính sách cuả Nhà nước, thực hiện các chế độ thống kê
về lao động tiền lương một cách chính xác kịp thời.
Tổ chức thực hiện nâng cấp, nâng bậc, nâng lương cho cán bộ công nhânviên
trong doanh nghiệp sao cho công bằng, công khai phải đúng chính sách.
Định kì làm tốt công tác thanh toán tiền lương của doanh nghiệp đối với người
lao động của doanh nghiệp, mặt khác theo dõi tình hình nghĩa vụ, quyền lợi của
người lao động với các tổ chức xã hội như BHYT, BHXH, KPCĐ.
4. Nội dung của tiền lương và các khoản trích theo lương
a. Nội dung của tiền lương
Tiền lương là số tiền mà chủ doanh nghiệp trả cho người lao động căn cứ vào
khối lượng tính chất và chất lượng lao động của từng người sau một thời làm việc.
Tiền lương là khoản thu nhập chủ yếu dùng để bù đắp những hao phí về thời
gian, sức lao động và trí tuệ của người lao động trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.

Tiền lương trả cho người lao động bao gồm: lương chính, lương phụ và các
khoản phụ cấp mang tính chất lương theo quy định của nhà nước và doanh nghiệp,
trong đó:
Lương chính là: Khoản lương chủ yếu trả cho người lao động được căn cứ vào
ngành, bậc chuyên môn, chức trách, nhiệm vụ, khối lượng công việc được giao của
người lao động và theo thang bậc lương quy định của nhà nước hoặc của doanh
nghiệp.
Lương phụ là: Khoản tiền lương trả thêm cho người lao động trong thời gian
không thực hiện nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng theo quy định như: làm
thêm giờ, sản xuất kinh doanh phụ. Lương phụ được xác định trên cơ sở khối
lượng, tính chất và chất lượng được giao căn cứ vào mức lương cơ bản của người
lao động.
Các khoản phụ cấp mang tính chất lương của người lao động: Là các khoản tiền
trả thêm cho người lao động do đảm nhận thêm các trách nhiệm quản lí hoặc làm
việc trong các ngành nghề độc hại hoặc làm thêm ca…
b. Nội dung của các khoản trích theo lương
BHXH là một ngân quỹ được hình thành nhằm thực hiện quá trình phân phối
lại cho người lao động trong nền kinh tế quốc dân.
Mục đích của quỹ BHXH là để trợ cấp cho người lao động trong những trường
hợp đặc biệt như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, về hưu, tử
tuất…
Trợ cấp ốm đau được áp dụng đối với cán bộ công nhân viên khi bị ốm đau phải
nghỉ, hoặc trợ cấp chăm sóc con bị ốm đau, mức trợ cấp nhiều hay ít tuỳ thuộc vào
thời gian đóng bảo hiểm trước khi nghỉ ốm và thời gian nghỉ ốm được hưởng
BHXH dài hay ngắn.
Trợ cấp tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, mức trợ cấp cao hay thấp tuỳ thuộc
vào tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp nặng hay nhẹ.
Trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng bao gồm tiền trợ cấp nuôi con dưới 18 tuổi, bố
mẹ già, tiền lo mai táng nhận một lần khi bị mất.
Nguồn hình thành BHXH chủ yếu được trích nộp theo tỉ lệ phần trăm tiền

lương, tính trên tiền lương phải trả cho người lao động. Trong đó các doanh nghiệp
được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một phần người lao động nộp.
Theo quy định hiện hành các doanh nghiệp phải trích BHXH 15%, thu từ
người lao động 5% tính trên tiền lương. Toàn bộ BHXH này phải nộp cho cơ cơ
quan quản lí quỹ bảo hiểm của các doanh nghiệp. Sau đó tuỳ theo kế hoạch chi
BHXH của các doanh ngiệp nhà nước sẽ cấp lại BHXH cho các doanh nghiệp trả
lại cho người lao động.
Việc quản lí thu, chi quỹ BHXH theo đúng các quy định của nhà nước. Cuối
niên độ kế toán cùng với quyết toán tình hình lao động kinh doanh, các doanh
nghiệp cũng đồng thời quyết toán quỹ BHXH với các cơ quan quản lí chức năng.
Ngoài quỹ BHXH hiện nay các doanh nghiệp còn phải trích tỷ lệ phần trăm
tính trên tiền lương phải trả cho người lao động hai khoản là BHYT, KPCĐ nộp
cho cơ quan quản lí chức năng.
BHYT trích 3% trên tổng quỹ lương, trong đó 2% được tính vào chi phí có liên
quan, phần này doanh nghiệp chịu, còn 1% trừ vào lương người lao động để chi
cho các hoạt động y tế mang tính nhân đạo.
KPCĐ được trích hàng tháng để ghi vào chi phí có liên quan theo tỉ lệ 2% trong
đó 1% nộp cho công đoàn cấp trên để chi cho hoạt động chung của cấp trên, còn
1% để lại chi cho hoạt động của công đoàn cơ sở.
5. Nguyên tắc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Để đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản lí, đòi hỏi trong hạch
toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải quán triệt các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc thứ nhất: Nguyên tắc trả lương theo số lượng, chất lượng lao
động.
Khi thanh toán chi trả tiền lương nhất thiết phải gắn chặt hai mức tiêu thức này
để tránh tình trạng chủ nghĩa bình quân trong phân phối. Nguyên tắc đảm bảo tính
công bằng người lao động nhận thức được khoản đền bù xứng đáng. Đây là một
động lực giúp họ hăng say phấn đấu tích cực và yên tâm lao động. Để đánh giá
chính xác hai tiêu thức số lượng và chất lượng lao động người ta xem xét kết quả
sản xuất kinh doanh thông qua khối lượng công việc hoàn thành.

