Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.26 KB, 14 trang )

MỘT SỐ VẤN ĐỀ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
3.1 Đánh giá chung về công tác hạch toán và tính giá thành sản phẩm tại công
ty
3.1.1 Những ưu điểm
Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty nói chung là phù hợp với chính sách của
Nhà nước và đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp.Điều này tạo
thuận lợi trong việc kiểm tra, đối chiếu giữa các đội, đem lại những thông tin hữu
ích cho công tác quản lý.
Nhân viên kế toán trong Công ty đều được sắp xếp công việc phù hợp với
khả năng, trình độ, có đầy đủ các phương tiện làm việc. Đồng thời, Công ty cũng
đã xây dựng được một qui trình lao động, trong đó các công việc nối tiếp nhau một
cách hợp lý. Do đó, thời gian chờ đợi, những thao tác thừa được giảm thiểu tối đa,
tối ưu cường độ lao động, tối ưu hiệu suất trang thiết bị,tính toán. Công tác kế
toán được thực hiện nghiêm túc và tuân thủ những quy định đã đề ra. Các chứng từ
được tổ chức hợp lý, hợp lệ theo đúng chế độ của Bộ Tài chính ban hành. Đây là
một hình thức kế toán phù hợp với qui mô kinh doanh, khối lượng công việc hạch
toán kế toán của Công ty.
. Quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
có những ưu điểm sau :
♦ Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nhìn chung, qui trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tiến
hành theo đúng qui định của Bộ Tài chính, trên cơ sở đầy đủ các hoá đơn, chứng từ
hợp lý, hợp lệ. Công ty thực hiện khoán nguyên vật liệu cho các đội thi công tiến
hành mua tại chân công trình. Đây là phương pháp phù hợp với hình thức khoán
của Công ty.
♦ Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Công ty áp dụng hình thức khoản sản phẩm phù hợp với hình thức khoán
Công trình của Công ty. Hình thức này cũng gắn kết người lao động với hiệu quả
công việc, khích lệ người lao động hoàn thành công việc, nâng cao năng suất và
trình độ chuyên môn nghiệp vụ.


♦ Chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung của Công ty được phân chia thành nhiều khoản mục
phù hợp với mục đích, nhu cầu theo dõi, quản lý, hạch toán. Việc phân bổ, tổng
hợp chi phí được đơn giản hoá nhờ những tiêu thức hợp lý, tuân thủ theo chế độ kế
toán mà Nhà nước ban hành.
♦ Tổng hợp chi phí và tính giá thành:
Công ty đã sử dụng phương pháp tổng hợp chi phí và tính giá thành đơn
giản, phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh sản phẩm xây lắp. Vì thế, công tác
tổng hợp chi phí và tính giá thành tại công ty đơn giản, dễ dàng, đảm bảo thông tin
chính xác, kịp thời cho Ban lãnh đạo.
3.1.2. Những tồn tại
Bên cạnh những ưu điểm, Công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được
quan tâm xử lý, hoàn thiện hơn. Trong khuôn khổ bài viết này, em xin nêu lên một
số điểm chính trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tổng hợp tính giá thành
sản phẩm như sau :
o Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Như đã nói ở trên, Công ty thực hiện phương thức khoán công trình cho Đội
thi công. Phương thức này thực sự phù hợp với đặc thù kinh doanh của Công ty và
thể hiện nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, Công ty còn thiếu một số biện pháp trong vấn
đề quản lý chặt chẽ chi phí này. .
o Về chi phí nhân công trực tiếp:
Tương tự như vấn đề khoán nguyên vật liệu, việc khoán nhân công cho Đội
cũng gặp những khó khăn trong công tác quản lý. Đặc biệt đối với những công
trình ở xa, Công ty rất khó kiểm soát tính hiệu quả trong lao động của công nhân
viên. Các chứng từ gửi về chậm gây ảnh hưởng đến thời gian thanh toán lương cho
công nhân viên. Công nhân thuê ngoài có thể không đảm bảo tay nghề, trình độ
chuyên môn.
Về tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp :
Trong công tác tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp, vấn đề
còn nhiều quan điểm khác nhau là việc đánh giá sản phẩm dở dang và thời điểm

