Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

(Luận văn thạc sĩ) - Phân tích hàm lượng phốt phát và một số hợp chất của nitơ trong hệ xử lý nước thải sử dụng giá thể vi sinh chuyển động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 87 trang )

i

Lời cam doan
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của tơi, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Chu Xuân Quang.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn
này trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Học viên cũng xin cam
đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và
các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm về mọi vấn đề liên quan đến nội dung của đề
tài này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Xuân Thu


ii

Lời cảm ơn
Luận văn này được hoàn thành tại Trung tâm Kiểm định - Viện Vật liệu
xây dựng - Bộ Xây dựng và Trung tâm Công nghệ Vật liệu - Viện Ứng dụng
Công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ. Trong quá trình nghiên cứu, em đã
nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các đồng nghiệp, bạn bè
và gia đình.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn tới
TS. Chu Xuân Quang - người thầy tâm huyết hướng dẫn khoa học, truyền cho
em tri thức cũng như chỉ bảo, động viên, giúp đỡ, khích lệ và tạo mọi điều
kiện tốt nhất để em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô tại Học viện Khoa học và công
nghệ, Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam; tập thể anh chị em
trong Trung tâm Kiểm định, Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng và Trung


tâm Công nghệ Vật liệu - Viện Ứng dụng Công nghệ - Bộ Khoa học và Cơng
nghệ đã giúp đỡ em trong q trình thực nghiệm cũng như đóng góp nhiều ý
kiến quý báu về chuyên mơn trong việc thực hiện và hồn thiện luận văn.
Dù đã rất cố gắng, song do thời gian và kiến thức về đề tài chưa được
sâu rộng nên luận văn chắc chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế.
Kính mong nhận được sự chia sẻ và những ý kiến đóng góp q báu của các
thầy giáo, cơ giáo, các bạn bè đồng nghiệp.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Xuân Thu


iii

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt
BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

COD

Nhu cầu oxy hóa học

MBBR

Cơng nghệ xử lý nước thải bằng giá thể lơ lửng
tầng lưu động (Moving Bed BioReactor).

MLSS


Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong bùn lỏng

N

Chất nitơ

NTSH

Nước thải sinh hoạt

P

Chất photpho

SS

Chất rắn lơ lửng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

VSV

Vi sinh vật


iv


Danh mục các bảng
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn nước thải của một số loại cơ sở dịch vụ và cơng trình
cơng cộng ........................................................................................................ 10
Bảng 1.2. Tải trọng chất thải trung bình một ngày tính theo đầu người ......... 11
Bảng 1.3. Phân loại mức độ ơ nhiễm theo thành phần hóa học điển hình của
nước thải sinh hoạt .......................................................................................... 12
Bảng 3.1. Sự phụ thuộc độ hấp thụ quang vào nồng độ NH +4 ......................... 44
Bảng 3.2. Độ hấp thụ quang của dung dịch NH 4 0,05 mg/L......................... 45
Bảng 3.3. Sự phụ thuộc độ hấp thụ quang vào nồng độ NH +4 ......................... 45
Bảng 3.4. Độ hấp thụ quang của dung dịch NH 4 theo tiêu chuẩn SEMWW
4500 C ............................................................................................................. 46
Bảng 3.5. Sự phụ thuộc độ hấp thụ quang vào nồng độ NO2 ......................... 46
Bảng 3.6. Độ hấp thụ quang của dung dịch NO2 theo TCVN 6178:1996 ...... 47
Bảng 3.7. Sự phụ thuộc độ hấp thụ quang vào nồng độ NO3 ......................... 48
Bảng 3.8. Độ hấp thụ quang của dung dịch NO3 theo TCVN 6180:1996 ...... 48
Bảng 3.9. Sự phụ thuộc độ hấp thụ quang vào nồng độ NO3 ......................... 49
Bảng 3.10. Độ hấp thụ quang của dung dịch NO3 0,3 mg/L .......................... 49
Bảng 3.11. Sự phụ thuộc độ hấp thụ quang vào nồng độ PO34 ....................... 50
Bảng 3.12. Độ hấp thụ quang của dung dịch PO34 0,02 mg/100 ml ............... 51
Bảng 3.13. Sự phụ thuộc độ hấp thụ quang vào hàm lượng nguyên tố P ....... 51
Bảng 3.14. Độ hấp thụ quang của dung dịch có hàm lượng P 1,0 mg/L ........ 52
Bảng 3.15. Thông số đánh giá độ thu hồi mẫu ............................................... 53
Bảng 3.16. Phương pháp phân tích theo TCVN 6179-1:1996 và
SEMWW4500 C ............................................................................................. 58


v

Bảng 3.17. Phương pháp phân tích theo TCVN 6180-1:1996 và
SEMWW4500 B ............................................................................................. 58

Bảng 3.18. Phương pháp phân tích theo TCVN 6202:2008 và SEMWW4500-P 59
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của thời gian sục khí tới hiệu quả xử lý nitơ ............. 61
Bảng 3.20. Đánh giá hiệu quả xử lý N của hệ thống ...................................... 62
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của thời gian sục khí tới hiệu quả xử lý P ................. 62
Bảng 3.22. Thông số các chất ô nhiễm trong nước thải giả lập ...................... 65
Bảng 3.23. Hàm lượng nitrat, nitrit đầu vào và đầu ra ................................... 70


