Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

Luận văn thạc sĩ khó khăn tâm lí trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính bậc trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 186 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Võ Thị Lệ Hường

KHĨ KHĂN TÂM LÍ TRONG HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH KHIẾM THÍNH
BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Võ Thị Lệ Hường

KHĨ KHĂN TÂM LÍ TRONG HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH KHIẾM THÍNH
BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ
Chuyên ngành : Tâm lí học
Mã số

: 8310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BÙI HỒNG QUÂN



Thành phố Hồ Chí Minh – 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn này là do chính bản thân tác giả thực hiện, số liệu
luận văn trung thực do tác giả khảo sát học sinh khiếm thính bậc trung học cơ sở, cán
bộ/ giáo viên đang công tác tại các trung tâm bảo trợ dạy nghề vào tạo việc làm cho
người khuyết tật. Đề tài chưa từng được cơng bố dưới mọi hình thức. Người cam đoan
xin chịu mọi trách nhiệm theo quy định của phòng Sau đại học, Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh nếu vi phạm lời cam đoan trên.
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 25 tháng 09 năm 2018.
Tác giả
Võ Thị Lệ Hường


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành luận văn này tôi xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân
thành đến những người đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua:
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc các Trung tâm: Trung tâm bảo trợ dạy
nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu
và thúc đẩy Văn hóa Điếc, Trung tâm bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người
khuyết tật Đồng Nai cùng các các bộ công nhân viên đang công tác tại các trung tâm
trên đã tạo điều kiện, nhiệt tình hỗ trợ và tích cực tham gia cùng chúng tơi trong q
trình thực hiện đề tài, góp phần quan trọng để đề tài nghiên cứu được triển khai có
kết quả.
Tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh,
Phịng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Khoa Tâm lý Trường
Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, các thầy cơ giáo phòng sau đại học và khoa tâm
lý Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh cùng các anh chị em và các bạn trong

lớp cao học Tâm lý K27 đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên
cứu của mình.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Bùi Hồng Quân đã tận tình
hướng dẫn, động viên, chỉ bảo và giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu. Thầy
đã khơng quản ngại thời gian, cơng sức của mình để định hướng, chỉ bảo, hỗ trợ, động
viên và khích lệ tơi vượt qua những khó khăn, nỗ lực hồn thành nhiệm vụ học tập. Tôi
xin trân trọng gửi đến thầy lời tri ân chân thành nhất.
Cuối cùng, tôi xin gửi lòng biết ơn tới những người thân yêu trong gia đình đã
ln ủng hộ, tin tưởng và hỗ trợ tơi để tơi có thể học tập, nghiên cứu và hồn thành
nhiệm vụ của mình.
Võ Thị Lệ Hường


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ cái viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KHĨ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT
ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH KHIẾM THÍNH BẬC
TRUNG HỌC CƠ SỞ....................................................................... 7
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập .... 7
1.1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
ở nước ngoài.......................................................................................... 7
1.1.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
ở trong nước. ....................................................................................... 12

1.2. Cơ sở lý luận về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh khiếm
thính bậc trung học cơ sở........................................................................... 21
1.2.1. Khó khăn tâm lý................................................................................... 21
1.2.2. Hoạt động học tập ................................................................................ 23
1.2.3. Khái niệm học sinh khiếm thính bậc trung học cơ sở và đặc điểm tâm
sinh lý của học sinh khiếm thính bậc trung học cơ sở. ....................... 28
1.2.4. Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính bậc
trung học cơ sở .................................................................................... 37
Tiểu kết Chương 1 ................................................................................................ 48
Chương 2. THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH KHIẾM THÍNH BẬC TRUNG HỌC
CƠ SỞ .............................................................................................. 50
2.1. Sơ lược về chức năng, hoạt động của các trung tâm bảo trợ dạy nghề và tạo
việc làm cho người khuyết tật ................................................................... 50
2.2. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động


học tập của học sinh khiếm thính bậc trung học cơ sở .............................. 51
2.2.1. Mục đích, yêu cầu ................................................................................ 51
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 51
2.3. Kết quả nghiên cứu những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học
sinh khiếm thính bậc trung học cơ sở ........................................................ 56
2.3.1. Thống kê chung về khách thể tham gia nghiên cứu ............................ 56
2.3.2. Thực trạng những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh
khiếm thính bậc trung học cơ sở. ........................................................ 59
2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
của học sinh khiếm thính bậc trung học cơ sở .................................... 77
2.3.4. Một số biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
của học sinh khiếm thính bậc trung học cơ sở .................................... 88
Tiểu kết Chương 2 ................................................................................................ 98

Chương 3. THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG
KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA
HỌC SINH KHIẾM THÍNH BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ ........ 99
3.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................... 99
3.2. Khách thể thực nghiệm ............................................................................ 100
3.4. Tổ chức thực nghiệm................................................................................ 102
3.4.1. Điều kiện thực nghiệm....................................................................... 102
3.4.2. Quy trình thực nghiệm ....................................................................... 103
3.4.3. Cơng cụ đánh giá sau TNg................................................................. 103
3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm ................................................................. 104
3.5.1. Kết quả nghiên cứu trước thực nghiệm ............................................. 104
3.5.2. Kết quả nghiên cứu sau thực nghiệm ................................................ 108
Tiểu kết Chương 3 .............................................................................................. 122
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 122
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........................... 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 127
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ĐC

:

Đối chứng

ĐLC

:


Độ lệch chuẩn

ĐTB

:

Điểm trung bình

KKTL

:

Khó khăn tâm lý

KT

:

Khiếm thính

N

:

Số khách thể

P

:


Giá trị P-value

R

:

Hệ số tương quan Pearson

THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

TNg

:

Thực nghiệm

T- Test

:


Trị số kiểm nghiệm

Sig

:

Mức ý nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Quy ước xử lý thông tin thực trạng KKTL trong hoạt động học tập
của học sinh khiếm thính bậc THCS ............................................ 54

Bảng 2.2.

