Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

NHỮNG BIỆN PHÁP PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH Ở CÔNG TY CP CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.07 KB, 8 trang )

NHỮNG BIỆN PHÁP PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TÍNH GIÁ THÀNH Ở
CÔNG TY CP CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG.
3.1. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH Ở CÔNG TY CP CUNG ỨNG DỊCH VỤ
HÀNG KHÔNG.
3.1.1. Ưu điểm.
- Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Công ty đã tổ chức tốt việc quản lý
NVL về mặt lượng theo định mức khá chặt chẽ, đúng đắn và thích hợp trong điều
kiện sản xuất kinh doanh của xí nghiệp .
- Về chi phí nhân công trực tiếp: Do công ty thực hiện tính lương theo sản
phẩm thực tế đối với từng công nhân trong xưởng dệt nên năng suất lao động được
khuyến khích nâng cao chất lượng và sản lượng đồng thời hạn chế đến mức tối đa
sản phẩm dở dang.
Bên cạnh những mặt tích cực thì công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành cũng còn một số điểm tồn tại cần khắc phục và rút kinh nghiệm để công tác kế
toán của Công ty ngày càng hoàn thiện hơn nữa.
3.1.2. Một số điểm tồn tại.
- Về công tác xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Hiện nay
công ty đã tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp
cho từng loại sản phẩm. Tuy nhiên, kế toán mới chỉ xác định đối tượng kế toán tập
hợp chi phí sản xuất chung là toàn bộ công ty (tập hợp chung cho tất cả các bộ
phận sản xuất) trong khi đó, đa số các khoản chi phí sản xuất chung có thể tập hợp
riêng cho từng phân xưởng sản xuất. Vậy là, đã có sự không thống nhất giữa việc
xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất với thực tế tập hợp chi phí sản
xuất.
- Về công tác đánh giá sản phẩm hỏng: Công ty hiện nay bộ phận kế toán
không tiến hành đánh giá sản phẩm hỏng vì cho rằng sản phẩm hỏng của xưởng dệt
là không đáng kể và chiếm tỷ trọng nhỏ, luôn nằm trong định mức, nên không thể
đánh giá được chính xác chất lượng sản phẩm của xưởng dệt.
-Về thẻ tính giá thành: Mặc dù áp dụng phương pháp tính giá thành phân


bước, kết chuyển tuần tự nhưng trên thẻ tính giá thành của từng khâu chỉ nêu chi
phí phát sinh trong kỳ một cách tổng quát mà không tách riêng đâu là chi phí do
các khâu trước chuyển sang, đâu là chi phí của bản thân khâu đó phát sinh trong
kỳ. Vì vậy, tác dụng cung cấp thông tin của thẻ tính giá thành đối với nhà quản trị
doanh nghiệp bị hạn chế. Nếu muốn biết thông tin cụ thể, người sử dụng sẽ phải tra
cứu, đối chiếu một loạt các sổ sách, chứng từ có liên quan khác- công việc này rất
phức tạp và tốn nhiều thời gian.
- Về kế toán quản trị chi phí, giá thành: Cùng với kế toán tài chính, kế toán
quản trị là một bộ phận cấu thành quan trọng của kế toán nói chung. Việc kết hợp
áp dụng đồng thời kế toán tài chính và kế toán quản trị trong doanh nghiệp sẽ giúp
cho các nhà quản trị hiểu rõ tình hình của doanh nghiệp mình, từ đó đưa ra được
các quyết định phù hợp nhất để quá trình sản xuất kinh doanh liên tục thu được lợi
nhuận cao nhất với mức chi phí bỏ ra là thấp nhất. Theo em, Công ty chưa thực sự
tổ chức công tác kế toán quản trị (nhất là kế toán quản trị chi phí, giá thành) như là
một thành phần song song với kế toán tài chính đang áp dụng.
- Về các khoản trích trước sửa chữa tài sản: Với lý do là sản xuất với quy mô
nhỏ nên công ty chưa có các khoản dự phòng trích trước sửa chữa tài sản. Điều này
đôi khi lại gây gián đoạn sản xuất và khiến chi phí sản xuất bị đẩy lên cao.
3.2 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẬP
HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, trên cơ sở những kiến thức đã được trang bị
trong nhà trường kết hợp với công tác kế toán thực tế ở Công ty cổ phần cung ứng dịch
vụ Hàng Không em thấy: Nhìn chung công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành tại Công ty là có rất nhiều ưu điểm tuy nhiên vẫn có một số mặt tồn tại. Vì vậy,
em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành điện tại Công ty như sau:
Ý kiến 1: Xác định lại đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chung.
Căn cứ vào đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty, của xưởng dệt và
tính chất đặc diểm của những khoản chi phí sản xuất chung phát sinh thực tế tại

