ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1- NĂM HỌC 2010-2011
MÔN : VẬT LÝ – KHỐI 10
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐÊ 1
I/ LÝ THUYẾT (5Đ)
Câu 1: Chuyển động tròn đều là gì? Nêu đặc điểm của vecto vận tốc trong chuyển động tròn đều
(1,5đ)
Câu 2: Phát biểu và viết biểu thức định luật vạn vật hấp dẫn. Nói rõ ý nghĩa các đại lượng có trong
biểu thức (1,5đ)
Câu 3: Định nghĩa chuyển động thẳng nhanh dần đều và chậm dần đều. Viết công thức tính vận tốc
và quãng đường đi được. Nói rõ dấu của vecto vận tốc v và gia tốc a trong công thức.(2đ)
II/BÀI TOÁN (5Đ)
Bài 1: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20cm, độ cứng của lò xo là 125N/m. Giữ cố định một đầu và
tác dụng đầu đầu kia một lực F=5N đê kéo giãn lò xo. Khi đó, chiều dài của lò xo là bao nhiêu? Lấy
g=10m/s
2
(1đ)
Bài 2: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 45 (m). Cho g = 10 ( m/s
2
).
a. Tính thời gian vật rơi và vận tốc của vật lúc chạm đất (1đ)
b. Sau khi rơi được 1s thì vật cách đất bao xa? (1đ)
Bài 3:Một vật có khối lượng m = 6kg bắt đầu trượt trên sàn nhà dưới tác dụng của một lực kéo nằm
ngang
k
F
có độ lớn 12N. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn nhà là
1,0
t
=µ
. Cho g = 10m/s
2
.
a/ Tìm lực ma sát và gia tốc của vật. (1đ)
b/ Tính quãng đường vật đi được sau 2s chuyển động. Nếu tăng khối lượng vật lên hai lần thì hệ
số ma sát trượt thay đổi thế nào ? (1đ)
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1- NĂM HỌC 2010-2011
MÔN : VẬT LÝ – KHỐI 10
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐÊ 2
I/ LÝ THUYẾT (5Đ)
Câu 1: Nêu những đặc điểm của lực ma sát trượt (1,5đ)
Câu 2: Phát biểu và viết biểu thức định luật III Niu-ton. (1,5đ)
Câu 3: Nêu định nghĩa chu kì, tần số trong chuyển động tròn đều. Viết công thức liên hệ giữa chu kì
và tần số, chu kì và tốc độ góc.(2đ)
II/BÀI TOÁN (5Đ)
Bài 1: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10cm, độ cứng của lò xo là 40N/m. Giữ cố định một đầu và
tác dụng đầu đầu kia một lực F=1N đê nén lò xo. Khi đó, chiều dài của lò xo là bao nhiêu? Lấy
g=10m/s
2
(1đ)
Bài 2: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 20 (m). Cho g = 10 ( m/s
2
).
a. Tính thời gian vật rơi và vận tốc của vật lúc chạm đất (1đ)
b. Sau khi rơi được 1s thì vật cách đất bao xa? (1đ)
Bài 3:Một cái thùng có khối lượng 60 kg bắt đầu chuyển động trên mặt phẳng ngang khi chịu lực đẩy
F= 240 N (theo phương ngang). Hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt phẳng là 0,3. Lấy g = 10m/s
2
a/ Tìm lực ma sát và gia tốc của vật. (1đ)
b/ Tính quãng đường vật đi được sau 5s chuyển động. Nếu tăng khối lượng vật lên hai lần thì hệ
số ma sát trượt thay đổi thế nào ? (1đ)
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA – VẬT LÝ 10
ĐỀ 1
I/LÝ THUYẾT
Câu 1:1,5đ
Định nghĩa chuyển động tròn đều 0,5đ
Đặc điểm vecto vận tốc : 0,5đ/1 ý x 2 = 1đ
Câu 2: 1,5đ
Phát biểu định luật 0,5đ
Biểu thức: 0,5đ
Ý nghĩa : 0,5đ
Câu 3: 2đ
Định nghĩa CĐNDĐ VÀ CĐCDĐ 1đ
Công thức…. 0,5d
Quy ước dấu 0,5đ
II/BÀI TOÁN
Bài 1: 1đ
Công thức đúng 0,25đ, thế số đúng ∆l=2,5cm 0,25đ, tính ra đúng đáp số l=12,5cm 0,5đ
Bài 2: 2đ
a. Tính t =2s 0,5đ ; Tính v=20m./s 0,5đ
b. Tính s=5m 0,5đ ; Tính h=15m 0,5đ
Bài 3: 2đ
a. Tinh F
mst
=6 N 0,5đ a =1 m/s
2
0,5đ;
b. S =2 m 0,5đ;
không thay đổi vì hệ số ma sát trượt không phụ thuộc vào khối lượng 0,5đ
ĐỀ 2
I/LÝ THUYẾT
Câu 1:1,5đ
Đặc điểm của lực ma sát trượt : 0,5đ/1 ý x 3 = 1,5đ
Câu 2: 1,5đ
Phát biểu định luật 1đ
Biểu thức: 0,5đ
Câu 3: 1,5đ
Định nghĩa chu kì VÀ tần số 1đ
Công thức…. 1d
II/BÀI TOÁN
Bài 1: 1đ
Công thức đúng 0,25đ, thế số đúng ∆l=4cm 0,25đ, tính ra đúng đáp số l=24cm 0,5đ
Bài 2: 2đ
c. Tính t =3s 0,5đ ; Tính v=30m./s 0,5đ
d. Tính s=5m 0,5đ ; Tính h=40m 0,5đ
Bài 3: 2đ
c. Tinh F
mst
=180 N 0,5đ a =1 m/s
2
0,5đ;
d. S =12,5 m 0,5đ;
không thay đổi vì hệ số ma sát trượt không phụ thuộc vào khối lượng 0,5đ