Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản suất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.36 KB, 22 trang )

Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản suất và tính giá
thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng
I. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở
doanh nghiệp xây dựng .
1. Đặc điểm ngành xây dựng và ảnh hưởng của nó đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
trong doanh nghiệp xây dựng
Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất độc lập có chức năng tái sản xuất tài sản cố định cho nền kinh tế
quốc dân. Nó tạo nên cơ sở vất chất cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế và quốc phòng cho đất nước. Vì vậy một bộ
phận lớn của thu nhập kinh tế quốc dân nói chung và tích luỹ nói riêng cùng với vốn đầu tư tài trợ của nước ngoài
được sử dụng trong linh vực xây dựng cơ bản.
Xây dựng là một ngành sản suất độc lập có đặc thù về mặt kinh tế, tổ chức quản lý và kỹ thuật chi phối trực
tiếp đến việc tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng. Các
doanh ngiệp xây dựng cũng có những đặc điểm khác biệt, chính sự khác biệt này đã có những ảnh hưởng, chi phối
nhất định đến việc tổ chức chi chi phí sản suất và tính giá thành chi phí sản phẩm. Sự chi phối này được thể hiện như
sau:
- Sản suất xây lắp là một loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt theo đơn đặt
hàng, sản phẩm xây lắp mang tính chất đơn chiếc riêng lẻ.Mỗi đối tượng xây lắp
đồi hỏi yêu cầu kỹ thuật, kết cấu hình thức ,địa điểm xây dựng thích hợp cụ thể
trên từng thiết kế dự toán của từng đối tượng riêng biệt. Vì vậy, khi thi công xây
lắp các tổ chức phải luôn thay đổi phương thức tổ chức thi công, biện pháp thi
công sao cho phù hợp với đặc điểm của từng loại sản phẩm xây lắp, đảm bảo cho
việc thi công mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và sản xuất được liên tục. Mặt
khác, do tính chất đơn chiếc riêng lẻ nên chi phí bỏ ra để thi công xây dựng các
công trình có nội dung và cơ cấu không đồng nhất như các loại sản phẩm công
nghiệp.
- Từ đặc điểm trên, kế toán phải tính đến việc hạch toán chi phí tính giá thành
và tính kết quả thi công cho từng loaị sản phẩm xây lắp riêng biệt từng công trình,
hạng mục công trình hoặc từng nhóm sản phẩm xây lắp nếu chúng được xây dựng
cùng một nhóm thiết kế mẫu và trên cùng một địa điểm nhất định .Đối tượng sản
xuất xây dựng cơ bản thường có khối lượng lớn ,giá trị lớn thời gian thi công tương
đối dài.


- Sản xuất xây dựng thường diễn ra ngoài trời chịu tác động trực tiếp từ các
yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên và do vậy việc thi công xây lắp mang tính thời
vụ. Các yếu tố về môi trường có ảnh hưởng đến kỹ thuật thi công, tiến độ thi công
đồng thời còn phải chú ý đến những biện pháp bảo quản máy thi công và vật liệu
ngoài trời. Hơn nữa, việc thi công dài ngày và diễn ra ngoài trời nên có thể gặp
nhiều rủi ro tạo ra những khoản thiệt hại bất ngờ như: Thiệt hại do phải đi làm lại,
thiệt hại do phải ngừng thi công. Những khoản thiệt hại này phải được tổ chức theo
dõi một cách chặt chẽ và có phương pháp hạch toán nguyên nhân gây ra.
Nói chung, đặc điểm của các doanh nghiệp xây dựng có một ảnh hưởng nhất
định đến kế toán toàn Doanh nghiệp nói chung và với kế toán chi phí và tính giá
thành nói riêng. Mỗi một doanh nghiệp xây dựng khác nhau thì có những điểm
khác nhau và sự ảnh hưởng của nó đến kế toán cũng khác nhau.
2. Vai trò, ý nghĩa của công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh
nghiệp xây dựng.
Mục tiêu lớn nhất của mỗi doanh nghiệp là thực hiện tiết kiệm chi phí sản
xuất và hạ giá thành sản phẩm, đối với mỗi doanh nghiệp xây dựng cũng vậy. Do
đó, công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một bộ phận
quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng.
Trong khi đó kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lại là công
cụ sắc bén không thể thiếu được của công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm xây dựng.
Chúng ta có thể nói rằng công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm giữ một vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý và tổ
chức sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp xây dựng.
Như vậy, có thể thấy rằng chi phí sản xuất của một Doanh nghiệp xây dựng là
biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá, các
chi phí khác mà Doanh nghiệp đã chia ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong
một thời kỳ. Các chi phí này phát sinh thường xuyên và gắn liền với quá trình sản
xuất, thi công xây lắp.
II. Lý luận chung về chi phí sản xuất và giá thành sản xuất trong doanh nghiệp