vi

Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống xử lý nước bằng công nghệ MBBR ......................... 4
Hình 1.2. Mơ hình cơng nghệ MBBR dạng hiếu khí và thiếu khí .................... 5
Hình 1.3. Lớp biofilm dính bám trên bề mặt giá thể ........................................ 7
Hình 3.1. Đường chuẩn xác định NH 4 theo TCVN 6179-1: 1996 ................. 44
Hình 3.2. Đường chuẩn xác định NH 4 theo tiêu chuẩn SEMWW4500 C ...... 45
Hình 3.3. Đường chuẩn xác định NO2 theo TCVN 6178:1996 ...................... 47
Hình 3.4. Đường chuẩn xác định NO3 theo tiêu chuẩn TCVN 6180:1996 .... 48
Hình 3.5. Đường chuẩn xác định NO3 theo tiêu chuẩn SEMWW 4500 B ..... 49
Hình 3.6. Đường chuẩn xác định hàm lượng Photphat theo TCVN 6202:2008 50
Hình 3.7. Đường chuẩn xác định Photphat theo tiêu chuẩn SMEWW 4500 - P 52
Hình 3.8. Hình ảnh của bùn hoạt tính bám trên giá thể vi sinh ...................... 63
Hình 3.9. Sự phát triển của bùn hoạt tính ....................................................... 64
Hình 3.10. Hiệu quả xử lý photphat ................................................................ 66
Hình 3.11. Hiệu quả xử lý amoni .................................................................... 67
Hình 3.12. Hiệu quả xử lý nitrat và nitrit ........................................................ 67
Hình 3.13. Hiệu quả xử lý photpho trong nước thải thực tế ........................... 68
Hình 3.14. Hiệu quả xử lý amoni trong nước thải thực tế .............................. 69



vii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................... 4
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ MBBR TRONG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI ....................................................................................................... 4
1.1.1. Sơ đồ và mơ hình xử lý bằng công nghệ MBBR ........................... 4
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình xử lý bằng cơng nghệ MBBR 5
1.1.3. Ưu, nhược điểm của công nghệ MBBR ......................................... 8
1.2. TỔNG QUAN NƯỚC THẢI SINH HOẠT ............................................. 9
1.2.1. Nguồn gốc nước thải sinh hoạt ....................................................... 9
1.2.2. Đặc tính nước thải sinh hoạt ......................................................... 10
1.2.3. Tác động của nước thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe con
người ....................................................................................................... 13
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ CHẤT Ô NHIỄM
TRONG NƯỚC THẢI ..................................................................................... 14
1.3.1. Các phương pháp xác định nồng độ Photphat .............................. 14
1.3.2. Các phương pháp xác định nồng độ amoni .................................. 15
1.3.3. Các phương pháp xác định nồng độ nitrat .................................... 18
1.3.4. Các phương pháp xác định nồng độ nitrit .................................... 21
1.4. NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH GIỚI HẠN PHÁT HIỆN VÀ GIỚI HẠN
ĐỊNH LƯỢNG .................................................................................................. 23
1.5. ĐÁNH GIÁ ĐỘ ĐÚNG CỦA PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NH 4 .
NO2 . NO3 . PO34 THÔNG QUA HIỆU SUẤT THU HỒI ............................. 25

CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM ...................................................................... 31
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 31
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 32



viii

2.2.1. Phương pháp lấy mẫu ................................................................... 32
2.2.2. Phương pháp bảo quản mẫu ......................................................... 32
2.2.3. Phương pháp phân tích mẫu ......................................................... 33
2.3. DỤNG CỤ, THIẾT BỊ .............................................................................. 33
2.4. PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG XÁC ĐỊNH NH4+ BẰNG THUỐC
THỬ THYMOL - TCVN 6179-1 : 1996 ........................................................ 34
2.4.1 Chuẩn bị hóa chất, thuốc thử ......................................................... 34
2.4.2. Yếu tố ảnh hưởng ......................................................................... 35
2.4.3. Quy trình phân tích ....................................................................... 35
2.5. XÁC ĐỊNH AMONIAC (NH4+) TRONG NƯỚC– PHƯƠNG PHÁP
LÊN MÀU TRỰC TIẾP VỚI THUỐC THỬ NESSLER ............................ 35
2.5.1. Chuẩn bị hóa chất, thuốc thử ........................................................ 35
2.5.2. Yếu tố ảnh hưởng ......................................................................... 36
2.5.3. Quy trình phân tích ....................................................................... 36
2.6. XÁC ĐỊNH NITRIT - PHƯƠNG PHÁP ĐO MÀU VỚI THUỐC
THỬ GRIESS .................................................................................................... 36
2.6.1. Chuẩn bị hóa chất, thuốc thử ........................................................ 36
2.6.2. Yếu tố ảnh hưởng ......................................................................... 37
2.6.3. Quy trình phân tích ....................................................................... 37
2.7. XÁC ĐỊNH NITRAT TRONG NƯỚC – PHƯƠNG PHÁP ĐO MÀU
VỚI THUỐC THỬ AXIT SUNFOSALIXYLIC .......................................... 37
2.7.1. Chuẩn bị hóa chất, thuốc thử ........................................................ 37
2.7.2. Yếu tố ảnh hưởng ......................................................................... 38
2.7.3. Quy trình phân tích ....................................................................... 38
2.8. XÁC ĐỊNH NITRAT TRONG NƯỚC - PHƯƠNG PHÁP ĐO
QUANG PHỔ TIA UV VÀ DẪN XUẤT THỨ HAI................................... 39