Thống kê về học sinh tham gia nghiên cứu .................................. 56

Bảng 2.3.

Thống kê về giáo viên tham gia nghiên cứu ................................. 57

Bảng 2.4.

Đánh giá của học sinh và giáo viên về việc gặp KKTL trong hoạt
động học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS ....................... 59

Bảng 2.5.


Đánh giá của học sinh và giáo viên về mức độ KKTL mặt nhận thức
trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS ..... 60

Bảng 2.6.

Đánh giá của học sinh và giáo viên về mức độ KKTL mặt thái độ
trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS ..... 63

Bảng 2.7.

Đánh giá của học sinh và giáo viên về mức độ KKTL mặt kỹ năng
trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS ..... 66

Bảng 2.8.

Đánh giá của học sinh và giáo viên về mức độ KKTL chung trong
hoạt động học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS ............... 73

Bảng 2.9.

Đánh giá của học sinh và giáo viên về mức độ ảnh hưởng của KKTL
đến kết quả học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS. ........... 74

Bảng 2.10. Đánh giá của học sinh và giáo viên về những nguyên nhân chủ quan
gây ra những KKTL trong hoạt động học tập của học sinh khiếm
thính bậc THCS ............................................................................ 79
Bảng 2.11. Đánh giá của học sinh và giáo viên về những nguyên nhân khách
quan gây ra những KKTL trong hoạt động học stập của học sinh
khiếm thính bậc THCS ................................................................. 84
Bảng 2.12. Biện pháp từ phía học sinh nhằm khắc phục khó KKTL trong hoạt

động học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS ....................... 88
Bảng 2.13. Biện pháp từ phía nhà trường nhằm khắc phục khó KKTL trong hoạt
động học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS ....................... 93
Bảng 3.1.

So sánh mức độ KKTL trong hoạt động học tập của học sinh khiếm
thính bậc THCS giữa nhóm ĐC và nhóm TNg trước TNg......... 105


Bảng 3.2.

So sánh mức độ khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học
sinh khiếm thính bậc trung học cơ sở giữa nhóm ĐC trước và sau
TNg. ............................................................................................ 109

Bảng 3.3.

Kết quả so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
của học sinh khiếm thính bậc trung học cơ sở nhóm TNg trước và
sau TNg. ...................................................................................... 112

Bảng 3.4.

Kết quả so sánh mức độ KKTL trong hoạt động học tập của học
sinh khiếm thính bậc THCS nhóm ĐC và nhóm TNg sau TNg . 117


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.


Mối tương quan giữa các mặt của KKTL đến kết quả học tập của
học sinh khiếm thính bậc THCS................................................. 76

Biều đồ 2.2.

Đánh giá về thời gian tự học của học sinh khiếm thính bậc
THCS .......................................................................................... 82

Biểu đồ 3.1.

Mức độ KKTL trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính
bậc THCS trước và sau TNg .................................................... 115

Biểu đồ 3.2.

Mức độ khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh
khiếm thính bậc trung học cơ sở nhóm ĐC và nhóm TNg sau TNg
120


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong đời sống xã hội, giáo dục và đào tạo là lĩnh vực có vai trị vơ cùng quan
trọng đối với mọi quốc gia, dân tộc ở mọi thời đại. Trong xu thế phát triển tri thức
ngày nay, giáo dục – đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu
để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Nhận
thức rõ vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển, Đảng và Nhà nước ta khẳng
định: “Giáo dục và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”.

Một trong những mục tiêu cơ bản của giáo dục là làm sao cho mọi trẻ em trong
độ tuổi đi học đều được đến trường trong đó có cả trẻ khuyết tật. Kể từ đầu những năm
1990, Chính phủ Việt Nam đã tiến hành xây dựng các chính sách nhằm đảm bảo trẻ
khuyết tật được tiếp cận giáo dục. Quan niệm này được thể hiện rõ trong: Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, Luật phổ cấp giáo dục tiểu học,
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Pháp lệnh về người tàn tật, Thông tư liên
tịch số: 42 /2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC, kế hoạch quốc gia “Giáo dục
người khuyết tật giai đoạn 2018 - 2020”,… (Kế hoạch giáo dục người khuyết tật giai
đoạn 2018 -2020 của Ngành Giáo Dục, 2018). Trong đó có những điều khoản đảm bảo
quyền lợi được giáo dục của trẻ khuyết tật. Trong những năm qua, với sự nỗ lực của
Chính phủ và các Bộ, Ngành, ngày càng có nhiều trẻ khuyết tật được đến trường để
khơng cịn thiệt thịi về tri thức, được gặp gỡ, giao lưu với trẻ cùng trang lứa và giảm
bớt sự lệ thuộc trong cuộc sống tương lai.
Trẻ khiếm thính là một trong những đối tượng quan tâm của giáo dục trẻ khuyết
tật. Trẻ khiếm thính cũng giống như mọi trẻ khuyết tật khác, đều có quyền học tập và
vui chơi. Hơn thế nữa trẻ rất cần sự thông cảm, yêu thương và được cư xử như những
người bình thường. Hiện nay, các chương trình giáo dục phổ cập THCS dành cho trẻ
khiếm thính đang được áp dụng một cách rộng rãi ở nhiều địa phương cùng với sự hỗ
trợ bởi các phương pháp đặc biệt giúp cho học sinh khiếm thính có nhiều cơ hội được
học tập, được giao lưu và hòa nhập. Nhiều em đã được phổ cập chương THCS, tạo