công ty: Bộ phận sản xuất của công ty gồm có: xưởng dệt, xưởng chế biến lâm sản,
xưởng chế biến thực phẩm...Trong đó, hoạt động sản xuất của xưởng dệt được tổ
chức ra thành hai khâu riêng biệt (khâu dệt và khâu may hoàn thiện). Hơn nữa, các
khoản chi phí sản xuất chung của từng bộ phận, từng khâu, thực tế chỉ phát sinh
trong từng phạm vi bộ phận, khâu; có một vài khoản phát sinh chung cho cả hai
khâu nhưng lại có thể phân bổ một cách nhanh chóng ngay từ đầu (tiền điện). Vì
thế, để thuận tiện cho công tác theo dõi chi phí và tính giá thành sau này em thiết
nghĩ kế toán nên mở thêm các tiểu khoản cấp 3 và cấp 4.
Ý kiến 2: Kế toán chi phí sản phẩm hỏng.
Sản phẩm hỏng là sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu
sản xuất và không thể tiêu thụ trên thị trường được. Sản phẩm hỏng trong quá trình
sản xuất bao gồm: sản phẩm hỏng nằm trong định mức và sản phẩm hỏng nằm
ngoài định mức.
+ Sản phẩm hỏng nằm trong định mức mà xí nghiệp có thể dự toán được bao
gồm: giá trị sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được và chi phí tái chế, sửa chữa
sản phẩm hỏng có thể được trừ đi giá trị phế liệu thu hồi. Toàn bộ thiệt hại này
được tính vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Việc sửa chữa, tái chế sản phẩm hỏng có thể làm giá thành sản phẩm cao
hơn do chi phí cao. Vì thế cách hữu hiệu làm giảm chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm là trong quá trình sản xuất nên giám sát chặt chẽ hơn nữa, hạn chế những
sản phẩm loại C trở xuống, đồng thời tăng dần những sản phẩm loại A và B.
• Khi phát sinh sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được kế toán hạch toán :
Nợ TK 811,152 (nếu thu hồi phế liệu).
Có TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
• Nếu sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được thì cuối kỳ sẽ tập hợp lại và được
tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện ở kỳ tiếp theo. Kế toán đinh khoản :
Nợ TK 154 - Chi phi sản xuất kinh doanh dở dang.
Có TK 111, TK112, TK334, TK152.
Ý kiến 3: Kế toán dự phòng giảm giá vật tư, hàng hóa tồn kho.
Kế toán nên trích lập dự phòng giảm giá vật tư, hàng hóa tồn kho nhằm giúp

cho công ty có nguồn vốn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế
hoạch nhằm bảo toàn vốn kinh doanh của công ty, đảm bảo cho công ty phản ánh
giá trị vật tư, hàng hóa không cao hơn giá cả trên thị trường( hay giá trị thuần có
thể thực hiện được) tại thời điểm lập báo cáo.
Nguyên tắc xác định: theo điều 19, chuẩn mực 02- hàng tồn kho quy định:
cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được hàng tồn kho nhỏ hơn
giá gốc thì lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Số dự phòng
cần trích lập
cho năm N+ 1
=
Số lượng
HTK ngày
31/12/ N
x (
Số lượng
HTK
ngày
31/12/N
-
Đơn
giá
Gốc
HTK
)
Việc lập dự phòng giảm giá vật tư, hàng hóa được tính riêng cho từng mặt
hàng được thực hiện vào cuối niên độ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính năm,
chỉ lập dự phòng cho vật tư, hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Ý kiến 4: Về thẻ tính giá thành.
Trong công tác tính giá thành sản phẩm dệt thì trên các thẻ tính giá thành sản

phẩm khăn tẩy và khăn hoàn thiện các loại kế toán nên lập thêm cột “Giá trị của
khâu trước chuyển sang”, để người sử dụng có thể thuận tiện trong việc theo dõi
trực tiếp trên bảng tính giá thành do kế toán cung cấp.
Ví dụ: Ta có bảng giá trị từng khoản mục của khăn bông C mộc và khăn
bông C tẩy, tồn kho đến ngày 01/ 12/ 2007 (Phụ lục 3.1).
Tình hình nhập xuất tồn (về số lượng) trong tháng của khăn bông C mộc và
khăn bông C tẩy trong tháng 12/ 07 như sau:
Tên vật tư Tồn đầu
tháng
Nhập trong
tháng
Xuất trong
tháng
Tồn cuối
tháng
K. bông C mộc
K. bông C tẩy
3.135
4.080
66.005
70.915
69.140
62.130
-
12.865
Ta có thẻ tính giá thành mới như sau: (Phụ lục 3.2, Phụ lục 3.3, Phụ lục 3.4).
Ý kiến 5: Về công tác kế toán quản trị.
Tại Công ty cổ phần cung ứng dịch vụ Hàng Không, chi phí sản xuất được
phân loại theo công dụng kinh tế. Theo em, đồng thời với việc phân loại chi phí
theo công dụng kinh tế thì Công ty nên tiến hành phân loại chi phí theo mối quan

hệ giữa chi phí với khối lượng hoạt động, tức là phân loại chi phí thành chi phí khả
biến (biến phí) và chi phí bất biến (định phí). Việc phân loại chi phí như vậy là một
trong các cách phân loại được chú trọng hơn cả trong kế toán quản trị. Phân loại
chi phí thành biến phí và định phí sẽ giúp cho nhà quản trị của Công ty thiết kế và

×