Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Các bài nghị luận xã hội bac LT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.3 KB, 9 trang )

Một số bài văn Nghị luận xã hội
Câu 1:“ Chúng ta đứng thẳng bằng cách cúi xuống giúp đỡ người té ngã
Chúng ta vươn cao bằng cách nâng đỡ người khác đứng lên”
Anh/ chị hãy viết một bài văn ( khoảng 600 từ) nêu suy nghĩ của mình về ý kiến trên
- Giải thích: Đứng thẳng: Sống đàng hồng, vững chãi; vươn cao: sống tốt đẹp, cao
quý. Cúi xuống giúp đỡ người té ngã, nâng đỡ người khác đứng lên: Những hành động
đầy ý nghĩa, chứng tỏ một tấm lòng hào hiệp, độ lượng, nhân ái. - > Câu nói khẳng định
lối sống ý nghĩa, tích cực, ln giúp đỡ người khác.
- Nêu suy nghĩ: Tư thế của con người trong cuộc sống phụ thuộc vào thái độ, tấm lòng
của họ: để sống hiên ngang, đẹp đẽ, mỗi người cần giúp người khác cũng đứng thẳng,
vươn cao như mình. Sự yêu thương, chia sẻ, đồng cảm và cách đối xử với mọi người
xung quanh là thước đo giá trị mỗi người. Cúi xuống, nâng đỡ những người gặp khó
khăn, ta trở thành chỗ dựa của người khác và nhận được sự bình n, thanh thản trong
tâm hồn mình. Từ đó, ta sẽ trở nên mạnh mẽ và cao quý hơn. Nâng đỡ người khác
không đồng nghĩa với thương hại, ban ơn; làm thay, làm hộ, tước đi khả năng tự đứng
vững trên đơi chân mình của họ. Điều quan trọng không phải làm chỗ dựa cho người
khác mà là làm cho chỗ dựa ấy trở nên không cần thiết. Phê phán những kẻ chỉ biết đến
lợi ích của bản thân, không quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ những người xung quanh cũng
như những kẻ ln chờ người khác nâng mình lên thay vì tự thân vận động. Học sinh
lấy dẫn chứng thực tế để chứng minh và khẳng định vấn đề.
- Bài học nhận thức và hành động: Mỗi người cần không ngừng nỗ lực vươn cao trong
cuộc sống, đồng thời phải ln có ý thức giúp đỡ những người xung quanh.
Câu 2:Viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về lòng tự trọng
Mở bài: Giới thiệu chung về lòng tự trọng
Thân bài
- Ý 1: Giải thích khái niệm, nêu biểu hiện cụ thể của lòng tự trọng
+ Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người. Người có lịng tự
trọng là người ln ý thức sâu sắc việc giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình dù ở bất
cứ hồn cảnh nào. Là người có đạo đức, có lương tâm, có tư tưởng nhân nghĩa, không
bao giờ làm điều xấu xa độc ác. Tự trọng là truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam
với những lời răn dạy sâu sắc của cha ông: "Giấy rách phải giữ lấy lề", "Đói cho sạch,


rách cho thơm"
+ Là sự vững vàng, bản lĩnh vượt qua những cám dỗ của vật chất, danh vọng, quyền
lực, địa vị,... khơng chịu cúi mình, quỳ gối một cách thấp hèn...lịng tự trọng đi liền với
sự trung thực, tự tin, dũng cảm...
+ Tuy nhiên, lịng tự trọng khơng có nghĩa là sự cao ngạo, đề cao bản thân một cách mù
quáng. lòng tự trọng phải dựa trên sự dẫn dắt của lí trí, và giá trị đạo đức truyền thống
- Ý 2: Tác dụng to lớn, ý nghĩa của lòng tự trọng
+ lòng tự trọng giúp tâm hồn con người thanh thản, cảm thấy hạnh phúc khi mình sống
một cách trong sạch, không làm những điều xấu xa tội lỗi, đánh mất lương tâm
+ lòng tự trọng giúp những con người đã từng phạm sai lầm biết tỉnh ngộ ân hận, biết
cách rút ra cho mình bài học xương máu trong cuộc sống để tránh xa lỗi lầm, tội lỗi từ
đó biết cách vươn mình đứng dậy sau khi vấp ngã để sống tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn
+ lịng tự trọng trở thành cầu nối đưa con người đến gần con người hơn tạo hiệu quả
cao trong công việc, tạo cho các mối quan hệ trong gia đình bạn bè, đồng nghiệp, cộng
đồng.. trở nên trong sáng lành mạnh. Càng có nhiều người có lịng tự trọng thì xã hội