2

tiền đề để học nghề, lao động sau khi hoàn tất chương trình THCS. Một số có cơ hội
tiếp tục hồn thành chương trình THPT, thậm chí là cao đẳng và đại học. Tuy nhiên,
trong quá trình học tập các em gặp rất nhiều khó khăn so với học sinh bình thường,
trong đó có những có khăn tâm lý. Đã và đang có nhiều cơng trình nghiên cứu những
khó khăn, trở ngại về chủ đề giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật theo hướng can
thiệp sớm, giao tiếp hoặc thực trạng thái độ của cộng đồng đối với việc hòa nhập của

trẻ khuyết tật. Tuy nhiên, vẫn còn khá ít đề tài nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong
hoạt động học tập của học sinh khiếm thính nói chung và học sinh khiếm thính bậc
THCS nói riêng. Do vậy, việc nghiên cứu những KKTL của học sinh khiếm thính bậc
THCS trong hoạt động học tập và tìm ra giải pháp giúp khắc phục những KKTL của
các em có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Do đó, tác giả lựa chọn và thực hiện đề tài “Khó
khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính bậc trung học cơ sở”
làm đề tài luận văn thạc sĩ Tâm lý học của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định thực trạng những KKTL trong hoạt động học tập của học sinh khiếm
thính bậc THCS và tìm hiểu nguyên nhân của những thực trạng trên. Từ đó, đề xuất
một số biện pháp nhằm khắc phục những KKTL trong hoạt động học tập của học sinh
khiếm thính bậc THCS.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến KKTL trong hoạt động
học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS.
- Khảo sát thực trạng những KKTL trong hoạt động học tập của học sinh khiếm
thính bậc THCS, xác định nguyên nhân của thực trạng.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm hỗ trợ khắc phục những KKTL trong hoạt
động học tập của học sinh khiếm thính bậc THCS và thử nghiệm một số biện pháp tác
động nhằm hạn chế những KKTL trong hoạt động học tập của các em.
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: KKTL trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính
bậc THCS.


3

- Khách thể nghiên cứu là: 100 học sinh khiếm thính đang THCS tại các trường
chuyên biệt, trung tâm bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho khuyết tật và 55 cán bộ
(giáo viên, nhân viên) đang trực tiếp giảng dạy, làm việc với các em học sinh là khách

thể nghiên cứu chính nói trên.
5. Giả thuyết khoa học
- Đa số học sinh khiếm thính bậc THCS đều gặp KKTL trong hoạt động học
tập ở mức độ thỉnh thoảng trở lên.
- Có thể khắc phục một số KKTL trong hoạt động học tập của học sinh khiếm
thính bậc THCS thông qua việc tổ chức các chuyên đề tâm lý – giáo dục như: Thiết
lập mục tiêu học tập, phương pháp lập kế hoạch học tập hiệu quả, phương pháp học
tập hiệu quả và thực hiện lồng ghép các chuyên đề tâm lý – giáo dục xen kẽ trong các
buổi sinh hoạt tập thể.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn đối tượng nghiên cứu: KKTL trong hoạt động học tập của học sinh
khiếm thính bậc THCS trên ba mặt: Nhận thức – thái độ – hành vi (kỹ năng).
- Giới hạn khách thể nghiên cứu: 100 học sinh khiếm thính và 55 cán bộ (giáo
viên, nhân viên) đang trực tiếp giảng dạy, làm việc với các em học sinh khiếm thính ở
các Trung tâm bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật Thành phố Hồ
Chí Minh; Trung tâm Nghiên cứu và Thúc Đẩy Văn hóa Điếc, Trung tâm ni dạy trẻ
khuyết tật Tỉnh Đồng Nai.
- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện tại Thành phố Hồ
Chí Minh và Tỉnh Đồng Nai.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiến hành thông qua việc phối hợp đồng bộ một số phương pháp
nghiên cứu sau:
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tiến hành phân tích và tổng hợp những tài liệu có nội dung là các cơ sở lý thuyết
có liên quan đến vấn đề KKTL, hoạt động học tập, học sinh khiếm thính; những thành
tựu lý thuyết đã đạt được liên quan đến KKTL trong hoạt động học tập trên sách, báo,
tạp chí, các luận văn, luận án trước đây.


4


7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp chính của đề tài. Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài và các
phương pháp luận để xây dựng bảng hỏi phù hợp với mục đích yêu cầu.
Bảng hỏi được xây dựng theo các bước:
Bước 1: Xây dựng phiếu thăm dò mở
Bước 2: Xây dựng phiếu thăm dò thử nghiệm
Bước 3: Xây dựng phiếu thăm dị chính thức
Bảng hỏi được xây dựng dựa trên các nội dung chính sau:
-Thực trạng những KKTL trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính bậc
THCS.
-Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng KKTL trong hoạt động học tập của
học sinh khiếm thính bậc THCS.
-Một số đề xuất nhằm khắc phục những KKTL trong hoạt động học tập của học
sinh khiếm thính bậc THCS.
Bảng thăm dò được xây dựng thành hai phần, phần một là phần giới thiệu và
hướng dẫn trả lời. Phần hai là nội dung hỏi. Bảng thăm dò cũng sử dụng nhiều kiểu
câu hỏi khác nhau để làm tăng tính giá trị. Các khách thể nghiên cứu được điều tra
theo nguyên tắc khuyết danh để đảm bảo sự trung thực và chính xác nhất.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát được thực hiện thơng qua hình thức dự giờ lớp đối với một số lớp học
sinh khiếm thính từ lớp 6 đến lớp 9 để tìm hiểu thực trạng những KKTL trong quá
trình học tập của các em tại lớp.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp này thực hiện theo hình thức phỏng vấn sâu cá nhân: lựa chọn một
số nội dung quan trọng trong vấn đề nghiên cứu để phỏng vấn một số đối tượng nhằm
làm rõ thêm vấn đề nghiên cứu. Nội dung phỏng vấn nhấn mạnh việc mô tả thực trạng
KKTL, tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng và các biện pháp nhằm khắc phục KKTL của
học sinh khiếm thính bậc THCS.



