Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHO VAY TẠI PHÒNG GIAO DỊCH SỐ 6 NHNT HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.87 KB, 6 trang )

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHO VAY TẠI PHÒNG GIAO DỊCH
SỐ 6 NHNT HÀ NỘI
2.1- Khái quát chung về Phòng giao dịch số 6- NHNT Hà Nội
2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển
a. Giới thiệu khái quát về NHNT Hà Nội
NHNT Hà Nội được thành lập ngày 01/03/1985, là thành viên trong hệ
thống NHNT Việt Nam, được Nhà Nước công nhận là doanh nghiệp hạng I.
Cùng với sự phát triển của NHNT Việt Nam, chi nhánh NHNT Hà Nội có
truyền thống kinh doanh đối ngoại, thanh toán quốc tế, các dịch vụ tài chính, ngân
hàng quốc tế khác.
Đến cuối năm 2006 chi nhánh NHNT Hà Nội đã có mạng lưới bao gồm:
- 06 phòng giao dịch
- 01 quầy thu đổi ngoại tệ
Chi nhánh NHNT Hà Nội là một trong 5 chi nhánh NHNT trên địa bàn Hà
Nội cùng với 4 chi nhánh NHNT khác là chi nhánh NHNT Thành Công, chi nhánh
NHNT Chương Dương, chi nhánh NHNT Cầu Giấy và chi nhánh NHNT Ba Đình.
Chi nhánh NHNT Hà Nội là một trong những chi nhánh hàng đầu của
NHNT Việt Nam. Với hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cung cấp các dịch vụ
tự động hoá cao: VCB ONLINE, thanh toán điện tử liên ngân hàng, VCB Money,
i-B@nking, SMS Banking, hệ thống máy rút tiền tự động ATM, thẻ Vietcombank
Connect 24, Vietcombank MTV, Vietcombank SG24…hệ thống thanh toán
SWIFT toàn cầu và mạng lưới chi nhánh trên 1400 ngân hàng tại 85 nước và vùng
lãnh thổ trên thế giới, đảm bảo phục vụ tốt các yêu cầu của khách hàng.
Đặc biệt trong chính sách phát triển, chi nhánh NHNT Hà Nội luôn chú
trọng đào tạo đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình và tinh thông nghiệp vụ.
b. Giới thiệu về phòng giao dịch số 6- NHNT Hà Nội.
Xét đề nghị của giám đốc chi nhánh NHNT Hà Nội và trưởng phòng tổ chức
cán bộ- đào tạo về việc mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh.
Căn cứ điều lệ tổ chức và hoạt động của NHNT Việt Nam; Tổng giám đốc
NHNT Việt Nam ban hành quyết định số 228/QĐ-NHNT.TCCB-ĐT ngày
08/05/2006 về việc thành lập phòng giao dịch số 6 thuộc chi nhánh NHNT Hà Nội.


Theo quyết định 228 phòng giao dịch số 6 được thành lập kể từ ngày 08-05-2006,
có địa chỉ đặt tại số 277-Nguyễn Trãi- Thanh Xuân- Hà Nội. Phòng giao dịch số 6
là đơn vị hạch toán báo sổ, có con dấu riêng.
2.1.2- Mô hình tổ chức của phòng giao dịch số 6.
Theo Quyết định 118/QĐ-NHNT.HN của giám đốc chi nhánh NHNT Hà
Nội, phòng giao dịch số 6 thuộc chi nhánh NHNT Hà Nội được chia thành các tổ
nghiệp vụ phục vụ khách hàng cá nhân và khách hàng là các doanh nghiệp, các tổ
chức kinh tế- xã hội. Mỗi tổ nghiệp vụ có các chức năng nhiệm vụ như sau:
* Tổ dịch vụ và kế toán ngân hàng:
Có chức năng thực hiện các nghiệp vụ kế toán, thanh toán và các dịch vụ
ngân hàng phục vụ khách hàng bán lẻ và khách hàng là doanh nghiệp bao gồm các
nghiệp vụ sau:
- Huy động tiết kiệm đồng Việt Nam và ngoại tệ
- Thực hiện các dịch vụ ngân hàng bán lẻ của NHNT Việt Nam.
- Phục vụ khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp.
- Thực hiện các nghiệp vụ kế toán,thanh toán.
* Tổ quan hệ khách hàng.
- Cho vay vốn và xử lý các nhu cầu vay của khách hàng là cá nhân và doanh
nghiệp
- Là đầu mối tiếp nhận và giải quyết các nhu cầu của khách hàng là doanh
nghiệp và trực tiếp giải ngân, thu nợ, thu lãi trên cơ sở phù hợp với hợp đồng tín
dụng đã được ký kết theo thẩm quyền phân cấp
- Thực hiện tiếp nhận hồ sơ thanh toán xuất nhập khẩu
* Tổ hành chính- ngân quỹ
- Quản lý hành chính của phòng giao dịch
- Thực hiện các nghiệp vụ ngân quỹ
- Quản lý và vận hành hệ thống thông tin của phòng giao dịch
2.1.3- Chức năng, nhiệm vụ của phòng
Theo quyết định số 118/QĐ-NHNT.HN-HCNS ngày 12/7/2006 của giám
đốc chi nhánh NHNT Hà Nội ban hành, quy định chức năng, nhiệm vụ của phòng