Nguyên tắc thứ hai: Đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng
cao mức sống.
Tiền lương chính là một trong những động lực giúp người lao động có trách
nhiệm và tăng năng suất lao động, tuy nhiên chỉ là một động lực khi người lao
động nhận một khoản tiền đủ để tái sản xuất lao động, và tích luỹ đáng kể quá trình
sản xuất, chính là sự hài hoà giữa ba yếu tố: đối tượng lao động, tư liệu lao động và
sức lao động. Vì vậy, để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục và có ý
nghĩa là người lao động phải tham gia liên tục thì họ phải được bồi hoàn sức lao
động dưới dạng thù lao lao động.
Nguyên tắc thứ ba: Đảm bảo mối quan hệ hợp lí về tiền lương giữa những
người lao động khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.
Mỗi ngành nghề khác nhau thì hình thức lao động bỏ ra cũng khác nhau, nhưng
việc trả lương phải đảm bảo được tính công bằng tạo ra sưc mạnh khuyến khích
người lao động. Nhà nước với tư cách tầm quản lí vĩ mô, muốn tạo ra mũi nhọn thì
cần có chính sách hơp lí với người lao động trong ngành đó. Nguyên tắc này được
vận dụng một cách linh hoạt cho phép khuyến khích người lao động vào những
ngành nghề mà nhà nước khuyến khích. Việc các nhà quản lí doanh nghiệp chi trả
lương cho người lao động cũng phải đảm bảo tính hợp lí giữa người lao động chân
tay với lao động trí óc… Người lao động sẽ phát huy khả năng sáng tạo khi họ cảm
thấy thoả mãn với số tiền mà họ nhận được đó là tiền lương.
II. QUỸ TIỀN LƯƠNG, BHXH,BHYT,KPCĐ
1. Quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương tính theo công nhân
viên của doanh nghiệp do doanh nghiệp quản lí chi trả lương.
Quỹ tiền lương gồm:
• Tiền lương thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm và tiền lương khoán
• Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong phạm vi
chế độ quy định.
• Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất donguyên
nhân khách quan, trong thời gian được điều động công tác làm nghĩa vụ theo chế

độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học.
• Các loại phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ
• Các khoản tiền lương có tính chất thường xuyên
Quỹ tiền lương kế hoạch trong doanh nghiệp còn được tính cả các khoản trợ
cấp BHXH trong thời gian người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động.
Việc phân chia quỹ tiền lương có ý nghĩa quan trọng đối với công tác phân
tích kinh tế
Để đảm bảo hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của doanh
nghiệp thì việc quản lí và chi tiêu quỹ tiền lương phải được đặt trong mối quan hệ
phục vụ tốt cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi
tiêu tiết kiệm và hợp lí quỹ tiền lương.
Quỹ lương của doanh nghiệp được xác định thông qua đơn giá tiền lương trên cơ
sở các nguyên tắc xác định mối quan hệ giữa người lao động người quản lí lao
động với nhà nước trong công việc phân chia lợi ích sau một kì kinh doanh. Những
cán bộ quản lí sẽ xác định quỹ lương của doanh nghiệp mình theo các quy định của
nhà nước và đặc điểm của doanh nghiệp mình.
Đơn giá tiền lương thường được xác định theo một trong các phương pháp sau
• Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí, đơn giá tiền
lương trên lợi nhuận, đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu và đơn giá tiền
lương theo đơn vị sản phẩm.

×