càng tốt đẹp, đất nước phát triển ổn định và bền vững tránh xa các tệ nạn xã hội, tội lỗi,
danh dự "nòi giống tiên rồng" càng được bạn bè quốc tế yêu mến, khâm phục
- Ý 3: Phản bác, lật ngược vấn đề: Nếu khơng có lịng tự trọng, con người và xã hội sẽ
ra sao?
+ Nếu khơng có lịng tự trọng, con người sẽ đánh mất chính mình, sống trong nhục nhã,
thậm chí rơi vào tội lỗi...
+ Con người sẽ ln chìm trong bóng tối của sự xấu xa, đê hèn, khơng chiến thắng
được bản thân mình
+ khơng có lịng tự trọng, xã hội, nhân loại sẽ đầy rẫy những điều xấu xa, tội ác...
- Ý 4: đánh giá, nêu suy nghĩ của bản thân về lòng tự trọng
bản thân phải ln đề cao lịng tự trọng, học cách tự trọng để ngày càng hồn thiện
mình hơn, để thấy cuộc đời đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.
Kết bài:

- Khái quát vấn đề nghị luận
- Nâng cao: lòng tự trọng là phẩm chất cao đẹp không thể thiếu được của con người
Câu 3:
Nói về lịng ghen tị có người cho rằng: “giữa lòng ghen tị và sự thi đua có một khoảng
xa cách như giữa xấu xa và đức hạnh ” cịn Et-mơn-đơ-đơ khun: “Đừng để con rắn
ghen tị luồn vào trong tim. Đó là con rắn độc làm gặm mịn khối óc và đồi bại con tim”.
Hãy phát biểu những suy nghĩ của em về vấn đề nêu trên bằng một bài văn ngắn (không
quá một trang giấy thi).
Yêu cầu chung * Về kỹ năng: -Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận xã hội
dung lượng không quá một trang giấy viết -Bố cục bài viết mạch lạc ,diễn đạt lưu lốt
,văn viết có cảm xúc chân thành. * Về kiến thức: - Học sinh hiểu đúng nghĩa của nhận
định trên: khuyên con người ta trong cuộc sống không nên ghen tị. Yêu cầu cụ thểBài
làm cần đảm bảo những ý sau: Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu 2 ý kiến trên khái quát được
ý nghĩa của cả 2 câu nói khơng nên để cho lịng ghen tị tồn tại dù chỉ là trong suy nghĩ
mỗi người. Thân bài: - Nêu khái niệm về ghen tị và những biểu hiện của lòng ghen tị. Phân biệt giữa ghen tị và thi đua: giữa ghen tị và thi đua có một khoảng xa cách như
giữa xấu xa và đức hạnh. - Tác hại của lòng ghen tị:đừng để cho con rắn ghen tỵ luồn
vào trong tim. - Từ đó nhắc nhở mọi người ý thức sống đúng đắn. Kết bài: -Khẳng định
lại giữa ghen tỵ và thi đua là một khoảng cách và giá trị lời khuyên của Et-mơn-đơ–đơ.
-Nêu ý thức của mình trong việc trau dồi đạo đức.
Câu 4:Viết bài văn ngắn và làm rõ nhận xét: Nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn
sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”
Mở bài:- Giới thiệu truyền thống đền ơn đáp nghĩa, lối sống nhân nghĩa, thủy chung
của nhân dân từ xưa đến nay, trích dẫn câu tục ngữ.- Nếu luân điểm cần chứng minh:
lòng biết ơn, thủy chung, nhân nghĩa của nhân dân với những người đã tạo ra thành quả
cho họ hưởng thụThân bài- Giải thích ngắn gọn nội dung câu tục ngữ: câu tục ngữ có
ý khuyên chúng ta khi được hưởng thụ thành quả nào đó phải nhớ ơn đến người đã tạo
ra thành quả đó, hiểu sâu hơn thế hệ sau phải tỏ lịng biết ơn với thế hệ đi trước.Chứng minh:+ Xét về mặt lí lẽ: Nhiều thành quả khơng tự nhiên mà có, nó do cơng sức
của biết bao người đi trước…+ Xét về thực tế (Nêu dẫn chứng thực tế)- Từ xưa, nhân