5

7.2.4. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
Phương pháp chuyên gia được thực hiện dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết kinh
nghiệm, khả năng phản ánh một cách tự nhiên của các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực
tâm lý, giáo dục đặc biệt. Nhiệm vụ của phương pháp thu thập ý kiến của chuyên gia
về thực trạng những KKTL mà học sinh khiếm thính bậc THCS gặp phải trong hoạt
động học tập của mình và các biện pháp khắc phục những KKTL trong hoạt động học
tập của các em. Phương pháp được sử dụng thường xuyên trong suốt quá trình nghiên
cứu của chính tơi. Trong muỗi gia đoạn thực hiện đề tài, chúng tôi đều lấy ý kiến các
chuyên gia tâm lý học, giáo dục đặc biệt. Kết quả tổng hợp, phân tích ý kiến của các
chuyên gia giúp chúng tơi chỉnh sửa, điều chỉnh và hồn thiện các phương pháp hỗ trợ
học sinh khiếm thính bậc THCS khắc phục KKTL trong quá trình học tập.
7.2.5. Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp TNg được thực hiện nhằm để đánh giá hiệu quả tác động của các
biện pháp tâm lý - giáo dục nhằm khắc phục KKTL của học sinh khiếm thính bậc
THCS trong hoạt động học tập của mình. Tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên hai nhóm
học sinh: nhóm ĐC và nhóm TNg. Thực hiện tác động đối với nhóm TNg bằng cách
áp dụng biện pháp tác động tâm lý - giáo dục: chuyên đề kỹ năng về động cơ học tập,
mục tiêu học tập, lập kế hoạch học tập, phương pháp học tập, lồng ghép các kỹ năng
sống xen kẽ trong các buổi sinh hoạt tập thể, sau một thời gian tác động đo lại sự biến
đổi của các KKTL trong hoạt động học tập của học sinh. Sau đó so sánh mức độ KKTL
trong hoạt động học tập của học sinh nhóm ĐC – nhóm TNg và của nhóm TNg trước
- sau TNg.
7.3. Phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng phần mềm: SPSS for Window 24.0 để xử lý các số liệu thống kê như: tính
tần số, tỷ lệ phần trăm, trị số trung bình, kiểm nghiệm T – test, kiểm nghiệm ANOVA,
kiểm định tương quan,… làm cơ sở để bình luận số liệu thu được từ phương pháp điều tra

bằng bảng hỏi.

8. Đóng góp của đề tài


6

8.1. Về mặt lý luận
Đề tài có những đóng góp về mặt lý luận sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan đến KKTL trong hoạt động học
tập như: khó khăn, KKTL, hoạt động học tập.
- Xây dựng một số khái niệm công cụ để phục vụ cho đề tài như khái niệm KKTL
và xác định cấu trúc của KKTL.
8.2 Về mặt thực tiễn
- Phân tích thực trạng KKTL trong hoạt động học tập của học sinh khiếm thính
bậc THCS; đề xuất những biện pháp khắc phục những khó khăn đó.
- Cung cấp tài liệu tham khảo cho các ngành tâm lý học, giáo dục đặc biệt trong
việc viết sách, luận văn, luận án, tài liệu dạy học,.. góp phần làm phong phú thêm tư
liệu và tri thức về tâm lý lứa tuổi với đối tượng khác nhau.


7

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KHĨ KHĂN TÂM LÝ
TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
KHIẾM THÍNH BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập
Các cơng trình nghiên cứu về KKTL nói chung và KKTL trong hoạt động học
tập nói riêng được các nhà nghiên cứu xem xét ở nhiều góc độ khác nhau với nhiều
khách thể khác nhau. Có thể khái qt tình hình như sau:

1.1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong hoạt động học
tập ở nước ngoài
Học tập là hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người. Học tập là
phương thức để tiếp thu tri thức kỹ năng, kỹ xảo nhằm mục đích nhận biết, tác động,
cải tạo thế giới phục vụ cho lợi ích của con người. Chỉ thơng qua con đường học tập
thì những di sản văn hóa vật chất, tinh thần từ thế hệ trước mới được lưu truyền cho
thế hệ sau và cũng nhờ đó mà những giá trị này mới cịn tồn tại. Tuy nhiên, trong q
trình tiếp thu và biến vốn kinh nghiệm lịch sử của nhân loại thành vốn kinh nghiệm,
tri thức của bản thân con người đã gặp khơng ít những cản trở, khó khăn, trong đó có
KKTL. Đã có nhiều tác giả nước ngồi quan tâm tới vấn đề này, có thể phân chia các
nghiên cứu KKTL theo độ tuổi như sau:
Nghiên cứu về khó khăn tâm lý của học sinh lớp một, có thể kể đến một số cơng
trình: Trong thập kỷ 70 của thế kỷ XX, Bianka Zazzo, giáo sư đại học EPHE Pari
cùng các cộng đã nghiên cứu trẻ em từ lớp mẫu giáo đến cuối lớp 1 và chỉ ra: “KKTL
lớn nhất mà trẻ gặp phải làm cản trở đến sự thích ứng với hoạt động học tập của trẻ là
sự thay đổi môi trường hoạt động một cách triệt để, gọi là chuyển dạng hoạt động chủ
đạo. Trẻ mẫu giáo lấy hoạt động vui chơi làm hoạt động chủ đạo, vừa học vừa chơi,
hoạt động đa dạng, tính tự do tùy hứng cá nhân nặng hơn là tính chỉ đạo của giáo viên,
người lớn tuổi. Bước sang lớp 1, học tập là hoạt động chủ đạo, học sinh phải chấp
hành nghiêm chỉnh mọi quy định theo sự chỉ đạo chặt chẽ của giáo viên, theo nguyên
tắc lớp học. Vì thế, trẻ nào vượt qua được khó khăn này thì sẽ học tốt, cịn khơng vượt
được thì sẽ dẫn đến tình trạng chán học, kết quả không cao” (Nguyễn Xuân Thức,


8

2003).
Cũng nghiên cứu về khó khăn trong hoạt động học tập học sinh lớp một, tác giả
A.V. Petrovxki đã chia khó khăn của trẻ em khi đi học lớp một làm ba loại:
+ Những khó khăn có liên quan đến đặc điểm của chế độ học tập mới