ix

2.8.1. Chuẩn bị hóa chất, thuốc thử ........................................................ 39
2.8.2. Yếu tố ảnh hưởng ......................................................................... 39
2.8.3. Quy trình phân tích ....................................................................... 39
2.9. XÁC ĐỊNH PHOTPHAT (PO43-) TRONG NƯỚC - PHƯƠNG PHÁP
XANH MOLYBDEN ....................................................................................... 40
2.9.1. Chuẩn bị hóa chất, thuốc thử ........................................................ 40
2.9.2. Yếu tố ảnh hưởng ......................................................................... 41
2.9.3. Quy trình phân tích ....................................................................... 41
2.10. XÁC ĐỊNH PHOTPHAT (PO43-) TRONG NƯỚC - PHƯƠNG
PHÁP ĐO PHỔ HẤP THỤ PHÂN TỬ AXIT VANADOMOLYBDO
PHOSPHORIC .................................................................................................. 41
2.10.1. Chuẩn bị hóa chất, thuốc thử ...................................................... 41
2.10.2. Yếu tố ảnh hưởng ....................................................................... 42
2.10.3. Quy trình phân tích ..................................................................... 42
2.11. ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN VẬN HÀNH ĐẾN
HIỆU SUẤT XỬ LÝ ........................................................................................ 42
2.11.1. Khảo sát quá trình phát triển của bùn hoạt tính.......................... 43
2.11.2. Khảo sát thời gian sục khí .......................................................... 43
2.11.3. Đánh giá hiệu quả xử lý hệ MBBR ............................................ 43
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 44
3.1. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA PHƯƠNG PHÁP PHÂN
TÍCH ................................................................................................................... 44
3.1.1. Xây dựng đường chuẩn, tính toán LOD, LOQ của các phương
pháp xác định NH 4 , NO2 , NO3 , PO34 ...................................................... 44
3.1.2. Đánh giá độ đúng của phương pháp xác định NH 4 . NO2 . NO3 .
PO34 thông qua hiệu suất thu hồi ............................................................. 52



x

3.1.3. So sánh hai phương pháp đánh giá độ chính xác
................................................................................................................ 57
3.2 PHÂN TÍCH MẪU THỰC TẾ ................................................................. 60
3.2.1. Lựa chọn phương pháp phân tích ................................................. 60
3.2.2 Kết quả phân tích mẫu thực tế ....................................................... 61
3.3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN VẬN HÀNH
............................................................................................................................. 63
3.3.1. Quá trình phát triển của bùn hoạt tính .......................................... 63
3.3.2. Ảnh hưởng của thời gian sục khí tới hiệu suất xử lý ................... 64
3.3.3. Đánh giá hiệu quả xử lý hệ MBBR .............................................. 68
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 71
4.1. KẾT LUẬN ................................................................................................ 71
4.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 74


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, tình trạng ơ nhiễm mơi trường do nước thải
sinh hoạt (NTSH) đang diễn ra nghiêm trọng ở khắp nơi trên cả nước, đặc biệt
là tại các thành phố lớn, các trung tâm thương mại, các khu vui chơi giải trí.
Trong nước thải chứa hàm lượng lớn các chất nitơ (N), photpho (P) là nguyên
nhân gây ra các hiện tượng phú dưỡng và độc tính khi thải ra mơi trường. Do
đó cần phải loại bỏ những chất này trong nước thải để làm giảm tác hại của
chúng đến môi trường. Hiện nay, hệ thống xử lý nước thải tại các cơ sở cũng

như các nhà máy xử lý nước thải đang đối mặt với vấn đề phải mở rộng quy
mô do sự tăng lên đáng kể của lưu lượng nước thải và tải trọng chất ô
nhiễm.... Tuy nhiên việc mở rộng quy mơ rất khó khăn và có thể ảnh hưởng
đến quy hoạch của các địa bàn dân cư, do đó, tính khả thi khơng cao. Các
bước cải tiến kỹ thuật trong xử lý nước thải, cũng như ứng dụng các loại vật
liệu mới xử lý môi trường giúp giải quyết được các nhược điểm của các
phương pháp xử lý cũ, nâng cao chất lượng đầu ra và giảm chi phí q trình
vận hành hệ thống xử lý. Để tăng hiệu quả xử lý đối với các nguồn thải thì
việc ứng dụng các thiết bị xử lý sinh học sử dụng giá thể vi sinh được coi là
giải pháp và hướng đi phù hợp do chúng làm tăng được nồng độ vi sinh trong
bể xử lý. Từ đó làm tăng hiệu quả xử lý trên cùng một thể tích và tiết kiệm
được mặt bằng xây dựng của hệ thống.
Một trong những công nghệ mới hiện nay đang được nghiên cứu và áp
dụng là công nghệ xử lý nước thải bằng giá thể lơ lửng tầng lưu động MBBR
(Moving Bed BioReactor - MBBR). Đây là một dạng của quá trình xử lý
nước thải bằng bùn hoạt tính, kết hợp giữa các điều kiện thuận lợi của quá
trình xử lý bùn hoạt tính và bể lọc sinh học. Trong q trình MBBR, vi sinh
vật (VSV) phát triển và bám dính trên giá thể chuyển động trong chất lỏng
của bể xử lý. Ưu điểm của giải pháp này là hiệu suất xử lý cao và ổn định,
thời gian lưu bùn lâu, lượng bùn cần xử lý ít, chi phí vận hành khơng cao do
tốn ít năng lượng. Việc sử dụng giá thể vi sinh có trọng lượng, hình dạng phù
hợp, có khả năng chuyển động trong bể xử lý đã được nghiên cứu và ứng


2

dụng ở nhiều quốc gia có ngành cơng nghiệp mơi trường phát triển. Ở nước
ta hiện nay, việc sản xuất và ứng dụng các loại vật liệu đệm vi sinh này đối
với các hệ thống xử lý nước thải như NTSH, nước thải bệnh viện, .v.v. đang
dần trở nên khá phổ biến. Nhiều nghiên cứu ứng dụng đệm vi sinh tại các

