Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty văn hoá phẩm và bao bì hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.74 KB, 15 trang )

một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm
và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty văn hoá phẩm và
bao bì hà nội
3.1 Nhận xét và đánh giá thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu
thụ tại công ty.
3.1.1. Nhận xét chung.
Công ty văn hoá phẩm và bao bì Hà nội trong những năm vừa qua đã trưởng thành,
không ngừng phát triển và lớn mạnh. Sự phát triển của công ty không những thể
hiện qua cơ sở vật chất kỹ thuật mà trình độ quản lý kinh tế cũng được hoàn thiện,
nâng cao. Để đạt được như ngày hôm nay là do công ty đã nhanh chóng, kịp thời
nắm bắt được tình hình mới, đã tổ chức sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý gọn nhẹ,
lựa chọn những người có tinh thần trách nhiệm, trình độ nghiệp vụ vững vàng.
Trong sự thành công đó có một phần không nhỏ của các cán bộ kế toán trong công
ty đã cung cấp những thông tin cần thiết để ra quyết định quản lý tối ưu, đạt được
kết quả tốt nhất đem lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Vì thế để các mặt
hàng được tiêu thụ nhanh chóng công ty luôn có các phương án nghiên cứu, thăm
dò tìm kiếm thị trường đưa ra những mặt hàng mới có chất lượng cao, mẫu mã,
đep, phù hợp, thiết thực, đa dạng, phong phú phục vụ cho nhu cầu của thị trường.
Về lĩnh vực tổ chức quản lý quá trình tiêu thụ, công ty cơ bản đã thực hiện tốt việc
tổ chức cũng như quản lý sản phẩm hàng tiêu thụ, khâu tiêu thụ của công ty được
tổ chức một cách linh hoạt sao cho vừa đơn giản, vừa hợp lý, đáp ứng được nhu
cầu quản lý. Phòng kinh doanh đã đóng tích cực trong việc tìm kiếm khách hàng
giới thiệu sản phẩm của công ty.
3.1.2. Ưu điểm.
Kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh ở CTVHPVBB Hà
Nội được tiến hành tương đối hoàn chỉnh.
- Đối với việc quản lý thành phẩm: Công ty đã có sự quan tâm đúng mức đối với
chế độ quản lý thành phẩm. Hệ thống kho được bố trí khoa học, hợp lý đảm bảo
quản lý theo từng nhóm sản phẩm thuận tiện cho việc nhập - xuất hàng. Công tác
quản lý thành phẩm cũng được đánh giá cao trong việc xác định đúng đắn, rõ ràng
nội quy, quy chế, trách nhiệm của các bên (bảo vệ, thủ kho và kế toán) trong quản


lý, tránh nhầm lẫn, hao hụt. Về công tác kế toán thành phẩm và quản lý thành
phẩm ở Công ty đã chấp hành chế độ quản lý và kế toán thành phẩm. Hệ thống
kho, phòng kế toán, phòng kinh doanh hoạt động ăn khớp với nhau, thường xuyên
có sự kiểm tra đối chiếu số liệu, đảm bảo quản lý một cách chặt chẽ. ở phòng kế
toán, các nhân viên kế toán luôn nắm vững số liệu thành phẩm về mặt số lượng và
giá trị, phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng loại thành phẩm.
- Đối với khâu tổ chức hạch toán ban đầu:
+ Các chứng từ được sử dụng trong quá trình hạch toán ban đầu đều phù hợp
với yêu cầu nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cơ sở pháp lý của nghiệp vụ.
+ Các chứng từ đều được sử dụng đúng mẫu của Bộ tài chính ban hành, những
thông tin kinh tế về nội dung của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được
ghi đầy đủ, chính xác vào chứng từ.
+ Các chứng từ đều được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, hoàn chỉnh và xử lý kịp
thời.
+ Công ty có kế hoạch lưu chuyển chứng từ tương đối tốt, các chứng từ được
phân loại, hệ thống hoá theo các nghiệp vụ, trình tự thời gian trước khi đi
vào khâu lưu trữ.
- Đối với công tác tổ chức hạch toán tổng hợp:
+ Công ty áp dụng phương pháp KKTX để hạch toán hàng tồn kho là hợp lý,
vì công ty là một doanh nghiệp sản xuất nhiều chủng loại thành phẩm khác
nhau, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hàng hoá nhiều, không
thể định kỳ mới tiến hành hạch toán.
- Đối với công tác tổ chức hệ thống sổ sách:
+ Công ty sử dụng hình thức Chứng từ ghi sổ. Đây là hình thức sổ phù hợp với
mọi quy mô đơn vị sản xuất cũng như đơn vị hành chính sự nghiệp. Hình
thức này phù hợp với cả hình thức kế toán thủ công hay kế toán máy.
+ Mỗi nhân viên kế toán chịu trách nhiệm theo dõi một số phần hành riêng,
nhất định, thuận tiện cho việc đối chiếu số liệu và kiểm tra, giúp cho trưởng
phòng tài vụ nắm bắt được nhanh chóng các khoản mục phát sinh.
+ Hiện nay công ty tổ chức hạch toán thành phẩm theo phương pháp ghi sổ

