Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu ứng dụng phương pháp dán bản thép để sửa chữa, nâng cấp kết cấu nhịp cầu bêtông cốt thép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 101 trang )

Đại Học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------------------

TRẦN MINH PHỤNG

Nghiên Cứu Ứng Dụng Phương Pháp Dán Bản Thép
Để Sửa Chữa,Nâng Cấp Kết Cấu Nhịp Cầu
Bê Tông Cốt Thép
Chuyên ngành: Cầu, tuynen và các công trình xây dựng khác
trên đường ôtô và đường sắt
Mã số ngành:
2.15.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 9 năm 2003


CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
o0o

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. LÊ THỊ BÍCH THUỶ

Cán bộ nhận xét 1 :

TS. LÊ BÁ KHÁNH

Cán bộ nhận xét 2 :



TS. PHÙNG MẠNH TIẾN

Luận văn thạc só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC
SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày …...tháng. ..năm 2003


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họvà tên học viên : TRẦN MINH PHỤNG

Phái: Nam

Ngày tháng năm sinh : 02/09/1975

Nơi sinh: An Giang

Chuyên ngành : CẦU, TUYNEN VÀ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁCTRÊN ĐƯỜNG ÔTÔ VÀ ĐƯỜNG SẮT Mã số ngành: 2.15.10
Mã số HV : CA12-015

Khóa: 12 (K 2001)

I/. Tên đề tài: NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DÁN BẢN THÉP ĐỂ SỬA CHỮA,TĂNG CƯỜNG KẾT CẤU NHỊP CẦU BÊ TÔNG CỐT THÉP

II/. Nhiệm vụ và Nội dung luận án:
1/. Nhiệm vụ: Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp dán bản thép để sửa chữa tăng cường kết cấu nhịp cầu
BTCT.
2/. Nội dụng luận án:
PHẦN A: NỘI DUNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Tính cấp thiết và mục tiêu của đề tài nghiên cứu
PHẦN I: TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Chương 1: Một số` giải pháp sửa chữa tăng cường kế t cấu nhịp bê tông cốt thép
PHẦN II: NGHIÊN CỨU CHUYÊN SÂU PHÁT TRIỂN
Chương 2: Kiểm tra, đánh giá, chọn giải pháp sửa chữa tăng cường kết cấu nhịp cầu BTCT
Chương 3 : Sửa chữa , tăng cường kết cấu nhịp cầu BTCT bằng PP dán bản thép.
Chương 4 : Kỹ thuật thi công.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Chương 5 : Các nhận xét, kết luận và kiến nghị các kết quả nghiên cứu.
PHẦN IV: THAM KHẢO
PHẦN B: ĐỀ CƯƠNG TÁC NGHIỆP VÀ TÓM TẮT LÝ LỊCH KHOA HỌC
III/. Ngày giao nhiệm vụ: 18/ 04 / 2003
IV/. Ngày hoàn thành:

18 / 09 / 2003

V/. Họ và tên cán bộ hướng dẫn 1:

TS. LÊ THỊ BÍCH THỦY

VI/. Họ và tên cán bộ phản biện 1:
VII/. Họ và tên cán bộ phản biện 2:
Cán bộ hướng dẫn

TS. LÊ BÁ KHÁNH

TS. PHÙNG MẠNH TIẾN
Cán bộ phản biện 1

Cán bộ phản biện 2

Nội dung và đề cương Luận án Cao học đã được thông qua Hội đồng Chuyên ngành
Tp. HCM, ngày

PHÒNG ĐÀO TẠO SAU HỌC

tháng

năm 2003

CHỦ NHIỆM NGÀNH


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Trần Minh Phụng xin cam đoan với HỘI ĐỒNG CHẤM
BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA là
công trình nghiên cứu khoa học này là do chính tôi thực hiện có sử dụng
các tại liệu tham khảo có ghi trong phần tài liệu tham khảo và với sự
hướng dẫn khoa học của TS. Lê Thị Bích Thuỷ. Nếu có tác giả nào đứng
ra tranh chấp đề tài nghiên cứu khoa học này, thì tôi xin hoàn toàn chịu
tránh nhiệm trước HỘI ĐỒNG.

Tp. Hồ Chí Minh : ngày 10 tháng 10 năm 2003
Người Cam Đoan

Trần Minh Phụng



Lời Cám ơn
Được sự giúp đỡ của quý Thầy Cô
Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng, sự động viên
của Ba Mẹ, bạn bè đồng nghiệp và sự nổ
lực của bản thân . Hôm nay, Luận văn
Thạc Só của tôi đã hoàn thành nó đánh
dấu một bước ngoặt lớn trong sự nghiệp
nghiên cứu khoa học của tôi. Xin cho tôi
gửi lời cám ơn chân thành đến quý Thầy
Cô , Ba Mẹ cùng bạn bè, đồng nghiệp đã
giúp đỡ tôi và đặc biệt cám ơn TS.Lê Thị
Bích Thuỷ người đã hướng dẫn trực tiếp
tôi để hoàn thành luận văn này. Xin kính
chúc quý Thầy Cô , Ba Mẹ cùng bạn bè,
đồng nghiệp của tôi có nhiều sức khoẻ,
hạnh phúc,thành công !

Trần Minh Phụng


g

Tóm tắt
Phương pháp tăng cường cầu bằng cách dán bàn thép đã được áp dụng ở một số
nước như: Nga, Pháp, Trung Quốc,.. và gần đây là Việt Nam. Phương pháp này cho kết
quả bước đầu khả quan như: thi công đơn giản, không đòi hỏi thiết bị hiện đại, giá
thành rẻ và khả năng tăng cường đạt 1,2 – 1,4 lần sức chịu tải của cầu cũ. Tuy nhiên
một số không ít công trình sau một thời gian khai thác thì hai đầu bản thép dán bị bong

ra khỏi bê tông dầm cầu. Do đó, để nâ ng cao sự làm việc đồng thời giữa bản thép dán
với dầm bê tông cốt thép thì trong tính toán tăng cường ta phải xét dầm được tăng
cường đến như một dầm dầm phức hợp hai lớp, và phải kiểm tra ứng suất cắt giữa mặt
keo dán. Vì là dầm phức hợp nên cần phải kiểm tra ứng suất trong dầm dưới tác dụng
của tải trọng động bằng phương pháp năng lượng, và nghiên cứu các giải pháp để tăng
độ dính kết của bản thép dán với dầm bê tông. Đồng thời đưa ra kỹ thuật thi công và sử
dụng vật liệu phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Summary
The method of strengthening bridges, gluing of steel plates, has been applied in
some countries, such as Russia, France, China etc. and recently Viet Nam. This method
gives favorable results at first, for its simple execution, requiring less modern
equipment and low cost. It can also raise the load capacity raises of the bridge to 1.2
~1.4 times as such as the old one. However, many strengthening bridges have the plates
at both ends come apart from the concrete bean after a period of exploitation. In order
to improve the effectiveness of this method, we should use composite beans of double ply
plates, and check the shear stress in gluing surfaces. We also have to check the stress of
composite beans under the impact of live load by method of elastic strain energy. We
should look for the solution to strengthening the bond between plates and reinforced
concrete bean. At the same time, we have to dictate the method of execution, as well as
appropriate materials for particular situations.


