Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 6 NHNT HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.39 KB, 13 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHO VAY TẠI PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 6
NHNT HÀ NỘI
3.1- Định hướng hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng
3.1.1- Mục tiêu phát triển
Do là một thành viên trong hệ thống của chi nhánh NHNT Hà Nội, mục tiêu
phát triển của Phòng giao dịch số 6 phải phù hợp với mục tiêu phát triển của
NHNT Hà Nội cũng như toàn hệ thống NHNT. Vì vậy trước hết ta hãy tìm hiểu
định hướng phát triển của NHNT Hà Nội đến năm 2010. Đó là:
- Không ngừng tăng trưởng về nguồn vốn, mở rộng và nâng cao chất lượng
tín dụng, áp dụng nhiều biện pháp để kinh doanh hiệu quả với mục tiêu tăng lợi
nhuận.
- Đi đầu ứng dụng và phát triển công nghệ trong quản lý và kinh doanh. Dần
từng bước vi lượng hoá và nâng cao chất lượng trong dịch vụ ngân hàng.
- Triển khai áp dụng mô thức quản trị mới trong ngân hàng theo tiêu chuẩn
quốc tế, chuẩn mực hoá quy trình và không gian giao dịch, phát triển mạng lưới
hoạt động trên địa bàn Hà Nội, mở rộng hoạt động ngân hàng bán buôn và bán lẻ
- Phát huy vai trò chủ đạo trên thị trường liên ngân hàng và hoạt động kinh
doanh ngoại tệ.
- Thực hiện thắng lợi chủ trương của Chính phủ và NHNN với mục tiêu
nâng cao năng lực quản trị điều hành và năng lực tài chính của NHNT trong những
năm tới.
Từ định hướng phát triển đến năm 2010 của chi nhánh NHNT Hà Nội, trong
những năm tới Phòng giao dịch số 6 đặt cho mình từng bước đi cụ thể để cùng
NHNT Hà Nội hoàn thành mục tiêu đề ra. Cụ thể:
- Thực hiện các biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh theo định hướng
của ban lãnh đạo NHNT Hà Nội nói riêng và toàn hệ thống NHNT Việt Nam nói
chung đã đề ra, về việc tăng cường cung cấp các sản phẩm dịch vụ bán lẻ đến với
khách hàng. Trong đó vẫn chú trọng đến hoạt động cho vay đối với khách hàng thể
nhân.
- Phấn đấu hoàn thành mục tiêu kinh doanh theo như kế hoạch.


- Nghiên cứu đề xuất với ban giám đốc về cho phép thực hiện các nghiệp vụ
bán lẻ phù hợp với quy mô hoạt động của phòng và tiềm năng của địa bàn.
- Tích cực thực hiện các biện pháp để khai thác tốt nhất tiềm năng kinh tế
của địa bàn cho hoạt động ngân hàng.
3.1.2- Phương hướng thực hiện
- Công tác khách hàng:
Để thu hút khách hàng mới và duy trì tốt mối quan hệ tín dụng với khách
hàng truyền thống, đồng thời tăng cường tính linh hoạt và chủ động trong kinh
doanh. Ngân hàng sẽ tiếp tục có những chính sách ưu đãi phù hợp với những khách
hàng có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tình hình tài chính tốt, trả nợ đầy
đủ và đúng hạn, không có nợ quá hạn.
Tăng cường công tác khách hàng trên cơ sở áp dụng mô hình quan hệ khách
hàng mới, sắp xếp, phân loại đội ngũ khách hàng theo hệ thống chấm điểm của
NHNT Việt Nam, củng cố đội ngũ khách hàng truyền thống, mở rộng tìm kiếm
khách hàng mới, chú trọng đặc biệt đến các khách hàng thuộc loại hình doanh
nghiệp nhỏ và vừa, khu vực kinh tế tư nhân. Bên cạnh đó, ngân hàng chủ động tiếp
cận phương án, dự án khả thi phù hợp với cơ chế, chủ trương phát triển của ngành
và địa bàn .
Tích cực tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng có tình hình tài chính lành
mạnh, phương án sản xuất khả thi, có tài sản đảm bảo. Cơ cấu khách hàng theo
hướng ưu tiên nhóm khách hàng FDI, SMEs, cá nhân làm ăn năng động và có hiệu
quả thay vì chú trọng đến nhóm khách hàng doanh nghiệp Nhà nước có tình hình
tài chính yếu và có nhiều nợ xấu.
Với định hướng phát triển và mở rộng cho vay khách hàng bán lẻ, dự kiến
đến cuối năm 2008, dư nợ nhóm khách hàng thể nhân chiếm 12% tổng dư nợ.
- Công tác hành chính- nhân sự:
Công tác Hành chính Nhân sự luôn đảm bảo cho các bộ phận nghiệp vụ có
đầy đủ điều kiện vật chất và con người thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh. Năm
2007 đã làm các thủ tục mua BHXH, BHYT năm 2007 cho CBNV, giải quyết nâng
lương Quý 1, 2, 3, 4/2007 cho CBNV của ngân hàng

