Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CƠ NHIỆT VÀ THỰC PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.94 KB, 26 trang )

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHỆ CƠ NHIỆT VÀ THỰC PHẨM
2.1. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH phát
triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm.
2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuẩt tại Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ
nhiệt và thực phẩm
Là một doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng công nghiệp, nên chi phí sản
xuất chiếm một tỷ trọng lớn trong toàn bộ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.
Do đó, Công ty hết sức chú trọng tới việc theo dõi các khoản mục trong chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm.
Chi phí sản xuất tại Công ty chủ yếu bao gồm các khoản mục:
2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất tại Công ty TNHH phát triển công nghệ
cơ nhiệt và thực phẩm
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Như chúng ta đã biết chi phí nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng rất lớn
trong tổng số chi phí sản xuất, đặc biệt là đối với doanh nghiệp sản xuất các mặt
hàng công nghiệp như Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm.
Vì vậy kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một khâu quan trọng trong kế
toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Hiện nay nguyên vật liệu của
Công ty bao gồm:
+ Nguyên vật liệu chính: Bao gồm Nhôm tấm, dây đồng các loại, một số loại
động cơ… Đây là các nguyên vật liệu mà giá trị của nó chiếm tỷ trọng lớn trong
toàn bộ chi phí nguyên vật liệu, đồng thời nó đóng vai trò quan trọng trong việc
sản xuất ra sản phẩm.
+ Nguyên vật liệu phụ: Bao gồm các loại như: Van chịu nhiệt, van cao áp,
một số loại đồng hồ đo nhiệt độ của nồi hơi, các loại ốc vít que hàn…. Đây là các
nguyên vật liệu mà giá trị của chúng chiểm một tỷ lệ nhỏ trong các khoản mục chi
phí nguyên vật liệu của doanh nghiệp.
+ Nhiên liệu: Nhiên liệu chủ yếu mà công ty sử dụng là điện phục vụ cho


việc sản xuất. Khác với một số nguyên liệu sản xuất khác, tại Công ty TNHH phát
triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm hầu hết tất cả nguồn nhiên liệu phục vụ cho
quá trình sản xuất được cung cấp từ nguồn điện. Do đó điện năng là nguồn nhiên
liệu chủ yếu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty
- Chi phí nhân công trực tiếp.
Lao động là yếu tố cơ bản để cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn
ra liên tục và hiệu quả, do đó chi phí nhân công trực tiếp là một khoản mục chi phí
chiếm một tỷ trọng khá lớn trong các khoản mục chi phí của doanh nghiệp. Chi phí
nhân công trực tiếp bao gồm: Tiền lương, các khoản trích theo lương, các khoản
phụ cấp cho công nhân sản xuất trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
Đây là chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, các bộ phận sản
xuất của doanh nghiệp. Bao gồm các khoản mục:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng. Đây là chi phí về tiền lương chính, lương
phụ, các khoản phụ cấp theo lương phải trả cho nhân viên phân xưởng (Giám đốc,
phó giám đốc phân xưởng…), các khoản đóng góp cho các quỹ xã hội trích theo
lương.
+ Chi phí vật liệu. Bao gồm: các khoản chi phí như sửa chữa bảo dưỡng máy
móc thiết bị, nhà cửa kho tàng….
+ Chi phí dụng cụ sản xuất là những chi phí về công cụ, dụng cụ sản xuất
dùng trong phân xưởng như: Máy hàn, máy nắn khung….
+ Chi phí khấu hao tài sản cố định: Đây là chi phí phản ánh khấu hao tài sản
cố định trong các phân xưởng sản xuất kinh doanh chính và phụ như: Nhà xưởng,
máy móc thiết bị, kho tàng…
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là khoản chi phí phát sinh khi doanh nghiệp
thuê các công ty khác tới sửa chữa và tư vấn sản xuất cho các phân xưởng, chi phí
về dịch vụ như điện nước, điện thoại, Internet phục vụ cho quá trình sản xuất của
doanh nghiệp.
+ Chi phí bằng tiền khác: Là những chi phí như chi phí về hội nghị, lễ tân,
tiếp khách, giao dịch của các phân xưởng, các bộ phận sản xuất của Công ty.