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 : Tỉ lệ tổn thất mặt cắt cốt thép (%).
 : Hệ số làm việc của vật liệu.
 : Hệ số, xét tới sự phân bố cốt thép ở trong bó. Khi cốt thép đặt
 : Ứng suất trong dầm dưới tác dụng của tải trọng xung kích.
 :Hệ số hiệu chỉnh mặt đo kiểm tra riêng sau khi đo mặt
- Chiều rộng vết nứt ăn mòn dọc theo cốt thép (mm).

1, 2 : Các hệ số xét đến ảnh hưởng của bê tông ở miền chịu kéo và biến dạng của cốt
kb :Độ rãn dài bình quân tương đối của bê tông vùng chịu kéo trong phạm vi ln theo trục cót
thép.
t : Ứng suất trong cốt thép dọc chịu kéo.
tb : Độ rãn dài bình quân tương đối của cốt thép chịu kéo trong đoạn.
y : Ứng suất cắt ngang trên bề mặt tiếp xúc của dầm liên hợp:
z : Ứng suất cắt ngang trên bề mặt tiếp xúc của dầm liên hợp:
a: Hằng số , tính được trên đồ thị “thời gian – khoảng cách” (mm).
an : Chiều rộng vết nứt.
as : Chiều dày lới bê tông bảo vệ (mm).
b : Chiều rộng mặt cắt.
b : Bề rộng bản thép dán.
b: Bề rộng sườn dầm.
b1 :Bề rộng bản thép đai chữ U gia cố ở mổi đầu.
bu : Chiều rộng bản thép đai chữ U.
d : Đường kính cốt thép (mm).
d1, d2, di : Đường kích cốt thép tương ứng với các thanh ni (cm).
dci : Chiều sâu vết nứt (mm).
f : Kí hiệu cho các phần tử có khuyết tật.
h01: Chiều cao có hiệu của dầm sau khi dán bản thép
hc : Chiều cao cánh T.
ho : Chiều cao làm việc mặt cắt.
li : Khoảng cách truyền sóng siêu âm lần thứ i khi đo ngang không vượt qua vết nứt (mm).
li’: Khoảng cách mép trong hai đầu dò của điểm i.
Li: Khoảng cách truyền sóng thực tế sóng siêu âm của điểm i.
n : Số lượng bản thép đai chữ U ở mổãi đầu ,
n1, n2, ni : Số thanh cốt thép trong phạm vi diện tích F.
ti, ti : Lần lượt là giá trị thời gian truyền sóng không vượt qua vết nứt và vượt qua vết nứt khi
khoảng cách đo là li .
tm( s ) : Giá trị thời gian truyền sóng của vùng đo , trên và mặt đáy của bê tông  = 1,034 ;ở

mặt bên của bê tông  =1


x : Vị trí trục trung hoà.
yi : Là khoảng cách từ trục trọng tâm tới trọng tâm tiết diện thứ i.

A : Diện tích mặt cắt dầm.
B : Độ cứng của dầm trong giai đoạn khai thác.
C0 : Chiều dài hình chiếu mặt cắt nghiêng.
E : Mô đun đàn hồi của vật liệu .
Eb : Mô đun đàn hồi của bê tông.
Et : Mô đuyn đàn hồi của cốt thép .
F : Diện tích bê tông bọc cốt thép chịu kéo.
F : Diện tích của bản thép dán tăng cường chịu kéo.
Fi : Diện tích tính đổi của từng bộ phận thứ i.
Fk : Diện tích mặt keo dán.
Fn : Diện tích dán của bản thép tăng cường lực cắt.
Fn :Diện tích các bu lông neo tính được số bu lông.
Ft : Diện tích tiết diện chịu kéo.
I’tđ : Mô men quán tính tỉnh đổi với mặt cắt dầm trong giai đoạn khai thác (nứt).
Itd : Mômen quán tính của mặt cắt liên hợp đối với trục x .
Itđ : Mô men quán tính tỉnh đổi với mặt cắt dầm.
K : Hệ số phán đoán đạt yêu cầu, lấy theo bảng.
L : Chiều dài dầm.
L : Khoảng cách truyền của sóng siêu âm, có thể dùng thước trực tiếp đo trên cấu kiện đơn
vị(mm).
L1 : Chiều dài dính kết của neo.
L-ø Độ sâu cacbonat hoá bình quân
Lu : Chiều dài dính kết của bản đai chữ U trên bê tông mặt bên của dầm.
Mtc : Mô men uốn do tải trọng tiêu chuẩn sinh ra.

N : Trị số bật nẩy bình quân của vùng đo.
N : Có giá trị bật nẩy bình quân của vùng đo
Ni : Trị số bật nẩy của vùng đo thứ i .
Ptc : Hoạt tải tiêu chuẩn tương đương đối với đường ảnh hưởng parabol dài L (có kể đến hệ số
phân bố ngang) hay tónh tải tiêu chuẩn.
Q : Lực cắt tác động lên mặt cắt đang xét.
Qb : Ứùng lực do bê tông vùng chịu nén chịu.
qđai : Ứùng lực do cốt đai chịu được trên 1 đơn vị dài .
R : Cường độ khối lập phương của bê tông (MPa).
R : Bán kính bố trí cốt thép.
Rai : Trị số bật nẩy vùng đo thứ .i sâu khi đã hiệu chỉnh chính xác đến 0,1.
Rbc : Cường độ chống cắt của bê tông
Rkc : Cường độ chống cắt của keo.(tra bảng)
Rc : Cường độ giới hạn chịu cắt của bê tông.