Viện nghiên cứu và các trường Đại học đã được triển khai. Tuy nhiên, hầu
hết các loại giá thể vi sinh đang được sử dụng tại Việt Nam khá đa dạng về
chủng loại, chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan và của một số
ít cơ sở sản xuất nhựa trong nước. Thực tế, khả năng dính bám của VSV trên
các loại giá thể này còn hạn chế. Năm 2014, Trung tâm Công nghệ Vật liệu
đã nghiên cứu chế tạo được sản phẩm giá thể đệm vi sinh từ nhựa PE bằng
phương pháp ép phun và đưa vào hệ xử lý MBBR. Hiện nay, Trung tâm
Công nghệ Vật liệu đang tiếp tục triển khai hoàn thiện quy trình cơng nghệ,
nghiên cứu cải thiện tính chất bề mặt của giá thể vi sinh nhằm tăng hiệu quả
hình thành lớp vi sinh bám dính; qua đó tăng hiệu quả xử lý nước thải.
Bên cạnh việc đánh giá các chỉ tiêu cơ - lý của giá thể vi sinh như độ
bền uốn, độ bền kéo, độ bền va đập, độ cứng trên các thiết bị đo chuyên dụng,
việc đánh giá hiệu quả xử lý nước thải theo các tiêu chí, chỉ tiêu ơ nhiễm cũng
rất quan trọng để có thể chứng minh được mức độ cải thiện của quá trình chế
tạo. Trong q trình phân tích hàm lượng các chất chứa P và N nảy sinh các
vấn đề khi hàm lượng các chất trong nước thải đầu vào có hàm lượng lớn
nhưng nhờ hiệu quả xử lí cao nên nước thải đầu ra hàm lượng các hợp chất
chứa N và P có hàm lượng thấp hơn rất nhiều. Từ đó đặt ra vấn đề với cùng
một phương pháp phân tích thì có đảm bảo kết quả phân tích cho độ chính xác
cao khơng? Do vậy, chúng tơi đề xuất đề tài luận văn: “Phân tích hàm lượng
photphat và một số hợp chất của nitơ trong hệ xử lý nước thải sử dụng giá thể
vi sinh chuyển động (MBBR)”. Nội dung thử nghiệm và đánh giá hiệu quả sử
dụng của giá thể vi sinh đã chế tạo được trong hệ xử lý nước thải ở quy mơ
phịng thí nghiệm là nghiên cứu có tính tiệm cận thực tế, tạo cơ sở chắc chắn
và cung cấp dữ liệu tin cậy cho việc ứng dụng giá thể vi sinh ở quy mô lớn
hơn. Do vậy, việc hồn thiện quy trình phân tích và đánh giá chính xác được
sự thay đổi nồng độ của những thành phần chính cần xử lý trong nước thải là
cần thiết.



3

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Phân tích hàm lượng photphat và một số hợp chất amoni, nitrat, nitrit
trong mẫu nước thải giả lập, mẫu nước thải đầu vào và đầu ra của hệ thống xử
lý nước thải bằng giá thể vi sinh chuyển động.
Đánh giá được hiệu quả xử lý photphat và một số hợp chất của nitơ
trong hệ xử lý nước thải sử dụng giá thể vi sinh chuyển động.
3. Đối tượng nghiên cứu
Hàm lượng photphat và một số hợp chất của nitơ trong mẫu nước thải
của hệ xử lý nước thải sử dụng giá thể vi sinh chuyển động (MBBR).
4. Phạm vi nghiên cứu
Đánh giá được hiệu quả xử lý photphat và một số hợp chất của nitơ
trong hệ xử lý nước thải sử dụng giá thể vi sinh chuyển động.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Thử nghiệm và đánh giá hiệu quả sử dụng của giá thể vi sinh đã chế tạo
được trong hệ xử lý nước thải ở quy mô phịng thí nghiệm.
Cung cấp dữ liệu tin cậy cho việc ứng dụng giá thể vi sinh ở quy mơ
lớn hơn.
Hồn thiện quy trình phân tích và đánh giá chính xác được sự thay đổi
nồng độ của những thành phần chính cần xử lý trong nước thải.


4

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ MBBR TRONG XỬ LÝ
NƯỚC THẢI
1.1.1. Sơ đồ và mơ hình xử lý bằng cơng nghệ MBBR
Hệ màng sinh học (biofilm) trong xử lý nước thải hiện nay đang là xu

hướng gia tăng nhanh chóng bởi khả năng loại bỏ các chất ô nhiễm trong
nước thải với hiệu quả cao cũng như giảm thiểu các chi phí nhân cơng, giá
thành. Công nghệ xử lý sinh học với giá thể lơ lửng MBBR là một dạng của
quá trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính bởi lớp màng sinh học (biofilm).
Trong quá trình sử dụng MBBR, lớp màng biofilm phát triển trên giá thể lơ
lửng trong lớp chất lỏng của bể phản ứng [1-2].

Hình 1.1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống xử lý nước bằng cơng nghệ MBBR
MBBR có thể được thiết kế cho các cơ sở mới để loại bỏ nhu cầu oxy
sinh hóa/nhu cầu oxy hóa học (BOD/COD) hoặc loại bỏ nitơ, photpho từ các
dòng nước thải. Hiện tại các nhà máy áp dụng công nghệ bùn hoạt tính có thể
được nâng cấp để có thể khử nitơ và photpho hoặc BOD/COD ở lưu lượng
lớn. Các vi khuẩn nuôi cấy tăng trưởng nhờ phân hủy các chất hữu cơ hịa tan,
từng bước trưởng thành trong mơi trường đó.
Cơng nghệ MBBR là cơng nghệ kết hợp giữa các điều kiện thuận lợi của
quá trình xử lý bùn hoạt tính hiếu khí và bể lọc sinh học. Bể MBBR hoạt động
giống như q trình xử lý bùn hoạt tính hiếu khí trong tồn bộ thể tích bể. Đây


5

là quá trình xử lý bằng lớp màng biofilm với sinh khối phát triển trên giá mang
mà những giá mang này lại di chuyển tự do trong bể phản ứng và được giữ bên
trong bể phản ứng được đặt ở cửa ra của bể. Bể MBBR khơng cần q trình
tuần hoàn bùn giống như các phương pháp xử lý bằng màng biofilm khác, vì
vậy nó tạo điều kiện thuận lợi cho q trình xử lý bằng phương pháp bùn hoạt
tính trong bể, bởi vì sinh khối ngày càng được tạo ra trong quá trình xử lý. Bể
MBBR gồm 2 loại: bể hiếu khí và bể thiếu khí [2-5].