dân ta đã sống theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” : tổ
chức các lễ hội dân gian là hình thức tưởng nhớ các vị tổ tiên có cơng lập nước, xây
dựng, bảo vệ đất nước, các ngày cúng giỗ tổ tiên trong gia đình là để thể hiện lịng biết
ơn của thế hệ con cháu với ông bà tổ tiên- Tôn vinh và nhớ ơn các anh hùng liệt sỹ:
những chính sách của Đảng, Nhà nước với người có cơng với đất nước. sự chăm sóc,
quan tâm của tồn xã hội đối với những người có hồn cảnh khó khăn…- Thế hệ trẻ
Việt Nam ngày càng sống theo đạo lý, đạo lý ngàn đời tốt đẹp của dân tộc: Học trò biết
ơn thầy cô giáo, con cái biết ơn cha mẹ…Kết bài:- Khẳng định ý nghĩa vấn đề: Đạo lý
đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị, là kim chỉ nam giúp chúng ta có lý tưởng sống
đẹp- Nêu cảm nghĩ bản thân
Lịng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông
cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của
ai thì khơng bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục
ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn
những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới,
chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng
ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết
ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta
cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay. Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành
quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ
không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương
máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do cơng lao khó
nhọc vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc,
ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt
mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá
nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hơm nay là do cơng sức,
bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Cịn rất nhiều,
nhiều nữa những cơng trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con
người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta
lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng

đẵng sống trong những đêm dài nơ lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người
ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù... để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như
hơm nay. Chính vì vậy, ta khơng thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.
Có lịng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận,
nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn khơng phải là lời nói sng
mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn
đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình
thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách
lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp cơng ơn đơn thuần mà nó trở thành
bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai
cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt
đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là "người ăn quả" của hôm nay, vừa là "người trồng cây"
cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cơ cũng
chính là người trồng cây, cịn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn
phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trị trong nhà trường. Làm được như
vậy tức là ta đã thể hiện được lịng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi
sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ


hơm nay. Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lịng biết ơn là
tình cảm cao q và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải ln
trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra
thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị và tác dụng vơ cùng to lớn trong cuộc sống của
chúng ta.
Câu 5:"Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học."
(Tục ngữ Nga, dẫn theo Ngữ văn 7, tập hai)
Viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
- Mở bài : Giới thiệu câu tục ngữ Nga “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi
không học”. - Thân bài :

+ Giải thích câu tục ngữ: xấu hổ; Thái độ của con người đối với việc học và sự hiểu
biết.
+ Bàn bạc:
Tại sao đừng xấu hổ khi không biết? Tri thức của nhân loại là vô hạn, khả năng nhận
thức của con người là hữu hạn. Khơng ai có thể biết được mọi thứ, không ai tự nhiên
mà biết được. Không biết vì chưa học là một điều bình thường, khơng có gì phải xấu hổ
cả.
Tại sao chỉ xấu hổ khi khơng học? Vì việc học có vai trị rất quan trọng đối với con
người trong nhận thức, trong sự hình thành nhân cách, trong sự thành đạt, trong cách
đối nhân xử thế và trong việc cống hiến đối với xã hội. Không học thể hiện sự lười nhác
về lao động, thiếu ý chí cầu tiến, thiếu trách nhiệm với bản thân và xã hội. Việc học là
một nhu cầu thường xuyên, phổ biến trong xã hội từ xưa đến nay, từ việc nhỏ như “Học
ăn, học nói, học gói, học mở” đến những việc lớn như “kinh bang tế thế” , đặc biệt
trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, phát triển vũ bão về khoa học công nghệ
như hiện nay. Việc học giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn, hồn hảo hơn.
Muốn việc học có kết quả, cần có phương thức học tập đúng đắn, phong phú: học ở
trường, ở gia đình, ở xã hội, ở bạn bè, trong thực tế, trong sách vở, trong phim ảnh. Học
phải kết hợp với hành,…
+ Bài học rút ra: Không giấu dốt, khơng ngại thú nhận những điều mình chưa biết để từ
đó cố gắng học tập vươn lên. Khẳng định việc học là một nghĩa vụ thiêng liêng, không
chịu học là điều đáng xấu hổ. Không xấu hổ khi khơng biết nhưng khơng lấy đó làm
điều để tự đánh lừa mình, để biện hộ cho thái độ khơng chịu học tập, tìm hiểu thêm.
Phải biết xấu hổ nhưng xấu hổ đúng với điều cần xấu hổ và biết phấn đấu để khơng cịn
phải xấu hổ nữa.
- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ và những bài học mà bản thân cần
ghi nhớ từ câu tục ngữ trên. Và phải luôn luôn nhắc nhở bản thân rằng “học, học nữa,
học mãi…”.
a.Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ Nga “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi
khơng học”. b.Thân bài: *Giải thích: - Từ “xấu hổ”: đó là trạng thái tâm lí bình thường
của con người khi cảm thấy ngượng ngùng, e thẹn hoặc hổ thẹn khi thấy kém cỏi trước