Rk : Cường độ kéo giới hạn của bản thép.
Rc : Độ bền cắt của keo dán.
Rc : Cường độ cắt khi uốn của bê tông.
Rci : Trị số chuyển đổi cường độ bê tông vùng đo thứ .i (Mpa).
Rt : Cường độ giới hạn của bu lông.
Rt : Cường độ chống cắt của bản thép chữ U.
Rt : Cường độ chịu kéo của bản thép.
Rtrựot : Giới hạn cường độ bê tông trượt.
Sbt : Mômen tónh của diện tích liên kết đối với trục trung hoà của tiết diện liên hợp.
Sn : Sai số tiêu chuẩn của cường độ bê tông mẫu (Mpa)
U : Công sinh ra dưới tác dụng của tải trọng xung kích.
V: Tốc độ âm của vùng đo (km/s).
Va : Trị số tốc độ âm vùng đo sau hiệu chỉnh.
Vai:Trị số tốc độ âm của sóng siêu âm vùng đo thứi sâu khi đã hiệu chỉnh độ chính xác 0,01

Km/s
V (km/s) : Tốc độ âm của vùng đo
 : Chiều dày tấm thép tăng cường.
a : Chiều dày bản thép dán .
(Rni)min : Giá trị nhỏ nhất trong các giá trị cường gộ bê tông.
Z : Cánh tai đòn của nội ngẫu lực.
Ftrượt : Diện tích trượt của bản thép trên bề mặt bê tông.
Ru : Cường độ chịu nén khi uốn.
C : Hình chiếu mặt cắt nghiêng.
Rt , Ft : Cường độ và diện tích của cốt thép chịu kéo dầm cũ.
R’t , F’t : Cường độ và diện tích của cốt thép chịu nén dầm cũ.
Rt , Ft :Cường độ và diện tích của bản thép tăng cường.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng:2 Điện thế tự nhiên theo tiêu chuẩn của Mỹ:
Bàng: 4-1 Thành phần pha chế keo

Bảng: 4-3 bảng chọn phương án xử lý vết nứt
Bảng: 4-2 Dự trù vật liệu keo cho 1m2 bề mặt được dán

Bảng : 4-4 Bảng tỉ lệ pha trộn keo epoxy dùng xử lý bề mặt
Bảng: 4-5 Bảng chọn kích thước lớp keo
Bảng : 4-6 Bảng tỉ lệ pha trộn keo epoxy dùng xử lý vết nứt
Sơ đồ 1: Biểu đồ về cách chọn lựa phương pháp sửa chữa và tăng cường cầu bê tông cốt thép


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ: 1 Quan hệ tải trọng – độ võng đối với dầm có bản thép dán
Biểu đồ: 2 Đồ thị “ thời gian-khoảng cách” đo ngang

Biểu đồ: 3 Quan hệ giữa năng lượng –biến dạng
Biểu đồ: 4 Đường cong tỉ lệ điện thế ăn mòn
Hình: 1 Sơ đồ tăng cường cầu bê tông cốt bằng cách dán bản thép
Hình:1- 1 Tăng cưồng dầm cầu băng cách đặt thêm cốt và phun vữa bọc ngoài
Hình:1-3 Tăng cưồng dầm cầu băng cách dán bản thép
Hình: 2-1 Vết nứt ngậm đầy cacbonat khi bê tông bị ăn mòn
Hình:2-2 Các vết nứt khi bê tông cốt thép
Hình : 2-3 Bê tông bị bong ra khỏi cốt thép bị ăn mòn đến giai đoạn phá huỷ
Hình: 2-4 Hình triển khai vết nứt của dầm
Hình: 2-5 Loại bỏ ảnh hưởng của cốt thép khi đo kiểm tra chiều sâu vết nứt.
Hình: 2-6 Đo vượt qua vết nứt
Hình: 2-7 Đo kiểm tra hướng xiên của vết nứt
Hình:2-8 Xác định điểm của vết nứt
Hình:2-9 Đo điện thế tại hiện trường
Hình:3-1 biểu đồ ứng suất trong bê tông và ứng lực trong các cốt thép
Hình: 3-2 Sơ đồ quy đổi tiết diện dầm
Hình: 3-3 Sơ đồ quy đổi tiết diện dầm bê tông cốt thép và ứng suất trong dầm
Hình: 3-4 Sơ đồ dầm hai lớp xếp chồng lên nhau
Hình: 3-4 Sơ đồ dầm hai lớp xếp chồng lên nhau không dính kết khi bị uốn
Hình: 3-5 Sơ đồ dầm hai lớp xếp chồng lên nhau có dính kết bằng keo khi bị uốn
Hình: 3-6 Sơ đồ dầm bê tông cốt thép có dán bản thép bằng keo epoxy
Hình: 3-7 Sơ đồ dầm bê tông cốt thép có dán bản thép bằng keo epoxy khi chịu uốn
Hình: 3-8 Hai đầu dầm tăng thêm bản thép chữ U để neo
Hình:3-9 Các vết nứt , độ biến dạng và ứng suất trong dầm thử nghiệm
Hình: 3-10 Mối quan hệ giữa góc xoay-biến dạng trong dầm
Hình: 3-11 Sơ đồ dầm giản đơn chịu tải trọng tập trung P
Hình: 3-12 Kết cấu nhịp cầu cần cũ cần tăng cường
Hình: 3-13 Kết cấu nhịp cầu cần cũ tăng cường bằng bản thép dán
Hình : 3-13 Hệ đà giáo treo bằng thép.
Hình: 4-1 Phương pháp chèn lấp sửa chữa vết nứt

Hình: 4-2 Các thiết bị để tiêm vữa


MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU,CÁC CHŨ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT
TÍNH CẤC THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .
.1

.

.

.

.

.

Chương 1: MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬA CHỮA TĂNG CƯỜNG KẾT CẤU NHỊP ...

.4

1.1 PHƯƠNG PHÁP THÊM CỐT THÉP VÀ PHUN VỮA BỌC NGOÀI .

1.2 PHƯƠNG PHÁP ĐẶT THÊM CỐT THÉP DỰ ỨNG LỰC NGOÀI . .
1.3 PHƯƠNG PHÁP DÁN BẢN THÉP NGOÀI THÊM . .
.
.

.
.
.

