Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.71 KB, 14 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
TRONG DOANH NGHIỆP.
I/ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH.
1/ Khái niệm về tài sản cố định hữu hình và vị trí của tài sản cố định hữu
hình trong doanh nghiệp:
Tài sản cố định hữu hình (TSCĐ HH) là những tài sản có hình thái vật chất
do doanh nghiệp nắm giữ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cho thuê
hoặc cho hoạt động hành chính sự nghiệp, phúc lợi phù hợp với tiêu chuẩn về giá
trị và thời gian sử dụng.
Theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt nam số 03 "TSCĐ HH” thì các
tài sản được ghi nhận là TSCĐ HH phải thoả mãn đồng thời tất cả 4 tiêu chuẩn ghi
nhận sau:
1. Chắc chắc thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản
đó.
2. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.
3. Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm.
4. Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy ước hiện hành.
Theo quy định hiện hành những TSCĐ HH thoả mãn 3 tiêu chuẩn đầu tiên
và có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên được coi là TSCĐ(Quyết định số
206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năn 2003 của Bộ trưởng Bộ tài chính). Đối
với một doanh nghiệp (DN) thì TSCĐ HH là một bộ phận quan trọng nhất trong
các tư liệu lao động sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đó là những tư
liệu lao động chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá
trình sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, nhà xưởng
công trình ...
Như vậy có thể nói TSCĐ HH là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng và có ý
nghĩa to lớn đối với các DN kinh doanh trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Cải
tiến, hoàn thiện, đổi mới sử dụng có hiệu quả TSCĐ là một trong những nhân tố
quyết định sự tồn tại và phát triển của các DN nói riêng và toàn bộ nền kinh tế đất
nước nói chung.
2/ Đặc điểm TSCĐ HH.


Khi tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, TSCĐ
HH có đặc điểm chủ yếu sau:
- TSCĐ HH tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau
nhưng giữ nguyên hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu.
- Giá trị TSCĐ HH hao mòn dần song giá trị của nó lại được chuyển dịch
dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra.
- TSCĐ HH chỉ thực hiện được trong một vòng luân chuyển khi giá trị của
nó được thu hồi toàn bộ.
3/ Phân loại TSCĐ HH:
TSCĐ HH có rất nhiều loại, do vậy cần thiết phải phân loại để thuận lợi cho
việc quản lý và hạch toán.
3.1. Phân loại TSCĐ HH theo hình thái vật chất biểu hiện:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: Bao gồm những TSCĐ được hình thành sau quá
trình thi công, xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, bến cảng, đường sá ... phục
vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Máy móc, thiết bị: Gồm toàn bộ máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất kinh
doanh như máy móc, thiết bị chuyên dùng, máy móc thiết bị công tác; dây chuyền
công nghệ, thiết bị động lực.
- Phương tiện, thiết bị vận tải, truyền dẫn: Gồm các loại phương tiện vận tải
đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống ... và các thiết bị
truyền dẫn như hệ thống điện, nước băng tải ...
- Thiết bị dụng cụ quản lý: gồm các thiết bị, dụng cụ phục vụ quản lý như
thiết bị điện tử, máy vi tính, fax ...
- Cây lâu năm, súc vận làm việc và cho sản phẩm.
- TSCĐ HH khác.
Phân loại TSCĐ HH theo hình thái biểu hiện có tác dụng quan trọng trong
việc quyết định, điều chỉnh phương hướng đầu tư cho thích hợp với điều kiện, tình
hình thực tế của DN.
3.2. Phân loại TSCĐ HH theo quyền sở hữu.
Căn cứ vào quyền sở hữu đối với TSCĐ HH thì TSCĐ HH của DN được

chia thành:
- TSCĐ HH tự có: là những TSCĐ do DN xây dựng, mua sắm, hình thành từ
nguồn vốn ngân sách cấp hoặc cấp trên cấp, bằng nguồn vốn vay, nguồn vốn liên
doanh, các quỹ của DN và các TSCĐ được quyên tặng, viện trợ không hoàn lại.
Đây là những TSCĐ thuộc quyền sở hữu của DN.
- TSCĐ HH thuê ngoài: là những TSCĐ HH của DN hình thành do việc DN
đi thuê sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng thuê TSCĐ. Tuỳ theo
các điều khoản hợp đồng thuê mà TSCĐ đi thuê được chia thành:
+ TSCĐ HH thuê tài chính: là những TSCĐ DN thuê sử dụng trong thời gian
dài và có quyền kiểm soát, sử dụng chúng theo các điều khoản của hợp đồng thuê
TSCĐ dài hạn. Theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế về kế toán thì TSCĐ được gọi là
thuê tài chính nếu thoả mãn được một trong 4 điều kiện sau:
1. Quyền sở hữu TSCĐ HH thuê được chuyển cho bên đi thuê khi hết hạn
hợp đồng.
2. Hợp đồng cho phép bên đi thuê được lựa chọn mua TSCĐ HH thuê với
giá thấp hơn giá trị thực tế của TSCĐ HH thuê tại thời điểm mua lại.
3. Thời hạn thuê theo hợp đồng ít nhất phải bằng 60% thời gian sử dụng hữu
ích ước tính của TSCĐ HH thuê.
4. Giá trị hiện tại của khoản chi theo hợp đồng thuê ít nhất phải = 90% giá trị
của TSCĐ HH thuê.
+ TSCĐ thuê ngoài hoạt động: là những TSCĐ HH thuê nhưng không thoả
mãn bất cứ điều khoản nào của hợp đồng thuê tài chính bên đi thuê có quyền quản
lý và sử dụng trong thời gian hợp đồng và phải hoàn trả khi kết thúc hợp đồng.
Phân loại TSCĐHH theo quyền sở hữu có tác dụng trong việc quản lý và tổ
chức kế toán phù hợp với từng loại TSCĐ HH theo nguồn hình thành để có giải
pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ HH trong quá trình sản xuất kinh doanh.
3.3. Phân loại theo công dụng và tình hình sử dụng:
- TSCĐ HH dùng trong sản xuất kinh doanh: Đây là những TSCĐ HH đang
thực tế sử dụng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của DN. Những
TSCĐ HH này bắt buộc phải trích khấu hao tính vào chi phí SXKD.

