Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP IN 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.81 KB, 17 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP IN 15
1. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP IN 15.
Cũng như nhiều doanh nghiệp Nhà nước khác, Xí nghiệp in 15 gặp rất
nhiều khó khăn trước sự chuyển đổi của nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế
tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước. Nhưng với sự năng động của bộ máy quản lý,
cùng sự cố gắng nỗ lực của toàn thể công nhân viên trong Xí nghiệp , Xí
nghiệp đã thực hiện một số chuyển đổi về cơ chế quản lý,về công nghệ sản
xuất...nên đã nhanh chóng hoà nhập với thị trường.
Qua 55 năm xây dựng và phát triển, Xí nghiệp in 15 đã không ngừng
vươn lên tự khẳng định mình là một doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
Để đạt được những thành quả như những năm qua là nhờ Xí nghiệp đã có
định hướng đúng đắn cho chiến lược sản xuất kinh doanh, gắn công tác khoa
học kỹ thuật với sản xuất, nắm bắt được thị hiếu khách hàng, từng bước
chuyển dịch cơ cấu sản phẩm và đã hạch toán triệt để, toàn diện. Công tác kế
toán của Xí nghiệp không ngừng hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu quản lý
và hạch toán sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp . Có thể thấy rõ điều này
qua những mặt sau:
1.1. Ưu điểm
Thứ nhất: Về bộ máy kế toán của Xí nghiệp
Nhìn chung, bộ máy kế toán được tổ chức phù hợp với yêu cầu quản
lý của Xí nghiệp . Là một doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, vì vậy việc
tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp theo hình thức tập trung là hợp lý,
phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh và đáp ứng được yêu cầu quản lý
của Xí nghiệp.
Thứ hai: Về hệ thống sổ hạch toán
Hình thức sổ hạch toán sử dụng hiện nay ở Xí nghiệp là hình thức
chứng từ ghi sổ. Hình thức này phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất


kinh doanh vừa và nhỏ. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và thực sự hoàn
thành trong quá trình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp đều được lập
chứng từ làm cơ sở pháp lý cho mọi số liệu phản ánh trên các tài khoản,
bảng kê, CTGS, tổng hợp báo cáo kế toán.
Thứ ba: Về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí
nghiệp đã đi vào nề nếp ổn định. ở một chừng mực nhất định, công tác kế
toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp đã phản ánh
đúng thực trạng của Xí nghiệp , đáp ứng được yêu cầu quản lý mà Xí nghiệp
đặt ra.
Trong các khoản mục chi phí sản xuất của Xí nghiệp , chi phí về vật
liệu chiếm tỉ trọng cao. NVL phục vụ cho sản xuất là do Xí nghiệp tự
mua.Với đặc điểm của ngành in NVL chủ yếu là giấy, mực nên tương đối dễ
mua trên thị truờng, VL của Xí nghiệp dùng đến đâu mua đến đó,Xí nghiệp
chỉ dự trữ một lượng nhất định cho đầu kỳ và cuối kỳ với những loại NVL
thường xuyên dùng đến. Đây là mặt tích cực của Xí nghiệp góp phần tăng
nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD,
giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp.
Các NVL mà Xí nghiệp sử dụng hầu hết được nhập từ nước ngoài,
chỉ riêng phần giấy in là nhập từ nhà máy giấy Bãi Bằng và Xí nghiệp giấy
Tân Mai. Khi có nhu cầu Xí nghiệp được thị trường cung ứng lượng NVL
đầu vào một cách nhanh chóng và đầy đủ. Việc mua NVL dựa trên nguyên
tắc ở đâu chất lượng đảm bảo phù hợp sản xuất, giá cả phải chăng thì ta nhập
vào, điều này góp phần giảm chi phí NVL đầu vào, giảm giá thành, tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường.
Xí nghiệp có chế độ tiền lương, tiền thưởng rõ ràng từ đó khuyến
khích người lao động tin tưởng, gắn bó với Xí nghiệp .
Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán nói chung và công tác
hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở Xí nghiệp
còn bộc lộ một số mặt hạn chế cần được tiếp tục hoàn thiện.

1.2. Những tồn tại
Căn cứ vào quyết định số 1141/TC - QĐ/ CĐKT ngày 1/1/1995 do Bộ
tài chính ban hành thì công tác kế toán của Xí nghiệp in 15 còn nhiều điểm
chưa phù hợp.
Tồn tại 1: Về hệ thống tài khoản sử dụng và các bảng kê.
Như đã trình bày ở chương 2 thì hệ thống tài khoản hiện Xí nghiệp sử
dụng bao gồm 36 tài khoản trong đó những tài khoản cần chi tiết thì kế toán
hạch toán chi tiết tới tài khoản cấp 2. Nhưng việc mở các tài khoản để sử
dụng mà Xí nghiệp thực hiện là chưa dúng với chế độ kế toán.
Cụ thể: Việc tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ trong trường hợp Xí
nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên kế
toán sử dụng TK631- giá thành sản xuất là không đúng với chế độ kế toán.
Bên cạnh đó trong công tác kế toán vật liệu, kế toán tiền lương, kế
toán TSCĐ Xí nghiệp không thực hiện lập bảng phân bổ nên việc tập hợp
chi phí sản xuất trong kỳ của doanh nghiệp là chưa chính xác.
Tồn tại 2: Về công tác kế toán chi phí sản xuất.
Thứ nhất: Về việc hạch toán chi phí NVL trực tiếp
Công tác hạch toán chi phí NVL trực tiếp của Xí nghiệp hiện nay là
chưa đúng.Việc hạch toán toàn bộ chi phí NVL, CCDC của Xí nghiệp trong
kỳ vào chi phí NVL trực tiếp cho sản xuất chưa theo như chế độ kế toán quy
định, nó không phản ánh được chính xác chi phí NVL trực tiếp dùng cho sản
xuất sản phẩm. Điều này tất yếu ảnh hưởng tới công tác tính giá thành sản
xuất của Xí nghiệp .
Thứ hai: Về việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Cũng như chi phí NVL trực tiếp, ở đây Xí nghiệp hạch toán toàn bộ
khoản tiền lương, các khoản trích theo lương của toàn bộ công nhân viên
trong Xí nghiệp vào chi phí nhân công trực tiếp. Cách hạch toán như vậy
dẫn tới sự thiếu chính xác về chi phí nhân công trực tiếp làm ảnh hưởng tới
công tác hạch toán chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp.
Thứ ba: Về việc hạch toán chi phí sản xuất chung