Bể hiếu khí


Bể thiếu khí

Hình 1.2. Mơ hình cơng nghệ MBBR dạng hiếu khí và thiếu khí
Trong bể hiếu khí sự chuyển động của các giá thể được tạo thành do sự
khuếch tán của những bọt khí có kích thước trung bình từ máy thổi. Trong khí
đó ở bể thiếu khí thì q trình này được tạo ra bởi sự xáo trộn của các giá thể
trong bể bằng cánh khuấy. Hầu hết các bể MBBR được thiết kế ở dạng hiếu
khí có lớp lưới chắn ở cửa ra, ngày nay người ta thường thiết kế lớp lưới chắn
có dạng hình trụ đặt thẳng đứng hay nằm ngang.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến q trình xử lý bằng cơng nghệ
MBBR
1.1.2.1. Giá thể
Trong cơng nghệ MBBR các giá thể chuyển động cùng với lớp màng
biofilm phát triển và bám trên bề mặt nhằm làm tăng sự tiếp xúc giữa VSV và
nước thải, từ đó gia tăng sinh khối làm quá trình phân hủy sinh học diễn ra
nhanh chóng với hiệu suất xử lý cao [1- 5]. Giá thể được thiết kế sao cho diện
tích bề mặt hiệu dụng là lớn nhất để lớp màng biofim dính bám trên bề mặt
của giá thể và tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động của VSV khi những giá thể


6

này lơ lửng trong nước. Tất cả các vật liệu giá thể có tỷ trọng nhẹ hơn so với
tỷ trọng của nước, tuy nhiên mỗi loại giá thể có tỷ trọng khác nhau. Giá thể có
nhiều hình dạng khác nhau, thơng thường các giá thể có hình trụ đứng, bên
trong và bề mặt ngồi có nhiều khe để tăng diện tích bề mặt.
Diện tích bề mặt tiếp xúc của các giá thể phổ biến nằm trong khoảng
120 – 950 m2/m3. Đối với công nghệ MBBR, việc giữ cố định sinh khối trên
vật liệu đệm có ảnh hưởng lớn đến khả năng xử lý nước của hệ. Thêm vào đó,

việc duy trì tỷ lệ sinh khối cao hoạt động trong hệ là yếu tố cực kỳ quan trọng
để đánh giá các hệ màng lọc sinh học nói chung và hệ MBBR nói riêng. Do
đó, vật liệu chế tạo đệm vi sinh đóng vai trị chất mang là một yếu tố vơ cùng
quan trọng trong quá trình xử lý nước thải bằng cơng nghệ MBBR.
1.1.2.2. Độ xáo trộn
Yếu tố khác có ảnh hưởng đến hiệu suất là dòng chảy và điều kiện xáo
trộn trong bể xử lý. Độ xáo trộn thích hợp là điều kiện lý tưởng đối với hiệu
suất của hệ thống. Lớp màng biofilm hình thành trên giá thể rất mỏng, phân
tán và vận chuyển cơ chất và oxy đến bề mặt biofilm. Vì vậy, lớp màng
biofilm dày và mịn không được mong đợi đối với hệ thống. Độ xáo trộn thích
hợp có tác dụng loại bỏ những sinh khối dư và duy trì độ dày thích hợp cho
biofilm. Độ dày của biofilm nhỏ hơn 100 m đối với việc xử lý cơ chất ln
được ưu tiên.
Độ xáo trộn thích hợp giúp duy trì vận tốc dịng chảy cần thiết cho hiệu
suất quá trình. Độ xáo trộn cao sẽ tách sinh khối ra khỏi giá mang và chính vì
vậy sẽ làm giảm hiệu suất của quá trình xử lý. Thêm vào đó, sự va chạm và sự
ma sát của giá thể trong bể phản ứng làm cho biofilm tách rời khỏi bề mặt
phía ngồi của giá thể Kaldnes (giá mang được sử dụng thực nghiệm). Vì điều
này, giá mang MBBR được cung cấp với các rìa bên ngồi để bảo vệ sự hao
hụt của biofilm và đẩy mạnh sự phát triển của biofilm. Diện tích bề mặt của
các rìa bên ngồi khơng được tính vào diện tích thực tế của biofilm. Diện tích
trung bình hiệu quả của giá mang MBBR được báo cáo là khoảng 70% tổng
diện tích bề mặt để màng biofilm dính bám vào giá thể ở phía bên ngồi ít
hơn của giá mang [1-8].


7

Theo nghiên cứu của S. Winogradsly (1980), sau khi quan sát dưới
kính hiển vi lớp màng lọc trong bể lọc sinh học nhỏ giọt, đã tìm thấy rất nhiều

vi khuẩn Zoogleal, các vi khuẩn hình que, vi khuẩn hình sợi, nấm sợi,
protozoa và một số động vật bậc cao.
Một trong những nghiên cứu nhằm ước lượng các loại khuẩn trong hệ
thống lọc sinh học nhỏ giọt được tiến hành bởi M. Hotchkiss năm 1923. Kết
quả là đã tìm thấy nhiều loại vi khuẩn khác nhau ở độ sâu khác nhau trong bể
lọc. Các nhóm vi khuẩn bao gồm: vi khuẩn khử nitrat, sunfat tạo thành từ
protein, phân hủy ambumin, khử sunfat, oxi hóa sunfit được tạo thành từ các
protein nhiều nhất ở độ sâu 0,3m và giảm dần qua lớp lọc; vi khuẩn khử
sunfat hiện diện nhiều ở bề mặt và vi khuẩn oxi hóa sunfua có nhiều nhất ở độ
sâu 1,6m; các dạng vi khuẩn nitrit gia tăng theo độ sâu và có số lượng lớn hơn
các dạng vi khuẩn nitrat [7-17].