xây dựng.
1. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng.
Hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của một Doanh nghiệp sản suất là
thực hiện ra những loại sản phẩm nhất định và tiêu thụ những loại sản phẩm đó
trên thị trường nhằm thu lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu kinh doanh trong hoạt
động, các doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí nhất định.
Trong quá trình sản xuất thi công xây lắp Doanh nghiệp thường xuyên bỏ ra
những chi phí về các loại đối tượng lao động tư liệu lao động và sức lao động của
con người. Đâu là các yếu tố cơ bản để tiến hành các hoạt động sản suất song sự
tham gia của mỗi yếu tố này là khác nhau dẫn đến sự hình thành những chi phí
tương ứng như: Chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí về nguyên vật liệu (gọi
là chi phí về lao động vật hoá ), chi phí về tiền lương trả cho người lao động (gọi là
hao phí về lao động sống ), chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác
…Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá, cơ chế này giúp chúng ta có thể biết được
số chi phí mà Doanh nghiệp đã chi trong thời kỳ là bao nhiêu nhằm tính toán các
chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phục vụ yêu cầu quản lý.
2. Các loại chi phí trong doanh nghiệp xây dựng:
Cũng giống như các ngành sản xuất khác, cấu thành của giá thành sản phẩm
xây lắp cũng được quy định bao gồm 3 khoản mục chi phí: Chi phí NVL trực tíêp,
Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí sản suất chung, ngoài ra trong ngành xây dựng
còn có một số loại chi phí đó là chi phí sử dụng máy thi công. Đây là một loại chi
phí chỉ có trong Doanh nghiệp xây dựng và chính nó đã tạo ra tính đặc thù trong
các Doanh nghiệp xây dựng.
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vất liệu trực tiếp gồm tất cả chi phí vật liệu trực tiếp sử dụng
cho thi công, xây lắp các công trình. Cụ thể là:
+Vật liệu chính : Gạch, cát, đá, sỏi, xi măng, gỗ vật liệu kết cấu bê tông đúc
sàn, panel…
+Vật liệu phụ: Đinh ,kẽm ,giây buộc ,kính ,sơn, vôi ve
+Nhiên liệu: Xăng ,dầu ,ga ,than củi …

+Vật liệu khác: Giá trị thiết bị đi kèm với vật liệu kiến trúc như thiết bị vệ
sinh, thiết bị thông hơi, thông gió, chiếu sáng, truyền dẫn hơi nóng …(Kể cả chi
phí sơn, mạ,bảo quản thiết bị này ).
* Chi phí nhân công trực tiếp :
Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản mà doanh nghiệp phải trả cho công nhân trực tiếp thi công xây lắp
và trả cho lao động thuê ngoài như:
+ Tiền lương của công nhân trực tiếp tham gia xây dựng công trình và lắp đặt
thiết bị (kể kả lao động thuê ngoài )
+ Phụ cấp làm đêm thêm giờ và các khoản phụ cấp có tính chất lượng như
phụ cấp trách nhiệm,phụ cấp công trường.
+ Lương phụ: Như lương nghỉ phép của công nhân xây dựng
Trong chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm: Lương của công nhân vận
chuyển ngoài công trường.
* Chi phí sử dụng máy thi công :
Trong hoạt động xây lắp cần phải sử dụng các loại máy thi công chuyên dùng, Máy thi công xây lắp là một
bộ phận của TSCĐ, bao gồm tất cả các loại xe, máy kể cảc các thiết bị được chuyển động bằng động cơ (chạy bằng
hơi nước, dầu, xăng …) được sử dụng trực tiếp cho các công tác xây lắp trên các công trường thay thế cho sức lao
động của con người trong các công việc san lấp đất đá, nhào trộn vôi vữa, bê tông. Chi phí máy thi công chiếm một
tỷ trọng không nhỏ trong giá thành sản phẩm xây lắp, do vậy cần phải tổ chức theo dõi riêng và có phương pháp
phân bổ hợp lý cho các đối tượng sử dụng.
Chi phí sử dụng máy thi công chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong giá thành
xản phẩm xây lắp, do vậy cần phải tổ chức theo dõi riêng và có phương pháp phân
bổ hợp lý cho các đối tượng sử dụng.
Chi phí sử dụng máy thi công là toàn bộ các chi phí vật liệu, nhân công, các
chi phí trực tiếp dùng cho quá trình sử dụng máy phục vụ cho các công trình xây
lắp. Đặc điểm của xây dựng cơ bản là máy thi công luôn gắn liền với địa điểm xây
dựng mà địa điểm xây dựng lại không cố định. Do vậy máy thi công phải di
chuyển theo các địa điểm thi công theo từng thời kỳ. Người ta chia chi phí sử dụng
máy thi công ra làm 2 loại:
+ Chi phí thường xuyên: Chi phí thường xuyên là những chi phí hàng ngày