.4
.5
.6

CHƯƠNG 2: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ,CHỌN GIẢI PHÁP SỬA CHỮA KẾT… .

.7

2.1 KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHUNG .
2.1.1 Kế hoạch kiểm tra . .
.
2.1.2 Các hạng mục kiểm tra . .
2.1.3 Đánh Giá . .
.
.
2.1.4 Tiêu Chuẩn Đánh GiáÙ .
.
2.1.5 Ghi Chép Các Kết Quả Kiểm Tra

.
.

.
.
.
.

.
.
.
.
.
.

.
.
.
.
.
.

.
.
.
.
.
.

.
.
.
.

.
..

.
.
.
.
.
.

.7
.7
.7
.8
.8
.9

2.2 KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT .
2.2.1 Kế hoạch kiểm tra . .
.
2.2.2 Các hạng mục kiểm tra . .

.
.
.

.
.
.


.
.
.

.
.
.

.
.
.

.
.
.

9
.9
.10


2.3 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU LỰC CỦA KẾT CẦU NHỊP CẦU BTCT CŨ.
.15
2.3.1 Tình Trạng Cacbonac Hoá Bê Tông và n Mòn Bê Tông .
.
.
.15
2.3.2 Đo và Kiểm Tra Cường Độ Bê Tông Tại Hiện Trường . .
.
.

.17
2.3.3 Trạng Thái Nứt Trong Bê Tông.
.
.
.
.
.
.
.24
2.3.4 Đo và Kiểm Tra Mức Độ n Mòn Cốt Thép Trong Cấu Kiện BTCT . .
.29
2.3.5 Đánh Giá Khả Năng Chịu Lực Của Kết Cấu Nhịp Cầu BTCT Cũ .
.
.31
2.3.6 Lựa Chọn Phương án Thích Hợp Để Sửa Chữa, Tăng Cường Kết Cấu Nhịp Cầu ..32
CHƯƠNG 3: SỬA CHỮA, TĂNG CƯỜNG KẾT CẤU NHỊP BÊ TÔNG CỐT THÉP… .35
3.1 ĐẶC ĐIỂM .

.

.

.

.

.

.


.

.35

3.2 YÊU CẦU VỀ VẬT LIỆU .

.

.

.

.

.

.

.

.36

3.2.1 Bê tông của kết cấu . .

.

.

.


.

.

.

.

.36

3.2.2 Keo dán .

. .

.

.

.

.

.

.

.

.36


.

.

.

.

.

.

.

.

.36

.

.

.

.

.

.


.36

3.2.3 Bản thép .

.

.

.

3.3 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ GIA CỐ .

3.3.1 Tính toán sức chịu tải của bản thép gia cố ở vùng chịu keo của cấu kiện .

.36

3.3.2 Tính Toán Theo Lực Cắt . .

.37

.

.

.

.

.


.

3.4 NGHIÊN CỨU SỰ LÀM VIỆC ĐỒNG THỜI CỦA KẾT CẤU BTCT CŨ VỚI… .38
3.4.1 Ứng Suất Xuất Hiện Ở Dầm BTCT và Bản Thép Dán . .
.
3.4.1.1 Xét bài toán dầm hai thành phần .
.
.
.
.
3.4.1.2 Trường hợp dầm BTCT có dán bản thép .
.
.
.
3.4.1.3 Ví dụ: Dầm hai thành phần (hình vẽ) xác định ứng suất trong dầm.
3.4.2 Xét Sự Làm Việc Đồng Thời Của Dầm BTCT với Bản Thép Dán .
3.4.2.1 Xét bài toán dầm hai lớp xếp chồng lên nhau cho hai trường hợp .
3.4.2.2 Xét trường hợp dầm BTCT dán bản thép . .
.
.
3.4.3. Tính Toán Chiều Dài Dính Kết Của Keo và Số Bulông Neo.
.
3.5 DƯỚI TÁC DỤNG CỦA TẢI TRỌNG KHAI THÁC .
3.5.1 Mô đun đàn hồi và tỷ lệ mô đun . .
.
.
3.5.2 Mặt cắt tính đổi .
.
.
.

.
.

.
.
.

.
.
.

.
.
.
.
.
.
..
.

.38
.38
.39
.40
.42
.42
.43
.44

.

.
.

.45
.46
.47


3.6 ỨNG SUẤT TRONG DẦM DƯỚI TÁC DỤNG CỦA TẢI TRỌNG XUNG KÍCH .50
3.7 TÍNH TOÁN DẦM THEO TTGH II VỀ BIẾN DẠNG TỔNG THỂ .

.

.53

3.8 TÍNH TOÁN DẦM THEO TTGH III VỀ ĐỘ MỞ RỘNG VẾT NỨT .

.

.54

3.9 VÍ DỤ ÁP DỤNG .

.

.

.

.


.

.

.

.

.56

CHƯƠNG 4: KỸ THUẬT THI CÔNG .

.

.

.

.

.

.

.63

4.1 THI CÔNG DÁN BẢN THÉP . .

.


.

.

.

.

.

.63

4.2 XỬ LÝ VẾT NỨT TRONG BÊ TÔNG .

.

.

.

.

.

.69

4.3 KIỂM TRA KẾT CẤU:.

.


.

.

.

.

.75

.

.

CHƯƠNG 5 : CÁC NHẬN XÉT, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CÁC KẾT QUẢ…

.76

TÀI LIỆU THAM KHẢO. .

.

.

.

.

.


.

.

.77

PHỤ LỤC .

.

.

..

..

.

.

.

.

.78

.

.


.

.

.

.

.

.

.85

.

.

LÝ LỊCH KHOA HOÏC .