2.1.3. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty TNHH phát triển
công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm.
Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được kịp thời thì
công việc đầu tiên của kế toán là phải xác định đối tượng hạch toán chi phí sản
xuất. Đối với Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm cũng
không nằm ngoài quy luật chung đó. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là
việc xác định giới hạn tập hợp chi phí, mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi
phí và nơi chịu chi phí.
Do đặc điểm về quy trình sản xuất sản phẩm của công ty bao gồm nhiều
khâu và giai đoạn phức tạp kế tiếp nhau, mặt khác sản phẩm sản xuất của công ty
thường có giá trị lớn và thời gian sản xuất của từng sản phẩm thường kéo dài. Do
đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là từng sản phẩm riêng biệt
2.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm.
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính,
nguyên vật liệu phụ và nhiên liệu được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo ra sản
phẩm
- Trình tự kế toán nguyên vật liệu trực tiếp. Do đặc điểm nguyên vật liệu trực
tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong chi phí giá thành sản phẩm, nên việc hạch toán
chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đòi hỏi chính xác, kịp thời. Căn cứ vào nhu cầu về
nguyên vật liệu sản xuất, phòng kế hoạch lập phiếu yêu cầu về nguyên vật liệu
trình giám đốc ký duyệt. Sau khi giám đốc ký duyệt phòng kế toán lập phiếu chi
tiền mua nguyên vật liệu. Kế toán ghi định khoản:
Nợ TK: 141 (Chi tiết cho từng đối tượng)
Có TK: 1111 (tiền mặt)
Thủ kho căn cứ vào hoá đơn mua hàng lập phiếu nhập kho các nguyên vật
liệu (đối với các nguyên vật liệu được nhập kho khi mua về). Khi nguyên vật liệu
được nhập kho, căn cứ vào phiếu nhập kho kế toán định khoản:
Nợ TK: 155 (Chi tiết cho từng nguyên vật liệu)

Có TK: 141 (Chi tiết cho từng đối tượng)
Đối với các nguyên vật liệu được xuất dùng thẳng cho các phân xưởng, kế
toán căn cứ vào hoá đơn mua hàng và phiếu xuất thẳng nguyên vật liệu định khoản
Nợ TK: 152
Nợ TK: 1331
Có TK: 331 (Phải trả người bán)

Nợ TK: 621
Có TK: 152
+ Phương pháp tính giá nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty TNHH phát
triển công nghệ cơ nhiệt và thực phẩm.
Công ty tính giá nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng theo phương pháp thực
tế đích danh. Nguyên vật liệu sau khi nhập vào kho được bảo quản riêng ở từng lô.
Khi dùng nguyên vật liệu ở lô nào thì giá xuất nguyên vật liệu được tính là giá
nhập nguyên vật liệu của lô đó.
Công ty tính VAT theo phương pháp khấu trừ. Theo đó số thuế giá trị gia
tăng mà doanh nghiệp phải nộp được tính theo công thức:
VAT phải nộp = VAT đầu ra – VAT đầu vào
Do đó giá trị nguyên vật liệu nhập trong kỳ là giá không có VAT. Khi mua
nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh kế toán định khoản:
Nợ TK: 152 (Giá trị thực tế của nguyên vật liệu)
Nợ TK: 1331 (Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ)
Có TK: 331 (Tổng giá thanh toán)
Thuế giá trị gia tăng đầu vào là tổng số thuế được phản ánh trên TK:1331
Thuế giá trị gia tăng đầu ra được tính theo thuế suất thuế giá trị gia tăng x số
lượng sản phẩm bán ra của Công ty.
Ở kho : thủ kho sử dụng thẻ kho để phán ánh hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn
kho của từng thứ, loại vật liệu. Thẻ kho do kế toán lập, mỗi loại vật liệu được ghi
trên một thẻ kho. Hàng ngày khi nhận được chứng từ kế toán nhập, xuất nguyên
vật liệu, thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, đối chiếu