Theo quy định thì chi phí sản xuất chung của Xí nghiệp phải được
hạch toán theo từng phân xưởng và phải gồm: chi phí CCDC, chi phí NVL
sử dụng tại phân xưởng, chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương của
nhân viên quản lý phân xưởng... Nhưng ở đây Xí nghiệp lại hạch toán
không có các khoản chi phí kể trên mà chỉ có chi phí về điện, nước, điện
thoại,... Cách hạch toán như vậy là chưa đúng và thiếu chính xác. Ngoài ra
chi phí về điện của Xí nghiệp là một khoản chi phí khá lớn nhưng Xí nghiệp
lại không hạch toán riêng được chi phí điện cho sản xuất là bao nhiêu, chi
phí điện cho hoạt động khác là bao nhiêu. Với việc hạch toán như vậy thì Xí
nghiệp không thể tính toán được chính xác chi phí sản xuất chung để hạch
toán vào chi phí sản xuất sản phẩm.
Tồn tại 3: Về công tác tính giá thành sản phẩm
Hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp được tiến hành theo
đơn đặt hàng nhưng như đã trình bày ở chương 2, thì Xí nghiệp không xác
định chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng. Việc Xí nghiệp không xác định
được chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng, hay chính là việc Xí nghiệp
không xác định giá thành sản xuất cho từng đơn đặt hàng là một thiếu sót
lớn. Đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hạch toán độc lập mà
không biết chính xác tính hiệu quả của từng đơn đặt hàng thì chưa thật chặt
chẽ trong công tác kế toán nói riêng và công tác quản lý nói chung.
2. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM.
2.1. Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
2.1.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Như đã trình bày ở trên thì việc hạch toán toàn bộ chi phí NVL, chi
phí CCDC vào chi phí NVL trực tiếp trong kỳ của Xí nghiệp là chưa đúng.
Do đó:
Thứ nhất: Xí nghiệp cần tách riêng chi phí CCDC trong chi phí NVL
trực tiếp trong kỳ của Xí nghiệp để tính vào chi phí sản xuất chung.
Thứ hai: Về công tác hạch toán chi phí NVL trực tiếp

Để việc hạch toán chi phí NVL của Xí nghiệp trong kỳ được chính
xác thì ngay từ khâu hạch toán NVL kế toán cần phân loại rõ từng loại VL
chính, VLphụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế.
NVL có thể được chia thành:
+ VL chính gồm: giấy, mực, kẽm được theo dõi trên TK1521
+ VL phụ gồm: lô in, hoá chất các loại... theo dõi trên TK1524
+ Nhiên liệu: xăng, dầu hoả... theo dõi trên TK1523
+ Phụ tùng thay thế: vòng bi, lưỡi dao... theo dõi trên TK1524
Trong đó chỉ có chi phí về VL chính, VL phụ, nhiên liệu động lực
được tính vào chi phí NVL trực tiếp, còn phụ tùng thay thế tính vào chi phí
sản xuất chung nếu phát sinh trong nội bộ phân xưởng.
VD: Căn cứ vào phiếu xuất vật tư số 57 ngày 10/1/2000 (Biểu 1)
Kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK621 2.894.330
Có TK152 2.894.330
Nợ TK627 32.000
Có TK152 32.000
Lưu ý, ở đây ta chỉ tính vào chi phí NVL trực tiếp những chi phí về
vật liệu sử dụng cho sản xuất còn những vật liệu sử dụng cho hoạt động khác
ngoài sản xuất Xí nghiệp phải hạch toán riêng để tính vào chi phí sản xuất
chung hoặc chi phí quản lý doanh nghiệp.
Để có thể thấy rõ điều này kế toán phải lập Bảng phân bổ VL - CCDC
dùng trong tháng cho từng đối tượng chịu chi phí. Bảng phân bổ chi phí
NVL - CCDC được lập hàng tháng vào thời điểm cuối tháng(trang 54).
Bảng1
BẢNG PHÂN BỔ VL - CCDC
THÁNG 1/2000
Ghi có TK
Ghi nợ TK
TK152 TK153

1521 1522 1523 1524 Cộng có 152
1. TK621- CPNVLTT 1.408.866.674 162.025.506 95.507.463 1.666.399.643
PX chế bản 402.660.002 17.008.435 15.652.729 435.321.166
PX in offset 945.320.004 138.017.004 76.855.224 1.160.192.232
PX sách 60.886.668 7.000.067 2.999.510 70.886.245
2. TK627- CPSXC 69.862.351 69.862.351 8.235.846
PX chế bản 18.946.671 18.946.617 3.274.754
PX in offset 41.917.410 41.917.410 3.294.338
PX sách 8.998.270 8.998.270 1.666.754
3. TK642- CPQLDN 2.277.085
Cộng 1.408.866.674 162.025.506 95.507.463 69.862.351 1.736.261.994 10.512.931

×