Luận Văn Thạc Só

Thực hiện: Trần Minh Phụng

Tính Cấp Thiết
Của Đề Tài Nghiên Cứu
Trên mạng lưới đường của nước ta hiện nay ngoài một số ít cầu mới được xây dựng
trong những năm gần đây, còn lại phần lớn đã có quá trình sử dụng khá lâu trải

qua nhiều lần chiến tranh tàn phá mà sau đó chỉ được sửa chữa tạm để đảm bảo
giao thông, lại ở môi trường khí hậu ăn mòn mạnh của vùng nhiệt đới, lại thiếu sự
duy tu và sửa chữa thường xên nên nhiều cầu đãû có những hư hỏng .
Một số không nhỏ được xây dựng trong thời thuộc pháp, lúc đó tải trọng xe nhẹ,
lưu lượng xe ít , khổ xe hẹp, đến nay thời gian sử dụng khá lâu .Một số khác do
quân đội Hoa Kỳ và Chính Quyền Miền Nam xây dựng tại Miền Nam với kết cấu
phục vụ chiến tranh lúc đó , ngoài ra còn có một số cầu xây dựng và khôi phục
tạm sau chiến tranh (1975) các cầu tạm này vẫn còn sử dụng chưa được thay thế
hết .
Thời gian qua , nền kinh tế chung của đất nước ta còn khó khăn, đầu tư cho xây
dựng và sửa chữa cầu còn quá ít , trong khi đó việc vận tải bằng ôtô lại phát triển
với nhiều loại xe ôtô có tải trọng lớn , quá sức chịu tải của cầu , nhiều xe chở hàn
vượt tải, quá tải chạy bừa bải qua cầu, thêm vào đó vì việc thiếu vốn nên việc
kiểm tra , phát hiện và kịp thời sửa chữa hư hỏng làm được rất ít so với yêu cầu.
Do vậy, các hư hỏng của các cầu trên các tuyến đường của Việt Nam là là rất
phong phú , đa dạng nhất là ở kết cấu nhịp BTCT , có hư hỏng mang nguy cơ gây
mất an toàn giao thông rất rõ khiến cho người không yên tâm, đáng ra phải sửa
chữa ngay nhưng vẫn cứ để phải kéo dài sử dụng . Sở dó có tình trạng do ngoài lý
do đã nói trên còn do ta chưa có các quy định rõ về kỹ thuật quản lý cầu của nước
ta, thậm chí có nơi, có lúc chưa có đủ các cán bộ đủ trình độ hiểu biết về kỹû thuật
sửa chữa bảo dưỡng công trình.
Do nhu cầu GTVT hiện nay phát triển mạnh và do hạn hẹp về mặt kinh phí không
thể xây dựng cầu mới, nên cần phải sửa chữa, nâng cấp các cầu cũ để đáp ứng các
nhu cầu trên.

Chuyên Ngành Cầu Đường

1

Hướng dẫn : TS. Lê Thị Bích Thuỷ



Luận Văn Thạc Só

Thực hiện: Trần Minh Phụng

Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu phương pháp sửa chữa, nâng cấp các cầu cũ.
Hiện nay ở nước ngoài và Việt Nam ta đã có nhiều phương pháp để sửa chữa và
nâng cấp cầu BTCT như: đặt thêm cốt thép và phun vữa xi măng, căng cáp dự ứng
lực ngoài, dán bản thép… Tuy nhiên mỗåi phương pháp có ưu điểm và nhược điểm
của nó. Trong đó phương pháp dán bản thép được coi là đơn giản, dễ thực hiện,
không đòi hỏi các thiết bị phức tạp, chi phí không cao, phù hợp để tăng cường các
cầu BTCT thường nhỏ và vừa. Phương pháp này đã được ứng dụng ở một số nước
như : Nga, Pháp, Trung Quốc, …
Nga, Tiệp những đề nghị tăng cường kết cấu BTCT bằng cách dán thêm bản
thép vào vùng chịu kéo của kết cấu nhằm tăng cường khả năng chịu lực:


Trong [16] tác giả Kaifasz đã nêu kết quả nghiên cứu 15 dầm mặt cắt chữ T
và chữ nhật có cốt thép ngoài được dán bằng keo epoxy. Đã dùng cả cốt thép
tròn và thép bản. Phân tích một số kết quả thí nghiệm cho thấy sự liên kết
giữa cốt thép và bê tông nhờ keo epoxy bảo đảm sự làm việc chung của hai
loại vật liệu này. Việc dùng bản thép đã dẫn đến sự phân bố đều các vết nứt
theo chiều dài dầm.



Trong [17] tác giả Lepmit đã nghiên cứu dầm bê tông có các bản thép dán
vào vùng chịu kéo bằng keo epoxy. Cốt thép đai cũng là các bản thép dán.
Kết quả thí nghiệm bổ sung nhận xét của Kaifasz là có thể dùng tốt các bản

thép dán ngoài.



Trong phòng thí nghiệm về kết cấu của Đại học Bách khoa Nôvôtrercaski đã
thí nghiệm cấu kiện uốn BTCT được dán bản thép tăng cường vùng chịu kéo.
Thí nghiệm cho tải trọng đặt vào – dỡ ra rồi lập biểu đồ tải trọng – độ võng.
Trong giai đoạn làm việc đàn hồi thì biểu đồ tại trọng – độ võng có đặc tính
phi tuyến. Khi dỡ tải có độ võng dư. Để dán bản thép ở đây đã dùng keo
epoxy không có chất độn với thành phần theo trọng lượng là: DE 6-100,
polyephir MG - 20, polyetylenpolyamin-10. Cần lưu ý là keo epoxy không có
chất độn có biến dạng dẻo cao, đó là nguyên nhân gây ra độ võng dư trong
kết cấu.
Tải trọng KN
60
40
20

Chuyên Ngành Cầu Đường

2

Hướng dẫn : TS. Lê Thị Bích Thuyû


Luận Văn Thạc Só

Thực hiện: Trần Minh Phụng

0

4

8

12

16

độvõng(mm)

Biểu đồ: 1 Quan hệ tải trọng – độ võng đối với dầm có bản thép dán

Pháp , năm 1990 tác giả Theillout đã công bố các kết quả thí nghiệm hai nhóm
dầm BTCT được dán bản thép tăng cường . Gồm 4 dầm mặt cắ t chữ nhật cao
30cm, rộng 15cm, dài 400cm (hình:1 ). [17]