giao dịch số 6. Theo đó, phòng giao dịch số 6 có các nghiệp vụ sau:
- Thông tin khách hàng: Tiếp nhận, quản lý và giải quyết các yêu cầu về
việc mở, thay đổi về thông tin khách hàng (hồ sơ CIF); Tiếp nhận và trả lời các
thông tin tài khoản khách hàng; Trả sao kê, sổ phụ, bảng kê, phiếu tính lãi cho
khách hàng.; Giải đáp thắc mắc, hướng dẫn quy trình, nghiệp vụ ngân hàng cho
khách hàng, đề xuất chính sách thu hút khách hàng.
- Dịch vụ ngân hàng: Xử lý toàn bộ các nghiệp vụ về tài khoản vãng lai, tài
khoản tiền gửi, tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu VNĐ và ngoại tệ; Thu đổi ngoại tệ,
séc du lịch và bán ngoại tệ theo hộ chiếu, chi trả ngoại hối
- Nghiệp vụ cấp tín dụng: thực hiện giải ngân, thu nợ, thu lãi đối với các
hợp đồng đã được ký duyệt phù hợp với hồ so cho vay.
- Nghiệp vụ kế toán và thanh toán: Mở và quản lý toàn bộ các tài khoản
khách hàng; tiếp nhận nhờ thu, chuyển tiền, thanh toán báo có nhờ thu, chuyển
tiền; nhận và phân loại các chứng từ, bảng ngân hàng, liệt kê, chấm đối chiếu và
gửi chứng từ cho khách hàng.
- Nghiệp vụ thanh toán xuất- nhập khẩu.
2.2- Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch 6
- NHNT Hà Nội
2.2.1- Về hoạt động huy động vốn
Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động
Đơn vị: Triệu VNĐ
Quý IV
2006
Năm 2007
Quý I
2008Quý I Quý II Quý III Quý IV
Số tiền
Số
tiền
(+/-)

%
Số
tiền
(+/-)
%
Số
tiền
(+/-)
%
Số
tiền
(+/-)
%
Số
tiền
(+/-)
%
31.090 34.821 +12% 37.955 +9% 42.130 +11% 46.343 +10% 49.587 +7%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch số 6)
Qua bảng 2.1- Bảng tốc độ tăng trưởng vốn huy động của phòng giao dịch
số 6 cho ta thấy:
Nhìn chung, tình hình huy động vốn của Phòng giao dịch số 6 qua các quý
đều tăng. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động đạt trung bình khoảng 10%. Cụ thể:
- Quý IV năm 2006, đây là nhưng tháng đầu tiên đi vào hoạt động, Phòng
giao dịch số 6 đã thu hút được trên 30 tỷ đồng.
- Bước sang năm 2007, nguồn vốn huy động của quý I, II, III tăng lần lượt
12%, 9%, 11% so với quý trước đó. Đến cuối quý III, nguồn vốn huy động của
phòng đạt trên 42 tỷ đồng. Quý IV năm 2007, tốc độ tăng trưởng vốn huy động của
phòng vẫn đạt 10% so với quý III, và tăng 49,1% so với quý IV năm 2006, nguồn
vốn huy động đạt 46.343 triệu đồng.

- Tuy nhiên, bước sang năm 2008, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động
chỉ đạt 7%, ở mức 49.587 triệu đồng. Nguyên nhân do đầu năm 2008, tình hình
huy động vốn trên thị trường gặp nhiều khó khăn, các NHTM khác đồng loạt tăng
lãi suất huy động. Trong khi đó, lãi suất huy động của NHNT chậm tăng hơn so
với các NHTM khác.
Qua bảng 2.2- Bảng cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền cho ta thấy
nguồn vốn huy động bằng VNĐ của phòng luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn nguồn vốn
huy động bằng ngoại tệ. Tuy nhiên sự chệnh lệch này là không nhiều. Cụ thể:
- Quý IV năm 2006, nguồn vốn huy động bằng VNĐ đạt 16798 triệu đồng,
chiếm 54% tổng nguồn vốn huy động.
- Quý I, II, III năm 2007, nguồn vốn huy động bằng VNĐ chiếm lần lượt
57%, 59% và 60% tổng nguồn vốn huy động.
Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền
Đơn vị: Triệu đồng
Quý Inăm 2008
Tỷ trọng
64%
36%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của phòng giao dịch số 6)
Số tiền
31707
17880
Năm 2007
Quý IV
Tỷ trọng
62%
38%
Số tiền
28733
17610

Quý III
Tỷ trọng
60%
40%
Số tiền
25278
16852

×