+ Khó khăn trong việc thiết lập quan hệ giao tiếp mới với thầy cơ và bạn bè
+ Khó khăn trong việc thích nghi với hoạt động mới, lúc đầu trẻ được chuẩn bị
của gia đình, nhà trường, xã hội nên trẻ có tâm trạng vui thích, sẵn sàng đi học, và sau
giảm dần khát vọng và chán học (Petrovxki, 1992).
Tác giả cũng đã đề cập đến những nguyên nhân gây ra khó khăn, ảnh hưởng của
những khó khăn nêu trên đến đời sống của trẻ và đề xuất một số biện pháp giải quyết
khó khăn cho trẻ. Như vậy, tác giả đã đi sâu nghiên cứu những khó khăn nảy sinh
trong hoạt động học tập nhưng đó mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu ở học sinh lớp
một.
Theo nhà tâm lí học Maurice Debesse, trong cơng trình nghiên cứu về những
khó khăn của trẻ khi vào lớp một đã chỉ ra rằng: Đứng trước ngưỡng cửa của lớp một,
trẻ em gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khó khăn về mặt tâm lý. Chính những khó khăn
này làm cản trở tới sự thích ứng với hoạt động học tập của trẻ, làm trẻ sợ học, không
muốn đến trường và kết quả học tập không cao (Vũ Ngọc Hà, 2011).
Đối với nghiên cứu về khó khăn tâm lý của thiếu niên: Trong cơng trình nghiên
cứu của mình, V.A. Cruchetxki đã đề cập đến những khó khăn trong hoạt động học
tập của thiếu niên. Theo tác giả, trong q trình học tập đơi khi có mâu thuẫn: Sự
mong muốn trau dồi tri thức mâu thuẫn với thái độ bàng quang và thậm chí thái độ
xấu đối với học tập ở trường, thái độ “phớt đời” đối với điểm số. Điều đó có thể là do
phản ứng “độc đáo” với những thất bại nào đó trong học tập và xung đột với giáo
viên. Những mâu thuẫn này gây ra một số khó khăn đáng kể cho thiếu niên. Thiếu
niên thường xúc động mạnh với những thất bại trong việc học tập của mình, nhưng
lịng tự trọng đơi khi khiến cho các em có thái độ thờ ơ và lãnh đạm đối với thành
tích học tập. Nguyên nhân làm giảm sút hứng thú học tập ở các em có thể là do xuất
hiện những thú vui khác mạnh mẽ hơn (đọc sách, chơi tem, chơi cờ...) (Cruchetxki,
1980).


9


Nghiên cứu về khó khăn tâm lý của sinh viên có thể kể đến một số tác giả tiêu
biểu sau:
Một số tác giả như B. Kirsch, C. Wagner, S. Franz... ở Đức; L.A. Regus,
A.L. Liktarnikov, O.A. Basinger, D.H. Demidov... ở Liên Bang Nga đã có những cơng
trình nghiên cứu về khó khăn trong cuộc sống của học sinh và sinh viên. Dựa trên các
kết quả nghiên cứu, các tác giả đã làm sáng tỏ thực trạng và nguyên nhân một số khó
khăn thường gặp trong đời sống của học sinh, sinh viên như là một hiện tượng tâm
lý xã hội, chịu sự tác động của các quy luật phát triển tâm sinh lý lứa tuổi cũng
như điều kiện sống và hoạt động của họ (Nguyễn Thị Tứ và Đào Thị Duy Duyên,
2013).
Hai tác giả Ballard và Clauchy (1985), trong cuốn cẩm nang của mình đã chỉ ra
những khó khăn trong quá trình học tập của từng sinh viên châu Á khi học tại các
trường Đại học của Úc. Sinh viên đến từ các nền văn hoá khác nhau thường đặt ra các
mục đích khác nhau trong cách nghĩ và cách học của họ. Hầu hết sinh viên nghĩ và
học theo cách mà họ đã được đào tạo ở trường phổ thơng và đại học, vì vậy họ có thể
đã thành công ở ngôi trường và đất nước của họ nhưng lại gặp thất bại ở đất nước
khác, môi trường học tập khác. Bằng kinh nghiệm và kiến thức khoa học của mình
các tác giả đã giúp một số sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh người Nhật,
Singapo, Indonexia tháo gỡ một số khó khăn trong q trình học tập và nghiên cứu
tại trường Đại học của hai ông. Các tác giả kết luận: Sinh viên cần phải có một sự
chuyển biến lớn giữa các nền văn hoá, kiến thức khác nhau để thích ứng với mơi
trường học tập mới (Ballard & Clauchy, 1985).
M. Nevile (1996) trong bài báo: “Sốc văn hoá trong học đọc và viết: phát triển
kỹ năng đọc, viết ở trường đại học”, đã cho rằng: sinh viên mới vào trường đại học
khơng có những kỹ năng đọc, viết để đảm bảo cho việc nghiên cứu ở trường đại học.
Trong ý thức của nhiều sinh viên, các em quan tâm đến nội dung học tập hơn là việc
phát triển những kỹ năng đọc, viết. Nhiều sinh viên không nhận ra việc viết bài luận
của họ không chỉ cần thể hiện sự chính xác về nội dung mà cịn phải đảm bảo tính
khoa học và có cấu trúc chặt chẽ. Vì vậy, nhiều sinh viên đã thất bại trong việc trình
bày bài viết của mình. Các em đã không biết thể hiện cấu trúc, ý tưởng cũng như đưa