Hình: 1 Sơ đồ tăng cường cầu bê tông cốt bằng cách dán bản thép

Các thí nghiệm đều cho thấy cốt thép bên trong bê tông biến dạng ít hơn bản
thép dán ngoài.
Trung Quốc qua những nghiên cứu cho thấy, bản thép có hiện tượng ứng suất
chậm lại sau . Khi thi công phụ tải của cấu kiện càng lớn, hiện tượng ứng suất
chậm lại sau càng nhiều. Ngoài ra, chất lượng thi công và chất lượng keo dán có
ảnh hưởng tương đối với hiệu quả gia cố. Tuy nhiên rất nhiều thí nghiệm cho thấy,
khi dầm dán bản thép gia cố bị phá hoại, bản thép dán có thể đạt đến cường độ
chảy, nhưng cũng có một số thí nghiệm cho thấy , bản thép dán chưa đạt đến
cường độ chảy. Đó là vì sự phá hoại của dầm là do sự tách rời phần đầu bản thép
với bê tông. Loại phá hoại này không có điểm báo rõ rệt,thuộc loại phá hoại
giòn.[4]
Việt Nam 1995, lần đầu tiên phương pháp sửa chữa và tăng cường cầu BTCT

bằng phương pháp dán bản thép cho hai cầu BTCT Km 410+567 và cầu BTCT
Km411+775 nằm trên tuyến đường sắt Hà Nội- TP. Hồ Chí Minh. Cầu được xây
dựng từ thời thuộc Pháp khoảng những năm 1920-1925. Như vậy đến nay cầu đã
có tuổi thọ khoảng 70 năm. Trong khoảng thời gian ấy cầu đã trải qua hai cuộc
chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Mặt khác cầu nằm trong vùng khí hậu khắc
nghiệt, không khí mang nhiều cacbon, muối, hơi nước có khả năng xâm thực bê
tông mạnh. Cầu được tăng cường bằng cách dán bản thép dày 6mm vào vùng chịu
kéo và bản thép chịu lực cắt của các dầm. Đã nâng cao sức chịu tải lên 1,3 lần.
Nhưng có một số cầu khác thì sau một thời gian khai thác một số dầm có dấu hiệu
2 đầu bản thép dán bị tách.[11]
Những tồn tại nêu trên của công nghệ là khi tính toán người ta coi bản thép dán
vào và cốt thép cũ của dầm BTCT như là một, Nhưng thật ra nó là dầm BTCT liên
hợp với bản thép dán chúng có cường độ và biến dạng khác nhau, hơn nữa đối với
dầm phức hợp nhiều thành phần như vậy cần phải kiểm tra ứng suất dưới tác dụng

Chuyên Ngành Cầu Đường

3

Hướng dẫn : TS. Lê Thị Bích Thuỷ


Luận Văn Thạc Só

Thực hiện: Trần Minh Phụng

của tải trọng động, chất lượng của vật liệu và kỹ thuật thi công cũng ảnh hưởng rất
lớn đến chất lượng của công trình. Do đó cần thiết phải nghiên cứu sự làm việc
đồng thời giữa bản thép dán với dầm BTCT, tìm các giải pháp để tăng khả năng
dính kết của bản thép với dầm BTCT, và kỹ thuật thi công thích hợp … để công

nghệ này được hoàn thiện.

Chương 1
Một Số Giải Pháp
Sửa Chữa,Tăng Cường
Kết Cấu Nhịp Cầu Bê Tông Cốt Thép
Hiện nay, một số giải pháp sửa chữa, tăng cường cầu bê tông cốt thép đã được sử
dụng như : Phương pháp tạo dự ứng lực ngoài , phương pháp thêm cốt thép và phun
vữa bọc bê tông và phương pháp dán bản thép bổ sung được coi là hợ p lý để khôi
phục khả năng chịu tải và kéo dài tuổi thọ của kết cấu bê tông.[11]

1.1 PHƯƠNG PHÁP THÊM CỐT THÉP VÀ PHUN VỮA BỌC NGOÀI:
Từ những năm 1970 người ta bắt đầu áp dụng nhiều phương pháp phun bê tông lên
một nền bề mặt nào đó (bê tông gạch đá, ván khuôn ,sân…)để thi công các công
trình mới cũng như để sửa chữa hoặc gia cố các công trình cũ. Sự tham gia chịu lực
của các lớp bê tông mới được phun cùng với phần kết cấu cũ đã được khẳng định
bằng các thí nghiệm.
Để đảm bảo sự làm việc chung giữa phần ốp thêm và tiết diện cũ và để có thể coi
như đồng nhất trong toàn bộ tiết diäện sau khi ốp , đòi hỏi sự bám dính giữa phần
bê tông cũ và bê tông mới phải đảm bảo .Để thực hiện được các yêu cầu đó cần
đục nhám mặt bê tông cũ, làm sạch mặt bê tông cũ khỏi các chất hữu cơ (rêu ,
mốc…) và các tác nhân ăn mòn hoá học .Độ bám dính của bê tông còn phụ thuộc
vào chất kết dính , điều kiện phun , đổ bê tông , độ dẻo của hổn hợp bê tông và
mác bê tông…[11]

Chuyên Ngành Cầu Đường

4

Hướng dẫn : TS. Lê Thị Bích Thuỷ



Luận Văn Thạc Só

Thực hiện: Trần Minh Phụng

Phương pháp này có ưu điểm : tăng cường kết cấu cả phần cốt thép chịu kéo và
phần bê tông chịu nén, đồng thời tạo thành lớp bê tông bảo vệ được kết cấu bê
tông cũ . Tuy nhiên, kỹ thuật thi công đòi hỏi phải có máy phun bê tông đặc chuẩn,
thời gian thi công lâu và giá thành cao.

Hình:1- 1 Tăng cưồng dầm cầu băng cách đặt thêm cốt và phun vữa bọc ngoài

1.2 PHƯƠNG PHÁP ĐẶT THÊM CỐT THÉP DỰ ỨNG LỰC NGOÀI:
Tăng cường kết cấu nhịp cầu BTCT bằng cách đặt thêm cốt thép cường cao vào
các vùng cần tăng cường khả năng chịu kéo của kết cấu thông qua các ụ neo. Sau
đó, dùng kích thuỷ lực kéo căng cốt thép cường độ cao đạt đến ứng suất cần thiết
thì dùng neo đóng chặt lại để tạo dự ứng lực.
Phương pháp dự ứng lực ngoài áp dụng vào các công trình cũ nhằm mục đích :
khôi phục lại khả năng chịu lực của kết cấu như lúc ban đầu, tăng thêm khả năng
chịu lực của kết cấu .
Phương pháp này có tác dụng khắc phục những hư hỏng làm tăng khả năng chịu
lực uốn và chịu lực cắt của kết cấu nhịp rất tốt. Tuy nhiên, giá thành cao do phải
dùng vật liệu (cốt thép ,neo) đặc chuẩn và công nghệ thi công phức tạp. Hơn thế
nữa, không phải trường hợp nào cũng áp dụng được, phải có một khoảng không
gian trống nhất định để đặt kích thuỷ lực tạo dự ứng lực [11]