với số liệu và ghi thực nhập, xuất vào thẻ kho. Cuối ngày thủ kho căn cứ vào số
nhập, số tồn kho để ghi vào cột số tồn của thẻ kho.
Mẫu 1
PHIẾU NHẬP KHO
Mẫu số 01 - TT
Ban hành theo QĐ số 1141/TC/CĐkế toán
- Họ và tên người giao hàng: Chị Nhung
- Nhập vào kho: Kho vật tư Công ty TNHH phát triển công nghệ cơ nhiệt và
thực phẩm
- Theo số.........ngày..........tháng.........năm
STT Tên hàng Đơn
vị
tính
Số lượng Giá đơn vị Thành tiền Ghi
chú
Xin
nhập
Thực
nhập
A B C 1 2 3 4 5
1 Nhôm chuyên
dụng
m
2
240 240 110.000 26.400.000
2 Dây đồng m 1.400 1.400 14.500 20.300.000
3 Lõi mô tơ chiếc 20 20 1.040.000 20.800.000
4 Van thuỷ lực chiếc 20 20 900.000 18.000.000
5 Đồng hồ nhiệt chiếc 20 20 575.000 11.500.000
6 Van xả chiếc 20 20 400.000 8.000.000

7 Giá đỡ nồi chiếc 20 20 390.000 7.800.000
8 Các linh kiện khác bộ 20 20 475.000 9.500.000
Cộng 122.300.000
Nhập ngày......... tháng.......... năm...........
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Thủ kho Người nhập
Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên, 1 liên thủ kho giữ để theo dõi và ghi
thẻ kho, một liên gửi lên phòng kế toán kèm theo hoá đơn của người bán và phiếu
đề nghị thanh toán.
Việc xuất dùng nguyên vật liệu được tiến hành theo đúng thủ tục cấp phát.
Trên cơ sở vật tư, nguyên liệu do công ty cung ứng, các tổ sản xuất phải quản lý
chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích.
Mẫu 02:
PHIẾU XUẤT KHO
Mẫu số 02 - TT
Ban hành theo QĐ 1141/TC/HĐkế toán
Họ tên người giao hàng: anh Bình
Lý do xuất: Phục vụ sản xuất.
Xuất tại kho: Kho vật tư.
S
T
T
Tên hàng Đơn
vị
tính
Số lượng Giá đơn vị Thành tiền Ghi
chú
Xin
nhập
Thực
nhập

A B C 1 2 3 4 5
1 Nhôm chuyên dụng m
2
240 240 110.000 26.400.000
2 Dây đồng m 1.400 1.400 14.500 20.300.000
3 Lõi mô tơ chiếc 20 20 1.040.000 20.800.000
4 Van thuỷ lực chiếc 20 20 900.000 18.000.000
5 Đồng hồ nhiệt chiếc 20 20 575.000 11.500.000
6 Van xả chiếc 20 20 400.000 8.000.000
7 Giá đỡ nồi chiếc 20 20 390.000 7.800.000
8 Linh kiện đi kèm Bộ 20 20 475.000 9.500.000
Cộng 122.300.000
Xuất ngày ... tháng ... năm ...
Thủ trưởng đơn vị Phụ trách bộ phận sử dụng Thủ kho
Tại phòng kế toán: Định kỳ 5 ngày 1 lần kế toán nguyên vật liệu xuống kho
lấy phiếu nhập, phiếu xuất kho, sau đó kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các phiếu
xuất kho rồi nhập dữ liệu vào máy tính, ghi vào sổ Nhật ký chung.
Mẫu 3:
TRÍCH SỔ NHẬT KÝ CHUNG
(Từ 01/12/2008 đến 31/12/2007)
Số
CT
Ngày CT Nội dung
Tài khoản
đối ứng
Số tiền nợ Số tiền có
01 2/12/2007 xuất nguyên vật liệu dung
cho sản xuất
621
152