10

ra cách lập luận của mình cho phù hợp với yêu cầu của giáo viên. Sinh viên cần phải
có cái nhìn mới trong cách viết vì nó là một trong những cách thể hiện ý nghĩ, hành
động và sự định hướng giá trị phù hợp với hoàn cảnh của các trường đại học hiện nay
(Nevile, 1996).
Theo các tác giả Quinn, Muldoon và Hollingworth (2002), sinh viên thường
gặp khó khăn trong việc hiểu rõ yêu cầu của nhiệm vụ học tập, quản lý thời gian, sử
dụng phương pháp học tập hiệu quả, sử dụng tri thức đã học vào bài thi... (Quinn,
Muldoon & Hollingworth, 2002). Cũng trong một nghiên cứu khác, Coll, Ali,
Bonato và Rohindra (2006) đã tổng kết lý do chủ yếu khiến sinh viên bỏ học một
môn nhất định, trong đó có thể kể đến bản chất trừu tượng của mơn học, nội dung
tốn học phức tạp, sự thiếu hụt những giáo viên nhiệt tình và có khả năng chuyên
môn cao (Coll, Ali, Bonato & Rohindra, 2006).
Cũng liên quan đến đối tượng sinh viên, Palmer & Puri (2006) đã chỉ ra những
nhóm khó khăn lớn mà sinh viên thường gặp phải khi học ở trường Đại học, đó là:
+ Thứ nhất: Khó khăn khi rời mái ấm gia đình và bắt đầu cuộc sống ở trường
Đại học. Để người thân, gia đình, bạn bè ở lại chốn quê nhà, sinh viên đến trường Đại
học với nỗi nhớ nhà và lo nghĩ về người thân.
+ T h ứ h a i : Khó khăn khi sống ở mơi trường mới cùng với người khác. Sinh
viên phải xem xét, lựa chọn nơi ở phù hợp với điều kiện kinh tế, đặc điểm cá nhân và
giải quyết mâu thuẫn có thể nảy sinh khi sống cùng người khác.
+ Thứ ba: Khó khăn trong việc đảm bảo ăn uống có lợi cho sức khỏe với điều
kiện kinh phí hạn hẹp. Sinh viên phải tự chuẩn bị thức ăn, lựa chọn thức ăn thay đổi
và đủ chất dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
+ Thứ tư: Khó khăn liên quan đến học tập và sự mong chờ của cá nhân đối
với khóa học. Sinh viên cân nhắc sự phù hợp của nghề, khóa học đã lựa chọn với
mong muốn của cá nhân; quyết định tiếp tục học hay chuyển nghề, chuyển trường.

+ Thứ năm: Khó khăn liên quan đến quan hệ xã hội. Nhiều sinh viên gặp khó
khăn trong việc thiết lập quan hệ xã hội mới ở trường đại học, tham gia các hoạt động
cộng đồng để làm phong phú đời sống xã hội của bản thân.


11

+ Thứ sáu: Khó khăn về kinh tế. Đây cũng là vấn đề gây nhiều khó khăn cho
sinh viên, làm sao để có đủ tiền đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tối thiểu, mua sách vở,
thiết bị phục vụ hoạt động học tập (Palmer & Puri, 2006).
Goodwin (2002) đã nghiên cứu những kinh nghiệm liên quan đến thời gian học
đại học của “sinh viên thiệt thòi” ở Mỹ - sinh viên dân tộc ít người đã nhập cư vào
Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khó khăn mà nhóm sinh viên này gặp trong thời
gian học đại học rất đa dạng về lĩnh vực, mức độ khó khăn cũng như mức độ ảnh
hưởng.
+ Về lĩnh vực, nhóm sinh này có khó khăn liên quan đến hoạt động học tập,
thích nghi với môi trường đại học, quan hệ xã hội, vấn đề cá nhân...Mỗi lĩnh vực lại
bao gồm nhiều loại khó khăn khác nhau, có mức độ ảnh hưởng và tầm ảnh hưởng khác
nhau. Về mức độ khó khăn, các sinh viên đối diện với các khó khăn ở các mức độ
khác nhau tùy theo lĩnh vực và từng cá nhân cụ thể.
+ Về mức độ ảnh hưởng, với nhiều sinh viên khó khăn được nhìn nhận như
là thử thách trong cuộc đời, giúp sinh viên trưởng thành hơn khi cố gắng vượt qua.
Tuy nhiên khơng ít sinh viên khó khăn gặp phải trong thời gian học đại học đã để lại
dấu ấn nặng nề trong tâm trí họ, gây căng thẳng, giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng
tiêu cực đến kết quả học tập và tương lai nghề nghiệp của họ (Goodwin, 2002).
Năm 1986, G.M Andreva với việc tiến hành phân tích các chức năng thơng tin
của q trình giao tiếp ở con người đã nhận thấy ở điều kiện trao đổi thơng tin của con
người có thể xuất hiện những rào cản tâm lý. Nghiên cứu cũng chỉ ra một số nguyên
nhân làm nảy sinh những trở ngại tâm lý trong quá trình giao tiếp (Đỗ Văn Bình, 2008).
Tác giả V.A. Cancalic (1987) khi nghiên cứu nhu cầu giao tiếp ngoài sư phạm

của giáo viên đã nêu ra một số KKTL trong giao tiếp của sinh viên sư phạm như không
biết cách giàn xếp, tổ chức một cuộc tiếp xúc; khơng hiểu đặc điểm của đối tượng giao
tiếp; có tâm trạng lo lắng, sợ hãi;…Cancalic đã phân tích khả tỉ mỉ những khó khăn
tâm lý trong giao tiếp của sinh viên sư phạm, đặc biệt nhấn mạnh đến nguyên nhân
của những khó khăn này (Nguyễn Thị Thanh Bình, 1996).
Tóm lại, khi nghiên cứu về khó khăn nói chung và KKTL trong hoạt động học
tập của học sinh, sinh viên các tác giả nước ngồi ít nhiều đã chỉ ra được những vấn