cần thiết cho việc sử dụng máy thi công. Các chi phí này khi phát sinh được tính
hết một lần vào chi phí sử dụng máy như: Chi phí nhiên liệu dùng cho máy thi
công: Tiền lương, phụ cấp lưu động của công nhân điều khiển máy, kể cả công
nhân phục vụ máy, khấu hao máy thi công, chi phí máy thi công (đi thuê nếu có )
chi phí sửa chữa thường xuyên máy thi công và các chi phí khác.
+ Chi phí tạm thời : Chi phí tạm thời là chi phí phát sinh 1 lần tương đối lớn
không định mức hay tính trước được. Các chi phí này khi phát sinh không tính hết
một lần vào chi phí sử dụng máy mà được phân bổ theo thời gian sử dụng ở công
trường như: Chi phí tháo lắp, chạy thử sau khi lắp để sử dụng kể cả lần lắp sau khi
giao trả đặt để máy, chi phí vận chuyển máy thi công đến địa điểm xây dựng, chi
phí đưa xe, máy về nơi đặt để máy, chi phí di chuyển máy trong phạm vi công
trường …
* Chi phí sản suất chung :
Chi phí sản suất chung là những chi phí phục vụ sản xuất xây lắp , những chi phí có tính chất dùng chung
cho hoạt động xây lắp gắn liền với từng công trình cụ thể như :
+ Chi phí vật liệu: Chi phí vật liệu xuất dùng chung cho hoạt động xây lắp
như vật liệu dùng để bảo dưỡng, bảo chì công cụ, dụng cụ trên công trường…
+ Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất xây lắp: Ván khuôn, giàn giáo, cuốc xẻng
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Khấu hao máy thi công trong trường hợp doanh
nghiệp không theo dõi riêng chi phí sử dụng máy thi công (không tách chi phí máy
thi công ra thành một loại chi phí riêng mà vẫn nằm trong chi phí sản suất chung).
Khấu hao TSCĐ khác phuc vụ cho công trường.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: chi phí tiền điện nước điện thoại, chi phí sửa
chữa TSCĐ thuê ngoài …
+ Các chi phí bằng tiền khác nhằm phục vụ hay liên quan đến hoạt động xây
lắp trên công trường không thuộc những khoản trên.
3. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng :
Giá tiền sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của chi phí sản xuất thi công tính cho 1 khối lượng xây lắp
hoặc côn trình ,hạng mục cônh trình do doanh nghiệp đã sản xuất xây lắp hoàn thành .
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng quan trọng đối với các doanh