người khác. - Ý nghĩa cả câu: Câu ngạn ngữ chỉ ra sự khác nhau giữa “không biết” và
‘không học”, đồng thời khuyên con người phải ham học hỏi và biết “xấu hổ khi khơng
học”. *Bàn luận: - Dùng lí lẽ, dẫn chứng để khẳng định sự đúng đắn của câu ngạn ngữ:


+ Tại sao lại nói: “Đừng xấu hổ khi khơng biết”? Tri thức của nhân loại là vô hạn, khả
năng nhận thức của con người là hữu hạn. Không ai có thể biết được mọi thứ, khơng ai
tự nhiên mà biết được. Khơng biết vì chưa học là một điều bình thường, khơng có gì
phải xấu hổ cả. + Tại sao nói: “chỉ xấu hổ khi khơng học”? Vì việc học có vai trị rất
quan trọng đối với con người trong nhận thức, trong sự hình thành nhân cách, trong sự
thành đạt, trong cách đối nhân xử thế và trong việc cống hiến đối với xã hội. Không học
thể hiện sự lười nhác về lao động, thiếu ý chí cầu tiến, thiếu trách nhiệm với bản thân
và xã hội. Việc học là một nhu cầu thường xuyên, phổ biến trong xã hội từ xưa đến nay,
từ việc nhỏ như “Học ăn, học nói, học gói, học mở” đến những việc lớn như “kinh bang
tế thế” , đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, phát triển vũ bão về
khoa học công nghệ như hiện nay. Việc học giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn, hoàn
hảo hơn. *Mở rộng: Phê phán những hiện tượng sai trái như “giấu ***”, thói tự kiêu, tự
mãn. *Bài học nhận thức và hành động: - Muốn việc học có kết quả, cần có phương
thức học tập đúng đắn, phong phú: học ở trường, ở gia đình, ở xã hội, ở bạn bè, trong
thực tế, trong sách vở, trong phim ảnh. Học phải kết hợp với hành biến nó trở thành sức
mạnh phục vụ cho cuộc sống của chính mình và xã hội, có như vậy, việc học mới có ý
nghĩa thực sự đúng đắn. - Không giấu ***, không ngại thú nhận những điều mình chưa
biết để từ đó cố gắng học tập, tích cực rèn luyện, và khơng ngừng vươn lên. - Khẳng
định việc học là vô cùng quan trọng, không chịu học là điều đáng xấu hổ. c.Kết bài:
Khẳng định ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ và những bài học mà bản thân cần ghi nhớ
từ câu tục ngữ trên.
Câu 6:Viết một bài văn nghị luận khoảng 300 từ với chủ đề: Biết ơn mẹ.
1. Nêu vấn đề cần nghị luận. 2. Bình luận (có kèm dẫn chứng). - Biết ơn mẹ là tình
cảm, thái độ, nhận thức cần có của mỗi người con đối với mẹ mình. - Biết ơn mẹ vì mẹ
đã đem lại cho ta cuộc sống; vì mẹ đã ni dạy ta khơn lớn; vì mẹ ln tha thứ mỗi khi

ta lầm lỗi, vì mẹ là chỗ dựa tinh thần khi ta vấp ngã, khó khăn... - Biết ơn mẹ bằng
những lời nói ấm áp; bằng việc giúp mẹ làm những cơng việc nhà; bằng những kết quả
học tập, sự trưởng thành của ta... 3. Bài học
Câu 7:Cảm nhận về giá trị của thời gian trong cuộc sống mỗi con người.
I. Yêu cầu chung:
- HS xác định đúng kiểu đề bài yêu cầu: Nghị luận xã hội bàn về ý nghĩa của thời gian
đối với cuộc đời mỗi con người.
- Hình thức: lập luận chặt chẽ, các ý rõ ràng, mạch lạc; bố cục cân đối, hài hòa.
II. Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài: Giới thiệu chung về vấn đề cần nghị luận
2. Thân bài:
(*) Nêu khái quát về khái niệm, tầm quan trọng của thời gian với cuộc đời mỗi con
người: thời gian là một khái niệm vật lý trừu tượng (được quy ước bằng giây, phút, giờ,
ngày, tháng, năm...) nhưng cũng hết sức gần gũi, gắn bó thân thuộc với bất kỳ con
người nào sống trên trái đất. Đó là người bạn đồng hành vơ cùng quan trọng và có ảnh
hưởng sâu sắc đến con người.
(*) Tác dụng to lớn, ý nghĩa sâu sắc của thời gian đối với cuộc đời mỗi con người: (lập
luận, phân tích, lấy dẫn chứng minh họa)