Chuyên Ngành Cầu Đường

5


Hướng dẫn : TS. Lê Thị Bích Thuỷ


Luận Văn Thạc Só

Thực hiện: Trần Minh Phụng

Hình:1-2 Tăng cưồng dầm cầu băng cách đặt thêm cốt thép dự ứng lực ngòai

1.3 PHƯƠNG PHÁP DÁN BẢN THÉP NGOÀI THÊM:
Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là dán các bản thép ngoài bổ sung lên bề
mặt bê tông của kết cấu cũ để tăng cường hoặc sửa chữa kết cấu. Thường dán bản
thép ở vùng chịu kéo của mặt cắt , nhưng cũng có trường hợp dán cả phần chịu nén
của mặt cắt.
Mục đích chung của kỹ thuật này là: khôi phục lại hoặc tăng cường khả năng chịu
lực của kết cấu, thay thế các cốt thép đã bố trí, không đủ hoặc sai vị trí cần thiết .
Chất lượng công tác phụ thuộc chủ yếu vào: chất lượng vật liệu keo , công nghệ
dán thép .
Phương pháp này được coi là đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi các thiết bị
phức tạp, chi phí không cao, phù hợp để tăng cường các cầu BTCT vừa và nhỏ.
Tuy nhiên, qua những nghiên cứu cho thấy: bản thép dán có hiện tượng ứng suất
chậm dần, sự làm việc đồng thời giữa kết cấu BTCT cũ với bản thép dán không
đồng bộ sau một thời gian khai thác 2 đầu bản thép bị bong ra khỏi mặt bê tông...
Cần phải được nghiên cứu để hoàn thiện công nghệ này. [11]

Chuyên Ngành Cầu Đường

6


Hướng dẫn : TS. Lê Thị Bích Thuỷ


Luận Văn Thạc Só

Thực hiện: Trần Minh Phụng

Hình:1-3 Tăng cưồng dầm cầu băng cách dán bản thép

Chương 2
Kiểm Tra Đánh Giá,Chọn
Giải Pháp Sửa Chữa, Tăng Cường
Kết Cấu Nhịp Cầu Bê Tông Cốt Thép
2.1 KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHUNG
2.1.1 KẾ HOẠCH KIỂM TRA
Kiểm tra kết cấu nhịp cầu cần được tiến hành một cách chu đáo phù hợp với đặc
tính của từng loại kết cấu nhịp.
Nó cũng sẽ được tiến hành trước lúc có thể có các dấu hiệu giảm khả năng chịu
lực như:[23]





Xuất hiện các vết nứt trên bản mặt cầu.
Các vết nứt trên kết cấu nhịp.
Độ võng cầu quá lớn.
Rung động cầu quá lớn khi có tải.

Thời gian biểu kiểm tra rõ ràng là rất quan trọng. Chọn vào ngày, giờ mà lưu

lượng phương tiện qua cầu là lớn nhất để phát hiện đầy đủ, tường tận sự hư hỏng.
Công tác kiểm tra cấp thời được tiến hành sau một hiện tượng hư hại như: hoả
hoạn, xe vượt tải lớn chạy qua. . . vì nó có khả năng gây sự mất ổn định và giảm
yếu khác.

Chuyên Ngành Cầu Đường

7

Hướng dẫn : TS. Lê Thị Bích Thuỷ


Luận Văn Thạc Só

Thực hiện: Trần Minh Phụng

2.1.2 CÁC HẠNG MỤC KIỂM TRA
2.1.2.1 Môi trường:





Vị trí cầu nằm ở vùng nào, khu vực :
Độ ẩm và nhiệt độ khu vực.
nh hưởng của môi trường dung dịch.
nh hưởng của các không khí có:O2,CO2,H2S.

2.1.2.2 Các hạng mục kiểm tra chủ yếu:









Hệ thống bản mặt cầu.
Hệ thống lan can, lề.
Hệ thống khe co giãn.
Hệ thống lỗ thoát nước.
Hệ gốiù cầu.
Kết cấu nhịp: dầm dọc, dầm ngang.
Tónh trọng gối cầu.

2.1.3 ĐÁNH GIÁ
Việc đánh giá được tiến hành bằng cách xem xét lại các hạng mục sau và cân
nhắc xem xét một cách trách nhiệm toàn bộ công trình:




Môi trường.
Độ võng của kết cấu nhịp.
Các hạng mục khác.

Mục đích của việc đánh giá dựa vào sự kiểm tra chung là chủ yếu để phân biệt
những công trình nguy hiểm gây nguy hại đến sự đi lại của xe cộ, nó sẽ được đánh
giá sơ bộ cho đến lúc kết quả cuối cùng thu được từ kiểm tra chi tiết.
Nếu thiếu tài liệu có sẵn thì tính chất trầm trọng của sự mất ổn định ở công trình

không thể xác định một cách rõ ràng được, lúc đó nguồn kiểm tra phải chẩn đoán
để bảo đảm xe cộ đi lại an toàn. Trong trường hợp này không lấy gì làm ngạc
nhiên rằng mức độ đánh giá đôi khi bị thay đổi so với kết quả kiểm tra chi tiết.
2.1.4 TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ: [11]

Chuyên Ngành Cầu Đường

8

Hướng dẫn : TS. Lê Thị Bích Thuỷ


Luận Văn Thạc Só

Thực hiện: Trần Minh Phụng

Nhóm I: nhóm này gồm những hư hỏng mà không làm giảm cường độ chịu nén
thực tế và tuổi thọ kết cấu (ví dụ đó là các vết rỗ bề mặt nhỏ, các vết nứt chưa
rộng quá 0,2mm, cá vết vỡ mà không lộ cốt thép. Không đòi hỏi các biện pháp đặc
biệt nhưng phải khắc phục sớm khi duy tu bảo dưỡng định kỳ.
Nhóm II: gồm các hư hỏng làm giảm tuổi thọ kết cấu (ví dụ đó là các vết nứt rộng
hơn 0,2 mm, các vết nứt vỡ lộ cốt thép, các vết ăn mòn bê tông) cần được sửa chữa
để tăng tuổi thọ do đó các vật liệu để sửa chữa cần có tính chất bảo vệ cao.
Nhóm III: gồm các hư hỏng làm giảm khả năng chịu lực của kết cấu (ví dụ: vết
nứt nghiêng trong sườn dầm, các vết nứt nghiêng ở chỗ tiếp giáp phần sườn dầm
với phần bản cánh, các vết sứt vỡ và rỗ lớn ở vùng bê tông chịu nén của mặt cắt…)
Do đó cần phải tìm cách khôi phục khả năng chịu lực của kết cấu theo các dấu
hiệu cụ thể. Do đó các vật liệu và công nghệ sửa chữa cần phải đảm bảo cường độ
tốt .
2.1.5 GHI CHÉP CÁC KẾT QUẢ KIỂM TRA