tính giá thành. Đối với doanh nghiệp sản xuất thông thường, việc xác định sản
phẩm dở dang có thể dựa trên tiêu chuẩn sản phẩm qua từng công đoạn sản xuất rất
rõ ràng. Đối với doanh nghiệp xây lắp, việc đánh giá sản phẩm dở dang không đơn
giản như vậy..
3.1.3 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thàng
sản phẩm tại công ty
Hoàn thiện hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Như đã nói ở trên, việc khoản nguyên vật liệu cho Đội dẫn đến những khó
khăn trong công tác quản lý, hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Để giải
quyết vấn đề này, Công ty cần một số biện pháp chặt chẽ hơn trong quá trình quản
lý. Trước hết, tuy khoán nguyên vật liệu cho Đội thi công nhưng Công ty có thể
giúp đỡ Đội trong việc giới thiệu nhà cung cấp, liên hệ và thường xuyên đối chiếu
số liệu giữa Đội thi công và các nhà cung cấp. Công ty cũng nên có những định
mức nguyên vật liệu đối với từng hạng mục công trình để có sự quản lý chặt chẽ.
Định mức nguyên vật liệu có thể xác định dựa trên cở sở dự toán thi công công
trình. Công ty cũng cần chú ý tới những tổn thất về nguyên vật liệu trong vấn đề thi
công hỏng, phá đi làm lại. Công ty có thể ra một định mức cho vấn đề tổn thất đó,
nếu vượt quá mức độ cho phép thì có thể sẽ chịu một mức kỷ luật nào đó. Đối với
các công trình ở xa, Công ty gặp phải những khó khăn trong vấn đề cập nhật số
liệu về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Công ty có thể quy định thời gian tổng
hợp chi phí, hoá đơn chứng từ ngắn hơn, chi tiết hơn và không cho phép tình trạng
chậm chễ trong việc gửi hoá đơn chứng từ về phòng Tài chính kế toán của Công ty.
Hầu hết nguyên vật liệu mua về được xuất thẳng tới chân công trình và được
sử dụng ngay vào thi công công trình. Công ty cũng đã có những biện pháp tích
cực trong việc theo dõi khối lượng nguyên vật liệu nhập xuất như việc lập các
chứng từ: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Biên bản xác nhận nguyên vật liệu,
Biên bản kiểm kê, ... tại thời điểm giao nhận nguyên vật liệu. Tuy nhiên, trong
phần lớn trường hợp, những việc này tạo gánh nặng công việc hơn cho người quản
lý. Kế toán đồng thời phải hạch toán nguyên vật liệu nhập xuất trên tài khoản 152,
phải tính giá thành nhập xuất và các chứng từ có liên quan khác. Vì vậy, nó dẫn

đến lãng phí công sức và thời gian của các cán bộ quản lý cũng như của kế toán
viên. Vì vậy, theo em, Công ty có thể tiến hành hạch toán chi phí nguyên vật liệu
ngay khi vật liệu được giao tới chân công trình vào tài khoản 621 như sau :
Nợ TK 621 : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK 133 : Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111,112,141,331....
Việc theo dõi tình hình sử dụng nguyên vật liệu sẽ được thông qua hoá đơn,
chứng từ, định mức nguyên vật liệu thi công công trình. Công ty cũng có thể sử
dụng Biên bản giao nhận vật tư để tăng cường sự kiểm soát đối với việc sử dụng
nguyên vật liệu cho thi công, đồng thời thường xuyên kiểm kê khối lượng nguyên vật
liệu dùng cho thi công. Biên bản giao nhận vật tư có mẫu như sau :
Biên bản giao nhận vật tư
Ngày ... tháng ... năm ....
Thành phần:
Ông (bà): .................................................... đại diện bên cung ứng
Địa chỉ : ........................................................... Mã số thuế :
Ông (bà) :..................................................... đại diện bên nhận
Địa chỉ : ........................................................... Mã số thuế :
Tiến hành bàn giao số lượng vật tư như sau :

×