song song là phù hợp với đặc điểm của công ty, làm giảm bớt công việc ghi
chép và đơn giản hoá công tác kế toán.
3.1.3.Nhược điểm
+ CTCPVHPVBB Hà Nội không hạch toán chi tiết kết quả tiêu thụ của từng loại
sản phẩm do đó đến cuối kỳ doanh nghiệp không xác định được lãi (lỗ) của từng
loại sản phẩm để đưa ra quyết định chính xác về khối lượng sản phẩm cho kỳ tiếp
theo.
+ Doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ nhưng không dùng Sổ
đăng ký chứng từ ghi sổ nên đến cuối tháng rất khó để kiểm tra đối chiếu số liệu
bởi vì sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là một loại sổ tổng hợp ghi theo trật tự thời gian
các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã lập chứng từ ghi sổ. Đến cuối tháng số
tiền tổng cộng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ phải bằng tổng bên Nợ hoặc bên Có
của Bảng cân đối phát sinh.
+ TP của công ty là các loại giấy vở, một mặt hàng có tính chất mùa vụ( tiêu thụ
nhiều vào năm học mới), trong khi đó hoạt động sản xuất diễn ra trong cả năm và
do vậy việc
CT luôn có hàng hoá tồn kho .Tuy vậy công ty không tổ chức lập dự phòng giảm
giá hàng tồn kho.
+ Trong các phương thức tiêu thụ của công ty có hình thức: bán hàng trả chậm
nhưng công ty lại chưa tổ chức lập dự phòng phải thu khó đòi.
+ Là công ty sản xuất- kinh doanh nhưng công ty không áp dụng hình thức chiết
khấu thanh toán, và giảm giá hàng bán
3.2 Một số ý kiến đề xuất
ý kiến 1: Tổ chức sổ chi tiết doanh thu bán hàng :( mẫu số 22)
Hiện nay, công ty không mở sổ chi tiết bán hàng để theo dõi hàng bán, thành phẩm
được theo dõi trên sổ chi tiết TK 511(phần doanh thu), sổ chi tiết TK 632 (phần giá
vốn). Như vậy, khi muốn kiểm tra hay đối chiếu số liệu về một nghiệp vụ bán
hàng cụ thể kế toán gặp nhiều khó khăn.
Vì vậy, theo em công ty nên sổ chi tiết bán hàng để theo dõi một cách chi tiết về
tình hình tiêu thụ thành phẩm. Mọi thông tin liên quan đến hoạt động này cần phải