- TSCĐ HH hành chính sự nghệp: là TSCĐ HH của các đơn vị hành chính
sự nghiệp (như tổ chức y tế, Văn hoá, thông tin ...).
- TSCĐ HH phúc lợi: là những TSCĐ HH của DN dùng cho nhu cầu phúc
lợi công cộng như nhà văn hoá, nhà trẻ, câu lạc bộ ...
- TSCĐ HH chờ xử lý: Bao gồm những TSCĐ HH không cần dùng, chưa
cần dùng vì thừa so với nhu cầu sử dụng hoặc vì không thích hợp với sự đổi mới
quy trình công nghệ, bị hư hỏng chờ thanh lý, TSCĐ HH tranh chấp chờ giải
quyết. Những TSCĐ HH này cần xử lý nhanh chóng để thu hồi vốn sử dụng cho
việc đầu tư đổi mới TSCĐ HH.
Cách phân loại này giúp nhà quản lý phân bổ TSCĐ HH hợp lý, phát huy tối
đa tính năng của mỗi loại TSCĐ HH, đồng thời kịp thời xử lý các TSCĐ HH chờ
thanh lý giúp thu hồi vốn nhanh hơn để quay vòng vốn một cách có hiệu quả.
II/ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TSCĐ HH.
Để đáp ứng được yêu cầu quản lý TSCĐ HH, kế toán TSCĐ HH phải thực
hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức ghi chép và phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, hiện
trạng và giá trị TSCĐ HH hiện có cũng như tình hình tăng giảm và điều chuyển
trong nội bộ DN nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, bảo quản và sử
dụng TSCĐ HH ở DN.
- Phản ánh kịp thời giá trị hao mòn trong quá trình sử dụng. Tính toán và
phân bổ chính xác mức khấu hao hoặc kết chuyển kịp thời số khấu hao vào chi phí
SXKD.
- Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ HH,
phản ánh chính sác chi phí thực tế về sửa chữa, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và
chi phí sửa chữa TSCĐ HH.
- Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐ HH. Tham gia
đánh giá lại TSCĐ HH khi cần thiết. Tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử
dụng TSCĐ HH trong DN.
III/ ĐÁNH GIÁ TSCĐ HH.
Đánh giá TSCĐ HH là xác định giá trị ghi sổ của TSCĐ HH.

TSCĐ HH được đánh giá lần đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử
dụng. TSCĐ HH được đánh giá theo nguyên giá TSCĐ (giá trị ban đầu) và giá trị
còn lại.
1/ Nguyên giá TSCĐ HH (giá trị ghi sổ ban đầu).
Là toàn bộ các chi phí bình thường và hợp lý mà DN phải bỏ ra để có TS đó
và đưa TSCĐ HH đó vào địa điểm sẵn sàng sử dụng.
TSCĐ HH của DN được hình thành từ các nguồn khác nhau, do vậy nguyên
giá TSCĐ HH trong từng trường hợp được tính toán, xác đinh như sau:
1.1. Trường hợp mua sắm TSCĐ HH:
Nguyên giá TSCĐ HH do mua sắm là toàn bộ chi phí mua, thuế nhập khẩu,
chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử và các chi phí hợp lý, cần thiết khác trước khi
đưa TSCĐ HH vào sử dụng.
Trường hợp mua TSCĐ HH là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử
dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ vô hình.
Nếu mua TSCĐ HH trả chậm mà còn phát sinh khoản lãi về tín dụng thì
phần chênh lệch là khoản lãi tín dụng được hạch toán vào chi phí trả trước trong
suốt thời hạn tín dụng hoặc vốn hoá vào giá phí mua TSCĐ HH.
1.2 Trường hợp tự xây dựng, chế tạo:
Trong trường hợp DN tự xây dựng, chế tạo thì nguyên giá TSCĐ HH là toàn
bộ chi phí liên quan đến sản xuất, xây dựng, chế tạo cộng với chi phí lắp đặt, chạy
thử TSCĐ HH đó. Tiền lãi về khoản vay dùng vào đầu tư xây dựng TSCĐ HH có
thể hạch toán vào nguyên giá TSCĐ HH.
1.3. Nguyên giá của TSCĐ HH hình thành dưới hình thức trao đổi:
Nguyên giá TSCĐ HH mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ HH
không tương tự được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ HH nhận về hoặc giá
trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương
đương tiền trả thêm hoặc thu về. Nguyên giá TSCĐ HH mua dưới hình thức trao
đổi lấy một TSCĐ HH tương tự (về công dụng, lĩnh vực kinh doanh, giá trị tương
đương) thì nguyên giá của TSCĐ HH được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ HH
đem trao đổi.

1.4. Trường hợp nhận TSCĐ HH của đơn vị khác góp vốn liên doanh.
Nguyên giá của TSCĐ HH là giá thoả thuận do Hội đồng liên doanh định,
cộng thêm các chi phí phát sinh trước khi sử dụng nếu có.

×