Ý 1: Thời gian là những năm tháng, những giờ khắc quý giá nhất mà con người được
sống. Thời gian nhen lên trong tâm hồn con người bao ước mơ, khát vọng cao đẹp, bao
đam mê cháy bỏng...
+ Nhiều khi thời gian có thể quyết định sự sống và hạnh phúc của mỗi con người. Có
khi lỡ một giây là lỡ cả đời người. Tuy nhiên mỗi một con người có cảm nhận, quan
niệm khác nhau về thời gian. Đối với người này thời gian một giây là quý giá nhưng có
thể với người kia thời gian mười năm, hai mươi năm... chẳng có nghĩa lý gì.
Ý 2: Thời gian giúp con người nhận ra chính mình và biết trân trọng những gì mình có.
+ Thời gian khơng đợi chờ ai bao giờ. Mỗi một con người đều trải qua quá khứ, hiện tại
và nghĩ về tương lai. Thời gian giúp con người có những trải nghiệm, những vốn sống

mà có thể khi bước qua năm tháng ta mới ngỡ ngàng, giật mình nhận ra...
(*) Phản bác, lật ngược vấn đề cần nghị luận: Cuộc đời của con người sẽ trơi đi trong
vơ vị, tẻ nhạt, thậm chí trong khổ đau, cay đắng nếu con người không biết trân trọng
thời gian..
3. Kết bài:
- Khái quát, nâng cao: thời gian là tài sản vô giá đối với cuộc đời mỗi con người. Thời
gian giúp ta nhận ra giá trị đích thực của cuộc sống để ta khơng sống hồi sống phí,
khơng để tháng năm trôi đi vô bổ; để ta biết vươn lên sống đẹp, sống có ích. Hãy sống
để khơng bao giờ phải hối tiếc dù chỉ là một giây ngắn ngủi...
- Liên hệ bản thân: luôn nâng niu, trân trọng thời gian để vươn lên trong học tập, trong
cuộc sống....

Câu 8:
Từ niềm hạnh phúc của nhân vật anh thanh niên thể hiện qua lời tâm sự trên, hãy viết
một đoạn văn khoảng 15- 20 câu (có đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn) nêu lên suy
nghĩ và quan niệm của em về hạnh phúc?
Về kĩ năng: Học sinh biết viết đoạn nghị luận đúng về hình thức, dung lượng (15- 20
câu, có đánh số thứ tự các câu), biết vận dụng một số thao tác lập luận để bày tỏ suy
nghĩ, quan niệm của bản thân. Diễn đạt trong sáng.
Về kiến thức: Cần đảm bảo một số ý:
- Giải thích: Hạnh phúc là niềm vui, sự sung sướng khi được thỏa mãn nhu cầu nào đó
về vật chất, về tinh thần. Có những niềm hạnh phúc lớn lao, cao cả, cũng có những
niềm hạnh phúc bình dị, đơn sơ. (Dẫn chứng)
- Quan niệm về hạnh phúc: Từ niềm hạnh phúc của nhân vật anh thanh niên học sinh có
thể nêu quan niệm của bản thân về hạnh phúc. Chấp nhận những quan niệm khác nhau
về hạnh phúc, miễn là có cách lí giải phù hợp và đặt quan niệm đó trong hồn cảnh hiện
tại, đối với lứa tuổi học sinh. Ví dụ: Hạnh phúc là được học tập, được theo đuổi những
khát vọng chân chính; được thực hiện những ước mơ đem lại cuộc sống tốt đẹp cho bản
thân, góp phần đem lại lợi ích chung cho xã hội; hạnh phúc là được sống trong một gia
đình êm ấm, thương yêu…