12

đề lý luận về bản chất của khó khăn trong hoạt động học tập, nguyên nhân dẫn đến
những khó khăn đó, đồng thời các tác giả cũng đã chỉ ra được ảnh hưởng của nó tới
hoạt động học tập của học sinh, sinh viên...Tuy nhiên, khách thể nghiên cứu trong các
cơng trình nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến đối tượng là học sinh, sinh viên bình thường.
Vì vậy, việc nghiên cứu những khó khăn trong hoạt động học tập của học sinh khuyết
tật, trong đó có có học sinh khiếm thính bậc THCS cần phải được các nhà Tâm lý học
nghiên cứu nhiều hơn và toàn diện hơn.
1.1.2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong hoạt động học
tập ở trong nước
Từ trước đến nay, vấn đề KKTL nói chung và KKTL trong hoạt động học tập
nói riêng đã được một số nhà Tâm lí học, Giáo dục học trong nước tìm hiểu và
nghiên cứu. Các nghiên cứu của các tác giả tập trung tiếp cận theo các độ tuổi như
sau:
Về khó khăn tâm lý của học sinh lớp một – tiểu học, có các tác giả tiểu biểu:
Tác giả Nguyễn Khắc Viện trong tác phẩm “Nỗi khổ của con em chúng ta” đã
nêu ra những khó khăn mà học sinh lớp 1 gặp phải đó là:
+ Trẻ phải giữ kỉ luật lớp học, phải ngồi yên cả buổi, cả tiết học, chịu áp lực, gị
bó. Vì thế mà khi hết giờ học, trẻ chạy ùa ra sân la ó, chạy đuổi, xơ đẩy nhau.
+ Trẻ phải học một chương trình nặng hơn so với tuổi mẫu giáo, thời gian học

chiếm hầu hết thời gian của trẻ. Vì thế trẻ ít được chơi nên càng “thèm” chơi hơn.
+ Trẻ ít được vỗ về, âu yếm hơn trước và trẻ luôn chịu sự kiểm tra, đánh giá của
bố mẹ. Bố mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào con cái, buộc chúng phải đạt được kết quả
học tập nhiều khi vượt quá sức của chúng. Kết quả là trẻ chị đựng áp lực rất lớn khi đi
học.
Tác giả đã đề cập tới một số khó khăn về chế độ học tập, giao tiếp với cô giáo và
gia đình nhưng chỉ mới dừng lại ở mức độ quan sát, định tính chứ chưa có số liệu mang
tính định lượng, đồng thời tác giả chưa đưa ra biện pháp tháo gỡ cụ thể (Nguyễn Khắc
Viện, 2000).
Tác giả Nguyễn Thị Nhất trong tác phẩm “Sáu tuổi vào lớp 1” đã chỉ ra nhiều
khó khăn mà trẻ lớp 1 phải vượt qua. Tác giả cho rằng quá trình lớn lên của trẻ em


13

có những bước ngoặt chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, trẻ em đòi hỏi phải
thay đổi phương thức hoạt động một cách triệt để. Đồng thời tác giả cũng nêu ra
một số khó khăn cụ thể mà trẻ lớp 1 phải vượt qua:
+ Trẻ phải rời bỏ cuộc sống thoải mái, đa dạng, vui nhộn, hoạt động tùy hứng ở
mẫu giáo để khép mình vào kỉ luật nghiêm khắc của lớp học phổ thông.
+ Trẻ gặp những khó khăn trong quan hệ với giáo viên. Ở nhà hay ở lớp mẫu
giáo đôi khi trẻ được bố mẹ hay cơ giáo có những hành động vuốt ve âu yếm, quan
tâm đặc biệt, nhưng bước vào mớp một là một thế giới khác. Ở đây cơ giáo ít quan
tâm đến riêng ai, ít vuốt ve chăm sóc riêng ai. Kết quả là trẻ sợ cô lập và sợ đến lớp.
+ Trẻ bị “vỡ mộng” khi vào lớp 1 vì sự hân hoan chờ đón những điều hấp dẫn,
được thay bằng những điều khác xa với tưởng tượng của trẻ. Vì thế trẻ chán học và có
những biểu hiện như lơ đãng, quấy phá, từ chối đến trường hoặc có những biểu hiện tâm
lý như nhức đầu, đau bụng, nôn ọe… (Nguyễn Thị Nhất, 1992).
Tác giả Vũ Ngọc Hà trong bài viết “Một số trở ngại tâm lý của trẻ em khi vào
lớp một” đã nêu ra một số trở ngại tâm lý khi vào học lớp một của trẻ là: Khó khăn

trong việc thích nghi với mơi trường mớ; khó khăn trong các mối quan hệ; khó khăn
khi phải đến trường (Vũ Ngọc Hà, 2003).
Tác giả Nguyễn Xuân Thức với các bài viết “Khó khăn tâm lí của trẻ em đi học
lớp một”; “Thực trạng khó khăn tâm lý và biểu hiện của chúng ở học sinh lớp một tiểu
học” và “Các nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lý của học sinh đi học lớp một” đã
cho rằng: Trẻ em mẫu giáo lớn khi bước vào học lớp 1 gặp những khó khăn tâm lí,
chính những khó khăn này làm cản trở sự thích ứng với hoạt động học tập của các em,
dẫn đến trẻ sợ học và kết quả học tập khơng cao. Trong đó, tác giả đồng ý với quan
điểm của A.V. Petrovxki, cho rằng khó khăn tâm lí của trẻ khi đi học lớp một gồm ba
loại đó là: Thứ nhất, những khó khăn có liên quan đến đặc điểm của chế độ học tập
mới mẻ; thứ hai, khó khăn trong việc thiết lập quan hệ giao tiếp mới với thầy cô và
bạn bè, đặc biệt là giao tiếp với bạn bè; thứ ba, trẻ mất dần khát vọng học tập ban đầu
và chán học (Nguyễn Xuân Thức, 2005).
Tác giả Cao Xuân Liễu với nghiên cứu “Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động
học tập của học sinh lớp một người dân tộc K’ho ở Lâm Đồng” đã chỉ ra những khó