Các hạng mục ghi lại trong báo cáo kiểm tra gồm: ngày tháng kiểm tra, tên người
kiểm tra, nơi tiến hành kiểm tra… Đối với các công trình có khuyết tật, các hạng
mục sau đây sẽ được ghi chép lại và các hồ sơ sẽ được sắp xếp, lưu giữ một cách
chu đáo .
2.1.5.1 Các hạng mục được hiển thị

1/. Hồ sơ các khuyết tật : [7]
2/. Các hạng mục được ghi lại cùng với hồ sơ các khuyết tật là:











Vị trí công trình.
Môi trường xung quanh.
Ngày tháng hoàn thành xây dựng công trình.
Các bản vẽ và các bản tính toán thiết kế.
Tên của người thực hiện đồ án.
Tên người thầu khoán.
Nhật ký xây dựng thích hợp.
Lịch sử xếp tải.
Các vết nứt, vỡ.
Độ võng và độ dao động của kết cấu nhịp.


Chuyên Ngành Cầu Đường

9

Hướng dẫn : TS. Lê Thị Bích Thuỷ


Luận Văn Thạc Só



Thực hiện: Trần Minh Phụng

Lịch sử sửa chữa.

2.1.5.2 Sự sắp xếp và bảo quản
Các kết quả kiểm tra yêu cầu phải phân loại và sắp xếp theo số lượng kiểm tra
đã làm và theo công trình.
Hồ sơ kiểm tra được lưu giữ trong một thời gian dài. Điều đó cũng có lợi đối với
việc dự đoán trước sự phát triển trong tương lai từ tình hình hiện đại hoặc từ các hồ
sơ đã được lập trong quá khứ.

2.2 KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHI TIẾT
2.2.1 KẾ HOẠCH KIỂM TRA
Việc lập kế hoạch kiểm tra được tiến hành với nhận thức đầy đủ của kết cấu nhịp
cầu. Việc thực hiện kiểm tra được đặt kế hoạch theo từng giai đoạn, từng thời gian
và phương pháp kiểm tra đáp ứng đối với việc phát hiện sự mất ổn định giảm khả
năng làm việc của kết cấu nhịp, hoặc các hư hỏng khuyết tật .
2.2.1.1 Các tài liệu yêu cầu đối với công tác kiểm tra:
Khi tiến hành kiểm tra chi tiết , các tài liệu dưới đây sẽ được sắp xếp dựa vào mục

đích kiểm tra và lúc đó kế hoạch kiểm tra sẽ được chuẩn bi.
1/. Tài liệu nghiên cứu lịch sư:






Năm xây dựng.
Phát triển thay đổi vượt tải.
Hồ sơ lưu lại do động đất và lũ lụt trong quá khứ .
Sự thay đổi môi trường .
Lịch sử việc sửa chữa và gia cường.

2/.Tài liệu thiết kế và hồ sơ xây dựng công trình:



Các bản vẽ thiết kế và các bản tính kết cấu.
Hồ sơ hoàn công và nhật ký công trường.

3/. Hồ sơ kiểm tra chung :

Chuyên Ngành Cầu Đường

10

Hướng dẫn : TS. Lê Thị Bích Thuỷ



Luận Văn Thạc Só

Thực hiện: Trần Minh Phụng

Các hồ sơ nghiên cứu vị trí hiện tại và trạng thái hư hỏng đối chiếu với các bản vẽ
kết cấu, hồ sơ theo dõi các hư hỏng kết cấu nhịp.
Mặc dù kế hoạch kiểm tra được xem xét lại dựa trên các tài liệu liệt kê ở trên,
việc kiểm tra toàn bộ công trình bao gồm các bộ phận kết cấu là cần thiết nếu như
có sự mất ổn định, hư hỏng của mố trụ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu nhịp
.
2.2.2 CÁC HẠNG MỤC KIỂM TRA
2.2.2.1 Đường đầu cầu và hệ thống thoát nước
1/.Đường đầu cầu:
Nếu bề mặt đường đầu cầu không bằng phẳng, các phương tiện xóc lên và xuống
khi qua cầu , sự va chạm do xóc này có thể gây hư hại cho cầu.
Kiểm tra sự ghồ ghề của mặt đường . Cần phải ghi chú vào bản báo cáo nếu trong
khoảng 50 m đường hai đầu cầu bề rộng ghồ ghề phảI giám sát kỹ khu vực và sau
tường đỉnh của mỗi trụ cầu vỉ đây thường xuất hiện vết nứt.
2/. Hệ thống thoát nước:
Hệ thống thoát nước là rất quan trọng vì nếu nước chảy trên bề mặt cầu sẽ gây ra
nhiều hư hại. Nước có thể làm cho đất cát rơi xuống khe co giã n làm hư hỏng
chúng.




Kiểm tra tình trạng hệ thống thoát nước của hai đường đầu cầu . Quan sát ở
hai đầu cầu và đánh dấu những chỗ hư hỏng.
Kiểm tra để phát hiện nước đọng trên mặt cầu , sẽ gây gỉ và làm hư hỏng
công trình.

Kiểm tra khuyết tật của ống thoát nước trên cầu, ống thoát nước có thể bị lớp
bitum phủ mặt cầu che phủ bên trên, nên có ghi chép lại điều này.

2.2.2.2 Mặt xe chạy và lề người đi
Mặt xe chạy trên cầu có thể phủ bằng bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng. Với các
loại mặt đường khác nhau trong bản báo cáo.

Chuyên Ngành Cầu Đường

11

Hướng dẫn : TS. Lê Thị Bích Thuỷ


×