- Bàn luận:
+ Phê phán những người khơng biết trân trọng hạnh phúc mà mình đang có, khơng có ý
thức vun đắp cho hạnh phúc, chỉ biết tận hưởng hạnh phúc một cách ích kỉ.
+ Hạnh phúc khơng tự đến. Con người cần phải biết tự mình tạo nên hạnh phúc, phấn
đấu hết mình cho hạnh phúc của bản thân, gia đình và góp vào phần chung cho cộng


đồng, xã hội. Khi gặp phải những bất hạnh, khổ đau trong cuộc đời không nên bi quan,
chán nản mà cố gắng vượt qua, xem đó như cái giá của hạnh phúc, càng thấy hạnh phúc
đáng quý hơn. (Dẫn chứng)
- Rút ra bài học nhận thức và hành động: Biết trân trọng hạnh phúc, biết tạo nên hạnh
phúc chân chính bằng những cố gắng của bản thân.
Câu 9: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 dòng) theo cấu trúc tổng - phân - hợp có nội
dung nghị luận về ý nghĩa của việc đọc sách đối với học sinh hiện nay trong đó có dùng
thành phần phụ chú và thành phần tình thái?
a, Về nội dung nêu ý nghĩa tầm quan trọng của việc đọc sách với các ý sau.+ Đọc sách
phù hợp kiến thức và lứa tuổi sẽ bổ sung thêm kiến thức cho chúng ta + Đọc sách đúng
phương pháp sẽ đem lại hiệu quả cao + Đọc sách có lựa chọn sẽ nâng cao sự hiểu biết
và tích lũy kinh nghiệm sống + Đọc sách có vai trị vơ cùng quan trọng đối với mỗi học
sinh
b, Về hình thức- Độ dài( khoảng 12 dịng) - Theo đúng cấu trúc phân tích- tổng hợpCó dùng thành phần phụ chú- Có dùng thành phần tình thái
Câu 10:Với nhan đề : Môi trường sống của chúng ta, dựa vào những hiểu biết của em
về môi trường, viết một bài văn ngắn trình bày quan điểm của em và cách cải tạo môi
trường sống ngày một tốt đẹp hơn.
a. Nêu vấn đề nghị luận : Môi trường sống của chúng ta thực tế đang bị ơ nhiễm và con
người chưa có ý thức bảo vệ. b. Biểu hiện và phân tích tác hại : - Ơ nhiễm mơi trường
làm hại đến sự sống. - Ơ nhiễm mơi trường làm cảnh quan bị ảnh hưởng. c. Đánh giá : Những việc làm đó là thiếu ý thức bảo vệ mơi trường, phá huỷ môi trường sống tốt đẹp.
- Phê phán và cần có cách xử phạt nghiêm khắc. d. Hướng giải quyết : - Tuyên truyền
để mỗi người tự rèn cho mình ý thức bảo vệ mơi trường. - Coi đó là vấn đề cấp bách
của toàn xã hội.

Câu 11:Cây lúa trong đời sống người Việt Nam ( Bài 2)
Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 50% số dân làm nghề nơng. Chính vì
thế, cây lúa là một lồi cây quan trọng trong đời sống của người Việt Nam. Nó phục vụ
chủ yếu cho nhu cầu lương thực trong nước, ngồi ra cịn để xuất khẩu ra nước ngồi.
Sản lượng xuất khẩu lúa gạo Việt Nam đã đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Thái Lan.
Vì thế, cây lúa đã góp phần quan trọng trong việc phát triển đất nước.
Đối với mỗi chúng ta, cây lúa đã trở nên quen thuộc. Cây lúa thân nhỏ, có lớp vỏ bên
ngồi bao quanh còn bên trong là thân rất bé nhưng khỏe. Mỗi cây có khoảng năm, sáu
lá có màu xanh, nhọn, có một lớp lỏng hơi ráp. Mỗi cây có một bông lúa với rất nhiều
hạt. Mỗi khi lúa lên đòng, mùi sữa trong các hạt lúa ấy toả ra thơm nhè nhẹ. Cây lúa
cũng như người Việt Nam, luôn đoàn kết lẫn nhau: mỗi cây lúa ở trong một khóm lúa,
mỗi khóm lúa trong một ruộng lúa, ruộng lúa trong một cánh đồng cùng che chở cho
nhau. Nếu như nói Cây Lúa là lồi cây quan trọng nhất trong đời sống Việt Nam thì
cũng khơng sai. Cây lúa là cây lương thực chủ yếu của Việt Nam. Chính cây lương
thực này đã làm cho nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng rất nhanh, đáp ứng nhu cầu
trong và ngoài nước. Ngoài ra, lúa gạo cũng để làm nguyên liệu chế biến ra những món
ăn vừa dân dã vừa đậm đà hương vị dân tộc như bánh chưng, cốm, xôi hoặc các loại