14

khăn tâm lý của học sinh dân tộc K’ho là: khó khăn tinh thần chi phối việc tiếp thu tri
thức, khó khăn ngơn ngữ, khó khăn trong giao tiếp,... (Cao Xuân Liễu, 2006).
Tác giả Vũ Thị Nho cùng nhóm nghiên cứu trong đề tài cấp Bộ “Sự thích nghi
với hoạt động học tập của học sinh tiểu học”. Tác giả đã phân tích nội dung sự thích
nghi với hoạt động học tập ở học sinh đầu bậc tiểu học. Phân tích hiện trạng sự thích
nghi với hoạt động học tập của học sinh đầu bậc tiểu học, những yếu tố ảnh hưởng chi
phối về nó, đề xuất một số biện pháp giúp trẻ tiểu học nhanh chóng thích nghi với hoạt
động học tập (Vũ Thị Nho, 2000).
Nghiên cứu về khó khăn tâm lý của học sinh trung học, có các tác giả tiêu biểu:
Tác giả Nguyễn Thị Nhân Ái trong luận văn thạc sĩ “Tìm hiểu khó khăn tâm lý
trong quá trình giải bài tập hình học của học sinh lớp 11 trung học phổ thơng” cũng có

nghiên cứu và nêu ra một số KKTL cơ bản của người học trong q trình học các mơn
khoa học tự nhiên như: Do vốn kiến thức cơ bản của người học, do khả năng suy
luận,… (Nguyễn Thị Nhân Ái, 2001).
Trong bài viết “Trẻ khó khăn trong học tập – Một vấn đề cấp bách cần được
nghiên cứu, giải quyết”, tác giả Mạc Văn Trang đã đưa ra một số khó khăn trong học
tập ở trẻ được biểu hiện về mặt tâm lý như sau: trẻ tập trung và phân phối chú ý kém;
ngơn ngữ và tư duy kém phát triển (có giới hạn); ghi nhớ có chủ định kém; sự nhút
nhát, cảm xúc lo hãi quá mức; nhu cầu và hứng thú học tập chưa được chuẩn bị tốt; hệ
tâm vận có những hạn chế hoặc rối nhiễu nhất định; sự kém thích ứng với hoạt động
học tập và mơi trường sư phạm (Mạc Văn Trang, 2007).
Tác giả Lưu Song Hà với bài viết “Một số khó khăn trong học tập của trẻ vị
thành niên và cách ứng phó của các em” đã nêu ra những khó khăn mà trẻ vị thành
niên thường gặp như: các em hứng thú với lĩnh vực khác hơn là học tập, có nghĩa là
các em khơng coi việc lĩnh hội tri thức giữ vị trí quan trọng hơn so với các giá trị khác
đang hình thành trong các em; bước vào tuổi dậy thì, sự cân bằng về thể xác và tinh
thần bị phá vỡ, những biến đổi về thể chất mạnh mẽ, tính cách kém ổn định, tính mộng
mơ và các suy tư về tương lai phát triển gây trở ngại đến việc học tập. Tác giả cũng
đưa ra các nguyên nhân của những khó khăn và cách các em ứng phó đối với những
khó khăn đó (Lưu Song Hà, 2005).


15

Khi tìm hiểu một số KKTL của thiếu niên và nhu cầu tư vấn của các em, tác giả
Đỗ Hạnh Phúc đã cho rằng: Những thay đổi của điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội đã
làm cho thiếu niên gặp khơng ít khó khăn trong học tập “sự q tải của nội dung và
chương trình giáo dục trong nhà trường, sức ép của những kỳ thi, sự kỳ vọng của gia
đình về con cái hoặc ngược lại, sự thiếu quan tâm của gia đình do một số cha mẹ cịn
bận kiếm sống, những mâu thuẫn trong gia đình…đã tạo nên sức ép tâm lý khiến nhiều
thiếu niên rơi vào trạng thái băn khoăn, lo lắng, ảnh hưởng không thuận lợi đến sự

phát triển của các em” và những khó khăn mà thiếu niên thường gặp là: băn khoăn, lo
lắng về sự phát triển cơ thể; những khó khăn, vướng mắc trong học tập; những khó
khăn trong quan hệ, ứng xử với bạn; những khó khăn trong quan hệ, ứng xử với bạn
khác giới; những khó khăn trong quan hệ, ứng xử với thầy cơ; những khó khăn trong
quan hệ, ứng xử với cha mẹ (Đỗ Thị Hạnh Phúc, 2005).
Tác giả Đỗ Thị Hạnh Phúc (2009) trong một nghiên cứu “Tìm hiểu những khó
khăn tâm lý ở học sinh trung học cơ sở” cũng khẳng định: Những khó khăn tâm lý mà
học sinh trung học cơ sở gặp phải thường nảy sinh trong học tập, trong quan hệ ứng
xử với bạn bè, cha mẹ, trong sự phát triển cơ thể. Những khó khăn này đã ảnh hưởng
phần nào đến cuộc sống và học tập, làm một số học sinh trung học cơ sở có thái độ
băn khoăn, lo lắng trong học tập rèn luyện. Và khi gặp khó khăn, học sinh trung học
cơ sở thường chia sẻ với bạn bè hoặc tự giải quyết và những cách giải quyết này chưa
thực sự hiệu quả (Đỗ Thị Hạnh Phúc, 2009).
Nghiên cứu về khó khăn tâm lý của sinh viên, có một số tác giả tiêu biểu:
Nguyễn Thị Thanh Bình (1996) với đề tài: “Nghiên cứu một số trở ngại tâm lý
trong giao tiếp của sinh viên với học sinh khi thực tập tốt nghiệp”. Tác giả cho rằng
trở ngại tâm lý trong q trình giao tiêp là tồn bộ những đặc điểm tâm lý cá nhân và
kiểu hành vi ứng xử khơng phù hợp với nội dung đối tượng và hồn cảnh giao tiếp.
Tác giả đã làm rõ những biểu hiện, thứ bậc của những trở ngại tâm lý mà sinh viên gặp
phải khi giao tiếp với học sinh. Cụ thể các biểu hiên: Lúng túng khi điều khiển giao
tiếp với học sinh; Chưa làm chủ được trạng thái tâm lý của bản thân; Sợ mắc sai lầm
sư phạm; Không trùng hợp tâm thế giữa sinh viên và học sinh; Hiểu biết về học sinh
chưa đầy đủ; Sợ lớp học; Thiếu tiếp xúc với học sinh. Bên cạnh đó, tác gỉa còn chỉ ra


×