46.700.000
46.700.000
02 2/12/2007 xuất công cụ, dụng cụ cho
sản xuất
627
153
1.450.000
1.450.000
Số
CT
Ngày CT Nội dung
Tài khoản
đối ứng
Số tiền nợ Số tiền có
03 2/12/2007 xuất kho công cụ cho suất 627
331
300.000
300.000
04 4/12/2007 xuất kho nguyên liệu cho
sản xuất
621
152

38.800.000
38.800.000
05 9/12/2007 Xuất kho vật tư cho sản
xuất.
621
152
6.800.000

6.800.000
….. ……. ………. …… ……. ……
16 20/12/2007 Nợ tiền nước 6278
133
331
270.000
30.000
300.000
17 25/12/2007 Nợ tiền điện thọai phải trả 6278
133
331
3.000.000
300.000
3.300.000
18 27/12/2007 Nợ tiền điện 6278
133
331
5.145.000
514.500
5659.500
19 30/12/2007 Rút tiền Ngân hàng 111
112
45.000.000
45.000.000
20 30/12/2007 Trả tiền nước ,tiền điện và
tiền điện thoại cho người
cung cấp.
331
111
9.259.500

9.259.500
K\C 30/12/2007 K/c chi phí NVL cho sản
xuất.
154
621
137.496.000
137.496.000
... … … ... …. ….
Đồng thời với việc ghi vào sổ Nhật ký chung, kế toán ghi vào sổ cái TK 621
Mẫu 4:
Trích sổ cái TK 621
(01/12/2007 đến 30/12/2007)
Số
CT
Ngày
CT
Nội dung
TK

Phát sinh nợ Phát sinh có Dư
Nợ


XK1 2/12/20
07
Xuất kho vật liệu
cho tổ cơ khí.
152 46.700.000
XK2 04/12/2
007

Xuất vật liệu tổ
gia công
152 28.800.000
XK3 07/12/2
007
Xuất kho vật liệu
tổ cuộn dây
152 10.000.000
XK4 09/12/2
007
Xuất vật liệu,thiết
bị cho bộ phận
lắp ráp
152 6.800.000
XK5 10/12/0
7
Xuất kho NVL
cho bộ phận lắp
ráp
152 25.459.000
XK6 11/12/0
7
xuất kho nguyên
liệu cho bộ phận
gia công
152 46.437.000
Số
CT
Ngày
CT

Nội dung
TK

Phát sinh nợ Phát sinh có Dư
Nợ


XK7 18/12/0
7
xuất kho nguyên
liệu cho tổ cuộn
dây
152 20.000.000
KC 30/12/0
7
K/c chi phí NVL
trực tiếp cho sản
xuất.
154 137.496.000
Số liệu chi phí vật liệu 137.496.000 trong tháng 12/2007 được chuyển ghi
vào sổ theo dõi chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm trong tháng.
2.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp.
- Đặc điểm công tác kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Có thể nói chi phí nhân công trực tiếp là một trong ba yếu tố cơ bản hình
thành nên giá thành sản xuất sản phẩm. Việc kế toán chi phí nhân công trực tiếp
không những giúp nhà quản lý có thể nắm bắt và quản lý chặt chẽ số lượng lao
động của Công ty, mà còn giúp cho Công ty có thể chủ động trong vấn đề chi trả
các khoản chi phí về tiền lương và các khoản phụ cấp cho người lao động, chủ
động trong vấn đề nhân sự của Công ty.
Do yêu cầu kỹ thuật của quy trình sản xuất sản phẩm, trong mỗi khâu, mỗi

giai đoạn của quá trình sản xuất đòi hỏi trình độ kỹ thuật cũng như tay nghề khác
nhau của người lao động, bởi vậy tiền lương của người lao động trong công ty
cũng được phân chia theo thang bậc và hệ số. Theo đó mức lương của doanh
nghiệp trả cho người lao động được tính như sau:
Tiền lương phải trả cho công nhân viên trong tháng
Mức lương cơ bản
Hệ số lương theo cấp bậc, chức vụ
*

×