bánh... ở nơng thơn, người ta cịn tận dụng vỏ trấu để đốt hoặc sử dụng trong các lò ấp
trứng. Cịn cám thì lại để dùng cho gia súc ăn, rất tiện mà hơn thế cám còn giúp cho gia
súc tăng trưởng tốt. Còn rơm rạ lại là chất đốt hàng ngày trong cuộc sống ở nông thôn.
Nếu quay trở lại ngày xưa, ta cịn thấy cha ơng ta lợp nhà bằng rơm. Trong xã hội phát
triển như bây giờ, những ngơi nhà lợp rơm hầu như khơng cịn nữa. Thế nhưng, những
chiếc chổi làm bằng rơm thì vẫn cịn tồn tại vì nó rất tiện sử dụng. Ngồi ra, rơm cũng
là thành phần quan trọng trong việc trồng nấm, giúp nấm phát triển nhanh. Nói chung,
xét trên phương diện vật chất, cây lúa có vai trị vơ cùng quan trọng trong đời sống của
người Việt Nam.
Cây lúa cũng là một lồi cây có ý nghĩa rất lớn trong đời sống tinh thần của người Việt
Nam. Cây lúa tượng trưng cho nền văn minh lúa nước không chỉ của Việt Nam mà cịn

của cả Đơng Nam Á. Cây lúa là biểu tượng cho sự no ấm, đầy đủ. Không chỉ thế, cây
lúa còn là nguyên liệu để làm ra các món ăn ngon, các món ăn để cúng lễ tổ tiên vào
dịp lễ Tết như bánh chưng, xôi, bánh giầy... Chính điều này đã tạo ra một nền văn hố
ẩm thực đặc sắc của Việt Nam với các món ăn đầy ý nghĩa như bánh chưng tượng trưng
cho đất, bánh giầy tượng trưng cho trời. Đó là điều khiến cây lúa gắn với con người
Việt Nam về vật chất cũng như tinh thần từ bao đời nay.
Cây lúa đã trở thành một người bạn gần gũi, thân quen với mọi người dân Việt Nam.
Con người Việt Nam nói chung và người nơng dân Việt Nam nói riêng đều coi trọng
cây lúa và những sản phẩm mà nó đem lại. Chắc chắn rằng, cây lúa sẽ ln tồn tại và
gắn bó với con người Việt Nam từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ
khác.
Câu 12:Cây lúa trong đời sống người Việt Nam ( Bài 3 )
Trong số những loại cây trồng thì lúa là loại cây rất gắn bó với người nơng dân Việt
Nam. Lúa được trồng khắp nơi ở đất nước ta, trên những cánh đồng rộng bạt ngàn. Từ
hàng ngàn năm nay, cây lúa là nguồn sống, cũng là người bạn tâm giao của người nơng
dân. Lúa mang lại cho ta nhiều lợi ích và có nhiều vai trị trong đời sống người Việt
Nam, có ý nghĩa rất quan trọng khơng chỉ về vật chất mà cịn về tinh thần, tình cảm của
người Việt.
Lúa là loại cây thân cỏ. Thân lúa ngắn, chỉ dài khoảng năm mươi hay sáu mươi
centimet. Lá lúa dài, cong. Khi đang thời con gái, cây có lá xanh mướt, tràn trề sức
sống. Từ trên đê mà nhìn xuống cánh đồng, ta sẽ thấy mát cả tầm mắt. Còn khi lúa chín,
lá lúa vàng, từng bơng lúa uốn trĩu vì nặng, đợi người nông dân đến gặt mang về. Thân
và lá lúa làm cho ta cảm giác lúa rất mảnh dẻ, yếu đuối. Lúa được trồng khắp nơi trên
đất nước ta. Khơng chỉ ở đồng bằng, ở miền núi cịn có lúa nương, những ruộng bậc
thang trồng lúa trên các sườn núi. ở nơi đất quá chua, người ta phải khử chua thì mới có
thể trồng lúa được. Khi trồng lúa, ta phải lưu ý, cung cấp đủ nước cho lúa nhưng cũng
khơng thể để úng làm lúa chết. Vì vậy mà hệ thống thuỷ lợi ra đời. Những nhà máy,
những trạm bơm nước đặt gần những con sông lớn. Nước sẽ đi qua mương, qua nhiều
rãnh nhỏ quanh ruộng vào tưới cho lúa. Có thể nhiều người chưa biết rằng có rất nhiều
giống lúa mới, năng suất cao phục vụ cho bà con nông dân.

