Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

TÔ VĨNH DIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.18 KB, 1 trang )

TƠ VĨNH DIỆN

Tơ Vĩnh Diện (1924-1954), q
ở thơn Dược Khê, xã Nơng Trường,
huyện Nơng Cống, tỉnh Thanh Hóa.
Anh nổi tiếng với giai thoại hi sinh
thân mình để cứu khẩu pháo không bị
lăn xuống vực trong Chiến dịch Điện
Biên Phủ.

Ngày 7/5/1955, Tô Vĩnh Diện
được Chủ tịch nước truy tặng Huân
chương quân cơng hạng nhì, Hn
chương chiến cơng hạng nhất, Anh
hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.
Năm 1946, anh tham gia dân quân ở địa phương. Năm 1949, đồng chí
xung phong đi bộ đội. Tháng 5/1953, quân đội ta thành lập các đơn vị pháo cao
xạ để chuẩn bị đánh lớn. Tô Vĩnh Diện được điều về làm tiểu đội trưởng một
đơn vị pháo cao xạ.
Trong lúc kéo pháo qua những chặng đường khó khăn nguy hiểm, anh
xung phong lái để bảo đảm an toàn cho khẩu pháo. Trong lúc kéo pháo cũng
như lúc nghỉ dọc đường, Tô Vĩnh Diện luôn luôn nhắc đồng đội chuẩn bị chu
đáo và tự mình đi kiểm tra tỉ mỉ đường dây kéo pháo, xem xét từng đoạn
đường, từng cái dốc rồi phổ biến cho anh em để tránh những nguy hiểm bất
ngờ xẩy ra.
Ngày 01/02/1954, đơn vị ông trên đường kéo pháo ra, đến một con dốc
cao và hẹp ở gần Bản Chuối. Anh cùng một pháo thủ phụ trách điều khiển càng
pháo để chỉnh hướng cho một đơn vị bộ đội kéo dây tời giữ pháo, ngồi ra cịn
có 2 chiến sĩ phụ trách chèn bánh pháo. Bất ngờ quân Pháp bắn pháo từ Mường
Thanh lên. Đơn vị kéo giữ pháo nằm rạp xuống, đồng thời dây tời bị đứt. Lực
giữ pháo yếu đi và khẩu pháo lăn qua chèn. Anh lập tức bỏ càng pháo phía


trong, chuyển sang càng pháo phía ngồi, cố gắng đẩy hướng càng pháo đâm
vào vách núi. Tuy cản được pháo lăn xuống vực, nhưng anh cũng bị bánh xe
của khẩu pháo nặng hơn 2 tấn đè lên người trọng thương. Giây cuối cùng khi
được đồng đội đưa ra để đi cấp cứu, anh vẫn cịn hỏi "Pháo có việc gì
khơng" trước khi chết.
Hiện nay, mộ Tơ Vĩnh Diện nằm ở khu đặc biệt của nghĩa trang Điện
Biên cùng với mộ của 3 anh hùng nổi bật khác trong trận Điện Biên
Phủ là Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Trần Can. Một bia tưởng niệm cũng được
dựng lên gần vị trị đường kéo pháo nơi ông hy sinh.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×