Tiếp nhận một số cán bộ mới bổ sung nhân sự cho phòng.
- Công tác kiểm tra nội bộ:
Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ được duy trì thường xuyên và liên tục
tại phòng nhằm đôn đốc các tổ nghiệp vụ thực hiện và tuân thủ đúng các quy trình
nghiệp vụ, các chế độ quản lý của ngành và của Nhà nước. Qua kiểm tra, kiểm
soát, ý thức trách nhiệm của các cán bộ đối với công việc được giao đã được nâng
cao.
3.2- Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán cho vay tại
Phòng giao dịch số 6- NHNT Hà Nội
3.2.1- Về công tác cán bộ
- Bổ sung nhân sự : Hiện nay, ở Phòng giao dịch số 6- NHNT Hà Nội đang
áp dụng mô hình giao dịch 1 cửa. Mô hình nay giúp cho ngân hàng thuận tiện hơn
trong hoạt động giao dịch của mình với ngân hàng. Tuy nhiên đối với các giao dịch
viên, việc áp dụng mô hình giao dịch 1 cửa đòi hỏi ở họ phải có kiến thức toàn
diện, đồng thời khối lượng công việc cũng lớn hơn.
Công việc nhiều song số lượng cán bộ ở Phòng giao dịch số 6 rất mỏng.
Nhất là đối với hoạt động kế toán cho vay, chỉ có 1 nhân viên phụ trách toàn bộ tất
cả các khâu trong nghiệp vụ kế toán cho vay, từ việc hạch toán giải ngân, thu nợ,
thu lãi đến việc lưu trữ, quản lý hồ sơ khách hàng…
Bàn làm việc của cán bộ phụ trách kế toán cho vay lại được đặt cùng với
những giao dịch viên khác. Vì vậy, bên cạnh công việc của một kế toán viên phụ
trách công việc kế toán cho vay, họ còn phải làm công việc của 1 giao dịch viên.
Tại phòng giao dịch số 6, cán bộ phụ trách kế toán cho vay còn quản lý hồ
sơ khách hàng là doanh nghiệp. Đó là các công việc liên quan đến việc chi trả
lương cho cán bộ công nhân viên. Hàng tháng, kế toán viên phải hạch toán chi trả
lương và tài khoản cho cán bộ công nhân viên.
Công việc của cán bộ kế toán viên tiền vay đôi khi chồng chéo nhau, nhất là
vào thời điểm cuối tháng khi mà họ vừa phải chạy lãi tiền vay, vừa đến kỳ hạn trả
lương và tài khoản cho cán bộ công nhân viên, lại vừa là thời điểm khách hàng đến
giao dịch rất đông. Khối lượng công việc quá lớn đối với một nữ kế toán phụ trách

kế toán tiền vay, nên họ không thể hoàn toàn tập trung cho công việc chính của
mình là kế toán tiên vay. Vì vậy cần phải bổ sung thêm một số cán bộ cho phòng
nhất là bộ phận kế toán và tín dụng.
- Đào tạo nâng cao trình độ :
Ngân hàng cũng như mọi thành phần kinh tế khác, trong thời đại hội nhập
ngày nay đòi hỏi tiến tới những chuẩn mực của quốc tế. Hoạt động ngân hàng
không chỉ bó hẹp trong các hoạt động truyền thống nữa. Ngay cả trong hoạt động
cho vay cũng có rất nhiều phương thức cho vay khác nhau. Mội phương thức cho
vay lại có những đặc điểm riêng khác với các phương thức cho vay khác. Vì vậy
đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có kiến thức đầy đủ và sâu rộng trong lĩnh vực tín
dụng. Đối với cán bộ phụ trách kế toán cho vay, không chỉ cần có kiến thức đầy đủ
về các phương thức cho vay mà còn cần phải có kiến thức về kế toán để có thể
thực hiện các bút toán đối với từng phương thức cho vay.
Vì vậy đào tạo để cán bộ kế toán phụ trách kế toán cho vay nâng cao trình
độ, am hiểu các phương thức cho vay là cần thiết. Điều đó không chỉ làm cho hoạt
động cho vay của ngân hàng diễn ra thuận tiện hơn. Mà nó còn là điều kiện để
ngân hàng có thể mở rộng các sản phẩm cho vay của mình. Để các sản phẩm đó
đến được với khách hàng, làm cho khách hàng hiểu và sử dụng sản phẩm đó. Khi
các cán bộ có kiến thức về tất cả các phương thức cho vay, ngân hàng có thể mở
rộng gói sản phẩm cho vay của mình, từ đó nâng cao doanh thu, tăng lợi nhuận.

×