Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DỆT KIM ĐÔNG XUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.44 KB, 9 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY DỆT KIM ĐÔNG XUÂN.
Công ty Dệt kim Đông Xuân là một trong những đơn vị sản xuất hàng dệt kim lâu
đời ở nước ta. Trải qua một quá trình tồn tại và phát triển lâu dài, công ty đã không
ngừng lớn mạnh và đạt được nhiều thành tích trong công tác quản lý sản xuất và tài
chính của ngành dệt kim nói chung. Sản phẩm của công ty ngày càng có uy tín trên
thi trường trong và ngoài nước. Công ty đã tạo được việc làm ổn định cho một
lượng lớn người lao động, mỗi năm công ty lại nâng cao mức đóng góp cho ngân
sách nhà nước, xứng đáng là lá cờ đầu của ngành dệt may nước ta. Có được thành
tích như vậy là nhờ sự nỗ lực không ngừng của công ty mà trước hết phải kể đến
sự năng động sáng tạo, lòng quyết tâm và nhiệt huyết của ban giám đốc cùng với
sự góp sức của toàn thể cán bộ công nhân viên trong đó có sự đóng góp không nhỏ
của bộ phận kế toán – tài chính của công ty.
Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với đặc điểm là sản phẩm đa
dạng, nhiều chủng loại, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ
chi phí sản xuất giá thành sản phẩm. Do đó đặt ra cho công ty những vấn đề công
tác quản lý, sử dụng và hạch toán nguyên liệu vật liệu phải từng bước hoàn thiện
để phục vụ tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Qua một thời gian ngắn tìm hiểu và tiếp cận với thực tế công tác quản lý, công tác
kế toán nói chung và công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu nói riêng em có
một số nhận xét như sau:
1. Nhận xét chung:
-Về tổ chức bộ máy quản lý: Công ty đã có một bộ máy quản lý rất gọn nhẹ, hợp
lý. Các phòng ban chức năng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ cụ thể của mình, đảm bảo
cung cấp kịp thời đầy đủ số liệu, thông tin phục vụ công tác quản lý nói chung và
công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu nói riêng. Từ đó tạo điều kiện cho
công ty chủ đọng cho sản xuất kinh doanh và ngày càng chiếm lĩnh được thi trường
trong và ngoài nước.
Về bộ máy kế toán: Do địa bàn hoạt động của công ty tập trung tại trung tâm Hà
Nội, các cơ sở sản xuất tương đối gần nhau vì thế bộ máy kế toán của công ty được
tổ chức theo hình thức tập chung là rất hợp lý. Điều này tạo điều kiện cho việc


kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ dễ dàng, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của
kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo doanh nghiệp đối với
toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Phòng kế toán của công ty cũng được bố trí
một cách khoa học, phù hợp với yêu cầu của công việc và trình độ chuyên môn của
từng người. Việc bố trí cán bộ đã đảm bảo cho công tác kế toán của công ty nói
chung được thuận lợi, đáp ứng được yêu cầu công tác kế toán của công ty đó là:
ghi chép đầy đủ, chính xác, luân chuyển chứng từ hợp lý, tránh được sự trùng lặp
trong hạch toán, dễ đối chiếu sổ sách, dễ phân công công việc và thuận tiện cho
việc cơ giới hóa. Hiện nay một phần lớn công việc tính toán của công ty đã được
xử lý trên máy vi tính góp phần giảm nhẹ công việc làm bằng tay của nhân viên và
làm cho việc ghi chép, tính toán cũng đựoc nhanh chóng thuận tiện hơn.
Về hình thức sổ kế toán: Do công ty có quy mô sản xuất lớn nhiều nghiệp vụ kinh
tế phát sinh phức tạp và với trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán khá cao nên hình
thức sử dụng nhật ký chứng từ và lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên là khá hợp lý. Trong công tác quản lý vật liệu
công ty đã tiến hành phân loại vật liệu dựa vào tính năng công dụngcủa từng loại
vật liệu để chia thành nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, nhiên
liệu. . . Có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý hạch toán chi tiết và hạch toán
tổng hợp vật liệu.
Về năng lực cán bộ: Đội ngũ cán bộ của công ty nói chung và của phòng kế toán
tài chính nói riêng đã và đang đóng góp cho thành tựu trong sự phát triển của công
ty hiện nay. Với phương pháp làm việc khoa học cùng với nỗ lực không ngừng
học hỏi của đội ngũ kế toán viên đã giúp cho công việc đạt hiệu quả cao theo kịp
với tốc độ phát triển của sản xuất và sự đòi hỏi của thị trường. Bên cạnh đó công ty
thường xuyên có những buổi hội thảo trao đổi chuyên môn và giải đáp những khúc
mắc trong công việc của đội ngũ kế toán viên trong phòng giúp cho công việc được
giải quyết một cách trôi chảy phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý tài chính.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Công ty dệt kim Đông Xuân đã đóng góp
một phần công sức vào sự phát triển chung, giải quyết công ăn việc làm cho đông
đảo đội ngũ lao động bên cạnh đó hàng năm công ty vẫn thường xuyên tuyển thêm