Hình 1.3. Lớp biofilm dính bám trên bề mặt giá thể
1.1.2.3. Tải trọng thể tích
Vì khơng thể xác định chính xác diện tích thực được bao bọc bởi
biofilm trên bề mặt của giá mang, người ta đưa ra hiệu suất q trình theo thể
tích bể phản ứng thay vì diện tích bề mặt giá thể.
Nếu chỉ xử lý thứ cấp, hiệu quả tải tương đương 4-5 kg BOD7 /m3.ngày
đến 12-15 kg BOD7/m3.ngày ở mức 67% giá mang được lấp đầy (cung cấp
335m2 diện tích bề mặt giá thể trên m3 thể tích bể phản ứng) [4, 10, 12].


8

1.1.3. Ưu, nhược điểm của công nghệ MBBR
1.1.3.1. Ưu điểm
Công nghệ MBBR với các ưu điểm nổi bật như: tăng cường chuyển
động để thúc đẩy tốc độ chuyển khối, tích lũy vi sinh cao nhờ sử dụng vật liệu
mang xốp và diện tích bề mặt lớn đang là cơng nghệ được ứng dụng nhiều
cho xử lý nước thải. So với phương pháp xử lý sinh học truyền thống bằng

bùn vi sinh hoạt tính, VSV được phân bố khá đồng đều trong thể tích của khối
phản ứng, cơng nghệ MBBR cho phép tăng đáng kể mật độ sinh khối trên một
đơn vị thể tích khối phản ứng. So với kỹ thuật lọc tầng t nh ngồi đặc điểm
tích lũy mật độ vi sinh cao, cơng nghệ MBBR thúc đẩy q trình chuyển khối
nhờ chuyển động vật liệu mang trong môi trường phản ứng. So với kỹ thuật
tầng lưu thể, công nghệ MBBR cũng tích lũy mật độ vi sinh cao do sử dụng
vật liệu mang có diện tích bề mặt lớn (10.000 m2/m3), tuy kém hơn về mặt
chuyển động (chuyển khối ngồi), nhưng bù lại vận hành đơn giản, khơng địi
hỏi trình độ tự động hóa cao như khi sử dụng kỹ thuật tầng lưu thể. Chính vì
những ưu điểm nổi trội của công nghệ MBBR, hơn hẳn so với các kỹ thuật
lọc sinh học khác nên lựa chọn công nghệ này để giải quyết vấn đề xử lý nước
thải [1-5].
Có thể tổng quát các ưu điểm của công nghệ MBBR như sau:
- Tiết kiệm khơng gian (thể tích, diện tích) trạm xử lý hơn so với các
công nghệ truyền thống khác, giảm chi phí hoạt động, tự động, dễ vận hành
và bảo trì.
- Đạt hiệu quả kể cả trong nước thải có tỉ lệ BOD, COD cao. Hiệu suất
xử lý BOD > 90%.
- Xử lí nitơ, photphat trong nước thải: NH3 - N: 98 - 99%, TN: 80 85%, TP: 70 - 75%.
- Đáp ứng nhiều mức độ công suất.
- Có thể hoạt động ở nhiệt độ mơi trường hạ thấp (gần 50C).
- Vật liệu làm giá thể: bền, nhỏ gọn, dễ sử dụng.


9

- Cách vận hành đơn giản, gần giống như quá trình bùn hoạt tính thơng
thường.
- Dễ dàng nâng cấp, thích hợp cho việc cải tạo hệ thống cũ.
- Ổn định theo biến tải.

- Phát sinh bùn ít.
1.1.3.2. Nhược điểm
Có thể xảy ra q trình nổi bùn phía sau hệ MBBR theo chu kỳ thay
màng sinh học dẫn đến hiệu quả lắng giảm.
1.2. TỔNG QUAN NƯỚC THẢI SINH HOẠT
1.2.1. Nguồn gốc nước thải sinh hoạt
NTSH là lượng nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích
sinh hoạt của con người: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,... Chúng
thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, bệnh viện, chợ và các
cơng trình cơng cộng khác. NTSH chiếm khoảng 50% nước thải đô thị. NTSH
của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc
điểm của hệ thống thoát nước.
Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả
năng cung cấp nước của các nhà máy nước hay các trạm cấp nước hiện có.
Các trung tâm đơ thị thường có tiêu chuẩn cấp nước cao hơn so với các vùng
ngoại thành và nông thơn, do đó lượng NTSH tính trên đầu người cũng có sự
khác biệt giữa thành thị và nơng thơn. NTSH ở các trung tâm đơ thị thường
thốt bằng hệ thống thốt nước dẫn ra các sơng rạch, cịn các vùng ngoại
thành và nơng thơn do khơng có hệ thống thốt nước nên nước thải thường
được tiêu thoát tự nhiên vào các ao hồ hoặc thoát bằng biện pháp tự thấm.
Tiêu chuẩn NTSH của các khu dân cư đô thị thường là 100 - 200
L/người.ngày đêm (đối với các nước đang phát triển) và từ 150 - 500
L/người.ngày đêm (đối với các nước phát triển). Ở nước ta hiện nay, tiêu
chuẩn cấp nước dao động từ 120 – 180 L/người.ngày đêm. Ngoài ra, lượng


10

nước thải khu dân cư còn phụ thuộc vào điều kiện trang thiết bị vệ sinh nhà ở,
đặc điểm khí hậu thời tiết tập quán sinh hoạt của người dân.