nghiệp sản xuất cũng như đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong điều kiện
cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt thì việc hạ giá thành sản phẩm là con đường
cơ bản để tăng cường doanh lợi. Sản phẩm chất lượng tốt, giá thành hạ sẽ là tiền đề
tích cực giúp Doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay vốn và đem
lại ngày càng nhiều lợi nhuận, từ đó tăng tích luỹ cho Doanh nghiệp, nâng cao đời
sống cho công nhân viên.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp,phản ánh chất lượng hoạt
động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn
trong quá trình sản xuất cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà Doanh nghiệp
đã thực hiện nhằm đạt được mục đích sản xuất. Đó là có được khối lượng sản
phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất tích kiệm và giá thành hạ. Đó cũng là một đồi
hỏi khách quan khi các Doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán kinh tế.
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ chi phí sản suất (bao gồm: Chi phí
NVL trực tiếp, Chi phí nhân cônh trực tiếp, Chi phí sử dụng máy thi công ,Chi phí
sản xuất chung) tính cho từng công trình, hạng mục công trình khối lượng xây lắp
hoàn thành đến giai đoạn quy ước đã hoàn thành nghiệm thu bàn giao được chấp
nhận thanh toán.
Khác với doanh nghiệp công nghiệp ở Doanh nghiệp xây dựng giá thành sản
phẩm xây lắp có tính chất khác biệt: Mỗi công trình, hạng mục công trình, hay
khối lượng xây lắp sau khi đã hoàn thành đều có giá trị riêng.
4. Các loại giá thành sản phẩm trong Doanh nghiệp xây dựng :
* Giá thành dự toán công tác xây lắp :
Do sản phẩm xây dựng có giá trị lớn, thời gian thi công dài và mang tính chất
đơn chiếc, có kết cấu phức tạp, khối lượng lớn nên công trình và hạng mục công
trình đều có giá trị dự toán riêng phụ thuộc rất lớn vào địa điểm xây dựng(giá cả
vật liệu) cho công trình ở từng địa phương làm ảnh hưởng đến giá trị của từng dự
toán công trình.
Căn cứ vào giá trị dự toán của từng công trình ta có thể xác định được giá trị
dự toán của chúng
Giá thành dự toán của

từng công trình
hạng mục công trình
=
Giá trị dự toán của công trình
hạng mục công trình
+
Lãi
định mức
*Giá thành kế hoạch công tác xây lắp :
Giá thành kế hoạch được xây dựng dựa trên những định mức tiên tiến của nội
bộ Doanh nghiệp xây dựng.Với giá thành kế hoạch của công tác xây lắp không
những cho phép ta tính toán chính xác những chi phí sản xuất phát sinh trong giai
đoạn kế hoạch mà còn cho phép tính toán đến nội dung, kết quả và các biện pháp
tỏ chức kỹ thuật cần phải thực hiện sao cho chi phí sản xuất thực tế không vượt quá
tổng số chi phí sản xuất dự kiến trong kế hoạch. Giá thành kế hoạch phản ánh trỉnh
độ quản lý giá thành của Doanh nghiệp .
Giá thành kế hoạch
công tác xây lắp
=
Giá thành dự toán
công tác xây lắp
-
Mức hạ giá thành
kế hoạch
(Công tác này tính cho từng công trình, hạng mục công trình )
*Giá thành thực tế công tác xây lắp :
Giá thành thực tế là biểu hiện bằng tiền của tất cả các chi phí mà DN xây lắp
đã bổ ra để hoàn thành một khối lượng xây dựng nhất định ,được xác định theo số
liệu kế toán cung cấp. Giá thành thực tế công tác xây lắp không chỉ bao gồm chi
phí trong định mức mà còn có thể bao gồm những chi phí thực tế phát sinh không

cần thiết như: Thiệt hại do phá đi, thiệt hại ngừng sản xuất ,mất mát hao hụt vật
tư ... do nguyên nhân chủ quan của Doanh nghiệp .
* Giữa 3 loại giá thành trên có quan hệ về mặt lượng như sau :
Giá thành dự toán ≥ Giá thành kế hoạch ≥ Giá thành thực tế
Việc so sánh các loại giá thành này được thực hiện trên cùng một đối tượng
tính giá thành (Từng công trình, hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp hoàn
thành nhất định )
5. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp.
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được coi là khâu trung
tâm của công tác kế toán. ở đây vai trò của người kế toán trong công việc quản lý
chi phí sản xuất và tính giá thành là rất quan trọng. Việc xác định đúng đối tượng
kế toán tập chi phí sản suất và phương pháp tính giá thành sản phẩm thích hợp hay
tổ chức tập hợp và phân bổ từng loại chi phí sản xuất đã xác định ... đã góp phần
quyết định trong việc xác định chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Các sản phẩm của ngành xây dựng có giá trị lớn, thời gian thi công dài,
nguyên vật liệu dùng cho thi công rất đa dạng và nhiều chủng loại khác nhau nên

×