lao động đáp ứng cho nhu cầu mở rộng sản xuất. Hệ thống kế toán của công ty
ngày càng hoàn thiện phù hợp với sự phát triển của công ty góp phần không nhỏ
vào sự phát triển chung của công ty.
2.Những hạn chế và những mặt cần hoàn thiện:
2.1. Công tác quản lý nguyên vật liệu:
2.1.1. Công tác kiểm nghiệm vật liệu:
Tại công ty hiện nay việc thực hiện kiểm nghiệm vật liệu chưa thật có hiệu quả.
Việc kiểm ở công ty còn đơn giản, thô sơ như kiểm nghiệm sợi qua cân lại, qua
kính soi. Điều nay dẫn đến sai lệch trong số lượng và chất lượng và chất lượng vật
liệu nhập kho.
2.1.2. Công tác bảo quản:
Hiện tại công ty có tất cả 8 kho để chứa vật liệu tuy nhiên các nhà kho này được
xây dựng đã khá lâu vì thế đã xuống cấp nên rất ảnh hưởng đến công tác bảo quản
vật liệu như hệ thống thông gió chưa được đảm bảo nên dễ làm cho sợi bị ẩm mốc,
chất lượng giảm gây khó khăn trong thao tác, tiêu hao nguyên vật liệu tăng lên, sàn
nhà, tường bị ẩm ướt . . .
2.1.3. Công tác sử dụng vật liệu:
Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty như vậy nên chi phí bảo quản vật
liệu chiếm một lượng tương đối lớn trong giá thành sản phẩm. Do vậy sử dụng,
bảo quản tốt, tiết kiệm nguyên vật liệu góp phần rất lớn trong việc hạ giá thành sản
phẩm. Để thực hiện được điều đó cần phải có sự kết hợp đồng bộ giữa bộ máy
quản lý công ty và bộ phận trực tiếp sản xuất. Hiện nay tại bộ phận sản xuất còn
tồn tại:
- Bộ phận phân xưởng, trưởng ca chưa mở sổ theo dõi chi phí tiêu hao nguyên
vật liệu cho từng máy. Do không làm được công tác này nên không có cơ sở để
bổ cứu, tìm ra nguyên nhân làm tăng tiêu hao nguyên vật liệu.
- Trong quá trình sản xuất sợi chính phẩm bị thải hồi còn lại rất nhiều trên ống
giấy còn nhiều.
- Công nhân chưa có kinh nghiệm về sử dụng nguyên vật liệu trong công đoạn
mắc sợi trên máy, hoàn chỉnh, chạy thử máy, làm vương vãi lãng phí quá nhiều