Lượng NTSH tại các cơ sở dịch vụ, cơng trình cơng cộng phụ thuộc
vào loại cơng trình, chức năng và số người tham gia phục vụ trong đó. Tiêu
chuẩn thải nước của một số loại cơ sở dịch vụ và công trình cơng cộng được
liệt kê trong Bảng 1.1
Bảng 1.1. Tiêu chuẩn nước thải của một số loại cơ sở dịch
vụ và cơng trình cơng cộng
Cơng trình
Nhà ga, sân bay

Đơn vị tính

Lưu lượng (lít/ngày)

Hành khách

7,5 - 15

Khách

152 - 212

Nhân viên phục vụ

30 - 45

Nhà ăn

Người ăn

7,5 - 15


Siêu thị

Người làm việc

26 - 50

Giường bệnh

473 - 980

Nhân viên phục vụ

19 - 56

Trường đại học

Sinh viên

56 - 113

Bể bơi

Người tắm

19 - 45

Khu triển lãm, giải trí

Người tham quan


15 - 30

Khách sạn

Bệnh viện

1.2.2. Đặc tính nước thải sinh hoạt
NTSH khi chưa bị phân hủy có màu nâu, chứa nhiều cặn lơ lửng và
chưa bốc mùi khó chịu. Trong NTSH có chứa các chất rắn lơ lửng như phân
người và động vật, xác một số động vật chết, các mảnh vụn của thức ăn, dầu,
mỡ, băng gạc vệ sinh, gỗ, nhựa vụn, vỏ trái cây, và các phế thải khác sau khi
phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt của con người thải ra môi trường nước. Dưới


11

điều kiện môi trường nhất định, vi khuẩn tự nhiêu có trong nước và đất tấn
cơng vào các chất thải gây ra các phản ứng sinh hóa làm biến đổi tính chất
của nước thải. Nước thải sẽ chuyển dần từ màu nâu sang màu đen và bốc mùi
khó chịu.
NTSH ln có một số hợp chất chứa nitơ, photpho. Mỗi một người,
hàng năm có thể thải ra trung bình 4 kg N và 0,4 kg P trong nước tiểu và 0,55
kg N và 0,18 kg P trong phân. Tải trọng chất thải trung bình một ngày tính
theo đầu người được liệt kê trong Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Tải trọng chất thải trung bình một ngày tính theo đầu người
Các chất

Tổng chất thải, Chất thải hữu cơ, Chất thải vô cơ,
g/người.ngày

g/người.ngày
g/người.ngày

Tổng lượng chất thải

190

110

80

Các chất tan

100

50

50

Các chất không tan

90

60

30

Chất lắng

60


40

20

Chất không lắng

30

20

10

NTSH chiếm khoảng 65 – 80% lượng nước được cấp cho sinh hoạt.
NTSH thường chứa những tạp chất khác nhau. Các thành phần này bao gồm
52% chất hữu cơ, 48% các chất vô cơ. Đặc điểm cơ bản của NTSH là hàm
lượng cao các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (như hydratcacbon, protein,
mỡ), chất dinh dưỡng (nitơ, photphat), chất rắn và mùi [6]. Trong NTSH cịn
chứa nhiều lồi sinh vật gây bệnh và các độc tố của chúng. Phần lớn các virut,
vi khuẩn gây bệnh tả, vi khuẩn gây bệnh lỵ, vi khuẩn gây bệnh thương hàn,...
Ngồi ra, nó thường chứa các thành phần dinh dưỡng rất cao. Nhiều trường
hợp, lượng chất dinh dưỡng này vượt quá nhu cầu phát triển của VSV dùng
trong xử lý bằng phương pháp sinh học. Mức độ ơ nhiễm theo thành phần hóa
học điển hình của NTSH được phân loại như trong Bảng 1.3.


12

Bảng 1.3. Phân loại mức độ ô nhiễm theo thành phần hóa học điển hình của
nước thải sinh hoạt


STT

Các chất có trong nước
thải (mg/L)

Mức độ ơ nhiễm
Nặng

Trung
bình

Nhẹ

1

Tổng chất rắn

1000

500

200

2

Chất rắn hịa tan

700


350

120

3

Chất rắn khơng hịa tan

300

150

8

4

Tổng chất rắn lơ lửng

600

350

120

5

Chất rắn lắng

12


8

4

6

BOD5

300

200

100

7

Oxi hòa tan

0

0

0

8

Nitơ tổng

85


50

25

9

Nitơ hữu cơ

35

20

10

10

N- amoniac

50

30

15

11

N-NO2

0,1


0,05

0

12

N-NO3

0,4

0,2

0,1

13

Clorua

175

100

15

14

Độ kiềm (CaCO3)

200


100

50

15

Chất béo

40

20

0

16

Tổng photpho

-

8

-


13

Như vậy, các chỉ tiêu chất lượng NTSH có các khoảng giá trị điển hình
khá lớn: COD - 500 mg/L, BOD5 - 250 mg/L, SS - 220 mg/L, photpho - 8
mg/L, nitơ amoni và nitơ hữu cơ - 40mg/L, pH - 6,8.

1.2.3. Tác động của nước thải sinh hoạt đến môi trường và sức
khỏe con người
NTSH từ các khu dân cư chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu
chuẩn xả thải ra nguồn tiếp nhận sẽ gây ô nhiễm cho các khu vực đó. Mặc dù
các nguồn tiếp nhận vẫn có khả năng tự làm sạch song NTSH có các thành
phần vượt qua tiêu chuẩn thải cho phép, lưu lượng, hàm lượng chất ô nhiễm
ngày càng tăng, nên phần lớn chúng đã vượt qua khả năng tự làm sạch của
nguồn tiếp nhận. NTSH thải ra các nguồn tiếp nhận trước hết làm thay đổi lưu
lượng dòng chảy. Do lưu lượng NTSH hàng ngày tương đối cao khi thải vào
nguồn tiếp nhận làm tăng lưu lượng của nguồn và làm thay đổi đặc trưng
cũng như tính chất nguồn tiếp nhận. Các thông số ô nhiễm trong NTSH khá
cao cộng với thời gian dài làm thay đổi tính chất, thành phần nguồn tiếp nhận
làm cho nước vượt qua tiêu chuẩn cho phép.
NTSH là nguồn nước chứa nhiều loại vi khuẩn, VSV có hại, khi lượng
nước thải này khơng được xử lý thải vào môi trường sẽ là nguồn gây bệnh cho
con người, động vật và làm thay đổi tính chất, đặc trưng nguồn tiếp nhận ảnh
hưởng đến nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản. Trong NTSH còn chứa một số
nguyên tố kim loại độc hại, chất độc hóa học sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
tiếp đến con người động thực vật. Ngoài ra, NTSH chứa lượng dầu mỡ lớn,
gây ra mùi và làm ngăn cách khuếch tán oxy trên bề mặt nước thải.
Cặn lắng chứa phần lớn là chất hữu cơ nên dễ bị oxi hóa sinh hóa làm
oxy hòa tan trong nước bị giảm. Trong lớp cặn lắng phía dưới diễn ra q
trình lên men sinh ra các loại khí như: CH4, H2S, … thốt ra, xâm nhập vào
nước và khơng khí, gây mùi, làm nổi váng bọt trên bề mặt. Cặn lắng còn thay
đổi tiết diện dòng xả, thay đổi đáy sơng hồ, cản trở dịng chảy. Nồng độ oxi
hịa tan trong sơng hồ phía hạ lưu dòng chảy bị thay đổi do tiêu thụ oxi vào
quá trình oxi hóa sinh hóa. Nó ảnh hướng xấu đến sự ổn định của hệ sinh thái
trong hồ. Các nguyên tố dinh dưỡng có trong nước thải như: N, P, K và các
chất khoáng khác khi vào nước sẽ được phù du, thực vật nhất là tảo lam tiêu