Tuy phải trồng trọt, chăm sóc vất vả nhưng cây lúa khơng phụ cơng người. Nó có vai
trị rất quan trọng trong đời sống vật chất của người Việt Nam. Tất cả chúng ta đều
sống bằng nguồn lương thực chính là cơm, gạo. Thật khơng thể tưởng tượng đời sống
chúng ta sẽ ra sao khi khơng có cây lúa. Rồi những tấm bánh, những thứ quà quê ngon


lành, gắn bó với người Việt Nam được làm từ gạo của cây lúa, nào là bánh gai, bánh
cuốn... những chiếc bánh vô cùng thân thuộc của dân tộc. Đặc biệt bánh chưng, bánh
giầy, những thức bánh có ý nghĩa quan trọng, để cúng trong dịp lễ Tết cũng có thành
phần chính từ gạo. Lúa thật vơ cùng quan trọng. Khơng chỉ có thóc, gạo, những phần
khác của cây lúa cũng có nhiều lợi ích. Trong gian bếp nhà q, lúc nào chẳng có một
đống vỏ trấu. Đó là chất đốt rất tốt giúp cho việc nấu bếp của người nơng dân. Ngồi ra,
do giữ nhiệt rất tốt, đảm bảo nhiệt độ nên vỏ trấu còn dùng để ấp trứng, làm cho trứng
nở. Lúa còn cung cấp cám là thức ăn cần thiết trong chăn nuôi. Lợn, gà... đều lấy cám
làm thức ăn. Thân, lá lúa sau khi gặt được phơi khô thành rơm, rạ. Rơm, rạ là chất đốt,
lợp nhà. Sau khi ủ, nó cũng có thể làm phân bón tự nhiên tốt cho cây trồng. Khi nghề
trồng nấm phát triển thì rơm càng có cơng dụng to lớn dùng để nuôi nấm. Lúa cung cấp
cho chúng ta từ món ăn đến nguyên liệu làm kinh tế. Lúa thật khơng thể thiếu với người
Việt Nam ta.
Khơng chỉ có vai trò về kinh tế mà quan trọng hơn còn là ý nghĩa của lúa đối với đời
sống tinh thần tình cảm của người dân. Trải qua bao nhiêu thời kì lịch sử, cây lúa vẫn
gắn bó khăng khít với người Việt Nam. Nó là người bạn của chúng ta trong suốt quá
trình dựng và giữ nước. Lúa đã trở thành biểu tượng của người nông dân. Để cúng trời,
đất, cúng ông bà, tổ tiên, ta đều dùng những thực phẩm của lúa như bánh chưng, bánh
giầy. Ta đã dâng lên cha ơng mình sản vật q nhất: cây lúa. Và cả những món ăn dân
tộc đặc sắc như cốm hay các thức bánh đều từ lúa mà ra. Những thức ăn đó mang đậm
hương vị cánh đồng, làng quê Việt Nam, gợi ta nhớ đến quê hương. Nó cũng là niềm tự
hào của chúng ta đối với các bạn bè quốc tế. Du khách đến Việt Nam mà không thưởng
thức các món ăn như bánh, bún, phở... thì chưa là đến Việt Nam, chưa hiểu đặc sắc văn
hoá Việt Nam. Chính cây lúa đã tạo nên nét đặc sắc đó, đặc sắc của ẩm thực dân tộc.

Người dân Việt Nam từ bao đời nay luôn coi cây lúa là bạn. Chúng luôn cùng sống với
chúng ta như lúc cùng người nông làm việc hay xuất hiện trong mỗi bữa ăn, mỗi dịp lễ,
Tết. Cả trong đời sống vật chất lẫn tinh thần cây lúa luôn bên cạnh người Việt Nam.
Vai trị của lúa là vơ cùng to lớn. Đi đâu xa quê, xa đất. nước, mỗi khi nghĩ về cây lúa,
trong chúng ta lại dâng lên một cảm giác nhớ quê hương. Cây lúa chính là biểu trưng
của con người và đất nước Việt Nam.



×