nguyên vật liệu.
2.1.4. Công tác kiểm kê vật tư:
Tại công ty hiện nay chưa có ban kiểm kê để kiểm tra nhằm xác định số lượng
cũng như chất lượng của nguyên vật liệu thực tế ở kho, phát hiện các khoản chênh
lệch giữa số thực với số hiện trên sổ sách kế toán. Do vậy hạn chế công tác quản lý
và hạch toán nguyên vật liệu ở công ty.
2.2. Công tác kế toán nguyên vật liệu:
Trong công tác tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, việc theo dõi khoản mục
chi phí này còn chưa chi tiết cụ thể. Các nghiệp vụ xuất nhập kho vật liệu được
theo dõi trên sổ theo dõi nhập xuất vật liệu nhưng được ghi chung và theo từng
ngày phát sinh các nghiệp vụ. Còn trên các bảng chi tiết nhập, xuất vật liệu lại
không ghi chi tiết từng nghiệp vụ phát sinh như nơi cung cấp vật liệu, nơi nhận vật
liệu xuất kho . . . Vì vậy khi cần biết về các thông tin này lại phải tìm trong chứng
từ gốc hoặc dò tìm trong sổ theo dõi nhập, xuất nên rất mất thời gian. Điều này gây
khó kkhăn cho công tác quản lý, theo dõi vật liệu.
Bên cạnh đó việc công ty sử dụng giá hạch toán vật liệu để ghi chép theo dõi hàng
ngày là giá ghi trên hóa đơn. Còn giá thực tế của vật liệu là giá hóa đơn cộng với
chi phí thu mua. Điều này cũng chưa hợp lý bởi vì: giá hạch toán là loại giá được
sử dụng làm giảm bớt khối lượng công việc của kế toán. Đối với những doanh
nghiệp có nghiệp vụ xuất nhập vật liệu xảy ra thường xuyên, việc xác định giá trị
thực tế vật liệu thường khó khăn, phức tạp, người ta sử dụng giá hạch toán để
thuận tiện cho việc ghi chép, theo dõi và quản lý. Giá hạch toán phải là giá ổn định,
sử dụng ít nhất trong một kỳhạch toán và thường được lấy là giá kế hoạch. Nhưng
công ty lại sử dụng giá ghi trên hóa đơn là giá hạch toán. Như vậy mỗi lần nhập vật
liệu là một loại giá hạch toán. Công việc của kế toán vật liệu cũng không giảm bớt
là bao. Điều đó cho thấy việc sử dụng giá hạch toán không phát huy được hết tác
dụng của nó. Trong quá trình sản xuất tại công ty sẽ thu được lượng phế liệu nhất
định. Đây được coi là một khoản giảm trừ chi phí nguyên vật liệu xuất dùng.
Nhưng khi số phế liệu này bán đi, số tiền thu về lại được hạch toán vào phần giảm
chi phí sản xuất chung. Như vậy là chưa hợp lý và cần được xem xét lại cách hạch

toán số phế liệu này.
3. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng và
hạch toán nguyên vật liệu ở công ty Dệt kim Đông Xuân:
3.1. ý kiến về công tác quản lý vật liệu:
ý kiến 1: Công tác kiểm nghiệm vật liệu:
Tại công ty nguyên vật liệu chính là các loại sợi, vải và chi phí của nó chiếm rất
lớn trong giá thành sản phẩm. Do chưa có biện pháp tổ chức kiểm nghiệm lại số
lượng phân loại chất lượng sợi nên còn nhiều sai lệch trong việc kiểm tra sợi đưa
vào nhập kho. Vì vậy công ty cần đầu tư mua sắm dụng cụ đo độ hồi ẩm của sợi để
có thể kiểm tra chính xác số lượng, chất lượng sợi đưa vào nhập kho, chẳng hạn sẽ
phát hiện được trọng lượng sợi tăng lên do ẩm hay sợi không đảm bảo chất lượng.
Do vậy đầu tư mua sắm dụng cụ đo độ hồi ẩm góp phần tích cực trong công tác
quản lý và quá trình sản xuất của công ty.
ý kiến 2: Nâng cấp hệ thống kho tàng:

×