14

thụ tạo nên sinh khối trong quá trình quang hợp. Sự phát triển đột ngột của tảo
lam trong nguồn nước giàu dinh dưỡng làm cho nước có mùi và độ màu tăng
lên. Hiện tượng này gọi là hiện tượng phú dưỡng.
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ CHẤT Ô NHIỄM
TRONG NƯỚC THẢI
1.3.1. Các phương pháp xác định nồng độ Photphat
Photpho tồn tại ở dạng octophotphat ( H2PO4 , HPO42 , PO34 , H3PO4 ) hay
poliphotphat Na3(PO3)6 và photphat hữu cơ.
Octophotphat có thể xác định bằng phương pháp so màu với thuốc thử
là amoni molipdat và thiếc clorua, còn poliphotphat và photphat hữu cơ cần
chuyển hóa thành octophotphat qua phản ứng với axit sau đó xác bằng
phương pháp so màu.
Lượng photpho tồn tại dưới dạng octophotphat có thể xác định thông
qua các phương pháp trọng lượng khi hàm lượng photpho lớn, phương pháp
thể tích khi nồng độ photphat lớn hơn 50 mg/L, phương pháp so màu khi xác
định hàm lượng photpho trong nước và nước thải.
a. Phương pháp Amino Acid và axit ascorbic
Phospho hoạt tính được xác định cơ bản theo hai bước với phương
pháp Ascorbic Acid (thang thấp) hoặc Amino Acid (thang cao). Bước đầu tiên
liên quan đến phản ứng của orthophosphate với molybdate trong dung dịch
axit, tạo thành phức hợp phosphomolybdate màu vàng. Phức hợp
phosphomolybdate sau đó được khử bởi amino acid hoặc ascorbic acid, tạo
nên màu xanh molybdenum đặc trưng.
b. Phương pháp dùng amoni molipdat
Phản ứng giữa ion octophosphat và một dung dịch axit chứa molipdat
và ion antimon tạo ra phức chất antimon phosphomolipdat. Khử phức chất
bằng axit ascobic tạo thành phức chất molipden màu xanh đậm. Đo độ hấp thụ

của phức chất để xác định nồng độ octophosphat [20]. Xác định polyphosphat
và một số hợp chất phospho hữu cơ bằng cách thủy phân chúng với axit


15

sulfuric để chuyển thành dạng octophosphat phản ứng với molipdat. Một số
hợp chất phospho hữu cơ được chuyển thành octophosphat bằng vơ cơ hóa với
pesulfat. Nếu cần xử lý cẩn thận thì vơ cơ hóa với axit nitric-axit sulfuric.
c. Phương pháp Molybdovanadate
Phospho hoạt tính kết hợp với molybdate trong mơi trường axit để tạo
thành phức hợp phosphomolybdate. Vanadi, chứa trong chất thử
Molybdovanadate, phản ứng với phức để tạo thành axit
vanadomolybdophosphoric [21]. Cường độ của màu vàng tạo thành tỷ lệ
thuận với nồng độ phospho phản ứng.
1.3.2. Các phương pháp xác định nồng độ amoni
Trong nước và nước thải để xác định amoni có thể sử dụng một trong
ba phương pháp khác nhau:
- Tách amoni bằng cách chưng cất dung dịch chứa nó trong mơi trường
kiềm, sau đó chuẩn độ bằng axit.
- Xác định điện thế sử dụng các điện cực nhạy ion
- Xác định bằng phương pháp trắc quang (so màu)
Để lựa chọn phương pháp thì nồng độ amoni và các chất gây ảnh
hưởng là những yếu tố chính cần xem xét. Mặt khác, cách lấy mẫu và xử lý
bảo quản mẫu cũng quyết định đến độ chính xác của phương pháp xác định
nitơ - amoni. Các mẫu phân tích ngay hoặc sớm hầu hết đều cho kết quả chính
xác. Nếu các mẫu được phân tích trong vịng 24h sau khi lấy mẫu, thì khơng
phải axit hóa mẫu và phải bảo quản lạnh ở nhiệt độ 4ºC. Trong ba phương
pháp xác định amoni kể trên, phương pháp chuẩn độ thể tích ln phải có
bước chưng cất cịn hai phương pháp sau thì có thể phải chưng cất và cũng có

thể khơng.
a. Phương pháp thể tích
Phương pháp áp dụng trong khoảng nồng độ từ 5mg đến 100mg Namoni/L.
Mẫu được đệm hóa bằng đệm borat ở pH = 9,5 để làm giảm sự thủy
phân xianat và các hợp chất hữu cơ chứa nitơ. Sau đó sử dụng bình Kjeldahl


×