được phản ánh đầy đủ vào sổ. Sổ này sẽ theo dõi cả về số lượng sản phẩm bán ra,
các khoản hàng bán vụ trả lại, giảm giá hàng bán hay thuế GTGT phải nộp và
doanh thu tiêu thụ thành phẩm. Sổ chi tiết bán hàng mỗi loại sản phẩm sẽ được
theo dõi ở một trang riêng.
Như vậy nhìn vào sổ chi tiết bán hàng ta có thể thấy ngay tình hình tiêu thụ của
từng loại thành phẩm, biết được thành phẩm nào bán được nhiều, tiêu thụ nhanh và
thành phẩm nào đang bị tồn đọng nhiều. Trên cơ sở đó, cũng có thể so sánh được
tốc độ tiêu thụ trên từng loại sản phẩm hàng hoá qua các kỳ.
ý kiến 2: Sử dụng sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: (mẫu số 23)
Về trình tự ghi sổ kế toán thì công ty CPVHPVBBHN áp dụng hình thức sổ kế
toán: chứng từ ghi sổ. Nhưng trong thực tế kế toán công ty lại không sử dụng Sổ
đăng ký chứng từ ghi sổ, đây là một thếu sót cần phải được khắc phục ngay, vì:
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là một sổ kế toán tổng hợp được ghi theo thời gian,
phản ánh toàn bộ chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng. Nó có tác dụng:
+ Quản lý chặt chẽ chứng từ ghi sổ và kiểm tra, đối chiếu số liệu với sổ
cái.
+ Mọi chứng từ ghi sổ sau khi đã lập xong đều phải đăng ký vào sổ này
để lấy số liệu và ngày tháng.
+ Số liệu của các chứng từ ghi sổ được đánh liên tục từ đầu tháng (hoặc
đầu năm) đến cuối tháng (hoặc cuối năm), ngày tháng trên chứng từ ghi sổ được
tính theo ngày tháng ghi vào "Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ".
+ Tổng số tiền trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ bằng tổng số phát sinh bên
nợ hoặc bên có của tất cả các tài khoản trong sổ cái (hay bảng cân đối tài khoản).
Điều này giúp cho việc kiểm tra đối chiếu số liệu được chính xác và nhanh hơn.
Từ những tác dụng đã nêu trên, Công ty nên đưa sổ đăng ký chứng từ ghi sổ vào sử
dụng để cho phù hợp với hình thức mà kế toán sử dụng, nếu thiếu sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ thì không thể coi đó là hình thức kế toán chứng từ ghi sổ.
ý kiến 3: áp dụng một số chính sách khuyến khích đối với khách hàng( chiết
khấu thanh toán, giảm giá hàng bán):
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay các doanh nghiệp luôn tìm cách

sao cho tiêu thụ được nhiều sản phẩm nhất, bán hàng nhanh nhất để có thể quay
vòng vốn nhanh nhất. Các doanh nghiệp có thể áp dụng các chính sách khuyến
khích mua hàng bằng cách: sử dụng các hình thức chiết khấu, các hình thức ưu đãi
đối với khách hàng: khách hàng quen, khách hàng mua với số lượng lớn...Nhưng
trong thực tế tại CT mới chỉ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại mà chưa áp
dụng hình thức chiết khấu thanh toán, áp dụng hình thức này giúp CT có thể thu
hồi nhanh các khoản nợ , tránh được tình trạng bị chiếm dụng vốn, bên cạnh đó
còn quay vòng được vốn nhanh từ đó để mở rộng quy mô sản xuất tiến tới tăng lợi
nhuận. Từ lý do trên CT nên áp dụng hình thức chiết khấu này. Bên cạnh đó CT
nên áp dụng hình thức giảm giá hàng bán vì đặc thù sản phẩm của công ty là giấy
vở- mặt hàng có thể bị giảm chất lượng do vận chuyển đi xa: bị hút ẩm, bị bong
bìa.... lợi ích của việc này mang lại : CT không phải nhập kho số hàng hoá bị giảm
chất lượng này tránh được các chi phí bất lợi do nó mang lại: chi phí lưu kho, chi
phí bảo quản...

×